PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Thượng nhân Tăng thống Quảng Độ: Từ THÍ VÔ UÝ GIẢ đến PHÁP TRUNG LƯƠNG KIỆT

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
BlankThượng nhân Tăng thống Quảng Độ:
Từ THÍ VÔ UÝ GIẢ đến PHÁP TRUNG LƯƠNG KIỆT

__________________
Thích Phước Nguyên


Blank

Blank

“Thượng nhân Quảng Độ”, gọi như vậy mới tạm thấy được phẩm tính ưu việt và vị trí của ngài trong phả hệ Tăng-già Phật giáo Đại Việt: ĐỨC TĂNG THỐNG. Đến cũng như đi, đều mang đậm dấu tích hùng tráng, vượt qua bão táp của chúng ma vọng động. Trong tang lễ của ngài, đáng lý có nhiều điều phải ghi lại lắm. Nhưng tôi chỉ ghi lại mấy điều mà tôi cho là đáng ghi và cần ghi nhất, vì tôi là người trực tiếp thực hiện, đó là về chữ THÍ VÔ UÝ GIẢ và PHÁP TRUNG LƯƠNG KIỆT.

Trước khi nói hai điểm này, thì cũng nên nói rõ thêm là quý Hoà thượng giao phó trọng nhiệm cho mấy anh em chúng tôi phụ trách trần thiết Giác linh đường, xe hoa và soạn nội dung mấy băng rôn từ ngoài cổng, trong lễ đường và trên xe hoa. Đầu tiên có tất cả 6 băng rôn, sau 1 ngày tôi treo thêm 1 băng rôn nữa, tổng cộng là 7 cái. 

Về băng rôn 1, treo sau di ảnh của đức Tăng thống, bên thầy phụ trách thiết kế ghi là: “Nhất tâm cầu nguyện….. Đức đệ ngũ Tăng thống GHPGVNTN thượng Quảng hạ Độ… cao đăng Phật quốc”. Đưa qua cho tôi xem duyệt, tôi không chịu chữ “cầu nguyện”, tôi nói phải chữa lại thành “đảnh lễ”, và bỏ chữ “cao đăng Phật quốc”, vì tôi cho là thừa đối với lễ tang đức Tăng thống. Với bản thệ của bậc thượng nhân đại sỹ rồi thì cần gì chúng sinh Diêm-phù phải cầu với nguyện nữa.

Về băng rôn 5, treo trên xe kim quan, bên thầy phụ trách thiết kế theo lệ thường ghi: “Hoa khai kiến Phật”. Tôi lên tiếng ngay, tôi nói ghi như vậy không đáng ghi, không đúng với tầm vóc và khí phách của ngài. Tôi ghi lại bốn chữ khác bằng chữ Nho: 施無畏者 THÍ VÔ UÝ GIẢ (abhayaṃdada), quý Thầy đề nghị ghi bằng phiên âm Hán Việt cho quần chúng dễ đọc. Tôi đồng ý và cho in như vậy. Tôi còn muốn làm thêm tấm băng rôn với dòng chữ: BẬC ĐẾN ĐI NHƯ SỰ THẬT; nhưng do khuôn viên chật hẹp không có chỗ để treo, nên đành xếp qua một bên.

Blank

 

Vô uý có ba nghĩa: không sợ hãi, sự an ninh, sự an ổn. Ban cho thất chúng và Phật giáo đồ sự không sợ hãi và an ninh, chèo chống con thuyền đạo Pháp vượt qua những giai đoạn hiểm nghèo nhất của trang sử bi tráng Đại Việt. Đức Tăng thống suốt đời thực hành phẩm hạnh Vô uý, không khiếp sợ trước cường quyền, không khuất phục trước ma vương và ngoại đạo. Như Ngài Nhất Hạnh cũng từng xưng tán đức Tăng thống là “Bồ-tát Vô uý”.

Về băng rôn số 7, treo 4 chữ Nho: “Pháp trung lương kiệt 法中樑傑”, do một bậc Đại Trưởng lão đồng hàng đồng kiến với đức Tăng thống, một thời quý Ngài chung tay dựng cơ đồ Phật giáo Đại Việt, bái chúc cho đức Tăng thống, trước khi ngài dự tri thời chí. Bốn chữ này ngày đầu tiên trong Giác linh đường không có treo. Thành thật mà nói, do tôi không còn đủ tâm trí để nhớ. Nhưng có lẽ quý ngài sáng lạng tịch nhiên chiếu soi cho tôi, nên làm tôi nhớ lại có sự tồn tại của bốn chữ này. Trước khi đức Trưởng lão viên tịch không lâu, trong một lần ngồi bên cửa sổ trong cơn mưa phùn của đất cố đô, ngài gọi thị giả lấy giấy bút để lại bốn chữ này, rồi dặn dò môn đồ khi nào đức Tăng thống viên tịch thì phóng to thủ bút có bốn chữ này và đóng khung đem đến lễ tang để bày tỏ tấm lòng của Trưởng lão với ngài Tăng thống. Nhưng vì lý do gì đó tôi không được biết và cũng không được thấy thủ bút của đức Trưởng lão hiện hữu nơi tang lễ. Bốn chữ này theo giải thích của đức Trưởng lão có nghĩa là: “BẬC ĐỐNG LƯƠNG KIỆT XUẤT TRONG CHÁNH PHÁP – bậc thượng thủ lãnh đạo, chèo chống ngôi nhà Phật giáo anh tài, trước sau thuỷ chung như nhất với lý tưởng, dù trải qua bao thăng trầm vẫn không đổi dời”. Tối ngày thứ hai của lễ tang, cũng vì nhiều lý do mà tôi mới treo được mấy chữ này lên ngay trên chỗ thiết trí bàn Phật. Tôi thưa với quý thầy bằng mọi cách phải treo lên cho được để toát cái phong cách uy dũng của đức Tăng thống. Và cũng để không uổng mất mấy chữ vàng của một bậc Đại trưởng lão. Nhưng kì thực chỉ in ấn như đã thấy, lòng tôi vẫn chưa thoả, nhưng với khả năng của tôi, tôi không làm được gì khác hơn.

 

Blank

 

Riêng về bảng Cáo bạch lễ tang khổ A4, tôi nhờ một vị dán lên bên trái cửa ra vào của Giác linh đường từ ngoài nhìn vào, và cho làm một bảng Cáo bạch khổ lớn đóng khung gỗ dựng một bên phía trái tam quan của chùa (từ ngoài nhìn vào).

Và băng rôn thứ 5, thông báo lễ tang. Hồi đầu, các Thầy trong ban trần thiết dự tính treo trước lan can trên sân ngoài chánh điện (tầng 1). Nhưng tôi nói phải treo trước cổng Tam quan để cho dễ nhận thấy và trang trọng. Dù có nhiều cản trở và phản đối về băng rôn thứ 5 này và cáo bạch dựng ở cổng, nhưng có lẽ nhờ uy lực của Tam bảo, uy lực của đức Tăng thống và chư Hộ pháp nên cho đến khi thắng dị thục thân của ngài được đưa đi trà tỳ xong mới tháo mấy tấm bảng này xuống.

Nói thêm về lễ Nhập kim quan, khoảng 9h sáng ngày 01/2/ Canh tý, trước giờ tẩm liệm khoảng hơn 5 tiếng, mấy vị bên nhà quàn đem kim quan tới, tôi hỏi các vị đó bên nhà quàn dùng vật liệu gì để tẩm liệm đức Tăng thống, họ nói là dùng trà khô và hoa lài, tôi không chịu, tôi nói những cái đó chỉ để phụ thêm thôi, và tôi nhờ các vị Phật tử trong chùa đi mua cho tôi 30 kg bột trầm và 20 kg bột quế để tẩm liệm sinh thân của ngài.

Còn về vật dụng thường ngày của ngài thì không có gì nhiều, chỉ có cặp mắt kính tôi thấy ngài thường sử dụng để đọc kinh sách cho khỏi mỏi mắt, từ hồi còn ở Thanh Minh, rồi qua Từ Hiếu ngài vẫn mang theo (mặc dù cách đây chỉ vài tháng, tôi đem mấy cuốn sách tôi dịch qua trình ngài, ngài đọc rõ ràng mà không cần mắt kính) vì để tránh thất lạc những vật có giá trị kỷ niệm như vậy, nên trong hộp đựng y bát trên bàn thờ ngài do tôi sắm, ngoài ca-sa và y bát ra, tôi đặt thêm cái cặp kính ấy để phụng thờ luôn, vì nó đã theo ngài nhiều chặng đường năm tháng chông gai.

Kính lạy đức Tăng thống! 

Cho phép con được tôn kính gọi ngài bằng “Thầy”. Danh từ con vẫn thường lễ phép gọi Thầy mỗi khi hầu chuyện, từ Thanh Minh, rồi Từ Hiếu, những dịp thỉnh Thầy chứng minh cho những dịch phẩm của con, Thầy ân cần chỉ cho những chỗ trọng yếu, không ngại tuổi già mệt nhọc, Thầy luôn hoan hỷ và tuỳ hỷ cho con. Thầy là vị đã nâng đỡ cho con rất nhiều trong sự học Phật. Nhờ vậy mà sự học sự tu, con cũng được tuần tự tiến bộ. Thể dụng và khí phách hành hoạt Vô uý của Thầy vẫn toả ngát ngàn nơi, truyền lưu sinh thế mai hậu.

Trong suốt mấy ngày tang lễ của Thầy, quý Hoà thượng thương con, cho con được thị giả dọn cơm, hầu cơm Thầy trong tất cả các buổi lễ, vì biết con rành cách thức dọn cơm và thời cơm thường nhật của Thầy. Con nhớ Thầy vẫn hay nói: “Ăn cơm ba bát, đũa thì phải chấm vào chén nước rồi mới gắp thức ăn, ăn vào mới không bị dính mắc, đũa cũng không bị dính thức ăn”. Quỳ cạnh mâm cơm thanh giản trước kim quan của Thầy, vô vàn kỷ niệm ùa về, con không kiềm nổi nước mắt, từ vô thức tuôn ra như đứa trẻ dại mất cha già, ngày Thầy viên tịch chúng con mới thấm thía lời Kinh: “KIM KIẾN NIẾT-BÀN PHẬT, NGÃ ĐẲNG MỘT KHỔ HẢI”: Nay thấy đức Phật diệt độ, chúng con như chìm xuống bể khổ. Nhưng nỗi đau đó cũng lắng đi, khi trong giờ phút Thầy nhẹ trút hơi thở, đôi mắt thầy dần dần khép lại: an tĩnh, bình thản, không chút đớn đau. Thật là:

“Đại sư là đôi mắt thế gian nay đã khép lại,
Bậc chứng nghiệm giáo pháp phần lớn cũng viên tịch,…
Đấng Tự giác đã thể nhập tịch tĩnh,
Người gách vác giáo pháp cũng diệt độ”.
(大師世眼久已閉, 堪為證者多散滅,… 自覺已歸勝寂靜, 持彼教者多隨滅).

Đêm đầu tiên sau lễ nhập Kim quan, độ chừng 10 h đêm, khi mà tất cả mọi người viếng tang lui về hết, một mình con trải ngoạ cụ nằm nghỉ cạnh bên kim quan hầu Thầy đến sáng để pha trà buổi sớm mai dâng lên Thầy, vì con biết chẳng bao lâu sẽ không còn cơ hội này nữa. Hồi còn tại thế nửa đêm có khi Thầy mất ngủ, thầy ra xem tụi con ngủ nghỉ thế nào, nhắc tụi con nhớ đắp mền kẻo lạnh, hình ảnh Thầy ân cần, bình dị, như người Mẹ hiền săn sóc những đứa con hết lòng.

Sáng ngày thứ hai lễ tang, con đứng trọn bên Thầy để cảm nhận cái khí phách đằng đằng của Thầy vẫn đang theo khói trầm hương quyện toả thành đài, kết tường vân thành lọng, để che mát cho thất chúng đệ tử.

Rồi đến đêm ngày thứ hai, đêm cuối cùng trước khi đưa sắc thân Thầy đi trà tỳ, có thầy Quảng Lợi, vị cũng thường xuyên hầu Thầy khi Thầy về tại Từ Hiếu, có lần còn cõng Thầy nhập viện, cũng xuống Giác linh đường, hai anh em con mỗi người nằm nghỉ một bên kim quan Thầy, vì biết rằng đây là đêm giã từ Thầy; đến hơn 3 giờ sáng, tụi con thức dậy pha trà hiến cúng Thầy lần sau chót, và để chuẩn bị cho buổi lễ phụng tống sắc thân Thầy đến nơi trà tỳ.

Chiều nay, ngày thứ ba, ngày cuối cùng của lễ tang Thầy, thắng dị thục thân của Thầy đã được trà tỳ hoàn tất sau khoảng 5 giờ đồng hồ, xá-lợi của Thầy đã được đem về an trí ở phương trượng chùa Từ Hiếu cho đến 7 lần 7 ngày; rồi theo di huấn của Thầy, tro cốt của Thầy sẽ được rải xuống biển cả, như để hoà vào đại dương bao la vô giới hạn, tâm Đại từ của Thầy cũng theo sóng cả vỗ vào bao bãi cát tâm thức khô cằn, cháy bỏng bởi cơn khát danh vọng của nhân loại. 
Thich Quang Do

Giờ này quỳ trước Từ dung, ngước nhìn long vị của Thầy đã được an trí trang nghiêm, con tôn kính phủ phục. Trong con, Thầy vẫn ngồi đó như thiên thu tuyệt tác, giữa muôn trùng thế giới, Thầy vẫn hiện hữu trong ánh quang huy sáng tỏ hơn vầng nhật nguyệt. Thầy không đi đâu cả! Thầy vẫn ở đây che chở cho Đại Việt Phật giáo, cho Dân tộc đang phải nếm chịu vô vàn tang thương. 

Từ nơi tâm khảm sâu xa của những người biết sống, Thầy vẫn tịch nhiên bất động. Dẫu trong dòng sinh diệt, thân thắng dị thục kia đã bao lần thay đổi, mà chí nguyện Thầy vẫn uyên nguyên như ánh ban mai, như “giọt tịnh bình xoa dịu đắng cay”. Hình bóng Thầy ngồi nơi chiếc bàn gỗ cũ kỹ để tụng đọc những lời kinh xưa “tinh sưu nghĩa lý”, tưởng chừng dung dị nhưng cũng đủ làm chấn động tâm tư của bao thế hệ Tăng lữ kế thừa; nơi Thầy, chúng con thấy Pháp tính chẳng ở chỗ huyền vi lặng lẽ, giải thoát chẳng đợi đến ngày cao đăng Thượng phẩm, Thầy là biểu hiện của chân ngôn “bình thường tâm thị đạo”. Biến cố dù có đáng sợ, Thầy vẫn chống gậy an nhiên đi giữa định mệnh thăng trầm khốc liệt, dựng xây cơ đồ Phật giáo Đại Việt. 

Dẫu cát bụi có đổi dời muôn hướng, lời Thầy vẫn khắc đậm trên bia đá từ tâm: “Phải từ bỏ ý thức hệ thiên kiến cực đoan”. Có lần Thầy còn cặn kẽ dạy thêm: “Thống nhất không phải danh xưng, không phải là hình thức, thống nhất là bản thể, do Tăng già hoà hiệp, y Pháp và Luật của Thế Tôn, tác pháp mà thành tựu”. Tuy vắng bóng Tôn sư mà dấu ấn Tôn sư vẫn rạng ngời muôn nẻo.

Thiên vận Canh tí, Phật giáo Đại Việt phải gánh trên đôi vai hai đại tang liên tiếp; vừa xong bách nhật của Đại Trưởng lão Trí Quang thượng nhân đúng một tuần, thì Thầy cũng phân thân vô số vào cát bụi, mang theo đại nguyện Bi Hùng thể hội cõi Không. Bầu trời Đại Việt dần khuất bóng các vì sao dẫn lối cho Đạo pháp và Dân tộc, con được biết thế hệ các bậc trưởng thượng, chẳng còn bao nhiêu vị tôn túc đồng hàng với Thầy, Thầy duy trì cương lĩnh của Tăng-già, nên dời đi sau chót: “CHƯ THƯỢNG THIỆN NHƠN CÂU HỘI NHẤT XỨ”, mà chính Thầy đã dự tri trong bài thơ “Nói chuyện với tử thần”:

“Còn một mình tôi vào cõi thiền
Lâng lâng tự tại cảnh vô biên
Bồ Đề phiền não đều không tịch
Niết Bàn sinh tử vốn vô biên
”. (QĐ)

Suốt một đời Thầy chỉ dùng “nước Từ bi vô uý” để tẩy sạch oan khiên cho những đứa con tội nghiệp của Thầy; an trú 93 xuân thu, 73 hạ lạp, Thầy có danh nhưng không vọng, là TỊNH DANH, không chút vấy bẩn; đời Thầy không cần chùa to Phật lớn, không cần đồ chúng đông đảo, nhiều lần Thầy nói với con, nhắc lại con vẫn còn rưng nước mắt: “Thầy không cần chùa riêng, suốt đời chỉ đi ở nhờ; ở đâu, dù là trong tù đày, miễn sao đem cái sắc thân này phụng sự cho đức Thích Tôn, Phật giáo Việt Nam và Quê hương này là đủ rồi”. Thầy không nhận đệ tử nhưng có thất chúng là đệ tử khóc lạy tiễn đưa Thầy, đó là sự an uỷ mà Đức Thế Tôn dành cho những vị chân nhân thác tích nơi trần thế đau thương, vớt nhân loại ra khỏi vũng lầy tử sinh, như Thầy đã thực hành suốt đời không chán mỏi.  

 

Di sản vô giá Thầy để lại là những dịch phẩm tinh hoa, những áng văn trác tuyệt, những vần thơ hoá thành cánh nhạn trong ngục tối tù đày, đó là xá-lợi kim cương toàn thân của Thầy mà hậu thế chúng con được thừa tự:

“Hoàng lương nhất mộng phù du kiếp
Sinh tử bi hoan thục giác tri
Sống với chết là cái chi chi
Lý huyền nhiệm ngàn xưa mấy ai từng biết
”
. (QĐ)

Ngưỡng lạy Thầy, bậc Tôn sư, là đấng Thượng nhân của chúng con!

Chúng con vô phước bạc mệnh “khứ Thánh thời diêu”, thì làm sao dám dâng lời thỉnh nguyện lên một bậc Thượng sĩ chân nhân “bất vong nguyện lực”, vì trong tia sáng vô ngần Thầy vẫn mỉm cười vô biên.

Cung kính đảnh lễ Đại trưởng lão Thượng sĩ Tăng thống Phật giáo Việt Nam, thượng Quảng hạ Độ chi giác linh. Thùy từ chứng giám

Từ Hiếu, ngày lễ trà tỳ đức Tăng thống
Mùng 3 tháng 2 năm Canh tý.
2563 năm Phật lịch.
2020 năm Dương lịch.

Thiện thệ tử Phước Nguyên
Tôn kính tác bạch

Blank

Blank

Blank

Blank

Blank

Blank

Blank


 MỤC LỤC

Bốn Chữ “Pháp Trung Lương Kiệt” Trong Tang Lễ Của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Thực Sự Là Những Chữ Gì?

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Những Lý Do Để Hoan Hỷ

Những lý do để hoan hỷ

NHỮNG LÝ DO ĐỂ HOAN HỶOrgyen Tobgyal Rinpoche giảng ngày 9/9/2012 tại Amsterdam   Orgyen Tobgyal Rinpoche Orgyen Tobgyal Rinpoche...

Thông Điệp Cuộc Đời

THÔNG ĐIỆP CUỘC ĐỜI Thích Đạt Ma Phổ Giác Cuộc đời con người sống chỉ khoảng 80 năm, nhưng loanh...

Giận Khôn Hay Dại

GIẬN KHÔN HAY DẠI Thích Đạt Ma Phổ Giác ĐÔI LỜI TÂM SỰ  Người mang tâm niệm hận thù muốn hại...

Rằm Tháng Giêng Māghapūja

Rằm Tháng Giêng Māghapūja

Ở miền Bắc Việt Nam, qua mỗi độ xuân đến là mùa của lễ hội, trong đó phải kể đến...

Thông Tin Phật Giáo Thế Giới – Hải Hạnh Lược Dịch

MỤC LỤCTẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14THÁNG 02 NĂM 2012Thông tin Phật giáo thế giớiHải Hạnh lược dịch...

Âm Thanh Của Sự Yên Lặng

Âm thanh của sự yên lặng

ÂM THANH CỦA SỰ YÊN LẶNG Ajahn Sumedho Hoang Phong chuyển ngữ   Lời giới thiệu của người dịch:   ...

Chiếc Đũa Thần Chánh Niệm

Chiếc đũa thần chánh niệmThiền sư Nhất Hạnh Khổ đau là chất liệu của hạnh phúc Trong bài thuyết pháp...

Đồng Hồ Sức Khỏe Và Nếp Sống Nhà Phật

Đồng hồ sức khỏe và nếp sống nhà Phật

ĐỒNG HỒ SỨC KHỎE VÀ NẾP SỐNG NHÀ PHẬT Minh Kiến - Dhammaghosa Trong Phật giáo có câu "Không bệnh tật...

Bốn Loại Thức Ăn

Bốn loại thức ăn

HT. Thích Phước Tịnh “Nhất thiết chư pháp do thực nhi trụ” (Kinh Tạp A Hàm). Tất cả mọi sinh...

Kế Lâu Dài – Minh Triết Trần Nhân Tông – Thích Thanh Thắng

KẾ LÂU DÀI - MINH TRIẾT TRẦN NHÂN TÔNG Thích Thanh Thắng Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất...

Vui Và Ý Nghĩa Hơn Với 5 Phút Mỗi Ngày

Vui và ý nghĩa hơn với 5 phút mỗi ngày

Mỗi ngày ta dùng 5 phút để suy nghĩ thấu đáo những điều này, chắc chắn sẽ giải quyết bớt...

Kinh Duy-ma-cật

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Lời Vàng

Lời Vàng

Ấn Quang Đại Sư LỜI VÀNG Từ Hoa Nhất Tuệ Tâmâm phiên dịch & thi kệ toát yếu 2015 Phần...

Nghị Quyết Của Đại Hội Phật Giáo Toàn Cầu 2011 Thành Lập Tổng Liên Đoàn Phật Giáo Quốc Tế Tại Ấn Độ – Tt. Thích Nhật Từ Dịch

Nghị quyết của Đại hội Phật giáo toàn cầu 2011 thành lập Tổng liên đoàn Phật giáo quốc tế tại...

Chuyến Trở Lại Việt Nam 1964 Hồi Ký Bs. Erich Wulff – Minh Nguyện (Việt Dịch)

Chuyến Trở Lại Việt Nam 1964 Hồi Ký Bs. Erich Wulff – Minh Nguyện (Việt Dịch)

CHUYẾN TRỞ LẠI VIỆT NAM 1964 Hồi ký BS. ERICH WULFF - Minh Nguyện (Việt dịch) Lời người dịch :...

Những lý do để hoan hỷ

Thông Điệp Cuộc Đời

Giận Khôn Hay Dại

Rằm Tháng Giêng Māghapūja

Thông Tin Phật Giáo Thế Giới – Hải Hạnh Lược Dịch

Âm thanh của sự yên lặng

Chiếc Đũa Thần Chánh Niệm

Đồng hồ sức khỏe và nếp sống nhà Phật

Bốn loại thức ăn

Kế Lâu Dài – Minh Triết Trần Nhân Tông – Thích Thanh Thắng

Vui và ý nghĩa hơn với 5 phút mỗi ngày

Kinh Duy-ma-cật

Lời Vàng

Nghị Quyết Của Đại Hội Phật Giáo Toàn Cầu 2011 Thành Lập Tổng Liên Đoàn Phật Giáo Quốc Tế Tại Ấn Độ – Tt. Thích Nhật Từ Dịch

Chuyến Trở Lại Việt Nam 1964 Hồi Ký Bs. Erich Wulff – Minh Nguyện (Việt Dịch)

Tin mới nhận

Hủy hoại thiên nhiên đồng nghĩa với với hủy hoại môi trường sống

Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Hành trình có Phật

Ngẫm về “định luật vô thường” của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Hạnh hiếu của Đức Phật

Lắng lòng thanh tịnh trong giây phút thiêng liêng của Đại lễ Phật đản

Có ai thấy Phật không?

Quan niệm về đạo Phật sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt

Bỏ mẹ già đi tìm đức Phật, chàng trai gặp người cần tìm ở nơi chưa bao giờ ngờ đến

Lời Phật dạy – Chết đi về đâu?

Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật đản sinh – Suối nguồn từ bi và bình đẳng

Chùm Ảnh: Chỗ Người Ngồi, Một Thiên Thu Tuyệt Tác

Học làm Phật: Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm

Tôi không xấu hổ khi là một Phật tử

Câu chuyện nhân quả trong cuộc đời Đức Phật

The Self-immolation In Vietnam –

Phật nói: “Phước cầu không được, tu thì được”

Lời Phật dạy về tác hại của việc uống rượu

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

Tin mới nhận

Chuyện đàn chim sa bẫy do bất hòa

Phật Giáo Và Kinh Doanh – Hà Xuân Trừng, Cố Vấn Tập Đoàn Opv, Việt Nam

Quả báo xua đuổi chúng tăng

Quy Ngưỡng

Không hoang phí một hạt gạo

Kinh Đại Bi Phẩm 5 Ca Diếp

Sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh lọt top 10 tựa sách đáng đọc nhất

Kinh Bách Dụ: Vắt sữa lừa

Từ Ái: Căn Bản Của Nhân Quyền

Ngày Kết Nối Yêu Thương Thích Thông Huệ

Tổ chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization) cho biết thịt chế biến sẵn gây ung thư

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 51)

Pháp Hoa Đề Cương

Khó Thay Được Làm Người

Không Thù Ghét Người Trung Hoa

Lời Phật dạy: Khen chớ vội mừng, bị chê chớ vội buồn

Thông Bạch Xuân Tân Sửu – 2021 của GHPGVNTN Hoa Kỳ

Chúng Ta Nguyện Gì Trong Ngày Lễ Tưởng Niệm Đức Phật Thành Đạo?

Vô Ngã

Kinh Bách Dụ: Sạ Lúa

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 345)

Đọc Kinh Đại Bát Niết Bàn

Kinh Bẫy Mồi

Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch Bát-nhã Tâm Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 55)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

Thiền Và Pháp Môn Vô Niệm – Luận Giải Về Pháp Bảo Đàn Kinh Của Lục Tổ Huệ Năng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 235)

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Đốt tay làm đuốc, sau được thành Phật

Đi vào kinh Hoa Nghiêm

Thọ giới và giữ giới trong kinh điển Phật học

Không Phải Là Lời Của Phật *

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 61)

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK NĂM 2022 TẠI LIÊN HỢP QUỐC NEW YORK VÀ TẠI NHÀ TRẮNG WASHINGTON DC.

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 247)

The Metta Sutta (Discourse On Loving-kindness – Suttanta Pitaka Kuddaka Nikaya Suttaniparta -8)

Kinh Bách Dụ: Thuê thợ gốm

Tâm không điều phục

Tin mới nhận

Hương Quê Cực Lạc

Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

Lễ Nhập Kim Quan Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Niệm Và Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 251)

Mê ở Ta Bà, Sực Nhớ Quê Hương Là Cực Lạc

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 25)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 359)

Kinh Di Đà Lược Giải Viên Trung Sao – Thích Phổ Tuệ

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 30)

Lược Khảo Về Năm Dị Bản Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 326)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 1)

Đại Lão Ht.thích Trí Tịnh – Một Hành Giả Tịnh Độ Mẫu Mực

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 106)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 223)

Tịnh Độ Qua Cái Nhìn Của Thiền

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 35)

Giới thiệu pháp môn Tịnh Độ

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese