PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tiểu Sử Vắn Tắt Ngài Dola Jigme Kalzang

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TIỂU SỬ VẮN TẮT NGÀI DOLA JIGME KALZANG

Adam Pearcey[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

Blank Ngài Jigme Kalzang sinh năm 1789 trong gia đình Khungta ở Serta thuộc Kardze. Do đó, Ngài đôi khi được biết đến là Khungta Jigme Kalzang. Ngài cũng được gọi là Dola Jigme Kalzang bởi Ngài đã dành thời gian dài tại thung lũng Do ở Golok, trụ xứ của đạo sư chính yếu của Ngài – Đức Dodrubchen Jigme Trinle Ozer (1745-1821)[2]. Bên cạnh đó, Ngài đôi lúc được biết đến là Derge Jigme Kalzang, bởi Ngài đã đóng vai trò là giáo sĩ cho vua của Derge. Và Ngài còn được biết đến là Zhonnu Yeshe Dorje, đặc biệt ở vùng Rebkong. Bên cạnh đó, một vài tác phẩm của Ngài được ký bằng các danh hiệu Chokyi Lodro và Kyeme Dorje.

Thời trẻ, Ngài Jigme Kalzang chủ yếu nghiên cứu với Đức Dodrubchen Jigme Trinle Ozer, Getse Jigme Ngotsar (vị sinh năm 1730) và Gyarong Namkha Tsewang Chokdrub (vị sinh năm 1744). Một tiểu sử ngắn do Tenzin Lungtok Nyima soạn cũng liệt kê Nyidrak Lama Kalzang Wangden (1673-1757) và Ngài Dzogchen thứ Ba – Ngedon Tenzin Zangpo (1759-1792) trong số những đạo sư của Ngài, nhưng điều này dường như không hợp lý nếu 1789, như được chỉ ra trong một số miêu tả gần đây, là năm sinh chính xác của Ngài.

Các nghiên cứu của Ngài Jigme Kalzang bao gồm giáo lý về những thực hành từ cả Cựu Dịch và Tân Dịch, nhưng Ngài đặc biệt tập trung vào Đại Viên Mãn Dzogchen theo truyền thừa Longchen Nyingtik. Nhờ sự làm chủ hoàn toàn những giáo lý này và các nỗ lực hoằng dương chúng của Ngài, Ngài được biết đến là một trong bốn đệ tử chính yếu của Đức Dodrubchen, những vị được nhắc đến như là “bốn hậu duệ kim cương” / “bốn hậu duệ tên Dorje”. Bất cứ khi nào Đức Dodrubchen ban quán đỉnh về cuối đời, người ta nói rằng, Ngài Jigme Kalzang sẽ là vị ban khẩu truyền kèm theo. Cũng chính Ngài là vị đã công nhận Patrul Orgyen Jigme Chokyi Wangpo (1808-1887)[3] là vị tái sinh của Palge Lama Samten Phuntsok, điều mà sau đó Đức Dodrubchen đã xác nhận.

Sau các nghiên cứu, Ngài giảng dạy rộng rãi, khắp vùng Kham. Ngài cũng du hành xa hơn về phía Bắc, vào tỉnh Amdo. Theo các chỉ dẫn từ Đức Dodrubchen, Ngài viếng thăm Rebkong và các quận Bayan Khar (Hualong thuộc tỉnh Thanh Hải ngày nay) và Trika, cũng như những nơi khác gần đó để giảng dạy và chăm sóc đệ tử. Trong những chuyến du hành này, Ngài thành lập một Tu viện ở vùng Sokpo thuộc Amdo.

Khi danh tiếng lan rộng, Ngài trở thành mục tiêu của sự thù địch bộ phái. Các Lama và quan chức buộc tội Ngài làm điều sai trái, mặc dù chính xác là điều gì thì không được chỉ ra trong các nguồn sẵn có và điều này cuối cùng dẫn đến việc Ngài bị bỏ tù theo lệnh của hoàng đế Trung Quốc. Nhiều Lama sau đó hòa giải thay cho Ngài, bao gồm cả người họ hàng của Ngài – Traktung Namkha Gyatso (1788-1859) cũng như Maksar Pandita Kunzang Tobden Wangpo (1781-1828) và một Yogi tên Dorje Dudul. Maksar Pandita thậm chí còn đích thân du hành đến gặp hoàng đế trong nỗ lực đảm bảo rằng đạo sư được phóng thích. Khi ông ấy làm vậy và Ngài Jigme Kalzang được bảo rằng Ngài được tự do, Ngài khăng khăng rằng 300 bạn tù của Ngài cũng phải được thả cùng lúc. Người ta nói rằng hoàng đế đã miễn cưỡng chấp thuận.

Có nhiều miêu tả về điều xảy ra với Ngài Jigme Kalzang sau khi được thả khỏi tù. Một số nói rằng Ngài lập một ẩn thất đâu đó trong vùng sa mạc của Trung Quốc, nơi Ngài duy trì nhập thất trong phần còn lại của cuộc đời; số khác nói rằng Ngài thành lập một Tu viện ở Thượng Hải. Thậm chí còn có một tường thuật rằng Ngài đã du hành đến tận Nhật Bản. Số khác vẫn tin rằng Ngài đã trở về Serta và thành lập một trung tâm nhập thất ở đó, nhưng những biên tập viên của một cuốn trước tác gần đây của Ngài đã xem kiểu sau cùng này là không thể.

Năm qua đời của Ngài Jigme Kalzang không được ghi lại. Một câu chuyện, được Dilgo Khyentse Rinpoche kể lại và nằm trong cuốn Đạo Sư Của Thiền Định Và Thần Thông của Tulku Thondup, kể về cách mà Ngài qua đời trong lúc du hành ở Trung Quốc. Khi Ngài đi qua một thị trấn, Ngài nhận ra một đám đông đang tập trung tại quảng trường trung tâm và đã đến xem chuyện gì đang xảy ra. Ở đó, Ngài thấy một tên trộm sắp bị hành hình bằng một phương pháp lạ, điều đòi hỏi hắn sẽ bị cột vào một con ngựa sắt. Con ngựa sắt này sau đó được làm nóng đến nhiệt độ không thể chịu đựng từ bên trong. Ngay lập tức, Ngài Jigme Kalzang chen lên trước đám đông, tuyên bố chính Ngài mới là thủ phạm thật sự. Tên trộm được thả và Ngài Jigme Kalzang bị hành hình thay cho hắn. Như thế, vì lòng bi mẫn, Ngài đã từ bỏ mạng sống để miễn khổ đau cho một tội phạm vô danh.

Các trước tác của Ngài Jigme Kalzang bao gồm bản văn nổi tiếng Tiếng Bi Bô Ngu Xuẩn Làm Sáng Tỏ Sự Thực – Các Chú Thích Về Giai Đoạn Sinh Khởi Và Hoàn Thiện. Tác phẩm này đã được dịch sang Anh ngữ nhiều lần, nhưng thường được quy cho Ngài Do Khyentse Yeshe Dorje (1800-1866) thậm chí bởi những người Tây Tạng – một sai sót có thể bởi sự tương đồng về danh hiệu (bản văn được ký bởi Zhonnu Yeshe Dorje, một trong các danh hiệu của Ngài Jigme Kalzang nhưng không phải danh hiệu chứng thực cho Ngài Do Khyentse). Ngài cũng viết về các thực hành sơ khởi Longchen Nyingtik và nhiều chủ đề khác nhau như thệ nguyện Samaya, Chod, thực hành Phổ Ba Kim Cương, ngữ pháp và Ngài soạn nhiều bài ca chứng ngộ. Ít nhất, một số bản văn mà Ngài viết với danh hiệu Kyeme Dorje vẫn chưa được xuất bản.

Sau khi bị tống giam, sự công nhận vị tái sinh của Ngài Jigme Kalzang bị cấm. Nhưng một số học trò ở vùng Rebkong vẫn thờ ơ điều này và tiến hành tìm kiếm bí mật trong khi tuyên bố là đang tìm một vị “Dzongngon Tulku” nhất định. Vị tái sinh, sinh vào khoảng giữa thế kỷ 19, như thế được biết đến là Ngài Dzongngon thứ hai và được đặt tên là Pema Tukchok Dorje. Ngài đã biên soạn nhiều bản văn liên quan đến thực hành Longchen Nyingtik và Dzogchen cùng nhiều chủ đề khác. Ngài Yukhok Choying Rangdrol (1872-1952)[4] cũng được công nhận là một trong những vị tái sinh của Ngài Jigme Kalzang.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Jigme-Kelzang/7732.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Adam Pearcey là vị sáng lập Lotsawa House, người đã hoàn thành chương trình PhD tại SOAS, Đại Học London vào năm 2018 với luận văn về Dzogchen, chủ nghĩa kinh viện và đặc tính bộ phái ở Tây Tạng đầu thế kỷ 20.

Tin bài có liên quan

Patrul Rinpoche Là Ai?

Patrul Rinpoche Là Ai?

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Rongzom Chokyi Zangpo

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Rongzom Chokyi Zangpo

Một Trình Bày Ngắn Gọn Về Các Bardo

Một Trình Bày Ngắn Gọn Về Các Bardo

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Từ Bi Tâm Là Đệ Nhất

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Thực Hành Nhẫn Nhục

Thực Hành Nhẫn Nhục

Load More

Discussion about this post

Tự Hữu Thần Tiên Thái

Tự Hữu Thần Tiên Thái

TỰ HỮU THẦN TIÊN THÁI Hạnh Chi             Ít khi bạn tôi tới thăm mà...

Ý Nghĩa Thành Đạo Theo Kinh Hoa Nghiêm – Ht. Thích Trí Quảng

Ý Nghĩa Thành Đạo Theo Kinh Hoa Nghiêm – Ht. Thích Trí Quảng

Ý NGHĨA THÀNH ĐẠO THEO KINH HOA NGHIÊMHT. Thích Trí Quảng Đức Phật hoàn toàn tự tại giải thoát trước...

Đạo Đức Phật Giáo Và Kỹ Thuật Tạo Sinh – Quán Như

ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ KỸ THUẬT TẠO SINH Quán Như Cả thế giới rung động khi công ty nghiên...

Tịnh Độ Nơi Ấy Bây Giờ Và Ở Đây

Tịnh Độ Nơi Ấy Bây Giờ Và Ở Đây

TỊNH ĐỘ NƠI ẤY BÂY GIỜ VÀ Ở ĐÂY Thích Đạt Ma Khế Định Giảng tại chùa Đại Giác, Sóc...

Đức Phật Ra Đời, Như Mặt Trời Chói Sáng

Đức Phật Ra Đời, Như Mặt Trời Chói Sáng

ĐỨC PHẬT RA ĐỜI, NHƯ MẶT TRỜI CHÓI SÁNGNguyên Giác   Nếu không có mặt trời, chúng ta sẽ chìm...

Tâm Chư Phật Sẽ Thành

TÂM CHƯ PHẬT SẼ THÀNH Thích Nữ Chân Liễu Trong Phật giáo, xuất gia hay tại gia, dù có sinh...

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 7)

 CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI HÀI HÒA THUẦN THIỆN, THUẦN TỊNHCÁI GỐC CỦA TU ĐỨC LẬP NGHIỆPCHIA SẺ TÂM ĐẮC HỌC...

Người Phật Tử Việt Nam Trong Bối Cảnh Đạo Phật Tại Mỹ Diệu Huyền

Người Phật Tử Việt Nam Trong Bối Cảnh Đạo Phật Tại Mỹ Diệu Huyền

NGƯỜI PHẬT TỬ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠO PHẬT TẠI MỸDiệu Huyền(Bài tham luận trình bày trong “Hội Luận...

Chánh Hạnh Niệm Phật

Chánh Hạnh Niệm Phật Đại Sư Hám Sơn (Mộng Du Tập) Cội gốc sanh tử tức là các thứ vọng...

Phật tử ứng xử thế nào khi “phải cải đạo thì mới cho cưới”?

ĐÁP:Bạn Dương Văn thân mến!Bạn là Phật tử, luôn giữ vững đạo tâm, quyết không xa rời đạo Phật là...

Tính Chất Trí Tuệ & Nhân Bản Của Đạo Phật

Tính Chất Trí Tuệ & Nhân Bản Của Đạo Phật

TÍNH CHẤT TRÍ TUỆ & NHÂN BẢN CỦA ĐẠO PHẬT  Thích Phước Sơn   Khi bàn về Phật giáo, học...

Sám Hối Hết Tội, Có Còn Thọ Quả Báo Xấu?

Sám hối hết tội, có còn thọ quả báo xấu?

(Thành Tâm thanhtam121261@gmail.com) ĐÁP: Bạn Thành Tâm thân mến! Trọng tâm tu học của người Phật tử là chuyển hóa mười...

Bồ tát Thích quảng đức tự thiêu qua lời kể của ông nguyễn văn thông

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Một Ngày Của Đức Phật

Một ngày của Đức Phật

Ðức Phật đã thị hiện ra nơi đời, đến với chúng sanh không cần phải bấm đốt ngón tay đây...

Có Phải Chúa Giê-su Đến Ấn Độ Để Học Phật Pháp, Vệ Đà? – By Madhusree Chatterjee, Ians, December 25th, 2009

CÓ PHẢI CHÚA GIÊ-SU ĐẾN ẤN ĐỘ ĐỂ HỌC PHẬT PHÁP, VỆ ĐÀ? Did Christ come to India to study...

Tự Hữu Thần Tiên Thái

Ý Nghĩa Thành Đạo Theo Kinh Hoa Nghiêm – Ht. Thích Trí Quảng

Đạo Đức Phật Giáo Và Kỹ Thuật Tạo Sinh – Quán Như

Tịnh Độ Nơi Ấy Bây Giờ Và Ở Đây

Đức Phật Ra Đời, Như Mặt Trời Chói Sáng

Tâm Chư Phật Sẽ Thành

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 7)

Người Phật Tử Việt Nam Trong Bối Cảnh Đạo Phật Tại Mỹ Diệu Huyền

Chánh Hạnh Niệm Phật

Phật tử ứng xử thế nào khi “phải cải đạo thì mới cho cưới”?

Tính Chất Trí Tuệ & Nhân Bản Của Đạo Phật

Sám hối hết tội, có còn thọ quả báo xấu?

Bồ tát Thích quảng đức tự thiêu qua lời kể của ông nguyễn văn thông

Một ngày của Đức Phật

Có Phải Chúa Giê-su Đến Ấn Độ Để Học Phật Pháp, Vệ Đà? – By Madhusree Chatterjee, Ians, December 25th, 2009

Tin mới nhận

Ảnh Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Phật có bao giờ nói lời khó chịu làm buồn khổ người khác?

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Trải nghiệm tuổi trẻ của Đức Phật

Phật dạy: Không thể đánh giá con người qua vẻ bề ngoài

Suy nghiệm lời Phật: Bảy pháp cung kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng

Ân đức của Như Lai

Cuộc đời đức Phật và môi trường

Đạo giản dị theo triết lý nhà Phật

Chùa Long Phước, 34 Ấp Long An,thị Trấn Cái Tắc, Huyện Châu Thành A,tỉnh Hậu Giang

9 điều quan trọng để tình bạn đẹp theo kinh Hiền Nhân

Đức Phật có tha lỗi cho tội lỗi của chúng ta không?

Ý nghĩa thâm sâu từ tư thế ngủ của Đức Phật

Ứng dụng lời Phật dạy trong đại dịch Covid-19

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào?

Trí huệ quang minh Phật chiếu khắp tâm chúng sinh

Phật tử Trung Hiếu: “Lời Phật dạy là vàng, là ngọc, là tôn chỉ giữa đời và đạo”

Trong lòng không có hoa, khó tìm hoa bên ngoài

Chúng Ta Bỏ Quá Nhiều Tiền Để Xây Cất Chùa Chiền Mà Không “Xây Dựng” Con Người Nguyên Tác Anh Ngử: Alvin Wong – Chúc Thanh Dịch Từ Anh Sang Việt

Đức Phật dạy chúng ta tùy hỷ công đức

Tin mới nhận

Tại sao chúng ta lại sanh ra dưới một vì sao xấu

Thông Điệp Vu Lan

Ý Nghĩa “Quán Pháp” Ở Trong Tứ Niệm Xứ

Buổi Phỏng Vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma

Kinh Đại Bi Phẩm 2 Thương Chủ

Dấu Mốc Của Một Kiếp Người – Giác Minh Luật

Cá Có Biết Đau Không? Tâm Linh Biên Dịch

Kinh Tế Phật Giáo – Quán Như Phạm Văn Minh

Kinh Khemaka: Ưng Vô Sở Trụ

Pháp sanh diệt

Cộng Đồng Tăng Già (Song ngữ Vietnamese-English)

Phật Giáo Và Môi Trường Thích Tâm Pháp

Là sương mù hay là mây?

Năm phương cách để đối trị sân hận

Gương Sáng Niệm Phật

Sinh lão bệnh tử

Phật Học Và Y Học

Phật Giáo và Cơn Đại Dịch Coronavirus

Đạo Phật Và Con Đường Giáo Dục – Chuyển Hóa Con Người Và Xã Hội – Pháp Hỷ

Phật Giáo Và Hoà Bình Thế Giới

Tin mới nhận

Đời Là Cõi Tạm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

Đem Phật vào lòng, đem kinh vào lòng 

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải Phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn

Bồ Tát Hạnh Trong Kinh Viên Giác

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 143)

8 bộ kinh Phật thường tụng và ý nghĩa cơ bản của từng bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 164)

Pháp Môn Tu Chứng Lăng Nghiêm Đại Định

GIỚI THIỆU KINH TẠP A-HÀM

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Tập I

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 23)

Kinh Bahiya: Lời Dạy Cho Ông Bāhiya: Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy (song ngữ)

135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (cùlakammavibhanga sutta) song ngữ

Những Nguyên Nhân Của Hành Động, Kinh Tăng Chi Bộ

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

Kinh Bách Dụ: Hẹn con đi sớm

Tin mới nhận

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 48)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 21)

Đọc sách ngàn lần – Tập 8

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 153)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 2)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 29)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 358)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 14)

Tịnh Độ Tông Nhật Bản

Quan Niệm Về Thiền Và Tịnh Của Thiền Sư Bạch Ẩn

Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

TÍN NGUYỆN CHUYÊN TRÌ DANH HIỆU PHẬT (Phần cuối)

Hàng Ngàn Tăng Ni Phật Tử Cung Tiễn Nhục Thân Cố Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh Nhập Kim Quan

Chương 1 bài 6: Hiểu rõ giáo dục của Phật Đà (22/05 – Tịnh Không pháp sư gia ngôn lục)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

7 Câu Hỏi Tìm Hiểu Về Pháp Môn Tịnh Độ

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 15)

Khai Thị

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 3)

Vấn Đề Tự Lực Và Tha Lực

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.