PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tìm Hiểu Phước Bố Thí – Tỳ Khưu Hộ Pháp – Sách ebook PDF

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

MỤC LỤC

Lễ Bái Tam Bảo
Lời Nói Đầu
Phước Thiện (Puññakusala)
Phước Thiện Bố Thí
Những Nhân Vật Xuất Sắc Về Hạnh Bố Thí
Những Tích Bố Thí
Phước Bố Thí Cho Quả Kiếp Hiện Tại
Bố Thí Và Hồi Hướng
Bố Thí – Phát Nguyện
Bố Thí – Kết Quả
Bố Thí Mong Cầu Siêu Tam Giới
Nghiệp Lực
Bố Thí – Bố Thí Ba-la-mật
Đoạn kết

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Đức Arahán, Đức Chánh Đẳng Giác ấy.

Đức Phật dạy:
Annado balado hoti,
Vatthado hoti vaṇṇado.
Yānado sukhado hoti,
Dīpado hoti cakkhudo.
So ca sabbadado hoti.
Yo dadati upassayaṃ,
Amataṃdado ca so hoti,
Yo dhammamānusāsati”.
(Bộ Saṃyuttanikāya – Sāgathavagga, kinh Kiṃ Dadasutta.)

Đức Phật trả lời câu hỏi của chư thiên trong bài kinh Kim Dadasutta (thuộc Kinh Tương Ưng Bộ) như sau:

“Bố thí những vật thực,
Là bố thí sức mạnh.
Bố thí những y phục,
Là bố thí sắc đẹp.
Thí phương tiện đi lại,
Là thí sự an lạc.
Bố thí đèn thắp sáng,
Là bố thí đôi mắt.
Người bố thí chỗ ở,
Là bố thí tất cả.
Bậc giảng dạy chánh pháp,
Là thí pháp bất tử”.
Con hết lòng thành kính
Đảnh lễ ngôi Tam bảo:
Phật bảo, Pháp, Tăng bảo
Cùng các bậc Thầy Tổ.
Con biên soạn tập sách:
“Tìm Hiểu Phước Bố Thí“.


Lời Nói Đầu

Đức Phật thí dụ về phước bố thí:

Một căn nhà bị cháy, chủ nhân đem ra được khỏi nhà đồ vật nào, đồ vật ấy hữu dụng đối với chủ nhân; những đồ vật còn lại trong nhà bị thiêu hủy, chẳng ích lợi gì cho chủ nhân cả. Cũng như vậy, sắc thân này cũng ví như một căn nhà luôn luôn bị thiêu hủy do bởi 11 thứ lửa (tham, sân, si, sanh, già, chết, sầu não, than khóc, khổ thân, khổ tâm, thống khổ) không ngừng nghỉ, bậc Thiện trí biết vậy, nên sử dụng của cải nào đem ra bố thí, của cải ấy là nhân tạo nên phước thiện, thuộc của riêng mình, hỗ trợ cho thí chủ được sự an lạc trong kiếp hiện tại và nhiều kiếp vị lai. Nếu phước thiện bố thí ấy trở thành pháp hạnh bố thí ba la mật, thì hỗ trợ cho các ba la mật khác được thành tựu, để dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Đạo – Thánh Quả và cuối cùng đạt đến cứu cánh Niết Bàn, giải thoát khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài, nhờ pháp hạnh bố thí ba la mật làm nền tảng.

Thật ra, tất cả của cải trong thế gian này đều là của chung, song người nào có phước, thì người ấy được thừa hưởng một phần của cải ấy; đó là thừa hưởng quả của phước thiện mà chính mình đã tạo trong kiếp hiện tại và những kiếp quá khứ; thời gian được thừa hưởng lâu hay mau hoàn toàn tùy thuộc vào nhân phước thiện. Bậc Thiện trí hiểu biết rõ, của cải mà mình đang thừa hưởng có tính chất tạm thời, không bền vững, nếu sử dụng cho mình thì hết, để lâu ngày thì bị hư. Cho nên, bậc Thiện trí sử dụng của cải ấy đem bố thí để tạo nên phước thiện là thứ báu vật của riêng mình, không một ai có thể chiếm đoạt được, có tính chất bền vững lâu dài, theo mình như bóng theo hình, mọi nơi, mọi kiếp cho quả báu an lạc.

Tạo phước thiện bố thí được thuận lợi chỉ có con người ở cõi Nam thiện bộ châu (trái đất) này; còn con người ở 3 châu khác (Đông thắng thần châu, Tây ngưu hóa châu, Bắc câu lưu châu), hoặc các hạng chư thiên ở cõi trời dục giới, chư phạm thiên ở cõi trời sắc giới, cõi trời vô sắc giới đang hưởng quả an lạc của thiện nghiệp do mình đã tạo, nên không có cơ hội tạo phước thiện bố thí; và các chúng sinh trong 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh) đang chịu khổ cực của ác nghiệp do mình đã tạo, lại càng không có cơ hội tạo phước thiện bố thí. 
Con người chúng ta có nhiều cơ hội tạo mọi phước thiện nhất là phước bố thí, không những đem lại sự lợi ích cho mình, mà còn hồi hướng đến cho thân bằng quyến thuộc: ông bà, cha mẹ, thầy tổ, bà con, bạn bè… cùng các chúng sinh đang sống trong cảnh khổ, họ đang mong đợi, trông chờ phần phước thiện mà bà con mình hồi hướng. Khi họ hoan hỉ phần phước thiện ấy, ngay tức khắc, giải thoát khỏi cảnh khổ, được tái sanh cảnh thiện giới: cõi người, cõi trời dục giới, hưởng mọi sự an lạc.

Như vậy, con người chúng ta chớ nên bỏ lỡ cơ hội làm phước bố thí, bởi vì phước bố thí mà thí chủ đã tạo xong rồi, sẽ cho quả an lạc trong kiếp hiện tại và nhiều kiếp vị lai, dầu tái sanh kiếp nào, là người hoặc chư thiên cũng hưởng được quả báu của phước bố thí ấy, được an lạc lâu dài. Thậm chí, dầu tái sanh làm loài súc sanh, thì loài súc sanh ấy cũng hưởng được quả báu ấy, kiếp súc sanh được an lạc hơn hẳn các loài súc sanh khác. Như chúng ta thường thấy có những con chó, con mèo, con ngựa, con voi… chúng được săn sóc chu đáo, có đầy đủ vật thực ngon lành, còn được trang sức đẹp đẽ nữa. Đó là do quả báu của phước bố thí ở tiền kiếp mà chúng đã tạo.

Con người chúng ta không nên dể duôi, nếu có cơ hội làm phước bố thí, thì đừng bỏ lỡ cơ hội tốt ấy.

Nên hiểu biết rõ rằng không phải bố thí lúc nào cũng được phước thiện cả đâu! Nếu không hiểu biết cách bố thí, thì không được phước. Cũng như người nông dân không hiểu biết về cách trồng trọt, gieo giống, mùa màng, thời tiết… gieo hạt giống trên đất khô, cằn cỗi, hạt giống không sao nảy mầm được, còn làm cho hạt giống bị hư, cây không mọc, thì mong gì có hoa và quả!

Vì vậy, thí chủ cần phải học cách bố thí thế nào để cho phát sanh phước thiện. Khi có được phước thiện, biết sử dụng để đem lại sự lợi ích cho mình và cho người khác, chúng sinh khác.

Tập sách nhỏ này giúp cho quý độc giả, chư vị thí chủ tìm hiểu về sự bố thí để phát sanh mọi phước thiện nhiều hoặc ít, bậc cao hoặc bậc thấp v.v….

Tập sách “Tìm Hiểu Phước Bố Thí” này, bần sư đã sưu tầm các tài liệu, trích dịch từ trong Tam tạng, Chú giải để giúp cho quý độc giả tìm hiểu về bố thí để tạo nên phước thiện.

Nhờ sự đóng góp của các đệ tử Vĩnh Cường đánh máy bản thảo, Rakkhitasìla antevàsika trình bày dàn trang và chư thí chủ có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, nên làm phước bố thí tịnh tài để lo việc ấn hành tập sách này; nhất là gia đình Trần Văn Cảnh – Trần Kim Duyên, gia đình cô Dhammanandā,….

Bần sư rất hoan hỉ sự đóng góp công và tịnh tài của quý vị để cho tập sách này được ra đời. Bần sư cầu nguyện ân đức Tam bảo cùng phước thiện pháp thí thanh cao này, hộ trì cho quý vị và toàn thể thân bằng quyến thuộc của quý vị được giàu sang phú quý, thân tâm thường an lạc, tiến hóa trong mọi thiện pháp để tạo duyên lành trên con đường giải thoát khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài; đồng thời hồi hướng đến những người ân nhân đã quá vãng, cầu mong cho họ hoan hỉ pháp thí này, để được giải thoát mọi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Xin hồi hướng phần phước pháp thí này đến tất cả chúng sinh, mong cho tất cả chúng sinh hoan hỉ phần phước thiện này để được giải thoát khỏi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Bần sư đã cố gắng hết sức mình để biên soạn tập sách này, song với khả năng có hạn, nên khó tránh khỏi những sai sót, kính mong chư bậc Thiện trí từ bi chỉ giáo, bần sư kính cẩn chấp nhận những lời phê bình xây dựng và xin chân thành tri ân sâu xa quý Ngài.

Tỳ khưu Hộ Pháp
Thiền viện 
Viên Không
Xã Tóc Tiên, Huyện Tân Thành
Bà Rịa-Vũng Tàu
Pl: 2545/2001

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Buông Xả Những Quá Khứ Đau Thương Và Thù Hận

Là một cựu quân nhân trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, tôi đã chiến đấu tại các chiến trường...

Thiền Vipassana Chính Xác Là Gì?

Thiền Vipassana chính xác là gì?

Thiền sư Henepola Gunaratana Trong Pali ngữ, ngôn ngữ gốc của văn học Theravada (Thượng tọa bộ, Nguyên thủy), hai...

Học Phật Thì Đừng Tham, Hãy Dùng Tâm Bình Thường Để Học Phật

Học Phật thì đừng tham, hãy dùng tâm bình thường để học Phật

Người học Phật Pháp cần phải luôn luôn thành thật dụng công mà tu hành, như hai chân đứng vững...

Hoàng Tử Năm Vũ Khí Và Quỷ Lông Dính

Hoàng tử năm vũ khí và quỷ lông dính

HOÀNG TỬ NĂM VŨ KHÍVÀ QUỶ LÔNG DÍNHTâm Minh Ngô Tằng Giao(Thi Hóa Theo Bản Văn XuôiPrince Five-Weapons And Sticky-HairCủa...

Sống Trong Từng Sát Na

SỒNG TRONG TỪNG SÁT NA Trường Đinh Mục Lục 1. Quán Thân - quán về hơi thở - quán về...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 365)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng ThọTrang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác KinhTập 365 Xin chào chư vị đồng tu,...

Nhân Duyên Đức Phật Nói Pháp Tứ Thánh Đế

Nhân duyên đức Phật nói pháp Tứ Thánh đế

Tứ Diệu đế là phiên âm tiếng Hán, Phạn ngữ là Catvary Aryasatyani. Arya là Diệu, Thánh, cao quý, mầu...

Thơ: “Xưng Thiên Thất Bộ”

Thơ: “Xưng Thiên Thất Bộ”

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Không Phải Đợi Đến Khi Hư Hỏng Mới Tu

Không Phải Đợi Đến Khi Hư Hỏng Mới Tu

KHÔNG PHẢI ĐỢI ĐẾN KHI HƯ HỎNG MỚI TU Thiện Quả Đào Văn Bình  Ngạn ngữ có câu “Nước đến chân...

Góc Nhìn Phật Giáo Về Khủng Hoảng Covid-19 – Tavivat Puntarigvivat -Thích Vân Phong Dịch Việt

Góc Nhìn Phật Giáo Về Khủng Hoảng Covid-19 – Tavivat Puntarigvivat -Thích Vân Phong Dịch Việt

Bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019, bắt nguồn từ Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus...

An Cư Kho Báu Niềm Tin Và Trí Tuệ

An Cư Kho Báu Niềm Tin Và Trí Tuệ

AN CƯ KHO BÁU NIỀM TIN VÀ TRÍ TUỆTKN. Thích Nữ Chân Liễu Ngày nay, y theo lời dạy của...

Chuyển Nghiệp Và Sự Cải Tạo Vận Mệnh Trong Kiinh Mi Tiên Vấn Đáp

Chuyển nghiệp và sự cải tạo vận mệnh trong kiinh Mi Tiên Vấn Đáp

Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 87)

Trong nhà Phật có rất nhiều đạo tràng thường khuyên mọi người bố thí cúng dường, đương nhiên đối với...

Kệ Tụng Đản Sinh Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn

Kệ Tụng Đản Sinh Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn

KỆ TỤNG ĐẢN SINH ĐỨC THÍCH CA MÂU NI THẾ TÔNPhước Nguyên  Khi đức Thích tôn đản sinh, tay phải...

Thập Nhị Bộ Kinh

Tôi đọc kinh sách Phật thường nghe nói tới “Thập Nhị Bộ Kinh “ tức “mười hai bộ kinh”. Vậy...

Buông Xả Những Quá Khứ Đau Thương Và Thù Hận

Thiền Vipassana chính xác là gì?

Học Phật thì đừng tham, hãy dùng tâm bình thường để học Phật

Hoàng tử năm vũ khí và quỷ lông dính

Sống Trong Từng Sát Na

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 365)

Nhân duyên đức Phật nói pháp Tứ Thánh đế

Thơ: “Xưng Thiên Thất Bộ”

Không Phải Đợi Đến Khi Hư Hỏng Mới Tu

Góc Nhìn Phật Giáo Về Khủng Hoảng Covid-19 – Tavivat Puntarigvivat -Thích Vân Phong Dịch Việt

An Cư Kho Báu Niềm Tin Và Trí Tuệ

Chuyển nghiệp và sự cải tạo vận mệnh trong kiinh Mi Tiên Vấn Đáp

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 87)

Kệ Tụng Đản Sinh Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn

Thập Nhị Bộ Kinh

Tin mới nhận

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Bụt trong con sinh chưa?

Cúng dường cơm cháy chuyển nghiệp đọa địa ngục thành sinh thiên

Phật ra đời vì một nhân duyên lớn: “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”

Phật dạy: Nghiệp tốt do mình tạo, không phải sức thiêng liêng nào ban

Gặp Phật ở đâu?

Người yêu rốt cuộc là ai?

15 điều Phật dạy về đối nhân xử thế nên ghi nhớ

20 cách giúp bạn tận hưởng một ngày mới tuyệt vời

Đôi nét về cuộc đời và sự giáo hóa của Đức Phật

Có phải bạn đang yêu sai cách?   

Đức Phật đã từ bỏ tất cả để có được tất cả

The Self-immolation Of Thich Quang Duc – Smsu

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

Lí do Đức Phật ra đời là gì?

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Niệm Phật Đường Từ Minh – Đắk Lắk

Xin lỗi Phật, con từng nghĩ sẽ quay lưng với chùa

Lời Phật dạy sâu sắc cho người lận đận về tình duyên

Làm thế nào để chiến thắng cái xấu ác?

Vấn đề bảo vệ môi trường dưới góc nhìn Phật giáo

Tin mới nhận

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Bốn: Phụ Hạnh

Ý Nghĩa Việc Xuất Gia

Kinh Đại Thừa Có Phải Do Các Vị Tổ Trung Hoa Viết Ra?

Nghĩ gì về những khóa tu mùa hè dành cho tuổi trẻ

Thoát Vòng Tục Lụy – Bản Dịch Của Quảng Độ

Từ trường và vận mệnh của mỗi người bắt nguồn từ sức mạnh tâm hồn

Tính Chất Giáo Dục Của Giới Luật Phật Giáo

Tuyển Tập 100 Ca Khúc Nhạc Phật Đản Hay Nhất

Đồng một tâm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 105)

Thông Điệp Chúc Mừng Phật Đản PL.. 2560 DL. 2016 Từ Toà Thánh Vatican

Làm Chủ Cảm Xúc và Những Mối Bất Hòa

Mỗi Người Hãy Là Một Chiếc Lá

Sự hiện đại của tình thương

Tội Lỗi – Hình Phạt – Sám Hối

Đôi điều về nhân cách văn hóa của Đức Phật

Một Vài Suy Tưởng Nhân Kỷ Niệm Thành Đạo Của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật – Chơn Hương

Ứng Dụng Lý Nhân Duyên

Trăng Tròn Tháng Giêng

Tư tưởng chính trị trong triết học Khổng giáo

Tin mới nhận

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 19)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 301)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải (Suramgama Sutra) – Cuốn 1

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 166)

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) PDF

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 248)

Thí Dụ Về Cây Đàn, Kinh Tăng Chi Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 145)

Tìm hiểu ý nghĩa kinh “Nhất Dạ Hiền Giả”

Kinh Phật và gốm của Họa sỹ Lê Thiết Cương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 07)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 45)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 156)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 314)

Khái Quát Tư Tưởng Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 306)

Tin mới nhận

Các Cách Niệm Phật

Thầy Tôi Dạy Tôi Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 17)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 198)

Sự Chuyền Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Sự Có Mặt Của Quán Thế Âm Bồ Tát

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 7)

Y giáo phụng hành mới có thể chứng quả

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 181)

Pháp Nhĩ Như Thị

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 68)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 13)

An Sĩ toàn thư – Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ

Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 370)

Đường về cực lạc, tịnh độ nhân gian

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 40)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.