PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tinh Thần Bình Đẳng Trong Giáo Dục Phật Giáo – Nguyên Hồng

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TINH THẦN BÌNH ĐẲNG
TRONG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO

Nguyên Hồng

Tư tưởng nhất thừa là cứu cánh của giáo dục Phật giáo nên nó bao trùm
mọi tư duy và hành động của giáo dục Phật giáo, trong đó có tư tưởng bình đẳng trong xã hội. Chư Phật thế tôn vì một nhân duyên trọng đại mà xuất hiện ở đời. Câu này nói lên nguyên nhân chủ quan cho sự hiện hữu của đức Phật và giáo lý của ngài. Nguyên nhân chủ quan là lòng từ bi vô hạn của chư Phật. Vì lòng từ bi mà xuất hiện ở đời độ thoát chúng sinh trở về với bản thể thanh tịnh bình đẳng. Còn xuất hiện ở đâu và khi nào,
đó là nguyên nhân khách quan, là bối cảnh xã hội mà thuật ngữ Phật học gọi là thời và cơ.

Xã hội Ấn Độ thời Thích Ca Mâu Ni ra đời là mảnh đất phì nhiêu cho tư
tưởng
bình đẳng phát sinh và nảy nở. Nói theo ngôn từ của nhà nghiên cứu văn hoá và xã hội thì Thích Ca Mâu Ni là người đã làm một cuộc cách mạng văn hóa và xã hội thời bấy giờ. Bởi vì Thích Ca Mâu Ni đã làm đổ nhào mọi tư duy tư tưởng cũng như thang giá trị xã hội đương thời. Nếu thử làm một so sánh nhỏ cũng thấy không kém phần thú vị. Thí dụ đạo Bà la môn chủ trương thần Brahma sáng tạo ra vũ trụ. Phật dạy vạn sự vạn vật đều do duyên sinh. Đạo Bà la môn chủ trương sát tế đẫm máu. Đạo Phật
chủ trương từ bi không giết hại sinh mệnh. Đạo Bà la môn nặng tế lễ cầu
thần linh cứu giúp. Đạo Phật thì tu tập thiền quán để tự giác ngộ và giải thoát. Để trở thành thầy Bà la môn, người đó phải xuất thân từ giai
cấp
Bà la môn. Còn để trở thành tu sĩ Phật giáo thì bình đẳng không phân chia giai cấp. Thầy Bà la môn ở tại gia, phải có vợ con và bắt buộc
phải có kinh tế gia đình sung túc. Tu sĩ Phật giáo thì xuất gia từ thân
cát ái và không nắm cầm tiền bạc. Thầy Bà la môn để tóc dài quấn quanh đầu, bịt khăn trắng để bảo vệ khối tư tưởng. Tu sĩ Phật giáo cạo bỏ râu tóc. Thầy Bà la môn ăn mặc toàn trắng tượng trưng cho sự thanh khiết. Tu
sĩ
Phật giáo mặc áo phấn tảo màu đất vàng biểu tượng cùng đồng hành với
những người lầm than trong xã hội. Theo luật Manu, phụ nữ là tài sản của nam giới. Theo Phật giáo thì nam nữ bình đẳng, được xuất gia tu học,
độ đệ tử và chứng quả vị như nam giới v.v…

Phật dạy: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính tất hữu.” cho nên đối với quan hệ giữa người và người là một quan hệ tuyệt đối bình đẳng, không có người cao thượng hay hèn hạ vì phân biệt giai cấp, không có tôn
ti vì phân biệt nam nữ, cũng không có hạng giáo dục được và hạng người nào là không giáo dục được. Theo Phật dạy thì cao thượng hay hèn hạ
là do hành vi con người chứ không do giai cấp. Không thể nói trong giới
quí tộc không có người hèn hạ, cũng như không thể nói trong giới bình dân không có người cao thượng. Tư tưởng bình đẳng trong đạo Phật dạy con
người
phá bỏ sự phân chia giai cấp. Điều này Phật dạy trong nhiều kinh,
và chính tự thân đức Phật tự thân thực hiện trong việc độ người xuất gia và sinh hoạt bình đẳng trong tăng đoàn. Rõ nét nhất, trong Kinh Tiện
Dân
(Nipata) câu 136 Phật dạy: “Không ai sinh ra là tiện dân, không ai sinh ra là Bà la môn. Do hành vi mà con người thành tiện dân, do hành vi
mà con người thành Bà la môn.” Đường lối giáo dục bình đẳng không phân biệt, Phật dạy: “Giáo pháp của ta như nước trong, rửa sạch mọi ô uế, không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, nam nữ. Chỉ cần tu tập theo đường
lối của ta thì đều được cứu độ. Ta quyết không vì nể những hạng tôn quí
mà chọn lấy kẻ giàu sang vương giả. Ta đã độ cho Upali, người sinh ra trong giai cấp tiện dân và Shurata nghèo khổ. Ta cũng dùng cách thích ứng với năng lực những hạng ngu si tham dục. Giáo pháp ta không thiên vị
một đảng phái nào mà là con đường chân chính bình đẳng an ổn cho tất cả
dân chúng.” Đây là một đoạn dẫn của Hữu Tùng Viên Đế để kết luận bộ “PHẬT GIÁO THÁNH ĐIỂN” do ông biên dịch. (Trích dẫn lại của Ōno Shinzō trong tác phẩm NGHIÊN CỨU HỌC THUYẾT KINH TẾ XÃ HỘI PHẬT GIÁO, 1956, Tokyo)

Việc Phật độ cho người nữ xuất gia là một đặc điểm ưu việt trong giáo
dục
Phật giáo nhất là ở thời điểm Phật tại thế. Hơn thế nữa không những
được độ cho xuất gia mà còn được đầy đủ các quyền hành xử vai trò “ đại Phật tuyên dương” tức thay Phật thuyết giảng độ chúng, tổ chức
và điều hành ni bộ để tu học. Về điểm nam nữ bình quyền bình đẳng, ở thế kỷ 21 này còn là niềm ước mơ ở nhiều nơi trên hành tinh chúng ta nhưng vẫn còn tồn tại nhiều điều phi lý như đạo luật xử ném đá cho đến chết những phụ nữ ngoại tình mà trong khi đó thì nam giới không bị áp dụng điều luật đó, hoặc nữ tu không được làm phép thánh cho tín đồ v.v…

Hơn thế nữa tinh thần bình đẳng đến triệt để không những nữ nhân mà cực ác xiển đề cũng thành Phật. Nghĩa là không một hạng người nào không được độ thành Phật. Tất cả đều có Phật tính thì tại sao không thành Phật
được. Có phải do ta không đủ năng lực giúp họ khơi dậy cái Phật tính tất hữu trong họ hay không? Đứng về ý nghĩa giáo dục mà nói, đó là do người thầy không đủ kiến thức, phương pháp sư phạm cũng như nhiệt tâm nên đã nói một cách thiếu trách nhiệm rằng đó là một đứa trẻ không giáo dục được.

Nếu đem đối chiếu tư tưởng nhất thừa và tư tưởng bình đẳng trong giáo
dục
Phật giáo mà đức Phật đã dạy trên 2500 năm với tư tưởng bình đẳng trong giáo dục của thế giới thời hiện tại có thể nói là không thể làm một so sánh được. Vì tư tưởng bình đẳng trong giáo dục mới được quan niệm và triển khai trong thế kỷ 20 nhưng còn rất nhiều chỗ bất cập và bất khả thi. Với ý tưởng bình đẳng trong giáo dục thì mọi trẻ em đến tuổi đi học đều có quyền hưởng quyền được giáo dục một cách đồng đều. Giai đoạn trẻ em được hưởng quyền lợi giáo dục đồng đều đó ngắn dài khác
nhau và hưởng những gì hưởng như thế nào khác nhau tuỳ theo mỗi quốc gia. Nhưng nói chung quốc gia nào cũng có giai đoạn giáo dục đó. Nước ta
gọi là giai đoạn giáo dục phổ cập, Trung Quốc, Nhật Bản gọi là nghĩa vụ
giáo dục, các nước Âu Mỹ gọi là giáo dục cưỡng bách (Education obligatoire, hay Compulsory education). Cho dù bằng ngôn từ gì, phổ cập hay nghĩa vụ hay cưỡng bách khắp thế giới không thiếu trẻ con đi ăn xin,
bán rong, đánh giày hay bị bóc lột lao động trong những nhà máy mà Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần lên tiếng.

Về mặt lý thuyết và phương pháp, tâm lý giáo dục cũng từ thế kỷ 20 được phát triển đa dạng và phương pháp trắc nghiệm tâm lý được áp dụng khá phổ biến trong học đường. Phương pháp trắc nghiệm trí thông minh gọi
là IQ Test được dùng để phân loại trẻ. Theo lý thuyết người ta cho rằng
trẻ em có chỉ số thông minh IQ dưới 70 là trẻ không giáo dục được (uneducable). Với tinh thần giáo dục Phật giáo thì đây là quan điểm không thể chấp nhận. May thay quan niệm này ngày nay vừa được xét lại.

Phật giáo là giáo thuyết lấy con người làm trung tâm, giải quyết mọi sinh hoạt thực tế của con người trong hoàn cảnh nó đang sống để từ đó thăng tiến hơn lên. Đạo Nguyên thiền sư khai tổ của dòng thiền Tào Động Nhật Bản đã nói “thế pháp tức Phật pháp” và chân như pháp thân không có nghĩa là trạng thái của một thế giới thanh tịnh nào khác hoàn toàn không
liên quan đến sinh hoạt thực tế của con người. Cho nên vai trò của giáo
dục
Phật giáo là quan sát cái xã hội đang liên tục biến đổi để cải thiện con người và xã hội. Người tu Phật hành Phật sự phải đứng trên lập
trường
lấy hiện tượng sinh hoạt thực tế của xã hội làm cơ sở giải đáp nguyện vọng về tinh thần cũng như vật chất của dân chúng. Nói vắn tắt là
Phật giáo phải hiện đại hóa thực tế hóa và động thái hóa. Nói hiện đại hóa, thực tế hóa, động thái hóa tức đương nhiên bao hàm vấn đề xã hội hóa và dân chủ hóa. Phật giáo vốn không xa rời lập trường xúc tiến lợi ích cho dân chúng. Và “bồ tát” trụ tâm nơi từ bi hỉ xả vì tất cả dân chúng mà nỗ lực theo đuổi lợi ích thế gian và xuất thế gian.

Khi xuất hiện Phật giáo đại chúng bộ thì tên Phật giáo Đại thừa cũng mang ý nghĩa Phật giáo thế tục hóa, nhưng đồng thời cũng mang ý nghĩa xã
hội
hóa. Nói như một nhà nghiên cứu tôn giáo triết học người Đức Leopold Zielger trong Der ewige Buddho, 1922: “Tôn giáo của đức Phật xưa
nay
vốn là tôn giáo lấy dân chúng làm bản vị, một tôn giáo vô cùng dân chủ, một tôn giáo luôn luôn đổi mới”. Vì vậy Phật giáo thời hiện tại phải xác minh lại tính xã hội và vì dân. Nói xác minh lại bởi vì trong quá khứ việc thế tục hóa Phật giáo ở Trung Quốc cũng như ở Nhật Bản và Việt Nam đã nhiều thời trở thành một thứ tôn giáo gia tộc hóa, triều đại
hóa. Và khi quyền thế chi phối thì Phật giáo trở thành một thứ công cụ xa rời lớp dân chúng bình dân, mất đi tính xã hội vốn có. Từ đó Phật giáo trở thành một thứ đồ cổ mỗi khi được nhắc đến, còn trong thực tế chỉ còn lại như một thứ nghi lễ trong tang tế mà thôi.

Điều mà người tu Phật, hành Phật sự ngày nay là triển khai nguyên lý,
giáo thuyết của đức Phật, vận dụng làm sống lại tính xã hội hóa của đạo
Phật
. Trong kinh giáo nguyên thủy cũng như kinh giáo thời Đại thừa phát
triển đức Phật đã từng dạy phải làm thế nào.

(Trích từ Tiểu Luận Giáo Dục Học Phật Giáo – Nguyên Hồng)

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Nghĩa Và Điều Kiện Xuất Gia

Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Thuyết Pháp

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Load More

Discussion about this post

Trung Đạo Cho Sự Phát Triển Bền Vững

Trung Đạo Cho Sự Phát Triển Bền Vững

TRUNG ĐẠO CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIỮA NHỮNG ĐỔI THAY XÃ HỘIPGS.TS. Dipti Mahanta * Mỹ Thanh dịch(Tham...

Hoa Sen Trong Phật Giáo

Hoa Sen Trong Phật Giáo

HOA SEN TRONG VĂN HÓA PHẬT GIÁOThích Hạnh Tuệ Hoa sen trong văn hóa vật chất 1. Hoa sen thể...

Đọc Thơ Xuân Nguyến Bính

Đọc Thơ Xuân Nguyến Bính

ĐỌC LẠI THƠ XUÂN NGUYẾN BÍNHĐÓN TẾT MẬU TUÂT – 2018, KỶ NIỆM 100 NĂM SINH CỦA NHÀ THƠ (1918-2018) ...

Phải Chăng “Họa Vô Đơn Chí” Là Số Phận?

Phải Chăng “Họa Vô Đơn Chí” Là Số Phận?

THÍCH NHẬT TỪ CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH Nhà xuất bản Hồng Đức 2015 Phải Chăng “Họa Vô Đơn...

Một Nhà Sư Có Thể Làm Việc Như Một Bác Sĩ Không?

Một nhà sư có thể làm việc như một bác sĩ không?

Có một số Phật tử thường hiểu lầm câu hỏi sau đây, đó là một nhà sư có thể làm...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

Kinh văn: “Hàm cộng tuân tu Phổ Hiền Đại Sĩ chi đức”.Lần này, chúng ta nói về cương lĩnh tu...

Ý Nghĩa Câu Nói: ‘Duy Ngã Độc Tôn’

Ý nghĩa câu nói: ‘Duy ngã độc tôn’

Trong mùa Phật đản, trên các lễ đài đều thường dùng hình ảnh đức Phật lúc sơ sinh đi trên...

Sự Thật Tà Đạo “Tâm Linh Hồ Chí Minh”

Sự Thật Tà Đạo “Tâm Linh Hồ Chí Minh”

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh đã có trên 50 người tham gia trong đó...

Tản Mạn Thiền Tâm – Tập I – Sách Ebook Song Ngữ Pdf

Tản Mạn Thiền Tâm – Tập I – Sách Ebook Song Ngữ PDF

THIỆN PHÚC TẢN MẠN THIỀN TÂM(NHỮNG CÂU CHUYỆN TẢN MẠN VỀ THIỀN TÂM)RAMBLING STORIES OF ZEN MINDS TẬP I |  VOLUME I No part...

Một Chuyến Đi

Một chuyến đi

Đi máy bay không phải là việc khó với người đã được tập đi máy bay từ bé như tôi,...

Nhân Loại Rồi Sẽ Tự Hủy Diệt?

Nhân Loại Rồi Sẽ Tự Hủy Diệt?

NHÂN LOẠI RỒI SẼ TỰ HỦY DIỆT? Đào Văn Bình Theo Business Insider ngày 2/5/2021,  trong lúc bộ tham mưu...

Con Gái Và Tổ Chim Yến

Con gái và tổ chim yến

BÚT KÝ... CON GÁI VÀ TỔ CHIM YẾN Nguyễn Xuân Chiến   Con cái là thiện tri thức của cha...

Lời Khuyên Cho Các Đệ Tử

Lời Khuyên Cho Các Đệ Tử

LỜI KHUYÊN CHO CÁC ĐỆ TỬ Từ Cam Lồ Trọng Yếu Của Ý Nghĩa Sâu Xa: Các Chỉ Dẫn Khẩu...

Mở Rộng Chu Vi Của Từ Ái

Mở Rộng Chu Vi Của Từ Ái

MỞ RỘNG CHU VI CỦA TỪ ÁITác giả: Đức Đạt Lai Lạt MaAnh dịch: Jeffrey Hopkins Chuyển ngữ: Tuệ Uyển...

Vật Lý Học Lượng Tử Và Phật Giáo

Vật lý học lượng tử và Phật giáo

VẬT LÝ HỌC LƯỢNG TỬ VÀ PHẬT GIÁO Phạm Xuân Yêm LTS : Giáo sư Phạm Xuân Yêm, nhà vật lý...

Trung Đạo Cho Sự Phát Triển Bền Vững

Hoa Sen Trong Phật Giáo

Đọc Thơ Xuân Nguyến Bính

Phải Chăng “Họa Vô Đơn Chí” Là Số Phận?

Một nhà sư có thể làm việc như một bác sĩ không?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

Ý nghĩa câu nói: ‘Duy ngã độc tôn’

Sự Thật Tà Đạo “Tâm Linh Hồ Chí Minh”

Tản Mạn Thiền Tâm – Tập I – Sách Ebook Song Ngữ PDF

Một chuyến đi

Nhân Loại Rồi Sẽ Tự Hủy Diệt?

Con gái và tổ chim yến

Lời Khuyên Cho Các Đệ Tử

Mở Rộng Chu Vi Của Từ Ái

Vật lý học lượng tử và Phật giáo

Tin mới nhận

Đức Phật dạy Pháp Niết bàn tức khắc

Đức Phật giữa đời thường

Phật ở đâu?

Lễ Khánh Thành Công Trình Tượng Đài Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Thế gian có cuồng quay thì lòng Phật vẫn bình yên

Tại sao tay đức Phật chạm đất?

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Sống chung với mẹ chồng theo lời Phật dạy

Bụt đã để lại cho ta những gì? Và ta đã thừa hưởng được những gì?

Đôi điều về nhân cách văn hóa của Đức Phật

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Khéo tích công bồi đức

“Công ơn cha mẹ” theo lời Phật dạy

Góc Nhìn Người Phật Tử

Khoảnh khắc hay là thiên thu?

15 điều Phật dạy về đối nhân xử thế nên ghi nhớ

Tưởng niệm 56 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu

Chùa Núi Minh Đức – Khối Phố Thạnh Đức, Huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

Trong 49 năm Đức Phật có thuyết pháp hay không?

Tình yêu của Phật

Tin mới nhận

Nét Đẹp Của Chùa Việt Ở Nước Đức – Viếng Chùa Bảo Quang Hamburg

Ý Nghĩa Duy Ngã Độc Tôn

Thiền Tập Chữa Bệnh Chậm Trí

Bất biến và tùy duyên

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Sau 40 Năm Thành Lập: Thuận Theo Chính Quyền, Nghịch Lại Chân Kinh

Đối Diện Cái Chết Thích Nhật Từ

Thiền sinh đối diện với nạn dịch (song ngữ Vietnamese-English)

Doanh sự Tỳ-kheo

Thực hành tính chân thật

Đi Học “Nghệ Thuật Chuyển Hóa Khổ Đau”

Đóa hồng vàng cửa Phật

Lên chùa “hái lộc” – có phước, hay tạo thêm nghiệp xấu?

Phật Tử Tham Gia Chiến Tranh Bảo Vệ Đất Nước Nếu Vì Đạt Mục Đích Mà Phải Phạm Năm Giới Thì Có Sao Không?

Chùa Huế

Cuốn Sách Bị Bỏ Quên: Phật Giáo Tranh Đấu – Đào Văn Bình

Phật Giáo Thế Kỷ 21

Đức Phật dạy về cách xa lìa ái dục, xử lý năng lượng tình dục

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 77)

Cư Sĩ Chánh Trí – Mai Thọ Truyền (1905 – 1973) – Thích Đồng Bổn

Nhập Trung Quán Luận

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 212)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 73)

Ta là người có tội

Về việc dịch Tam Tạng Pali sang tiếng Việt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Đức Phật thành đạo đã xóa tan màn vô minh u tối của loài người

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 262)

Kinh Duy Ma

Kinh Bách Dụ: Bắt chước tổ tiên ăn nhanh

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 25)

Kinh Tăng Chi Bộ Song Ngữ Anh Việt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 367)

Hiện Trạng Đại Tạng Kinh – Tháng 4, 2011

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 141)

Video Thuyết Giảng Của HT. Thích Thông Phương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 180)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 238)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 44)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 110)

Lấy Khổ Làm Thầy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 277)

Sự Chuyền Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Sự Có Mặt Của Quán Thế Âm Bồ Tát

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 350)

Chương 1 bài 2 mục 5 Khuyến khích người tu hành nỗ lực (08/05/2022)

Kinh Di Đà Lược Giải Viên Trung Sao – Thích Phổ Tuệ

48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

Niệm Phật căn bản cho người tại gia Tập 1 và 2

Siêng năng làm việc nhân từ thế gian được chơn lạc, sinh thiên hoặc vãng sinh về tịnh độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 56)

Nữ Đức Vi Yếu – Kinh Văn

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 298)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 21)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 36)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 25)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese