PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Triết Học Thế Thân

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TRIẾT HỌC THẾ THÂN

Lê Mạnh Thát
Nguyên tác Anh ngữ: The Philosophy of Vasubandhu,
Luận án tiến sỹ, Đại học đường Wisconsin, Madison, 1974
Việt dịch: Đạo Sinh

Triethocthethan

Triết học Thế Thân (Vasubandhu) là một tác phẩm nghiên cứu về hệ thống tư tưởng của một triết gia lớn của triết học Ấn Độ nói chung và của triết học Phật giáo nói riêng. Tác phẩm tổng cộng có tám chương với lời tựa đầu và phần thư tịch ở cuối.

Chương I trình bày tổng quát các vấn đề liên quan tới tiểu sử bản thân Thế Thân cùng các quan điểm mà triết học Thế Thân đã đề cập tới, cụ thể là quan điểm về vấn đề tồn tại của sự vật và phương cách nhận thức chúng về vấn đề làm sao thiết định tính đúng sai của các khẳng định luận lý học, vấn đề tri giác sự vật, vấn đề tự ý thức, vấn đề ngôn ngữ để diễn tả nhận thức. Đây là những vấn đề lớn của triết học mà Thế Thân đã có những cống hiến to lớn trong việc giải quyết chúng theo một phương hướng rất gần với lý thuyết nhận thức luận điều khiển (cybernetic epistemology) của thời đại ngày nay.

Chương II đi sâu vào việc giải quyết những vấn đề xoay quanh Thế Thân và niên đại của triết gia này. Bởi vì đây là những vấn đề đã gây nhiều tranh cãi trong học giới quốc tế. Thậm chí có học giả như giáo sư Frauwallner của trường đại học Viên chủ trương có hai người cùng mang tên Thế Thân, một Thế Thân già và một Thế Thân trẻ. Vấn đề tiểu sử và niên đại này của Thế Thân nếu không được giải quyết thì không thể nào nghiên cứu triết học của Thế Thân được, bởi vì các tác phẩm hiện còn bảo lưu cho đến ngày nay và biết dươí tên Thế Thân sẽ bị chia manh mún ra cho hai Thế Thân ấy. Do thế, chương này tập trung rà soát lại toàn bộ dữ kiện liên hệ đến cuộc đời và niên đại của Thế Thân, và cuối cùng đi đến kết luận là dứt khoát chỉ có một Thế Thân, bác bỏ thuyết hai Thế Thân của Frauwallner và đặt niên đại của Thế Thân vào khoảng những năm 315 – 395 sdl.

Chương III đề cập tới vấn đề tồn tại của sự vật. Sự vật thường được quan niệm là tồn tại trong thời gian và không gian. Do thế, tìm hiểu về sự tồn tại của sự vật chính là tìm hiểu về sự tồn tại của thời gian và không gian. Thời gian có thật sự tồn tại hay không? Vào thời Thế Thân, tức thế kỷ thứ IV sdl ở Ấn Độ lưu hành rộng rãi một quan điểm cho rằng thời gian thật sự tồn tại, khẳng định thời gian quá khứ và tương lai cũng tồn tại trong cùng một phương cách như thời gian hiện tại. Khẳng định này đã dẫn Thế Thân đến việc tìm hiểu sự vật tồn tại thực tế là gì? Câu trả lời cuối cùng của Thế Thân là sự vật tồn tại thông qua nhận thức của chúng ta bằng những tín hiệu chúng ta có về chúng, mà Thế Thân gọi bằng từ chuyên môn prjnõapti (Pali: panõnõati). Câu trả lời này dẫn đến những hệ luận hết sức lôi cuốn, mà hai trong chúng là vấn đề chân xác của lý luận và vấn đề cấu trúc của ý thức.

Chương IV đi sâu vào việc tìm hiểu hệ luận thứ nhất, tức là nếu ta chỉ biết sự vật thông qua những tín hiệu của chúng, thì cơ sở sự thật của một chứng minh luận lý nằm ở đâu? Thế Thân trả lời, nó nằm ở trong tính thẩm thấu (vyàpti), mà ông định nghĩa như là sự không thể tách rời (avinàbhàva) của đối tượng đã chứng minh với đối tượng phải chứng minh, tức « đối tượng này không thể tồn tại nếu đối tượng kia không hiện diện ». Đây là lần đầu tiên khái niệm nội hàm luận lý học được nêu ra và xác định một cách rõ ràng không những đối với nền luận lý học Ấn Độ mà còn đối với nền luận lý học thế giới. Nó thể hiện những cống hiến to lớn của Vasubandhu đối với lịch sử tư tưởng nhân loại. Tuy nhiên, cơ sở của nội hàm này ở đâu?

Trả lời câu hỏi vừa nêu, Thế Thân tiến hành giải quyết hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là vấn đề nhận thức nói chung mà chương V tập trung tìm hiểu. Theo Thế Thân, nhận thức một sự vật xảy ra không phải chỉ thấy sự vật đó, mà đã tiếp xúc với sự vật đó qua nhiều ngã khác nhau, nghĩa là qua một môi trường nhận thức bên trong và bên ngoài. Sự tình này xuất hiện bởi vì con người không bao giờ sống đơn độc, mà tồn tại trong mối tương quan với thế giới con người và thế giới sự vật, thuật ngữ Phật giáo thường gọi là duyên sinh và Thế Thân đã đề cập tới. Nhận thức của con người xảy ra trong một môi trường tương quan chằng chịt có nhiều yếu tố tham gia. Từ đó, vấn đề cơ cấu ý thức phải được xem xét lại.

Chương VI tập trung giải thích vấn đề thứ hai, tức phân tích cơ cấu của ý thức. Bởi vì, bằng ý thức ta mới nhận thức đựơc đối tượng thông qua những tín hiệu của nó. Trước thời Thế Thân, nhận thức của con người thường được quan niệm là thông qua sáu giác quan, đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Nhưng chỉ thông qua sáu giác quan này, nhận thức con người vẫn là những nhận thức rời rạc của từng giác quan một và không giải quyết được một số dữ kiện nhận thức mà con người gặp phải. Lần đầu tiên, một lần nữa, Thế Thân đề nghị một cơ cấu ý thức gồm có tám thành tố, mà ngoài sáu giác quan vừa nói còn có thêm bộ nhớ mà Thế Thân gọi bằng từ chuyên môn là tạng thức, hay thức a lại da, và bộ xử lý mà từ chuyên môn của ông gọi là thức mạt na. Khi trình bày cơ cấu ý thức như thế này, ta thấy quan điểm nhận thức luận của Thế Thân tiếp cận thuyết nhận thức luận điều khiển của thời đại chúng ta. Đây là một đóng góp mới của Thế Thân đối với lịch sử triết học và tư tưởng thế giới.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận cơ cấu nhận thức con người vơí tám thành tố như vậy, thì vai trò của ngôn ngữ có một vị thế khá lôi cuốn. Bởi vì, ý thức về một cái gì từ đó một quá trình kiến tạo ngôn ngữ (verbal construction) xảy ra để ý thức thể hiện trọn vẹn tính người của nó. Đây là đối tượng trình giải của chương VII. 

Cuối cùng, chương VIII là chương tóm tắt những nhận thức trên của chúng tôi về triết học Thế Thân và đặt triết học này trong bối cảnh của lịch sử triết học và tư tưởng thế giới cả cổ đại lẫn hiện đại, cụ thể là triết học Hy Lạp của phương Tây và thuyết nhận thức điều khiển học của tư tưởng ngày nay. 

Xem online theo bảng mục lục bên phải.
Download về máy nhà xem dần:
Triet Hoc The Than Le Manh That
Thư Viện Hoa Sen

Tin bài có liên quan

Triết Học Kỳ Na Giáo – Nguyễn Ước

Triết Học Bà La Môn (Brahmanism) – Giảng Viên Thích Lệ Thọ

Triết Học Ấn Độ – Nguyễn Ước

Tôn Giáo Baha’I – Bùi Đức Hợp

Tôn Giáo Baha’i – Bùi Đức Hợp

Thư Của Ht. Thích Tịnh Hạnh Về Cô Thanh Hải

Nhân Chứng Giê-hô-va – Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia

Merry Christmas And Happy New Year

Merry Christmas And Happy New Year

Mật Tông Đại Cương

Mật Tông Đại Cương

Có Phải Chúa Giê-su Đến Ấn Độ Để Học Phật Pháp, Vệ Đà? – By Madhusree Chatterjee, Ians, December 25th, 2009

Chúa Jesus Từng Là Tu Sĩ Phật Giáo (Jesus Was a Buddhist Monk) Phim Tài Liệu Do Bbc Sản Xuất

Load More

Discussion about this post

Truyền Tâm Pháp Yếu

Truyền tâm pháp yếu

CHÁNH TRÍ Mai Thọ Truyền TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU (CỐT YẾU CỦA PHÉP TRUYỀN TÂM) NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO...

Căn Bản Đức Hạnh

Căn Bản Đức Hạnh

CĂN BẢN ĐỨC HẠNHTrái tim thánh thiện, tâm tư tỉnh thức, nguyên nhân hạnh phúc và những nguyên tắc cản...

Từ Tết Sách Đến Tết Chay

Từ Tết Sách Đến Tết Chay

TỪ TẾT SÁCH ĐẾN TẾT CHAY (Bùi Trà My) Sân khấu chính Tết Chay Tết Chay lần đầu tiên được...

Những Bất Cập Trong Bài Viết “Phận Những Nô Lệ Tình Dục Trên Chùa Ấn Độ”

Những Bất Cập Trong Bài Viết “Phận Những Nô Lệ Tình Dục Trên Chùa Ấn Độ”

NHỮNG BẤT CẬP TRONG BÀI VIẾT“PHẬN NHỮNG NÔ LỆ TÌNH DỤC TRÊN CHÙA ẤN ĐỘ” (Minh Nguyên) Vừa qua, trên...

Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh Với Những Thách Thức Tư Tưởng Hiện Đại

Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh với những thách thức tư tưởng hiện đại

PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI NHỮNG THÁCH THỨC TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠIThích Thanh Tâm   TÓM TẮT...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 110)

 Các vị đồng học, xin chào mọi người!Xin mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 98: “Phận ngoại doanh cầu. Lực...

Giới Thiệu Về Tạng Luật

GIỚI THIỆU VỀ TẠNG LUẬTTỳ khưu Indacanda (Trương đình Dũng) Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 67)

Các vị đồng tu, xin chào mọi người! Mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 54, đoạn này chỉ có...

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Mộng Trung Ngộ Mộng

Mộng trung ngộ mộng

MỘNG TRUNG NGỘ MỘNG TN Huệ Trân             Trong giấc ngủ, nằm mơ đã là những gì không thật,...

Hạnh Phúc Là Biết Bằng Lòng Những Gì Mình Đang Có

Hạnh phúc là biết bằng lòng những gì mình đang có

HẠNH PHÚC LÀ BIẾT BẰNG LÒNG NHỮNG GÌ MÌNH ĐANG CÓ. Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật   Những ngày tết đã...

Đốt Vàng Mã Iphone Ipad..một Hủ Tục Cần Hủy Bỏ

Đốt Vàng Mã Iphone Ipad..một Hủ Tục Cần Hủy Bỏ

ĐỐT VÀNG MÃ IPHONE IPAD…MỘT HỦ TỤC MÊ TÍN CẦN HUỶ BỎ Hoàng Liên TâmTrong ngày lễ ông Công, ông...

Đối Thoại Giữa Triết Học Và Phật Giáo: “Le Moine Et Le Philosophe”

Đối thoại giữa Triết học và Phật giáo: “Le moine et le philosophe”

Trước đây phương Tây xem Phật giáo như một minh triết nhưng thụ động và tiêu cực, xem Niết Bàn...

Mỹ Nữ Tự Hủy Sắc Đẹp Để Xuất Gia – Thích Minh Trí Biên Dịch

Mỹ Nữ Tự Hủy Sắc Đẹp Để Xuất Gia – Thích Minh Trí Biên Dịch

Nguyên tác Anh văn Ryonen's Realization  OneIndia, July 19, 2009 Ryonen a Buddhist nun was born in 1797. She was...

Một Chuyến Đi

Một chuyến đi

Đi máy bay không phải là việc khó với người đã được tập đi máy bay từ bé như tôi,...

Truyền tâm pháp yếu

Căn Bản Đức Hạnh

Từ Tết Sách Đến Tết Chay

Những Bất Cập Trong Bài Viết “Phận Những Nô Lệ Tình Dục Trên Chùa Ấn Độ”

Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh với những thách thức tư tưởng hiện đại

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 110)

Giới Thiệu Về Tạng Luật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 67)

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích

Mộng trung ngộ mộng

Hạnh phúc là biết bằng lòng những gì mình đang có

Đốt Vàng Mã Iphone Ipad..một Hủ Tục Cần Hủy Bỏ

Đối thoại giữa Triết học và Phật giáo: “Le moine et le philosophe”

Mỹ Nữ Tự Hủy Sắc Đẹp Để Xuất Gia – Thích Minh Trí Biên Dịch

Một chuyến đi

Tin mới nhận

Phật dạy: Đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm

Quét sạch phiền não

Cây cổ thụ Phật giáo

Kinh Kiến Chánh

Tu Viện Namgyal Xin Yểm Trợ Để Hoàn Tất Công Trình Xây Chùa Thời Luân Quốc Độ

Trong đời sống khi gặp cảnh không hòa thuận nên xử lý thế nào?

Chùa Quang Thọ Huyện Hóc Môn

Lời Phật dạy: ‘Nghe” là một pháp tu thù thắng

Thư Ngỏ Xây Dựng Tịnh Thất Hương Lâm Tỉnh Hậu Giang

Đức Phật hiện diện giữa cuộc đời

Khéo tích công bồi đức

Tu tâm dưỡng tánh để không rời vào cuộc đời nghiệt ngã

Phật dạy: Chuyển hóa mười ác nghiệp thành mười thiện nghiệp, đời sau sinh về thiện xứ

Tu bồi cội phúc

Lời dạy của Đức Phật để có cuộc sống an lành?

Thơ sẽ chữa lành thế giới

Những câu chuyện của các bậc thiền sư đáng suy ngẫm

Ảnh Thời Sự Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại Duy Anh

Chùa Thiên Phước Thái Bình

Bồ Tát Thích Quảng Đức Từ Lời Nguyện Đến Trái Tim

Tin mới nhận

Kinh Tế Phật Giáo – Gsts. S.r. Batt, Phân Khoa Triết Học, Đại Học Delhi, Ấn Độ

Trúc Lâm Một Lần Ở Lại

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

Hài cỏ bờ sương

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 21)

Nghi Thức Tụng Niệm Trong Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy

Bạn muốn thành ceo nổi danh, bộ trưởng 26 tuổi hay là người hạnh phúc?

Kinh Pháp Ấn

Đi Tìm Một Đấng Tối Cao

Những Bất Cập Trong Bài Viết “Phận Những Nô Lệ Tình Dục Trên Chùa Ấn Độ”

Nguồn Gốc Và Lịch Sử Vesak Liên Hiệp Quốc

Các Bài Giảng Tại Washington D.c. 1985

Câu Chuyện Nhân Quả Tại Đại Học Stanford Năm 1892 (Hay Là Một Câu Chuyện Có Thật Của 120 Năm Về Trước)

Ngôi Chùa Phật Giáo Duy Nhất Trong Thế Giới Hồi Giáo

An Sĩ Toàn Thư – Khuyên người tin sâu nhân quả – Quyển thượng

Kinh Địa Tạng

Lá thư mùa Phật đản

Phục Hoạt Tinh Thần Dấn Thân Vô Úy

Nghèo Và Hiểm Họa Của Nghèo

Tin mới nhận

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 127)

Kinh Tạng Pali (.Pdf)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (1)

Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Giảng Ký

Kinh Bách Dụ: Nếm xoài

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 357)

Câu Chuyện Về Người Tỳ-kheo Đầu Tiên Bị Loại Khỏi Tăng Đoàn

Bài kinh Di Giáo – Lời di huấn cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn

Chú Giải Kinh Nhân Quả Ba Đời

Thắng Man Giảng Luận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 41)

Kinh Kỳ-lợi-ma-nan (Girimànandasutta)

Kinh A Nậu La Độ

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 25)

Oán thù vay trả

Kinh Bách Dụ: Dâng nước ngọt

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Toàn Tập

Nghe Giảng Kinh Của Quý Ht. Huyền Vi, Tâm Thanh Và Thanh Từ

Tin mới nhận

7 Câu Hỏi Tìm Hiểu Về Pháp Môn Tịnh Độ

Việc Lớn Sanh Tử

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Điển Pali

Tịnh Độ Cảnh Ngữ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 146)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 327)

ĐỜI NGƯỜI CẦN CÓ VỊ THẦY TỐT

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 3)

Tu Mau Kẻo Trễ

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Ba: Kính Thuận

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 35)

Đường Về Cực Lạc

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 22)

Chương 1 bài 2 mục 2 Tường Tận Đối Trị Phiền Não

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

Thiền Tông Và Tịnh Độ Tông: Chỗ Gặp Gỡ Và Không Gặp Gỡ

Nhận thức Phật Giáo (Phần 5)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 36)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 26)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 47)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.