PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Thở Để Chữa Bệnh

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

THỞ ĐỂ CHỮA BỆNH
BS. Đỗ Hồng Ngọc

Meditation-BreathNgày nay, ở phương Tây, rất nhiều trung tâm dạy thiền, khí công, yoga… để chữa bệnh cũng chủ yếu là dạy cách thở bụng

Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 đến năm 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái. Các bác sĩ Pháp bảo, ông chỉ có thể sống chừng hai năm nữa thôi. Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra phương pháp… thở để tự chữa bệnh cho mình. Và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới mất (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa, hoạt động tích cực, năng nổ trong nhiều lĩnh vực. Chuyện khó tin nhưng có thật!

Tôi may mắn được quen biết ông trong nhiều năm. Với tôi, ông vừa là đồng nghiệp, là đàn anh mà cũng là người thầy. Ông là bác sĩ, đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Ông là cố vấn của bộ môn tâm lý – xã hội học do tôi phụ trách tại trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM, (nay là đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) ngay từ hồi mới thành lập (1989). Ông thường trao đổi với tôi điều này điều khác, về công việc viết lách, giảng dạy, và nhiều lần về phương pháp thở dưỡng sinh của ông. Trao đổi không chỉ về cơ thể học, sinh lý học mà cả về tâm lý học, đạo học.

BlankDưới đây là bài vè 12 câu dạy thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện:

Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm chậm sâu đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được!

Có lần ông mở áo cho tôi xem mấy vết mổ vẫn chưa hoàn toàn liền lạc trên ngực ông. Lần khác ông lại cao hứng vén bụng bảo tôi thử đánh mạnh vào bụng ông xem sao. Tôi phục ông ốm nhom ốm nhách mà làm việc thật dẻo dai, bền bỉ, gần như không biết mệt mỏi. Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc… thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa “dung tích sống” như ông lại vẫn ung dung, thư thái. Ông cười “tiết lộ” với tôi, những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi… thở, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt. Ông nói sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ, mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu của ông.

ThoTrước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Cho đến ngày tôi bị vố tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. Quả có điều kỳ diệu! Nó làm cho tôi thảnh thơi hơn, ít nhọc mệt hơn và sức khoẻ tốt hơn. Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp thương tình, cho rất nhiều thuốc, nhưng tôi chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết, còn thì chỉ… dùng phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải là cái gì hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga, dưỡng sinh… của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.

“Thót bụng thở ra” được nói đến đầu tiên vì thở ra quan trọng hơn ta tưởng. Thở ra giúp làm sạch các hốc phổi, đáy phổi, nơi khí dơ dễ đọng lại. Đặc biệt, với những người bị suyễn, bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) càng cần tập luyện thì thở ra.

Khi thai nhi còn trong bụng mẹ, hai lá phổi là một khối đặc, im lìm, không hoạt động, như chiếc dù xếp chặt trên lưng vận động viên. Khi người nhảy dù tung mình ra khỏi phi cơ thì dù mới tự động bung ra, bọc gió. Đứa bé “tung mình” ra khỏi lòng mẹ, hai lá phổi cũng bung ra như vậy do không khí tự động lùa vào, đó chính là hơi thở vào đầu tiên. Tiếng khóc chào đời lúc đó chính là hơi thở ra đầu tiên của bé chứng tỏ hệ hô hấp đã được “lắp đặt” xong, đã khởi động tốt, sẽ “bảo hành” cho đến khi… tắt thở, miễn là trong quá trình sử dụng biết “bảo trì”! Cách bảo trì tốt nhất vẫn là đừng đưa bụi, khói… (thuốc lá) vào lấp các đường hô hấp lớn nhỏ khiến ta phải thở khò khè, thở cà giựt, thở cà hước về sau… là được.

“Phương pháp thở bụng không chỉ giúp để chữa một số bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hoá… mà còn làm cho tâm được an, giảm stress trong cuộc sống hiện tại”

Sự hô hấp xảy ra trên từng tế bào của cơ thể chớ không phải ở hai lá phổi. Phổi thực chất là một cái bơm, bơm khí vào ra “phình xẹp” vậy thôi. Để cho cái máy bơm đó làm việc tốt thì cần biết một chút về “cơ chế” của nó. Lồng ngực là cái xy-lanh (cylindre), còn píttông (piston) chính là cơ hoành – một bắp cơ lớn, nằm vắt ngang giữa bụng và ngực. Khi cơ hoành thụt lên thụt xuống (như cái bể lò rèn) thì khí được hút vào đẩy ra ở phổi. Cơ hoành nhích lên nhích xuống 1cm đã hút hoặc đẩy được 250ml không khí. Vậy mà cơ hoành có thể nhích lên xuống đến 7cm! Tóm lại, chính cơ hoành ở bụng mới là cơ hô hấp chính, đảm trách hơn 80% sự thông khí. Do đó, thở bụng là cách thở sinh lý nhất, tự nhiên nhất. Cho nên trong bài vè tập thở ta thấy nói “thót bụng”, “phình bụng” – mà không hề nói đến ngực chút nào là vậy! Cứ quan sát một bé đang ngủ ngon lành thì biết. Nó thở bằng bụng chớ không phải thở bằng ngực. Chỉ có cái bụng nó là phình lên xẹp xuống, đều đều, nhẹ nhàng mà thôi.

Bác sĩ Dean Ornish, tác giả cuốn sách nổi tiếng Program for reversing heart disease (Chương trình phục hồi bệnh tim) hướng dẫn cách thở bụng đơn giản, dễ làm: đặt một bàn tay lên bụng, khi thở vào thở ra, ta thấy bàn tay mình nhích lên nhích xuống nhịp nhàng là được.

Ngày nay, ở phương Tây, rất nhiều trung tâm dạy thiền, khí công, yoga… để chữa bệnh cũng chủ yếu là dạy cách thở bụng. Các phương pháp trị liệu nổi tiếng của các bác sĩ như Dean Ornish, Deepak Chopra… căn bản cũng không ngoài cách… thở bụng. Phương pháp thở bụng không chỉ giúp để chữa một số bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hoá… mà còn làm cho tâm được an, giảm stress trong cuộc sống hiện tại. Phải luyện tập chừng sáu tháng trở lên mới thành thói quen và thấy hiệu quả.

BS Đỗ Hồng Ngọc
(TVHS)


Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

Con Người Khi Có Quyền Lực Trong Tay

Con Người Khi Có Quyền Lực Trong Tay

CON NGƯỜI KHI CÓ QUYỀN LỰC TRONG TAYThích Đạt Ma Phổ Giác   Ngày xưa, con người cảm thấy bé nhỏ...

Quét Sạch Phiền Não

Quét sạch phiền não

Mỗi buổi sáng, cầm chuổi quét nhà, tống rác rến ra ngoài sân, cầm chiếc khăn lau sạch bụi bặm...

Tăng Già Thời Đức Phật

Tăng Già Thời Đức Phật

TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn ThiệnNhà xuất bản Phương Đông Mục lục Lời giới thiệuChương 1. Bối cảnhChương...

Các Tinh Thần Giáo Dục Của Thế Tôn – Tt. Thích Chơn Thiện

Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ...

Những Câu Chuyện Phật Dạy Về Duyên Nợ Trong Tình Yêu Đáng Suy Ngẫm

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

Phật dạy: Con người gặp nhau là bởi chữ duyên, sống và yêu nhau là bởi chữ nợ. Lời Phật...

Sức Mạnh Của Tu Hành

Sức mạnh của tu hành

SỨC MẠNH CỦA TU HÀNH Ni sư Hạnh Chiếu   Nhìn vào một con người, yếu tố đầu tiên chiếm...

Người Bắc Âu Sống Hạnh Phúc Nhờ Bí Quyết Gì?

Người Bắc Âu sống hạnh phúc nhờ bí quyết gì?

Chất lượng cᴜộc sống được người Bắc Âᴜ định nghĩa là: “Tiền là thứ có thể để dành được còn...

Biện Chính Phật Học Tập 2

Biện Chính Phật Học Tập 2

THÍCH CHÚC PHÚBIỆN CHÍNH PHẬT HỌCTẬP IINHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC LỜI GIỚI THIỆU   Trong quá trình phát triển của Phật giáo,...

Vu Lan Và Tuổi Trẻ

Vu Lan Và Tuổi Trẻ

VU LAN VÀ TUỔI TRẺ (Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam)Nghe bài này Với người Việt Nam nói...

Nhân Duyên Học

Nhân Duyên Học

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Chiêm Bao Hạc Trắng

Chiêm bao hạc trắng

CHIÊM BAO HẠC TRẮNGTN Huệ Trân             Trong kiếp phù sinh, biết bao người đốt đuốc tìm tri kỷ...

Làm Thế Nào Để Sống Không Sợ Hãi Và Lo Âu

Làm thế nào để sống không sợ hãi và lo âu

LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỐNG KHÔNG SỢ HÃI VÀ LO ÂU Hòa Thượng K. Sri Dhammananda Dịch Việt: Tâm Quang...

Năng Lực Của Tha Thứ

Năng Lực Của Tha Thứ

NĂNG LỰC CỦA THA THỨNguyên tác: The Power of FogivenessTác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Limerick (Ireland) 2011Chuyển ngữ:...

Không Tìm Ra Một Bản Ngã Để Ưu Ái

Không Tìm Ra Một Bản Ngã Để Ưu Ái

KHÔNG TÌM RA MỘT BẢN NGÃ ĐỂ ƯU ÁI Lama Zopa Rinpoche Lozang Ngodrub dịch, Thanh Liên hiệu đính Sống...

Như Dòng Thác Chảy Ra Biển… Hạnh Phúc Đối Diện Tử Sanh – Matthieu Ricard – Nguyễn Thượng Chánh Chuyển Ngữ.

Như Dòng Thác Chảy Ra Biển… Hạnh Phúc Đối Diện Tử Sanh – Matthieu Ricard – Nguyễn Thượng Chánh Chuyển Ngữ.

NHƯ DÒNG THÁC CHẢY RA BIỂN...Hạnh Phúc Đối Diện Tử SanhTác giả Matthieu Ricard(Plaidoyer pour le Bonheur)Nguyễn Thượng Chánh chuyển...

Con Người Khi Có Quyền Lực Trong Tay

Quét sạch phiền não

Tăng Già Thời Đức Phật

Các Tinh Thần Giáo Dục Của Thế Tôn – Tt. Thích Chơn Thiện

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

Sức mạnh của tu hành

Người Bắc Âu sống hạnh phúc nhờ bí quyết gì?

Biện Chính Phật Học Tập 2

Vu Lan Và Tuổi Trẻ

Nhân Duyên Học

Chiêm bao hạc trắng

Làm thế nào để sống không sợ hãi và lo âu

Năng Lực Của Tha Thứ

Không Tìm Ra Một Bản Ngã Để Ưu Ái

Như Dòng Thác Chảy Ra Biển… Hạnh Phúc Đối Diện Tử Sanh – Matthieu Ricard – Nguyễn Thượng Chánh Chuyển Ngữ.

Tin mới nhận

Ngàn năm cảnh Phật 

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 2)

Đức Phật – Nhà đại giáo dục

Một nhà sư có thể làm việc như một bác sĩ không?

Tuệ giác của Thế tôn

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

6 chân lí của hạnh phúc từ lời Phật dạy

Lời Phật dạy luôn hiện tiền

Ân đức của Như Lai

Thông Tư Về Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm 50 Năm Bồ-tát Quảng Đức

Thành kính tưởng niệm ngày Đức Thế Tôn nhập niết bàn

Lời Phật dạy về 3 điều để trở thành người lương thiện

Bốn nỗi khổ tinh thần theo lời Phật dạy

Vị Phật quá khứ hay Nhiên Đăng Cổ Phật là ai?

Trường Trung Cấp Phật Học Đồng Nai, Cơ Sở Ii

Phật dạy làm người quan trọng nhất là phải có lương thiện

Ước nguyện quá khứ

Nhìn lại lỗi mình để tiến tu theo lời Phật dạy

Con ơi, tu đi…

Đức Phật có thể dùng phép lạ để cứu người chết sống lại không?

Tin mới nhận

Cuốn sách được Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên đọc

Cuộc Đời Của Một Thiền Sư Nổi Tiếng Thế Giới

Dạy Con Tuổi Teen

Thich Tri Quang And The Vietnam War – James Mcallister

Thiền ngôn của các minh sư

Trở lại đạo?

Tìm ra “Long-Nữ” Việt-Nam

Ga xe lửa và những chuyến tàu

Niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư.

Lễ hội Vu lan bồn và việc thờ cúng tổ tiên của người Trung Quốc

Lưu vong khúc

Lời Phật dạy về lòng từ bi và sự sống muôn loài

Hạnh Phúc Kinh | Maṅgala Sutta

Bụt có một người yêu: “Người yêu cô đơn”

Ta là người có tội

Bút ký: “buổi chiều dâng hương bái lễ bảo tháp sư phụ”

Lời Giảng Về Chết Và Cận Tử

Lời Phật dạy: Khuyến hóa cha mẹ hướng thiện

Ý Nghĩa Vu Lan, Ht. Thích Minh Châu

Thiền Viện Nguyên Thủy – Ký Sự Của Phạm Doãn

Tin mới nhận

Đức Phật có mặt ở đời bằng tuệ giác vô ngã vĩ đại

Kinh Bách Dụ: Ăn nửa cái bánh

Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 41)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Tóm tắt kinh Trung Bộ

Giới Thiệu Bộ Phân Tích Đạo (Patisambhidamagga) Của Ngài Xá Lợi Phất

Kinh Bahiya: Lời Dạy Cho Ông Bāhiya: Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy (song ngữ)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 34)

Kinh Bát Đại Nhân Giác Lược Giải

Kinh Bách Dụ: Người giúp việc giữ cửa

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 9)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 359)

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 153)

Hà Nội: Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 tại Trụ sở Trung ương GHPGVN

Đại Lễ Phật Đản Vesak Năm 2022 tại Liên Hợp Quốc và Tòa Bạch Ốc

Ý nghĩa Bổn Môn Pháp Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 262)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 01)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Phương Thức Niệm Phật Đời Trần

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 29)

Chư Tổ Tịnh Độ Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 321)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 23)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 34)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 28)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 41)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 346)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 230)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 204)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 278)

Pháp Sư Tịnh Không – Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Độ Thời Hiện Đại

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 10)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 284)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 273)

Nhận Thức Phật Giáo

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.