PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tột Cùng Của Luân Hồi Là Khổ Đau, Tột Cùng Của Phật Pháp Là An Lạc

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TỘT CÙNG CỦA LUÂN HỒI LÀ KHỔ ĐAU,
TỘT CÙNG CỦA PHẬT PHÁP LÀ AN LẠC
Tsenzhab Serkong Rinpoche đời thứ Nhất
Longueuil, Quebec, Gia Nã Đại, 19 tháng Tám, 1980
Alexander Berzin dịch

Tất cả chúng sinh đều muốn có hạnh phúc và không muốn khổ. Phật pháp giảng dạy các phương tiện
để chúng sinh diệt khổ và có được an lạc. Theo nghĩa đen, Phật pháp mà chúng ta tu tập là những
điều giữ gìn ta. Việc này có thể được giải thích theo nhiều cách. Phật pháp giúp ta tránh xa nỗi
khổ và chứa đựng tất cả cội nguồn của an lạc.

Ta có thể có sự an lạc của thân hay tâm. Ta cũng có hai loại khổ: nỗi khổ về thân xác và nỗi khổ
tinh thần. Dù đa số chúng ta mong có được hạnh phúc, nhưng chúng ta lại không hiểu biết gì về những
phương tiện để đạt được điều này. Những phương tiện mà ta sử dụng lại đưa ta đến nỗi khổ.

Một số người trộm cắp và giết chóc để sinh nhai. Họ nghĩ điều này sẽ mang lại hạnh phúc cho họ.
Thật sự thì không phải vậy. Nhiều người khác cố gắng để đạt được hạnh phúc bằng cách làm một thương
gia
, một nông dân và v.v…, trong khuôn khổ của luật pháp. Nhiều người trở nên rất giàu có và nổi
tiếng
bằng các phương tiện này. Loại hạnh phúc này không trường tồn miên viễn; nó không là niềm an
lạc
cứu cánh. Dù ta có bao nhiêu niềm hạnh phúc hay tài sản đi nữa, ta sẽ không bao giờ hài lòng
rằng ta đã có đầy đủ. Thậm chí nếu ta làm chủ cả một quốc gia, ta vẫn muốn có nhiều hơn.

Những việc mà ta thực hiện để đạt được hạnh phúc sẽ không bao giờ chấm dứt. Chúng ta cố gắng đi
đến các nơi bằng những phương tiện nhanh nhất mà ta có, như sử dụng xe cộ, v.v…, nhưng sự theo đuổi
hạnh phúc theo cách này không có điểm chấm dứt. Đó là lý do người ta nói sự hiện hữu trong luân hồi
là bất tận, nó chỉ đi lẩn quẩn, vòng quanh mà thôi. Tất cả chúng ta đều có thể thông hiểu điều này,
rằng những sự theo đuổi các pháp thế gian sẽ không bao giờ chấm dứt.

Một bông hoa tươi đẹp khi nó còn mới, rồi héo tàn theo thời gian. Bất cứ điều gì mà chúng ta đạt
được
trong cuộc đời này, đều sẽ chấm dứt. Nó sẽ đi đến một kết cuộc khi thời gian trôi qua mãi, đến
cuối cuộc đời này, khi mà ta sẽ trải qua nỗi khổ tột cùng. Ví dụ như một chiếc xe hơi. Quý vị đi
ngang qua một bãi xe cũ, nơi mà những chiếc xe hơi cũ bị phế thải. Đây là kết cuộc của chúng, trong
một tình trạng mà mọi thứ đã biến thành rác. Thậm chí khi chiếc xe còn tốt, thì ta đã lo lắng về
điều này. Ta lo là các bộ phận xe sẽ hư, lo về tiền thuế và bảo hiểm v.v. và v.v… Chúng ta có thể
mở rộng thí dụ này đến tất cả những của cải vật chất mà ta sở hữu. Càng có nhiều của cải thì ta
càng lo lắng nhiều hơn.

Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an
lạc
nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình. Tuy nhiên, tâm thức
có một dòng tương tục, thậm chí tiếp nối trong những kiếp tương lai và từ những đời quá khứ. Trong
mỗi kiếp sống, ta có một thân thể và cố gắng tạo ra hạnh phúc cho thân thể ấy, nhưng khi ta chết,
thì tâm thức vẫn tiếp nối. Vì thế, niềm hạnh phúc ta nên mong cầu không chỉ rộng lớn và vững vàng,
mà còn phải kéo dài trong tất cả những kiếp sống tương lai và không bị gián đoạn trong sự tương tục
của dòng tâm thức.

Bất kể loại hành động nào mà ta thực hiện, có tính cách xây dựng hay không chăng nữa, vẫn không
phải là Pháp, nhưng nếu ta hoàn tất những hành vi tích cực vì lợi lạc cho những kiếp vị lai, thì đó
chính là Pháp.

Hạnh phúc hay bất hạnh đến từ những hành vi của chúng ta. Về mặt các hành nghiệp này, hành vi
tiêu cực sẽ mang đến kết quả tiêu cực, và hành vi tích cực sẽ mang lại kết quả tích cực. Bất cứ
điều gì ta có thể làm tốt trong kiếp sống này, như trồng trọt và v.v…, đều là kết quả của những
hành vi tích cực mà ta đã tạo ra trong những tiền kiếp. Nếu ta đau yếu, hay cảm thấy bất hạnh, hoặc
có đời sống ngắn ngủi, thì đây là kết quả của những hành vi tiêu cực mà ta đã tạo ra trong quá
khứ
.

Thí dụ, có hai người thương gia, một người thành công và người kia thì không. Đây là do nghiệp
báo
của kiếp trước. Ta có thể thấy hai thương gia, một người làm việc rất hăng say nhưng không
thành công, trong khi người kia không phải làm việc cực nhọc, nhưng lại rất thành công. Một thí dụ
khác, nếu quý vị giết hại chúng sinh, quý vị sẽ có thọ mạng ngắn ngủi và hay đau ốm. Quý vị có thể
hỏi Geshe-la của quý vị ở đây về tất cả những điều này.

Nếu quý vị tránh tạo ra những hành vi tiêu cực này, quý vị sẽ không tái sinh vào những cảnh giới
thấp
hơn, mà sẽ tái sinh thành một con người hay trong cảnh giới chư thiên. Nhưng thậm chí nếu quý
vị được sinh ra làm một con người hay một chư thiên, điều này cũng không mang đến niềm hạnh phúc
viên mãn cho quý vị – vì tất cả đều mang bản chất của khổ. Tại sao lại như thế? Nếu quý vị có được
một vị trí cao, quý vị sẽ rơi xuống một chỗ thấp; nếu quý vị ở trong vị trí thấp, quý vị sẽ vươn
lên một vị trí cao hơn. Những sự kiện này tạo ra nhiều đau khổ. Thí dụ, nếu quý vị đói, quý vị sẽ
ăn; nhưng nếu như ăn quá nhiều thì quý vị sẽ cảm thấy khó chịu. Nếu quý vị lạnh, quý vị mở máy
sưởi, rồi lại cảm thấy quá nóng; thế là quý vị phải hạ nhiệt độ của máy sưởi xuống. Chúng ta có đủ
các loại khổ như thế.

Luân hồi (sự hiện hữu tái diễn ngoài vòng kiểm soát) bao gồm những loại khổ này. Nó là kết quả
của nghiệp
cùng các loại phiền não khác nhau. Chúng ta cần phát triển trí tuệ chứng ngộ tánh Không
hay vô ngã.

Ta có thể thấy qua những ví dụ điển hình của các hành giả đã chấm dứt vòng luân hồi sinh tử, như
mười sáu vị A la hán và các vị thánh giả khác, những người đã đạt được trạng thái này. Tuy ta có
thể chấm dứt vòng luân hồi của bản thân mình, nhưng chỉ đạt được điều này thì không đủ, bởi vì
không có ai tử tế với chúng ta bằng tất cả chúng sinh. Các sản phẩm bơ sữa mà ta có được là nhờ vào
lòng tốt của các thú vật. Nếu chúng ta thích ăn thịt, thì ta có được các thực phẩm này là vì những
con vật đã bị giết trong khi chúng vẫn còn khỏe mạnh. Vào mùa đông, chúng ta mặc áo da và áo len,
là những thứ đều do thú vật cung cấp. Chúng rất tốt lành, vì chúng đã cung cấp những sản phẩm này
cho ta. Chúng ta cần phải đền đáp lòng tử tế của tất cả chúng sinh bằng cách tự mình đạt được Phật
quả
– rồi thì ta có thể hoàn thành ước nguyện của chúng sinh.

Các vị Thanh văn và A la hán không thể hoàn thành tất cả các mục tiêu của chúng sinh. Người duy
nhất
có thể làm được điều này là một vị Phật. Vì vậy, đây là điều mà chúng ta phải đạt được, để có
thể thật sự giúp đỡ chúng sinh. Chúng ta cần phải tự mình trở thành những vị Phật.

Ta sẽ thực hiện điều này bằng cách nào? Bằng cách tu tập theo Phật pháp. Ở Ấn Độ, có những bậc
đại thành tựu giả (mahasiddhas) mà chúng ta đã có những sử tích về cuộc đời của tám muơi vị, nhưng
thật sự thì có vô số các vị như thế. Các ngài đã đạt giác ngộ ngay trong một kiếp người. Ở Tây
Tạng
, có thí dụ về ngài Milarepa, và nhiều vị đại sư cao cả khác từ các trường phái Kagyu, Nyingma,
Sakya và Gelug.

Một khi ta đạt được quả vị của một vị Phật, các nỗ lực đối với việc thực hành Pháp đi đến sự kết
thúc
. Việc tu tập theo giáo pháp rất khó khăn vào lúc đầu, nhưng nó sẽ dần dần trở nên dễ dàng hơn,
và ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và an lạc hơn, khi ta tiếp tục dấn thân trên con đường tu tập. Ta sẽ
hoàn tất việc tu tập Pháp ở một trạng thái an lạc viên mãn. Các hoạt động của thế gian chỉ mang lại
thêm nỗi khổ cho ta mà thôi.

Thí dụ như khi người ta chết, đời sống của họ đi đến cực điểm hay sự kết thúc bằng cái chết,
không chỉ khiến cho riêng họ mà những người còn sống cũng phải ưu sầu và đau khổ, ví dụ như trong
đám tang của họ. Chúng ta cần nghĩ về điều này và áp dụng một cách tu tập nào đó. Nếu ta tiếp cận
cực điểm hay điểm kết thúc của sự hành trì Pháp bằng thành tựu giác ngộ thì điều này sẽ đem đến an
lạc
mà thôi, không chỉ cho chúng ta mà cho tất cả những người khác.

Ta cần tránh vi phạm mười nghiệp bất thiện. Nếu ta tạo ra hành vi tích cực, ta sẽ có được hạnh
phúc
, và nếu ta có hành vi tiêu cực, ta sẽ nếm trải sự bất hạnh. Ta cần phải xem xét kết quả của
những hành động của mình và xem tâm mình là nguyên nhân của các hành vi ấy. Khi ta quán sát tâm, ta
sẽ thấy mình có ba loại phiền não độc hại: tham, sân và si.

Từ tam độc này, ta có 84 000 loại phiền não. 84 000 vọng tưởng này là những kẻ thù chính yếu của
ta, vì thế ta nhìn vào bên trong, chứ không phải chung quanh ta, để thấy những kẻ thù của mình.
Trong 84 000 phiền não này, những phiền não chính là tam độc đã nêu ra ở trên, và loại độc hại nhất
là vô minh hay si mê trong dòng tâm thức của chúng ta.

Tóm lại, ta cần nhìn vào nội tâm của mình và cố gắng tận diệt những kẻ thù nội tại này. Đó là ý
do mà các tín đồ Phật giáo được gọi là “người trong cuộc” (nang-pa), vì họ luôn luôn nhìn vào nội
tâm
mình. Nếu ta tiêu diệt được những phiền não này trong dòng tâm thức tương tục của mình, thì ta
sẽ chấm dứt tất cả những khổ đau của bản thân. Một người dụng công để thực thi điều này được xem là
một người tu tập theo Phật pháp.

Sự tu tập của một cá nhân nhằm loại trừ phiền não cho riêng người ấy là hành vi tu tập Pháp của
Tiểu thừa. Nếu ta tu tập để loại trừ vọng tưởng của mình không chỉ để chấm dứt khổ đau cho bản
thân
, mà còn thấy tha nhân quan trọng hơn và vì vậy cố gắng để vượt thắng vọng tưởng của chính mình
để có thể giúp họ tiêu trừ phiền não trong tâm thức họ, thế thì ta là những hành giả Đại thừa. Dựa
trên
nền tảng hoạt động của thân thể này, chúng ta cần nỗ lực để trở thành những hành giả Đại thừa,
và kết quả là ta có thể đạt được tâm giác ngộ của một vị Phật.

Điều chính yếu là luôn luôn cố gắng tạo lợi lạc cho mọi người và đừng bao giờ làm hại bất cứ ai.
Nếu như quý vị trì tụng “Om Mani Padme Hum”, thì quý vị cần nghĩ rằng, “Nguyện cho năng lực tích
cực
của hành trì này làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh.”

Thân thể mà ta có được như một nền tảng hoạt động rất khó có được, bởi vì được sinh ra làm con
người
không phải là điều dễ dàng. Thí dụ, ta hãy nhìn vào địa cầu này. Phần lớn của nó là đại
dương
, và hãy nghĩ có bao nhiêu cá trong các đại dương này. Số lượng lớn nhất của sự sống là thú
vật
và côn trùng. Nếu ta nghĩ về cả hành tinh và số lượng của thú vật cũng như côn trùng, ta sẽ
thấy sự hiếm hoi của việc sinh ra làm một con người.

Trong Phật pháp, các thực chứng và tuệ giác phát sinh rất chậm, không chỉ trong một vài ngày,
vài tuần hay vài tháng. Chỉ có một số rất ít người thật sự nghĩ về Pháp, mong gì đến việc chứng ngộ
Pháp. Chúng ta cần tu tập một cách liên tục trong một thời gian dài. Quý vị có một vị Geshe đầy đủ
phẩm hạnh ở đây, là người có thể trả lời tất cả những câu hỏi của quý vị. Về mặt lâu dài, Phật pháp
sẽ tiếp tục phát triển và phổ biến rộng rãi. Nó vẫn đang phát triển và vô cùng sống động. Khi Đức
Phật
lần đầu tiên giảng dạy, ngài chỉ có năm vị đệ tử. Phật pháp đã được truyền bá từ những vị này,
và giờ đây đã có mặt một cách rộng rãi khắp nơi.

Hiện nay quý vị có được một vị ngang hàng với Đức Thích Ca Mâu Ni, đó là Đức Dalai Lama, người
sẽ đến đây trong tháng Mười. Bất kỳ giáo huấn nào mà Đức Dalai Lama ban cho quý vị thì xin hãy giữtrong lòng và thực hành chúng một cách chân thành. Tinh túy của giáo huấn là không bao giờ phương
hại
bất cứ một tạo vật nào và không có các ý tưởng độc hại – hãy cố gắng làm lợi lạc cho chúng sinh
mà thôi. Đây là điểm chính. Nếu quý vị hành động theo cách này thì sẽ mang lại những lợi lạc vô
cùng
lớn lao trong tương lai.

(Viện Lưu Trữ Phật Pháp Berzin)

Tiểu Sử Ngắn Alexander Berzin

 

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Lời Phật Dạy: Vô Minh Là Cấu Uế Lớn Nhất

Lời Phật dạy: Vô minh là cấu uế lớn nhất

Cấu uế tức các phiền não nói chung là nhân tố chính làm trở ngại sự thăng hoa tâm trong...

Suy Ngẩm Về Phương Tiện Và Cứu Cánh Trong Tinh Thần Phật Pháp

Suy Ngẩm Về Phương Tiện Và Cứu Cánh Trong Tinh Thần Phật Pháp

SUY NGẪM NHỎ VỀ PHƯƠNG TIỆN VÀ CỨU CÁNHTRONG TINH THẦN PHẬT PHÁPHuỳnh Ngọc Chiến Trang VnExpress ngày 19/6/2010 đăng...

Kẻ Ăn Xin Trong Sạch

Kẻ ăn xin trong sạch

“Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vào buổi sáng sớm,...

Linh hồn người chết đi về đâu?

Ảnh minh họa Đáp: Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tại và linh hồn người...

Buông Xả Là Hạnh Phúc

Buông xả là hạnh phúc

BUÔNG XẢ LÀ HẠNH PHÚCQuang Minh Cuộc sống biến đổi không ngừng, và con người không nằm ngoài quy luật...

Triết Lý Nhà Phật

Triết Lý Nhà Phật

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Công Năng Của Phước Báo

Công Năng Của Phước Báo

CÔNG NĂNG CỦA PHƯỚC BÁU Quảng Tánh Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều...

Giới Thiệu Thuyết A-Lại-Da Thức Của Duy Thức Phái

Giới Thiệu Thuyết A-lại-da Thức Của Duy Thức Phái

GIỚI THIỆU THUYẾT A-LẠI-DA THỨC CỦA DUY THỨC PHÁI: DÒNG TÂM THỨC TIỀM TÀNGVÀ TƯƠNG TỤC BÊN DƯỚI SỰ BIẾN...

Khóa Hư Lục

KHÓA HƯ LỤCTác giả: Hoàng Đế Trần Thái TôngDịch giả: HT. Thích Thanh Kiểm Lời Tựa Bộ sách này có...

Sáu Nẻo Đường Trần & Bốn Đường Lên Thánh (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sáu Nẻo Đường Trần & Bốn Đường Lên Thánh (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚCSÁU NẺO ĐƯỜNG TRẦN & BỐN ĐƯỜNG LÊN  THÁNH(LỤC PHÀM TỨ THÁNH)SIX PATHS OF THE WORLDLY WORLD & FOUR WAYS LEADING TO...

Triết Học Về Tánh Không

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ: Lợi Lạc Trong Năng Lực Tu Tập Của Đại Chúng

Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ: Lợi Lạc Trong Năng Lực Tu Tập Của Đại Chúng

KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ: LỢI LẠC TRONG NĂNG LỰC TU TẬP CỦA ĐẠI CHÚNG Tâm Huy Huỳnh...

Kinh Bách Dụ: Cậu Bé Bắt Được Rùa Lớn

Kinh Bách Dụ: Cậu bé bắt được rùa lớn

Thưở xưa, có cậu bé nọ đang chơi trên khoảng đất trống, chợt bắt được một con rùa lớn. Cậu...

Nhân Quả Định Luật Căn Bản Của Đời Sống

Nhân quả định luật căn bản của đời sống

NHÂN QUẢ ĐỊNH LUẬT CĂN BẢN CỦA ĐỜI SỐNGNGUYỄN THẾ ĐĂNG  Nhân quả để giải thích đời sốngNhìn chung quanh...

Vài Câu Chuyện Ở An Phú Đông

Vài Câu Chuyện Ở An Phú Đông

VÀI CÂU CHUYỆN Ở AN PHÚ ĐÔNG Thị Giới Chiếc phà máy nhỏ đưa chúng tôi qua con sông đục...

Lời Phật dạy: Vô minh là cấu uế lớn nhất

Suy Ngẩm Về Phương Tiện Và Cứu Cánh Trong Tinh Thần Phật Pháp

Kẻ ăn xin trong sạch

Linh hồn người chết đi về đâu?

Buông xả là hạnh phúc

Triết Lý Nhà Phật

Công Năng Của Phước Báo

Giới Thiệu Thuyết A-lại-da Thức Của Duy Thức Phái

Khóa Hư Lục

Sáu Nẻo Đường Trần & Bốn Đường Lên Thánh (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Triết Học Về Tánh Không

Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ: Lợi Lạc Trong Năng Lực Tu Tập Của Đại Chúng

Kinh Bách Dụ: Cậu bé bắt được rùa lớn

Nhân quả định luật căn bản của đời sống

Vài Câu Chuyện Ở An Phú Đông

Tin mới nhận

Chùa Thiên Phước Thái Bình

Chỉ cần lương thiện trời xanh ắt sẽ an bài

Phật trong chúng sanh, chúng sanh trong Phật

Tin sâu nghiệp báo để sống tốt và hạnh phúc hơn

Tài sản của người con Phật

“Làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây”

Con đường Thiền định mà Thế Tôn đi qua

Lý do tôn giả Đại Ca Diếp nguyện sống tối giản ở trong rừng đến cuối đời

Phật ra đời vì một nhân duyên lớn: “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”

Lời Phật dạy về ngày tốt

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

Thơ sẽ chữa lành thế giới

Tôn giả Kiều Đàm Di – ni trưởng đầu tiên trong lịch sử Phật giáo

Phật là đấng Pháp vương

Những lời Phật dạy sâu sắc trong Kinh Pháp Cú

Thông Bạch Về Việc Tu Sửa Trai Đường Và Tịnh Trù Ni Viện Diệu Đức – Huế

Lời Đức Phật dạy cho thế giới hiện đại

Chùa Hang Mai – Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Người yêu rốt cuộc là ai?

Trải nghiệm tuổi trẻ của Đức Phật

Tin mới nhận

Đức Phật Đản Sanh

Hiểu Biết Đúng Phật Pháp Hành Trì Pháp Quán Thế Âm

Thắp sáng lửa yêu thương nơi Indonesia

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Dấu quê

Dòng Sông Nhìn Thấy Dòng Sông – John Daido Loori – Thị Giới Dịch

Nghi Báo Tiến Đôn Hậu Cao Tăng Đại Lão Hòa Thượng

Dõi theo dòng gió bụi

Tự truyện một người tu

Bốn Điều Không Thể Ngăn Ngừa (The Four Un-preventable)

Chuyên Gia Y Tế (BS. Đỗ Hồng Ngọc) Chia Sẻ Cách Ăn Chay Đảm Bảo Sức Khỏe Mùa Vu Lan

Nhẹ bước nẻo về

Các Câu Trích Dẫn Giáo Lý Của Đức Phật – Bài 2

Vấn Đáp về Thiền Vipassanā

Ước mơ về quyền được sống để cống hiến

Thiền Tập Cho Người Tại Gia | Meditation Practices For Lay People (sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Tứ Phần Luật

Sân hận tàn phá dung nhan

Từ những vần thơ đến câu kệ

Phải chăng Phật Giáo đang trở thành tâm điểm công kích của dư luận?

Tin mới nhận

Kim Cang Tứ Tướng Hay Nơi Tâm Không Mở Bày Cõi Diệu Hữu

Lăng Ca Kinh, Cụ Lệ Thần Trần Trong Kim Trích Giảng

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 33)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

Những vấn đề liên quan đến đại tạng kinh

Kinh Viên Giác Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 83)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Kinh Bách Dụ: Trộm trâu

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Bát Nhã Ba-la-mật Đa Tâm Kinh

Kinh Chanda (Chiên Đà)

Làm Bạn Với Kinh Pali

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 02)

Bát Nhã Ba La Mật Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 317)

Sự Phát Triển Của Tư Tưởng Bát Nhã Tại Trung Quốc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 1)

GIỚI THIỆU KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (5)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (1)

Tin mới nhận

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 8)

Những Bản Văn Căn Bản Của Phật Giáo Tịnh Độ (A Di Đà) Nhật Bản

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 95)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 67)

Nghiên cứu về thú hướng tái sanh qua dấu hiệu nóng, lạnh của thân thể

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 11)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 10)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 33)

Hộ Niệm: Hướng Dẫn, Khai Thị

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 279)

Học Phât vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 15)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 215)

Phá giới, phá chấp và phá kiến

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 23)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 55)

Sông Lửa, Sông Nước – Giới Thiệu Truyền Thống Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Thiền sư của năm tông phái Phật giáo khai thị niệm Phật

Tín, Nguyện, Chuyên Trì Danh Hiệu Phật (Phần 2)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.