PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tôi học thông tin truyền thông

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TÔI HỌC THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
Thích Trung Hữu

 

Thich Trung HuuTôi có dịp tham gia “Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hành chánh và kỹ năng xử lý thông tin” do Trung ưng giáo hội tổ chức tại chùa Hội An, tỉnh Bình Dương từ ngày 4/7 đến 8/7/2018. Qua khóa học này tôi đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích và phần nào thay đổi cách nhìn về việc hành đạo trong hoàn cảnh xã hội hiện đại.

Khi mới vào chùa, tôi được dạy rằng khi ta giúp ai hay làm việc gì tốt thì nên làm một cách âm thầm, không nên đem ra khoe với mọi người. Vì khi mình khoe đó thì một là mình sinh tâm ngã mạn, cho rằng mình tốt và hai là mình sẽ bị mất phước, vì khi mọi người biết mình làm tốt, họ khen ngợi hay cung kính mình thì coi như mình đã hưởng cái phước của việc làm tốt đó rồi, đâu còn gì nữa. Cho nên phải làm âm thầm thì mới có âm đức, cái đức còn hoài. Chính vì vậy cho nên khi thấy hình ảnh một vị thầy hay sư cô nào lên báo chí hay tivi là tôi không có cảm tình, cho rằng vị ấy cầu danh hay muốn được nổi tiếng. Mà như vậy là còn chấp ngã, là chưa Ba la mật, chưa có tam luân không tịch.

Tuy nhiên, qua khóa học này tôi đã có một nhận thức khác, và thông cảm, hiểu hơn cũng như kính trọng hơn về những việc làm của chư tôn đức tăng ni. Họ xuất hiện trước công chúng như vậy không phải để khoe những việc làm tốt của mình, không phải vì họ ham danh, muốn được tiếng tăm mà chỉ là muốn làm một tấm gương tốt cho xã hội nói chung, rằng cuộc sống này không chỉ có cái xấu mà còn có rất nhiều cái tốt, người tốt nữa. Và như vậy sẽ gieo vào lòng con người niềm tin vào cuộc sống, để cổ động họ chung tay góp sức để cho xã hội ngày càng có nhiều người tốt việc tốt. Một vị tôn đức đã nói, “việc tốt không tuyên truyền ca ngợi, chẳng lẽ lại tuyên truyền ca ngợi việc xấu hay sao”. Quả thật chí lý vậy.

Ngoài ra việc công khai những việc làm tốt của chư tăng ni và phật tử còn có ý nghĩa hoằng pháp nữa. Phật giáo đã đóng góp cho xã hội rất nhiều về cả vật chất lẫn tinh thần. Ở một số tôn giáo, mỗi lần họ làm gì cho xã hội, họ đều ghi nhận lại và làm cho nó lan tỏa đến với càng nhiều người càng tốt. Nhưng ở Phật giáo, do quan niệm “vô ngã”, làm rồi thì thôi, không kể công, không cần cũng không muốn ai biết nên đa số người dân không biết đến sự cống hiến to lớn của những người con Phật đối với cộng đồng. Trong khi đó thì những cái không hay của Phật giáo lại được truyền đi rất nhanh, một phần do Phật giáo để tự nhiên không che giấu, một phần cũng do những người không có cảm tình với Phật giáo cố tình truyền bá với mụch đích hạ uy tín Phật giáo. Đó là chưa kể họ dùng công nghệ vi tính để cắt ghép hình ảnh, hoặc đưa tin sai sự thật… Những cái này, nếu công tác thông tin truyền thông của Phật giáo không kiểm soát và khắc phục kịp thời được thì hậu quả thật khôn lường, làm cho mọi người sẽ hiểu lầm, và chỉ thấy những khía cạnh tiêu cực của Phật giáo. Cứ như thế, ngày càng nhiều người xa rời Phật giáo mà mình không biết nguyên nhân tại sao.

Khi đến với khóa bồi dưỡng này, tôi được cung cấp những thông tin vô cùng quý báu về những cơ hội cũng như thách thức của việc hành đạo và hoằng pháp trong thời đại công nghệ 4.0 này. Nó không hề đơn giản và êm đềm theo kiểu chùa làng, giếng nước gốc đa như ngày xưa nữa, mà nhất cử nhất động đều được thế giới biết đến thông qua các phương tiện truyền thông, với tốc độ lan tỏa nhanh đến chóng mặt. Những lời dạy về “vô ngã” không phải là không đúng, nhất là đối với người mới tu thì cần phải như vậy để rèn luyện tính khiêm hạ, tính phục vụ tha nhân và cống hiến cộng đồng một cách vô điều kiện. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng phải như vậy, mà tùy hoàn cảnh ứng xử sao cho thích hợp. Trong Tương Ưng Bộ Kinh, tập 3, Đức Phật tuyên bố, “Này các Tỳ Kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta”. Có những trường hợp cái thiện phát triển một cách tự nhiên, nhưng khi cái thiện bị đe dọa thì cần phải có biện pháp bảo vệ. Trong lễ ra mắt kênh truyền hình Phật Sự Online, Hòa thượng chủ tịch Thích Thiện Nhơn đã tặng các huynh đệ làm công tác thông tin truyền thông Phật giáo bảy chữ vàng rằng, “Tâm trong, trí sáng, ngòi bút thép”. Đó cũng chính là tinh thần Bi-Trí-Dũng của người con Phật trong sự nghiệp tu hành và hoằng dương Chánh pháp.

Thật sự trong cuộc sống cũng như trong việc tu hành, thiện hay bất thiện, vị kỷ hay vị tha, chấp ngã hay vô ngã chỉ cách nhau một đường tơ đòi hỏi một sự tĩnh thức sâu sắc của người trong cuộc. Quả là: Hành tàng hư thực tự gia tri. Họa phúc nhân do cánh vấn thùy?

Thích Trung Hữu

Thư Viện Hoa Sen

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Nghĩa Và Điều Kiện Xuất Gia

Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Thuyết Pháp

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Load More

Discussion about this post

Con Đường Xuất Ly

Con đường xuất ly

Đi tìm cái vô hạn hay đi tìm biên tế tối sơ của vũ trụ và con người là để...

Vai Trò Của Giới Tăng Lữ Phật Giáo Trong Xã Hội Miến Điện Đương Đại

Vai Trò Của Giới Tăng Lữ Phật Giáo Trong Xã Hội Miến Điện Đương Đại

VAI TRÒ CỦA GIỚI TĂNG LỮ PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI MIẾN ĐIỆN ĐƯƠNG ĐẠI Sylwia Gil* -  Nguyên Hiệp...

Không Nên Xem Thường Cải Đạo: Một Trường Hợp Ở Trung Quốc – Minh Thạnh

KHÔNG NÊN XEM THƯỜNG CẢI ĐẠOMỘT TRƯỜNG HỢP Ở TRUNG QUỐC Minh Thạnh Trong lịch sử hiện đại Trung Quốc,...

Cốt Tủy Của Đạo Phật

Cốt tủy của Đạo Phật

CỐT TỦY CỦA ĐẠO PHẬTTác giả: D. T. Suzuki | Dịch giả: Trúc ThiênNhà xuất bản: NXB Hồng Đức Vâng Thánh...

Thiền Viện Nguyên Thủy – Ký Sự Của Phạm Doãn

Thiền Viện Nguyên Thủy – Ký Sự Của Phạm Doãn

THIỀN VIỆN NGUYÊN THỦYKý sự của Phạm Doãn Lịch sử Chùa Nguyên Thuỷ thành lập năm 1970 do cố Hoà...

Đèn Soi Nẻo Giác Và Luận Giải

Đèn soi nẻo giác và luận giải

ĐÈN SOI NẺO GIÁC VÀ LUẬN GIẢI Atisha soạn Phạn ngữ: Bodhi-patha-pradìpa Tạng ngữ: Byang-chub lam-gyi sgron-ma Anh ngữ: A...

Pháp Thoại Của Hòa Thượng Giới Đức Tại Chân Lý Thiền Viện Annandale Và Chùa Hoa Nghiêm Fort Belvoir, Va

Pháp thoại của Hòa thượng Giới Đức tại Chân Lý Thiền Viện Annandale và Chùa Hoa Nghiêm Fort Belvoir, VA

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Trung Quán Luận Kệ Tụng

Trung Quán Luận Kệ Tụng

龍樹菩薩 中觀論頌  Long Thọ Bồ Tát TRUNG QUÁN LUẬN KỆ TỤNG Dao Tần Cưu Ma La Thập Pháp sư dịch...

Đừng Lãng Phí Đời Người Quý Báu Này

Đừng Lãng Phí Đời Người Quý Báu Này

ĐỪNG LÃNG PHÍ ĐỜI NGƯỜI QUÝ BÁU NÀY Thanh Liên dịch sang Việt ngữ Theo các giáo lý nhân quả...

Pongnyŏgwan – Vị Ni Siêu Xuất Của Đảo Cheju

Pongnyŏgwan – Vị Ni Siêu Xuất Của Đảo Cheju

PONGNYŎGWAN -  VỊ NI SIÊU XUẤTCỦA ĐẢO CHEJU(Tham Luận của Hyangsoon Yi tại Hội Nghị Nữ Giới Phật Giáo Thế...

Vì Sao Bạn Không Cảm Thấy Hạnh Phúc Ngay Cả Khi Có Đầy Đủ Mọi Thứ?

Vì sao bạn không cảm thấy hạnh phúc ngay cả khi có đầy đủ mọi thứ?

VÌ SAO BẠN KHÔNG CẢM THẤY HẠNH PHÚC NGAY CẢ KHI CÓ ĐẦY ĐỦ MỌI THỨ?     Hạnh phúc...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 285)

Xin mời mở Kinh ra. Hôm qua giảng đến “chỉ tức tịch tĩnh thanh”. Hôm nay chúng ta tiếp tục...

Phật Dạy Thiếu Nhi Không Nói Dối

Phật dạy thiếu nhi không nói dối

Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ Tôn giả La-vân cũng...

Nguyên Lý Duyên Sinh

Nguyên Lý Duyên Sinh

NGUYÊN LÝ DUYÊN SINH Nguyên Minh Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy mọi sự vật, hiện tượng trong phạm...

Phật Nói Kinh Công Đức Của Tam Quy, Ngũ Giới, Từ Tâm Và Yểm Ly

PHẬT NÓI KINH CÔNG ĐỨC CỦA TAM QUY, NGŨ GIỚI, TỪ TÂM VÀ YỂM LY Việt dịch: Thích Chánh Lạc...

Con đường xuất ly

Vai Trò Của Giới Tăng Lữ Phật Giáo Trong Xã Hội Miến Điện Đương Đại

Không Nên Xem Thường Cải Đạo: Một Trường Hợp Ở Trung Quốc – Minh Thạnh

Cốt tủy của Đạo Phật

Thiền Viện Nguyên Thủy – Ký Sự Của Phạm Doãn

Đèn soi nẻo giác và luận giải

Pháp thoại của Hòa thượng Giới Đức tại Chân Lý Thiền Viện Annandale và Chùa Hoa Nghiêm Fort Belvoir, VA

Trung Quán Luận Kệ Tụng

Đừng Lãng Phí Đời Người Quý Báu Này

Pongnyŏgwan – Vị Ni Siêu Xuất Của Đảo Cheju

Vì sao bạn không cảm thấy hạnh phúc ngay cả khi có đầy đủ mọi thứ?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 285)

Phật dạy thiếu nhi không nói dối

Nguyên Lý Duyên Sinh

Phật Nói Kinh Công Đức Của Tam Quy, Ngũ Giới, Từ Tâm Và Yểm Ly

Tin mới nhận

Cuộc Đời Huyền Bí Của Thiền Sư Có Trái Tim Bất Hoại – Phạm Ngọc Dương

Thư Ngỏ V/v: tôn tạo sửa chữa lại Chùa sau mùa mưa bão

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Ni Xá Tu Viện Long Hưng Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Chùa Long Phước, 34 Ấp Long An,thị Trấn Cái Tắc, Huyện Châu Thành A,tỉnh Hậu Giang

Lời Phật dạy về nhân duyên

Tán thán Đức Phật như thế nào?

Cùng ngẫm về cuộc đời Đức Phật

Vì sao Phật nói: “Đàn bà sẽ vào địa ngục nhiều hơn đàn ông?”

Thế Tôn ra đời vì một đại sự nhân duyên

Lời Phật dạy về 3 điều người mẹ nên làm để tích phúc cho con cái

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy

Tinh thần xây dựng đời sống lành mạnh, có đạo đức cho người tại gia

Tuệ giác của Thế tôn

Phật dạy: Khéo chăm dưỡng người bệnh

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Quan niệm về đạo Phật sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt

Đức Phật quán nhân duyên giáo hóa năm ẩn sĩ Kiều Trần Như

Hưởng thụ lạc được Như Lai khen ngợi

Học làm Phật: Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm

HT. Thích Bảo Nghiêm: Nương tựa vào danh hiệu Phật để nhớ hạnh Phật, lời Phật dạy

Tin mới nhận

Con đốt ô tô ba có nhận được không

Kinh Đạo Lý Duyên Khởi

Để Thành Một Phật Tử

Luận Sư Di Lặc

Học thiền để thay đổi cuộc đời

‘Hương Pháp, Tạp Chí Văn Hóa Chùa Hoằng Pháp

Tỳ Kheo Thiện Túc Phá Giới

Sáu nghề ác không nên làm là gì?

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vượt qua nỗi sợ

Vượt Trên Cả Chư Thiên

Hiện Tượng Thể Lý Của Người Sắp Quá Vãng Hay Vừa Quá Vãng (Mai Thy)

Xin Cho Biết Lễ Điểm Đạo Là Gì?

Vượt thoát trầm luân theo lời giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (II)

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Lý Tưởng Bồ Tát Và Các Bậc Minh Quân Trong Lịch Sử Vương Quốc Bhutan

Bài học “nhẫn nhục” trong hành trình tâm linh

Phật Giáo Trong Thế Kỷ 21 Chức Năng Xã Hội Và Quan Điểm Tu Hành – Ht. Thích Thánh Nghiêm

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

Ngày Giỗ Mẹ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 219)

Kinh Từ Bi (Metta Sutta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Thực Hành Con Đường Bồ Tát Qua Kinh Duy Ma Cật

Kinh Đắc Quả Khi Từ Trần Và Kinh Tái Sinh Như Lửa Theo Gió

Cho tôi bát nước

Niệm Phật không phải là kêu Phật

Kinh Bát Đại Nhân Giác Lược Giải

Kinh Tiểu Bộ Tập Ix (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 298)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 37)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 22)

Pháp Hoa Huyền Nghĩa

Một Câu Chuyện Sợ Ma Trong Kinh Điển Pali

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 30)

Kinh Hạnh Con Chó – Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya 57 (Kukkuravatika Sutta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 240)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 263)

Tin mới nhận

Cõi Nước Tây Phương Cực Lạc Có Thật Không

Ý niệm sai lầm

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Điển Pali

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 16)

Thiền Tịnh Song Tu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 286)

Cảnh giới tịnh độ môi trường tu học hoàn hảo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 77)

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần cuối)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 246)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 215)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 17)

Tinh Hoa Của Đại Thừa Là Quan Điểm “Hồi Nhập Ta Bà”

Sự Mầu Nhiệm Và Nét Đẹp Của Niệm Phật

Niệm Phật Thành Phật – Thích Phước Nhơn

Cửa Vào Tịnh Tông

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 21)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 5)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 11)

Tin Sâu Pháp Môn Tịnh Độ

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.