PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Barompa Darma Wangchuk (1127-1199)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC BAROMPA DARMA WANGCHUK (1127-1199)

Dan Martin[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Khi cặp vợ chồng từ tộc Drenka ở Penyul trở thành cha mẹ tự hào của một người con trai vào năm 1127, họ đặt tên cậu bé theo một Kinh điển: Bumkyab, nghĩa là “Được Trăm Nghìn Đoạn Kệ Bát Nhã Bảo Vệ” – ấn bản dài nhất của Kinh Bát Nhã Ba La Mật. Khi hai em trai của cậu bé sinh ra, chúng được đặt tên tương tự theo hai phiên bản ngắn gọn hơn của Kinh: Trikyab – Được Mười Nghìn Bảo Vệ và Gyetong Kyab – Được Tám Nghìn Bảo Vệ. Người cha tên là Tonpa Jungne Lodro và người mẹ là Jomo Lochungma.

Cậu bé xuất gia vào năm bảy hay tám tuổi theo những vị thầy tên là Khenpo Pokawa Darma Senge và Wangchuk Zhonnu và nhận danh hiệu Darma Wangchuk; từ đó về sau, cậu được biết đến với danh hiệu này. Thuở thiếu niên, cậu nghiên cứu với những đạo sư từ truyền thừa Kadam, nổi tiếng nhất là Chayulwa Chenpo Zhonnu O, tập trung vào các giáo lý của Tổ Atisha, Đức Di Lặc và Tôn giả Thánh Thiên. Cậu bé cũng nghiên cứu với Ngài Drolungpa Lodro Jungne và Potowa Rinchen Sal (1027-1105).

Ngay từ những năm nhỏ tuổi hơn, cậu bé đã nghe về tiếng tăm của Đức Gampopa Sonam Rinchen (1079-1153) và trong lúc nghiên cứu, cậu ấp ủ mong mỏi mạnh mẽ được trở thành đệ tử của Ngài. Đi cùng một người bạn trong Tu viện, họ mang theo các món cúng dường là trà và vàng đến Dakla Gampo, nơi mà Đức Gampopa cư ngụ.

Đức Gampopa ngay lập tức chấp nhận họ vào cộng đồng, nhưng sau một tháng, Ngài Darma Wangchuk bị bệnh nặng. Da Ngài đầy những mụn ngọt và cơn đau thật chẳng thể chịu đựng. Ngài nằm mơ thấy một hồ đen với đầy cá và nòng nọc, nghĩ rằng Ngài sẽ nhảy vào đó. Theo truyền thuyết, Đức Gampopa xuất hiện trong một giấc mơ và dùng ngón út của tay trái tóm lấy Ngài, ngăn Ngài lại khi nói rằng, “Lòng tôn kính mãnh liệt là nền tảng cho các kết nối phụ thuộc lẫn nhau. Hãy giữ lấy móc câu bi mẫn. Hãy đạt đến cấp độ của hỷ lạc bất biến”. Giấc mơ kết thúc khi hai vị bay liệng vào hư không – giấc mơ như một ám chỉ về mối quan hệ thầy – trò – và khi Ngài thức giấc, căn bệnh hoàn toàn biến mất.

Ngài Darma Wangchuk phụng sự thân cận Tổ Gampopa và có cơ hội cứu mạng Tổ nhiều lần, một lần khi Tổ có nguy cơ bị đè bẹp bởi đám đông hăm hở nhận đồ gia trì và lần thứ hai khi Tổ bị ngã từ con chiến mã giận dữ với tên gọi không chắc đúng – Lugu, điều nghĩa là ‘cừu non’.

Năm 1153, Đức Gampopa trao cho Ngài Darma Wangchuk một miếng vàng và khuyên Ngài đi thiền định tại ẩn thất ở Barom. Không muốn rời xa đạo sư lớn tuổi, Ngài từ chối chấp nhận vàng và xin phép được phục vụ Tổ chừng nào Tổ còn trụ thế. Không lâu sau khi Đức Gampopa viên tịch và Ngài Darma Wangchuk đã ở lại đủ lâu để làm một trăm nghìn bức Tsatsa chứa tro cốt của đạo sư. Chỉ khi ấy, Ngài mới tuân theo lời khuyên của đạo sư và thiền định ở Barom thuộc Nakchu.

Trong khóa nhập thất bảy năm, điều bắt đầu vào năm 1154, Ngài không gặp người nào, ngoại trừ người thỉnh thoảng mang cho Ngài các nhu yếu phẩm. Ngài được cho là được nhiều phi nhân viếng thăm, bao gồm các tinh linh bảo vệ địa phương, đặc biệt là vị được gọi là Bạch Cư Sĩ. Trong thời gian này, Ngài biên soạn nhiều bài ca theo truyền thống của Tổ Milarepa (1040-1123) và cộng đồng đã phát triển thành điều được biết đến là Tu viện Barom.

Sau khóa nhập thất, Ngài đến Kham ba lần, nơi Ngài nhận được sự bảo trợ từ những vị cai quản địa phương và thu hút nhiều đệ tử. Ngài cũng thiết lập nhiều Tu viện, bao gồm Kotso và Lode. Tại nơi gọi là Chiwar Lhakhang, Ngài gặp và gia trì một cậu bé, người sau này đến gặp Ngài và trở thành đệ tử chính yếu của Ngài, Tishri Repa Sherab Senge (1164-1236).

Ngài Darma Wangchuk trở về U và trở thành người đứng đầu của cộng đồng tu sĩ ở Barom. Trong lúc phụng sự là vị trụ trì đầu tiên của Tu viện, Ngài gặp hai trưởng lão Kagyu quan trọng khác, cả hai đều là đệ tử của Tổ Phakmodrupa Dorje Gyalpo (1110-1170)[2]: Taklung Thangpa Tashi Pal (1142-khoảng 1209), vị sáng lập Tu viện Taklung và Jigten Gonpo Rinchen Pal (1143-1217), vị sáng lập Tu viện Drikung. Theo truyền thống, các đệ tử thấy nhiều bằng chứng về các khả năng phi phàm của Ngài, điều bao gồm vô hình, tiên tri và thần thông như đi qua tường như thể qua không khí.

Các đệ tử khác của Ngài bao gồm Tsetrom Wangchuk Senge và Draka Lhadron.

Ngài viên tịch, vào khoảng năm 1194, ở tuổi bảy mươi hai với vô số dấu hiệu và hình ảnh.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Barompa-Darma-Wangchuk/3181.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Dan Martin là một học giả ở Israel. Ông ấy nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Indiana năm 1991.

Tin bài có liên quan

Patrul Rinpoche Là Ai?

Patrul Rinpoche Là Ai?

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Rongzom Chokyi Zangpo

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Rongzom Chokyi Zangpo

Một Trình Bày Ngắn Gọn Về Các Bardo

Một Trình Bày Ngắn Gọn Về Các Bardo

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Từ Bi Tâm Là Đệ Nhất

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Thực Hành Nhẫn Nhục

Thực Hành Nhẫn Nhục

Load More

Discussion about this post

Sức Hấp Dẫn Của Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam

Sức Hấp Dẫn Của Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam

SỨC HẤP DẪN CỦA ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ VIỆT NAMPGS.TS. Nguyễn Công Lý Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam, về...

Kinh Assalàyana (Assalàyana Sutta)

Trung Bộ KinhMajjhima NikayaKINH ASSALÀYANA (ASSALÀYANA SUTTA)Thích Minh Châu Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi,...

Bánh Canh Chay

Bánh Canh Chay

BÁNH CANH CHAY Chân Thiện Mỹ Cách pha bột cho bánh canh : 3 cup bột gạo tẻ 1 cup môt năng 2...

Tự Điển Phật Học Online

Tự Điển Phật Học Online

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Kinh Chánh Kiến, Hay Kinh Ca Chiên Diên (Kaccayanagotta)

LỜI BAN BIÊN TẬP: Trong các thuật ngữ Phật Giáo, có lẽ không có thuật ngữ nào mà người học...

Lời Phật Dạy Về Cách Phân Biệt Người Chính, Kẻ Tà

Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà

Ta là ai, chính hay tà, tự mình biết và chắc chắn mọi người đều biết. Nên cải tà quy...

Tại Sao Cần Phải Thiền Định?

Tại sao cần phải thiền định?

Biến cải chính mình là cách giúp mình biến cải thế giới             Vun xới các phẩm tính nội tâm...

Dọn Lòng Để Sống An Vui

Dọn lòng để sống an vui

Hôm nay, mình quyết định cầm chổi lên, quét dọn và sắp xếp lại kho "lòng". Ồ, một mớ sầu...

Cá Có Biết Đau Không? Tâm Linh

Cá Có Biết Đau Không? Tâm Linh

CÁ CÓ BIẾT ĐAU KHÔNG? Tâm Linh Khi bạn câu được con cá hay đánh bắt được một mẻ lưới...

Trong 49 Năm Đức Phật Có Thuyết Pháp Hay Không?

Trong 49 năm Đức Phật có thuyết pháp hay không?

Đức Phật phủ nhận lời của Ngài, để mọi người nhận ra tự tính chân thật của chính mình, ai...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 161)

Nguyện thứ ba mươi sáu: “Giáo Hóa Tùy Duyên Nguyện”Kinh văn: "Trừ kỳ bổn nguyện, vi chúng sanh cố, bị...

Phật Giáo Cho Người Vô Thần

Phật Giáo cho người vô thần

PHẬT GIÁO CHO NGƯỜI VÔ THẦN Nguyên Giác Thống kê luôn luôn có một mức độ không chính xác. Xem...

Chuyện Tấm Cám Trong Con Mắt Thiền

Chuyện Tấm Cám Trong Con Mắt Thiền

CHUYỆN TẤM CÁMTRONG CON MẮT THIỀNThích Thái HòaNhà Xuất Bản Văn Hóa – Văn Nghệ MỤC LỤC   ChuyệnNhững Biểu...

Giáo Dục Tăng Già Trung Quốc Ngày Nay – Thích Nữ Tuệ Liên

Trung Quốc trải qua 10 năm đại nạn "đại cách mạng văn hóa", Phật giáo đứng mũi chịu sào, tự...

Liên Quan Đến Bài Giảng “Luận Về Niệm Phật” Của Ht. Thích Thanh Từ

LIÊN QUAN ĐẾN BÀI GIẢNG “LUẬN VỀ NIỆM PHẬT” Của HT. Thích Thanh Từ Lời Ban Biên Tập: Trong những...

Sức Hấp Dẫn Của Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam

Kinh Assalàyana (Assalàyana Sutta)

Bánh Canh Chay

Tự Điển Phật Học Online

Kinh Chánh Kiến, Hay Kinh Ca Chiên Diên (Kaccayanagotta)

Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà

Tại sao cần phải thiền định?

Dọn lòng để sống an vui

Cá Có Biết Đau Không? Tâm Linh

Trong 49 năm Đức Phật có thuyết pháp hay không?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 161)

Phật Giáo cho người vô thần

Chuyện Tấm Cám Trong Con Mắt Thiền

Giáo Dục Tăng Già Trung Quốc Ngày Nay – Thích Nữ Tuệ Liên

Liên Quan Đến Bài Giảng “Luận Về Niệm Phật” Của Ht. Thích Thanh Từ

Tin mới nhận

Buôn chuyện bị Phật rầy

Lời Phật dạy về đẹp và xấu

Đức Phật là ai? (phần cuối)

Chùa Phú Thạnh, Tx Châu Đốc, Tỉnh An Giang

Mừng ngày Phật đản

Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách

Duyên Đến Chùa Vạn Hạnh, Saugus, Ma

Đức Phật là ai? (phần 1)

Đức Phật đã mang điều gì đến cuộc đời…

Người vô sự thì đói ăn, mệt ngủ

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Truyện Phật giáo: Thái tử cầu Pháp

Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân theo lời Phật dạy

Đức Phật đối trước bạo lực

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Tuệ nhãn vĩ đại của Đức Phật

Từ lời dạy của Đức Phật với Rāhula – nghĩ về tuổi trẻ Phật giáo

Tu Viện Namgyal Xin Yểm Trợ Để Hoàn Tất Công Trình Xây Chùa Thời Luân Quốc Độ

Đi theo dấu chân Phật và các bậc tiền nhân

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

Tin mới nhận

Chân Đế & Tục Đế

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 191)

Ăn Chay Có Thiếu Protein Không? Bác Sĩ John A. Mcdougall

Như Lai ca ngợi hạnh đầu-đà

Luận Phật Thừa Tông Yếu

TÂM THƯ Về việc: Xây dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt Online

Hôm Nay Phật Đản Sanh – Thích Huyền Minh

Mỗi người cần góp phần bình yên cho hành tinh xanh mình đang sống

Lễ Hội Và Công Đức

Một quan điểm khác về chữ hiếu

Những vấn đề của xã hội ngày nay

Nhận thức sai lầm nếu cố tình ngụy biện Phật giáo không cấm ăn mặn, uống rượu, trang phục tùy tiện và phát ngôn bừa bãi

Tín, Nguyện, Chuyên Trì Danh Hiệu Phật (Phần 2)

Xuân Như Ý

Bước Qua Lịch Sử

Quán Chay Tuỳ Tâm Độc Nhất Vô Nhị Ở Sài Gòn: Ăn Tuỳ Bụng, Trả Tiền Tuỳ… Khả Năng

Oan gia trái chủ – những sự thật cần được làm sáng tỏ

Vượt qua thói quen thủ dâm

Hơn 700 Bài Pháp Âm Do Thầy Thích Phước Tiến Thuyết Giảng

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 4

Tin mới nhận

Kinh Sách Giảng Giải Bởi Tt. Thích Vĩnh Hóa (Pdf)

Luận Giải Kinh Căn Bản Pháp Môn (Mūlapariyāya Sutta)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 1)

Kinh Bách Dụ: Đòi không có vật

Giới Thiệu Kinh Kim Cang Edward Conze – Dịch Việt: Thích Nhuận Châu

Kinh Bāhiya (song ngữ Việt Anh)

Kinh Bách Dụ: Người xuất gia tham lợi dưỡng

Bát Nhã Tâm Kinh

Kinh An Ban Thủ Ý Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 263)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 321)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 174)

Kinh Bách Dụ: Hai người con chia của

Kinh Bách Dụ: Bắt chước tổ tiên ăn nhanh

Kim Cang Tứ Tướng Hay Nơi Tâm Không Mở Bày Cõi Diệu Hữu

Sự Phát Triển Của Tư Tưởng Bát Nhã Tại Trung Quốc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 22)

Nhân nhỏ quả lớn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 273)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 208)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 360)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 224)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 126)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 102)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 319)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 172)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 329)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 21)

Dự Bị Lúc Lâm Chung

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

Thực Tiễn Sáu Phép Ba La Mật Trong Cuộc Sống Thường Ngày

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 72)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 22)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 39)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 353)

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 121)

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Các Tổ Chức Phật Giáo Quốc Tế

Vào Cửa Tịnh Tông

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.