PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Thư giãn để đối trị đau đớn (song ngữ)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Thư giãn ở bất kỳ cách nào cũng đều hiệu quả để đối trị đau đớn. Những người tập thư giãn có khả năng tốt hơn để chịu đựng đau đớn. VÀ họ thực sự cảm thấy đau đớn ít hơn. Nói cách khác,  tập thư giãn có thể giảm đau một phần, và làm cho bạn chịu phần đau còn lại dễ dàng hơn.

Trong bản văn này về thư giãn đối trị đau đớn, tôi sẽ hướng dẫn bạn tập trung vào việc quan sát và chấp nhận, và rồi chuyển hóa cơn đau của bạn, rồi hướng tâm vào thiền tập để làm thư giãn cả thân và tâm, và giảm đau.

Hãy tìm một tư thế thoải mái, bảo đảm rằng lưng của bạn có chỗ tựa. Nằm xuống, hay ngồi trên một ghế vững chắc với đầu có chỗ tựa là lý tưởng.

Khi đã ổn định tư thế thoải mái xong, hãy ghi nhận rằng bạn đang cảm thọ thế nào trong khoảnh khắc này. Đừng tìm cách biến đổi bất cứ gì, hãy quan sát thân và tâm của bạn. Đối trị cơn đau khởi sự bằng việc quan sát.

Căng thẳng nhất trong người bạn là ở chỗ nào?

Cơn đau của bạn là nơi đâu?

Phần nào trong cơ thể bạn là thư giãn nhất?

Hãy hít một hơi thở sâu vào… bây giờ thở ra.

Thở vào… và thở ra.

Hãy tiếp tục thở chậm, dịu dàng.

Bây giờ, hãy tiếp tục thư giãn đối trị cơn đau bằng thái độ thụ động quan sát. Đừng tìm cách làm bất cứ gì xảy ra. Hãy ghi nhận xem toàn thân bạn cảm thọ thế nào. Hãy thụ động chú tâm quan sát, đừng tìm cách thay đổi bất cứ gì. Hãy đơn giản ghi nhận xem cơ thể bạn cảm thọ thế nào.

Bây giờ hãy để ra vài khoảnh khắc để suy nghĩ về cơn đau mà bạn đang trải qua. Ngay lúc này, bạn có thể không đau. Hãy quan sát về tình trạng cơn đau của bạn trong khoảnh khắc này. Cách cơ thể của bạn cảm thọ đang biến đổi không ngừng. Cách bạn cảm thọ cũng biến đổi trong từng khoảnh khắc. Trong khoảnh khắc sắp tới, bạn sẽ cảm thọ khác biệt một chút so với cách bạn đang cảm thọ bây giờ. Hãy quan sát. Hãy quan sát khi từng khoảnh khắc trôi qua.

Mặc dù không muốn đau và khó mà chịu đựng, bạn hãy cố gắng trong vài khoảnh khắc sắp tới giữ thái độ chấp nhận cơn đau. Hãy chấp nhận cách bạn đang cảm thọ bây giờ trên thân và tâm… bất kể tích cực hay tiêu cực… hãy để thân và tâm của bạn tự nhiên…

Chấp nhận… quan sát…

Bạn có thể lập lại những lời khẳng định đối trị cơn đau theo tôi bây giờ.

Tôi chấp nhận chính tôi…

Tôi chấp nhận cơn đau này tới với tôi… toàn bộ cơn đau… Tôi chấp nhận nó… không cần gì phải kiểm soát hay thay đổi trong khoảnh khắc này…

Tôi chấp nhận cơn đau…

Tôi không thấy cần làm bất cứ gì  bây giờ, ngoại trừ để tự nhiên…

Tôi chấp nhận chính tôi…

Bạn vừa mới lập lại một số lời khẳng định, bây giờ hãy thư giãn vài khoảnh khắc, và hãy để tự nhiên.

Để thư giãn tự nhiên…

Hãy chấp nhận giây phút này như nó đang là, không có gì khác bạn cần làm trong lúc này.

Hãy quan sát một lần nữa cơn đau của bạn… và ghi nhận, rằng bạn có thể biến đổi cơn đau một chút xíu. Hãy nhìn xem bạn có thể chuyển hóa cảm giác, chỉ một chút xíu…

Hãy hình dung cơn đau… hãy ghi nhận nơi chính xác của nó. Hãy tưởng tượng rằng thay vì đau, nơi đó cảm giác mát… ngay cả một chút lạnh… như thể bạn vừa đưa một gói nước đá dễ chịu vào nơi đó. Hãy cảm thọ cái mát.

Nơi đó có thể khởi sự cảm thấy một chút bớt lạnh… gần với cách phần còn lại cơ thể của bạn đang cảm thấy…

Bây giờ hãy tập trung vào phần này, và hãy tưởng tượng đang cảm giác biến đổi ột chút theo ý bạn lựa chọn. Bạn có thể muốn tưởng tượng ra cảm giác như kim châm dễ chịu… hơi ấm… hay mềm mại nhưng là một sức ép dễ chịu và cứng [vào nơi đau đó].

Hãy hình dung cảm giác đó bây giờ. Hãy tưởng tượng cảm giác đó thay thế chỉ một chút xíu cơn đau… và thay them một chút xíu cơn đau… them và them nữa…

Hãy cảm giác là cảm thọ này tăng trưởng… một cách dễ chịu… thêm bớt đau… cho bạn thư giãn…

Hãy hít vào thở sâu… và thở ra…

thở vào… và thở ra…

thở vào… và thở ra…

Hãy tiếp tục thở chậm và đều đặn vì bây giờ bạn thiền để giữ tâm an tĩnh.

Bạn có thể chọn bất kỳ nhóm chữ nào bạn muốn để tập trung vào cho giai đoạn thiền để thư giãn cơn đau. Đó sẽ là chữ để bạn tập trung vào. Tôi sẽ dùng chữ “tĩnh lặng” nơi đây. Hãy chú ý vào chữ này với mỗi hơi thở. Mỗi lần ý nghĩ bạn trôi đi, hãy tập trung trở lại vào chữ này. Đừng quan tâm về chuyện phải làm bất cứ gì hay về chuyện phải thiều cách gì. Bất cứ gì xảy ra ở khoảng khắc này đều thích hợp với bạn.

Hãy giữ thái độ chấp nhận thụ động. Hãy chấp nhận như bạn đang là, và hãy tiếp tục chú tâm vào chữ bạn đang lập đi lập lại.

Thở vào… tĩnh lặng

Thở ra… trọn vẹn

Thở vào… tĩnh lặng

Thở ra… trọn vẹn

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

Hãy tiếp tục lập lại chữ này trong tâm, chú tâm vào chữ này bất cứ khi nào tâm lang thang.

Hãy lập đi lập lại chữ của bạn.

(ngưng)

Khi ý nghĩ chạy chệch ra, hãy chú tâm lại vào chữ của bạn.

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

Hãy chú tâm một lần nữa vào chữ của bạn.

Khi ý nghĩ khác chen vào tâm, như sẽ xảy ra, hãy chú tâm trở lại vào chữ của bạn.

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

Bây giờ, hãy ghi nhận xem thân của bạn cảm thọ ra sao. Hãy xem bắp thịt của bạn thư giãn ra sao. Hãy ghi nhận tâm bạn tĩnh lặng ra sao. Hãy hân hưởng cảm thọ thư giãn này trong vài khoảng khắc nữa…

Bạn có thể giữ cảm thọ thư giãn này với bạn khi bạn trở về sinh hoạt đời thường. Hãy hoàn tất pháp đối trị thư giãn cơn đau bây giờ… Hãy nhớ cảm giác thư giãn, tĩnh lặng này, để bạn có thể trở về cảm thọ này bất cứ khi nào bạn cần.

Hãy từ từ thức tỉnh thân của bạn bây giờ. Hãy thở sâu vào… và thở ra. Hãy cảm thấy thân và tâm của bạn đang trở thành tỉnh giác và bén nhạy hơn.

Hãy cử động cánh tay và cẳng chân, và duỗi các bắp thịt của bạn để cho nó thức tỉnh lại sau thời khóa thư giãn đối trị cơn đau này.

Hãy ngồi một chút bây giờ với mắt mở, quan sát căn phòng chung quanh bạn. Khi bạn sẵn sàng, hãy trở về sinh hoạt bình thường, giữ trong bạn cảm giác về tĩnh lặng và bớt đau.

.

Relaxation of any type is effective for pain management. People who do relaxation exercises are better able to tolerate pain, AND they actually feel less pain. In other words, relaxation exercises can take at least some of your pain away, and make the pain you do have a little easier to tolerate.

In this pain management relaxation script, I’ll guide you to focus on observing and accepting, and then transforming your pain, then focus the mind in meditation to provide physical and mental relaxation and pain relief.

Find a comfortable position, making sure that your back is supported. Laying down, or sitting in a firm chair with head support are ideal.

As you settle into a comfortable position, just notice how you are feeling in this moment. Without trying to change anything, observe your body and mind. Pain management begins with observation.

Where is most of your tension stored?

Where is your pain located?

What part of your body is most relaxed?

Take a deep breath in…. now exhale.

Breathe in…. and out.

Continue to breathe slowly, smoothly.

Now continue the pain management relaxation with a passive attitude of observing. Do not try to make anything happen. Notice how your whole body feels. Passively observe, not trying to change anything. Simply take note of how your body feels.

Take a few moments now to think about the pain you experience. You may not be in pain right now. Just observe the state of your pain in this moment. The way your body feels is always changing. The way you feel is different from moment to moment. A moment from now, you will feel slightly different from the way you feel right now. Just observe. Observe as each moment passes.

Although pain is unwanted and difficult to tolerate, try for the next few moments to regard your pain with acceptance. Accept the way you are feeling right now physically and emotionally….. whether positive or negative….. allow your body and mind to just be….

Accepting….. observing…..

You may want to repeat some pain management affirmations with me now.

I accept myself….

I accept this pain I experience….. the whole of it…. I accept it…. letting go of the need to control or to change in this moment…..

I accept the pain…..

I release myself from the need to do anything right now, except just be…..

I accept myself…..

Now that you have repeated some affirmations, just relax for a few moments, and let go. Just be…..

There is nothing you need to be doing in this moment, besides accepting this moment just as it is.

Observe again your pain…. and notice, that you can alter the pain slightly. See if you are able to transform the feeling, just a little…..

Picture the pain…. notice its exact location. Imagine that instead of pain, this area feels cool….. even a bit cold…. as if you have applied a comfortable ice pack to this area. Feel the coolness.

The area might even start to feel a little less cold…. closer to the way the rest of your body feels….

Now focus in on this area, and imagine a slightly different feeling of your choice. You may wish to imagine the sensation of pleasant tingling… warmth… or soft but firm, comfortable pressure.

Imagine this sensation now. Imagine the sensation replacing just a tiny bit of the pain….. and a tiny bit more of the pain…… more and more…..

Feel this new sensation growing….. pleasantly…. providing some relief….. allowing you to relax…..

Take a deep breath in….. and out…..

in….. and out…..

in….. out…..

Continue to breathe slowly and rhythmically as you now meditate to calm your mind.

You can choose any phrase you want to focus upon for the meditation portion of this pain management relaxation. This will be your focus word. I’ll use the word “peaceful” here. Focus your attention on this word with each breath. Every time your thoughts drift, focus in again on this word. Don’t worry about making anything happen, or doing this meditation a certain way. Whatever happens is right for you at this moment.

Keep an attitude of passive acceptance. Just accept the state you are in, and continue to focus your mind on the word you will be repeating.

Breathe in….. peace

Breathe out…. full

In…. peace

Out… full

Peace…..full……

Peace…..full….

Peace…..full……

Peace…..full….

Continue to repeat this word in your mind, focusing your attention on this word whenever your thoughts wander.

Keep repeating your focus word….

(pause)

When your thoughts drift, focus your attention again on your focus word.

Peace…..full……

Peace…..full….

Focus your mind again on your focus word.

As thoughts enter your mind, as they will, just turn your attention back to your focus word.

Peace…..full……

Peace…..full….

Peace…..full……

Peace…..full….

Take note of how your body feels, now. See how relaxed your muscles are. Notice how calm your mind is. Enjoy this feeling of relaxation for a few moments more…..

You can keep this feeling of relaxation with you as you return to your regular activities. Complete the pain management relaxation now… Memorize this peaceful, relaxed feeling, so you can return to this state whenever you need to.

Slowly reawaken your body now. Take a deep breath in…. and out. Feel your mind and body becoming more awake and alert.

Move your arms and legs, and stretch your muscles to let them reawaken from this pain management relaxation.

Sit for a moment now with your eyes open, observing the room around you. When you are ready, return to your usual activities, keeping with you a sense of calm and relief.

http://www.innerhealthstudio.com/pain-management.html

Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

Tranh Luận Về Hiếu Giữa Phật Giáo Và Khổng Giáo

Tranh luận về hiếu giữa Phật giáo và Khổng giáo

TRANH LUẬN VỀ HIẾU GIỮA PHẬT GIÁO VÀ KHỔNG GIÁO Quảng Hưng(*) - Nguyên Hiệp dịchKhi lần đầu tiên được truyền bá vào...

Mộng – Thực, Chết Và Giác Ngộ

Mộng – thực, chết và giác ngộ

MỘNG – THỰC, CHẾT và GIÁC NGỘ Câu chuyện của vị Tỳ Kheo Ni đệ nhất trí tuệ sắc bén...

Dòng Truyền Thừa Hóa Thân Của Tôi

Dòng truyền thừa hóa thân của tôi

DÒNG TRUYỀN THỪA HÓA THÂN CỦA TÔI Đức Đạt Lai Lạt Ma | Tuệ Uyển chuyển ngữ   Tôi Được...

Cho Đi Là Còn Mãi

Cho đi là còn mãi

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất trắc với những nỗi đau của nhân loại cùng sự...

Hy Vọng Cho Một Thế Giới Hòa Bình

Hy Vọng Cho Một Thế Giới Hòa Bình

HY VỌNG CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNHNguyên bản: Hope for a Peaceful WorldTác giả: Đức Đạt Lai Lạt MaChuyển...

Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ

Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ

KINH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT CỨU KHỔQuảng Minh (Tu Viện Huệ Quang) Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu...

Vô Ngã Là Niết Bàn

VÔ NGÃ LÀ NIẾT BÀN Hòa Thượng Thích Thiện Siêu ---o0o--- Mặc dù biết Phật pháp mênh mông, cũng không...

Bảy Bí Quyết Sống Hạnh Phúc

Bảy Bí Quyết Sống Hạnh Phúc

Bảy Bí Quyết Sống Hạnh Phúc SEVEN  TIPS  FOR  A  HAPPY  LIFE Ni Sư Thubten Chodron  Ghi Âm:  Colette Janning Biên Tập:  Debbie...

Vô Trước (Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia)

Vô Trước (Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia)

VÔ TRƯỚCBách khoa toàn thư mở Wikipedia Đại luận sư Vô Trước, được trình bày với ấn Sa-môn (sa. śramaṇa-mudrā,...

Nụ Cười Của Đức Phật

Nụ cười của Đức Phật

Những cơn mưa đầu mùa bao giờ cũng mang theo nhiều niềm phấn khởi, cỏ cây được tắm mình cuốn...

Thư Ngỏ V/v: tôn tạo sửa chữa lại Chùa sau mùa mưa bão

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Quảng Nam Chùa Diên Khánh Xã Đảo Tam Hải – Huyện Núi Thành...

Thư Ngỏ Chương Trình Khám Bệnh, Phát Thuốc, Chữa Răng, Mổ Mắt, Tặng Quà, Cắt Tóc Miễn Phí Cho Đồng Bào Nghèo Lần Thứ 11 Tại Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long

Thư Ngỏ Chương Trình Khám Bệnh, Phát Thuốc, Chữa Răng, Mổ Mắt, Tặng Quà, Cắt Tóc Miễn Phí Cho Đồng Bào Nghèo Lần Thứ 11 Tại Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long

HỘI SỰ NGHIỆP TỪ THIỆN MINH ĐỨCMinh Duc Charitable Foundation (MDCF)明德慈善事業基金會 Website: http://www.tuthienminhduc.comVăn phòng: 148 Cao Thắng, phường 11, quận 10,...

Chuyển Hóa Tham Đắm Lợi Dưỡng

Chuyển hóa tham đắm lợi dưỡng

CHUYỂN HÓA THAM ĐẮM LỢI DƯỠNG Quảng Tánh Tâm nguyện ban sơ của người hảo tâm xuất gia là xả...

Đường Đến An Bình Thật Sự (16) Song Ngữ

Đường Đến An Bình Thật Sự (16) song ngữ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Dạy Bổn Phận Con Cái Với Cha Mẹ

Phật Dạy Bổn Phận Con Cái Với Cha Mẹ

PHẬT DẠY BỔN PHẬN CON CÁI VỚI CHA MẸThích Đạt Ma Phổ Giác   Đạo Phật là đạo hiếu hay...

Tranh luận về hiếu giữa Phật giáo và Khổng giáo

Mộng – thực, chết và giác ngộ

Dòng truyền thừa hóa thân của tôi

Cho đi là còn mãi

Hy Vọng Cho Một Thế Giới Hòa Bình

Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ

Vô Ngã Là Niết Bàn

Bảy Bí Quyết Sống Hạnh Phúc

Vô Trước (Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia)

Nụ cười của Đức Phật

Thư Ngỏ V/v: tôn tạo sửa chữa lại Chùa sau mùa mưa bão

Thư Ngỏ Chương Trình Khám Bệnh, Phát Thuốc, Chữa Răng, Mổ Mắt, Tặng Quà, Cắt Tóc Miễn Phí Cho Đồng Bào Nghèo Lần Thứ 11 Tại Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long

Chuyển hóa tham đắm lợi dưỡng

Đường Đến An Bình Thật Sự (16) song ngữ

Phật Dạy Bổn Phận Con Cái Với Cha Mẹ

Tin mới nhận

Sống chung với mẹ chồng theo lời Phật dạy

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Cuộc viếng thăm của nhà tiên tri

Vậy mà chẳng phải vậy

Tụng kinh và niệm Phật có ý nghĩa gì?

Phật dạy tu trong lúc uống, ăn

Đức Phật lập ra đạo để dạy loài người hiểu biết những gì?

Vì sao tam ác đạo vào dễ khó ra?

Chùa Phú Thạnh, Tx Châu Đốc, Tỉnh An Giang

Thiên ma Ba Tuần là ai? Tại sao Thiên ma Ba Tuần lại phá Phật thành đạo?

Lời Phật dạy về hai hạng người không biết chán đủ

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Nhờ thờ Phật mà thoát khổ

Công đức chiêm bái Phật tích

Dòng sông tâm thức (II)

Lòng ngưỡng mộ Phật của vua A Dục

Quan hệ giữa Đức Phật và chúng đệ tử (I)

Lời Phật dạy về công ơn người mẹ khi mang thai

Làm sao cho đá nổi, bơ chìm?

Đức Phật là ai? (phần cuối)

Góc Nhìn Người Phật Tử

Tin mới nhận

Ý Tình Thân

Mười Nghiệp Bất Thiện Và Nghiệp Quả

Cuộc Đời Của Ngài Huyền Trang

Về Miền Tây

Cúng Cơm Nên Hay Không?

Công đức của người trì giới

Giới Thiệu Về Tổ Sư Thiền

Nghệ Thuật Chết – The Art of Dying

Trường Hạ Bát Nhã – Hương Từ Lan Xa

Cầu Siêu Có Phải Là Nghi Lễ Của Phật Giáo Không?

Cây lá và con người

Quan Âm – Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia

Bình Minh Từ Chân Trời Đại Ẩn Am

Lo sợ, phiền não là mầm mống của phi pháp

Làm sao trừ được khổ?

Thường Vô Thường (phần 4)

Giáo Lý Duyên Khởi

Quán chiếu về sự tiếp cận Phật Giáo thực tiển 3

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (10)

Việc của năm cũ qua đi…

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Kinh Bách Dụ: Người xuất gia tham lợi dưỡng

GIỚI THIỆU KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 26)

Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải Tập 1

Kinh Bách Dụ: Người giúp việc giữ cửa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 204)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 32)

Kinh Đại Phước Đức

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 264)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 41)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 164)

BTS Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2566

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 1

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 28)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 106)

Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 20)

Tin mới nhận

Duy thức học đối với người niệm Phật

Luận Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội

Vì sao niệm Phật không vãng sanh ?

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 2)

25 Đại Nguyện Của Đức Phật Bất Động Tôn Giáo Chủ Cõi Diệu Hỷ

Giới thiệu pháp môn Tịnh Độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 62)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 265)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

Lời Khai Thị Của Hòa Thượng Tịnh Không

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 156)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 82)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 30)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 36)

Chương 1 bài 2 mục 4 Bàn Về Phương Pháp Tu Trì (24/04)

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 14)

Từ Avalokitesvara Đến Quán Thế Âm Bồ Tát

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese