PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Thiền Và Thở

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

THIỀN VÀ THỞ 
Minh Thi

Ducphat_Ngoi_ThienKhi nghiên
cứu
, chúng ta sẽ thấy tính thẳm sâu và nhất quán của tòan bộ kinh điển Đại Thừa
lẫn kinh sách Nguyên Thủy, đều tập trung ở Kinh
Tứ
Niệm Xứ
cho đến Thân Hành Niệm
rồi Nhập Tức Xuất Tức Niệm.

Mặt khác, Đức Phật một vị thái tử đã
từ bỏ tất cả mọi vinh hoa phú quí bậc nhất của thiên hạ, ẩn dật chốn rừng già
cũng đã tuyên bố “Đây chính là con đường độc nhất để
thanh tịnh cho chúng sinh, diệt trừ mọi khổ ưu và thành tựu chánh trí”
. Vậy thì, hơi thở của chúng ta chắc
chắn
phải có một vai trò nhất định nào đó, nó phải có một mối liên hệ rất mật
thiết
với quá trình tu học, và là con đường ai cũng phải đi qua. Tuy nhiên, có một điều rất tiếc là khi muốn tìm hiểu
sâu hơn về hơi thở, về mối liên hệ giữa Thở và Thiền thì chúng ta sẽ gặp rất
nhiều cái vướng.

 Cái vướng thường gặp nhất chính là
kiểu cách gần như là Biệt Truyền theo kiểu Tâm Ấn Tâm. Thầy hỏi trò một câu Đốn
Ngộ
, học trò Khai Ngộ, thấu triệt điều bí ẩn đó thế là xong. Cho nên các cảnh
giới
chứng đắc Thiền, từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền… bỗng dưng được khóac lên màu áo
kỳ diệu, huyền ảo và lung linh. Nó khiến cho người bước đầu học Phật bối rối
không ít. 

 Chỉ bằng hơi thở và có hơi thở thôi
mà có thể thành tựu Bậc Chánh Trí, triển khai tri kiến ư?

 Câu trả lời là có thể! Nhưng chắc
chắn
một điều là bạn và tôi không bao giờ chấp nhận cái kiểu tin kinh sách một
cách quá đễ dàng như vậy.
Mọi Kinh nghiệm truyền thừa phải được kiểm chứng. Không có cái gì tồn tại mà
không có cái lý của nó!
Có một thực tế không ai phủ
nhận là con người hiện đại ngày nay, đang phải đối diện với quá nhiều khổ đau.
Còn các bác sĩ chỉ có thể chữa trị phần ngọn, tìm thuốc dập tắt hay xoa dịu cái
đau. Nhưng như một cỗ xe đã bước vào vòng vận hành, tất phải đi đến chu kỳ rệu
rã. Cho nên cái vòng lẩn quẩn, bệnh – trị bệnh mãi hoài còn tiếp nối.

 Nhưng còn cái khổ thì sao? Đâu phải
bác sĩ nào cũng có đủ khả năng lẫn tư chất để điều trị cả thân và tâm. Cái khổ
là nguyên nhân của tất cả mọi cái đau. Ví như từ bệnh họan của Việt Nam rất
hay! Bệnh đi chung với hoạn ( hoạn nạn).
Nghĩa là ẩn sâu sau cái bệnh là một cái khó khăn, đau khổ nào đó của người
bệnh.

 Khi thân chủ của mình bị bệnh đau bao
tử, bác sĩ cho thuốc uống để làm dịu lại, khuyên ăn uống cẩn thận, tránh các đồ
cay, nóng…Nhưng còn cái gốc hay suy nghĩ, lo âu, dẫn đến stress nặng, làm tổn
hai bao tử thì sao? Hay nói tóm lại, thực chất việc điều trị đó của chúng ta
chỉ như một cuộc cưỡi ngựa xem hoa, chỉ cạn cợt bề ngoài! Một sự điều trị đúng
nghĩa phải là một quá trình bao gồm trị liệu kết hợp cả thân và tâm.

 Đức Phật đã nói ”Thở” chính là con đường
độc nhất để diệt trừ mọi khổ ưu của Thân – Tâm, thành tựu mọi Chánh Trí tức
phải có cái lý của nó.

 Nhưng cái lẽ huyền diệu đó, chỉ gói gọn
trong mấy chữ: “Nhập tức, xuất tức, niệm”
Thở vào thở ra thôi mà, có cái gì ghê gớm lắm đâu, chuyện này ai chả biết?
Ở đây, tôi xin thử hỏi đôi điều,
có ai đã nhận ra mình đang không biết thở ? Biết không có nghĩa là biết, mà có
nghĩa là “nhận diện”, là “quán sát”, là “xác định và dõi theo”. Một khi biết được
cái “biết” này, tức là mình đã nắm được
chìa khóa mở ra mọi cánh cửa hạnh phúc. Vấn đề là ta sẽ xoay cái chốt cửa ấy
thế nào mà thôi!

 Sự thật là vậy, hạnh phúc không phải là
điểm đến mà nó là con đường, là một hành trình.

 Tai họa luôn nằm ở chỗ : “Thực
bất tri kỳ vị”!
Ăn mà không biết mình đang ăn, thì hỏi có biết ngon không?
Cái ngon chính là hạnh phúc. Đơn sơ và giản dị là như vậy!

 Hạnh phúc không phải là một phép lạ đang
ẩn núp đâu đó mà nó luôn hiển lộ trong từng phút giây, đợi chờ mình quay về
nhận diện. “Quá khứ đã qua rồi.

Tương lai thì chưa tới. Chỉ có hiện
tại
là một món quà”.
Ý
thức
được cái này, tức là nhận diện được phép lạ. Ý thức, phải ý thức
cho được là mình đang sống chứ không tồn tại trong mỗi phút giây.

 Hãy thử hỏi một bệnh nhân đã nằm liệt
giường lâu ngày, để biết được cái hạnh phúc khi tự mình bước đi vào toilet.
Những trải nghiệm trong khoảnh khắc giao thời của sự sống và cái chết rất quý
báu
, bởi con Người luôn tự hào mình có khả năng làm chủ bản thân mình lại trở
nên yếu đuối mong manh biết bao! Cái khoảnh khắc ấy, sẽ gióng lên một hồi
chuông, chạm sâu vào vô thức. Chính giây phút ấy, khoảnh khắc ấy, chúng ta mới
chợt bừng ra nhiều trải nghiệm: Quán xét và biết nhìn ra hạnh phúc nằm trong
những cái bình thường!

 Nhưng đó chỉ là tỉnh giác, chứ chưa
thật sự giác ngộ. Ví như ánh chớp giữa trời quang, nổ rền một cái chứ chưa thật
sự xé toạch được màn vô minh. Trời vẫn còn đen lắm! chớp sáng một chút mà thôi!

 Trở lại vấn đề hơi thở, tại sao lại phải
nghiên cứu hơi thở, mà không nghiên cứu lắng nghe tiếng đập của trái tim hay
cái dạ dày của mình?

 Nếu bạn lắng nghe được trái tim mình đập
được, nghĩa là bạn đã bị bệnh tim rồi.
Nếu bạn lắng nghe được tiếng dạ dày mình co bóp, nghĩa là khi đó bạn đang quằn
quại vì cơn đau bao tử.

 Vậy thì chỉ còn hơi thở!

 Vì sao là hơi thở?

 Vì cấu trúc hơi thở phải vào và ra nơi
mũi. Mũi lại nằm dưới mắt, dễ dàng cho sự quán sát. Mặt khác, hơi thở dường như
là của ta, mà hòan toàn không phải là của ta. Hay nói đúng hơn bản chất của hơi
thở
là “Vô Ngã”.

 Chúng ta hít vào Oxygen và thải ra CO2.
Hành vi thở tưởng chừng như được kiểm soát bởi ý thức, nhưng thực ra không
phải.

 Thử nín thở vài giây xem. Bạn sẽ thấy cơ
thể mình sẽ tự điều tiết mà không cần có sự nhúng tay của ý thức.

 Khí CO2 được tích lũy, không thoát ra
được sẽ kích thích Hành Tủy, buộc chúng ta phải thở tiếp tục. Sau đó, hai lá
phổi kết hợp với cơ hoành hoạt động như cơ chế của một bình Xi-lanh. Sự thay
đổi thể tích trong đó tạo nên áp suất. Khi píttông được đẩy xuống, cơ hoành đi
xuống
thì tạo ra 1 áp suất . Chính áp suất này đã tạo nên hơi thở vào, cho
không
khí tràn vào phổi. Ngược lại, khi cơ hoành đi lên, sẽ tạo ra một áp suất
đổi chiều, tống khứ các khí độc ra khỏi cơ thể.
Điều này lý giải tính “Vô Ngã” của hơi
thở
. Rõ ràng, hơi thở có sinh có diệt, nó không phụ thuộc vào cái ta đang nhầm
tưởng là TA!

 Trong kinh tạng NIKAYA có nhắc đến các
trường hợp khi thiền sâu, các Thiền Sư sẽ dừng mọi họat động của cơ thể lại,
thậm chí là ngưng thở. Điều này xem chừng như vô lý, hóa ra
lại cực kỳ có lý. Vì sao?

 Vì thật ra, khi cơ hoành hoạt động, tạo
ra hai dòng áp suất trái chiều nhau như thế để tạo ra hơi thở (thực chất là do
cơ hòanh hoạt động chứ không phải do hai lá phổi mà chúng ta thở), vẫn còn có một
khỏang áp suất bằng không. Nghĩa là khi đó, tại nơi sản sinh ra các dòng hơi
thở
sẽ có áp súât bằng không. Đây là trạng thái Thiền Sâu và Thở Tốt. Người
hành thiền khi đó sẽ không tiêu hao năng lượng ( energy) nữa, hoặc họ sẽ giảm
đến mức tối thiểu năng lượng tiêu hao ( bình quân là giảm đến 40% lượng
oxygen).

 Điều này hòan tòan không có gì khó hiểu,
nếu chúng ta chịu khó quan sát ở thiên nhiên. Chúng ta sẽ thấy có những chuyển
động được thực hiện với năng lượng gần như bằng không: những con chim khi bay,
sẽ có một khỏang chúng lượn. Khi chúng lượn như vậy, năng lượng tiêu hao dường
như bằng không.

 Trong Kinh có diễn tả một trạng thái, khi
hành thiền, hành giả sẽ có cảm giác tan biến, hòa mình vào vũ trụ là chính do
trạng thái áp suất bằng không này tạo ra. Khoảnh khắc đó hành giả sẽ ngưng thở!
Áp suất bên trong bằng với áp suất bên ngoài không khí, sẽ tạo ra cảm giác hòa
tan.

 Khi Thiền tốt và Thiền sâu, cảm giác hỷ
lạc
xuất hiện.

 Nguồn gốc phát sinh cảm giác này được
cấu thành bởi 2 yếu tố. Yếu tố thứ nhất là do sự nhất tâm. Khi nhất tâm, chuyên
chú
vào một điểm nhất định là thân của hơi thở, cấu trúc của đại não sẽ có khả
năng cắt đứt mọi xung động khác, và chúng ta không bị mất năng lượng do bị tán
tâm
.

 Thứ 2, là do cách ngồi thiền, tư thế kiết
già
, ngồi nhẹ nhàng vững chãi như một chiếc áo đang treo sẽ làm chúng ta không
tiêu hao năng lượng.

 Hai yếu tố trên kết hợp sẽ làm cho toàn
bộ
các tế bào trong cơ thể trở về trạng thái nghỉ ngơi, sạc pin lại. Và hiển
nhiên
, trạng thái êm đềm, hỷ lạc xuất hiện.

 Sâu thêm một chút nữa, bàng bạc khắp các
kinh điển, Phật có nhắc đến chuyện mình có thể hạn chế đến mức việc không cần
ăn, không cần ngủ. Chỉ có thở và thiền mà thôi. Vì sao Phật lại nói vậy? Còn
chúng ta, chúng ta sẽ hiểu thế nào đây? Có nên chăng dùng lăng kính khoa học
soi rọi lại, thay vì mặc nhiên chấp nhận nó như một triết thuyết hoang đường?
Không, đó chính là sự thật!

 Bởi trạng thái áp suất bằng không nơi
cơ hoành đã minh chứng điều đó! Chỉ cần tập trung quán sát hơi thở là chúng ta
đã đi vào cánh cửa của bảo toàn. Thiền sâu và thở tốt chính là những điều kiện
cần và tiên quyết cho quá trình làm chậm lại sự tiêu hao năng lượng, cho đến
việc không tiêu hao năng lượng.

 Mà đã đi vào trạng thái nghỉ, thì đâu
cần ăn, cần uống hay thậm chí là việc làm chậm quá trình thở cho đến cả việc
dừng luôn hơi thở!

 (Một ví dụ dễ thấy hơn là hiện tượng Gấu
ngủ đông (đến 6 tháng) đâu có cần ăn hay uống, đơn giản chỉ là làm chậm lại quá
trình tiêu hao năng lượng và thở ).

Meditation-BreathVậy ta có
thể kết luận Thở chính là Thiền hay không?

 Thật, Thở chính là Thiền!

 Hơi thở chính là sợi dây kết nối của Thân
và Tâm.

 Cách ta thở chính là một sự biểu hiện ra
ngoài của Tâm. Khi ta hồi hộp, lo lắng, hơi thở chúng ta sẽ dồn dập, đứt quãng…Còn
khi ta sảng khoái chúng ta lại thở kiểu khác nữa. Hoặc khi thân chúng ta mệt,
chúng ta sẽ có cảm giác ”thở không ra hơi”, hay “bốc khói ra hai lỗ tai”…

 Chính vì vậy, không quá khó để nhận ra
tuy hơi thở mong manh, mà lại vô cùng mầu nhiệm. Bởi nó là sự kết nối của thân
và tâm. Muốn Thân – Tâm nhất như, không còn con đường nào khác ngoài hơi thở.

– Quán niệm hơi thở: “Đây
chính là con đường độc nhất làm thanh tịnh cho chúng sinh, diệt trừ mọi khổ ưu
và thành tựu chánh trí”.

 Mà thật, đời người có khác chi là
những cơn sóng nhấp nhô? Mỗi
hơi thở chính là một con sóng, có sinh trụ hoại diệt, có thân mạng, có sinh có
diệt.

 Một vòng đời, được bắt đầu bằng một
hơi thở. Khi một em bé, một hài nhi vừa được sinh ra đời, ngay chính phút giây
đầu tiên rời khỏi tử cung người mẹ, chạm vào không khí, em bé đó đã bắt đầu sự
vay mượn các vật chung quanh bằng một hơi thở vào.

 HoahaungoithienHơi thở đầu tiên của con người chính là
hơi thở vào! Em bé thở bằng bụng, chứ không phải thở bằng ngực như xưa nay ta
hay lầm tưởng. Chính cái hít vào đầu tiên đó, như một lực kích thích buồng phổi
hoạt động lần đầu, cơ hoành tạo ra áp suất lần đầu tiên cho em bé cất tiếng
khóc nhân sinh lần đầu.

 Một vòng đời bắt đầu bằng một hơi thở
vào, khi kết thúc lại là một hơi thở ra. Em bé giờ đã là ông già, trả lại cho
cõi nhân sinh những gì mình mang nợ.
Sinh tử có gì đâu, chỉ là hơi thở
mà thôi! Nhưng mấy ai nhận ra điều đó. Chỉ cần nhận diện ra mình đang thở là
biết mình đang còn sống. Thấy được mối liên kết hữu hảo giữa Người – và Vạn Vật
chỉ là một hơi thở.

 Chúng ta hít vào oxygen, thở ra CO2. Cây
cối hít vào CO2, thở ra oxygen. Thế thái nhân sinh vốn nợ nần nhau, mắc nợ lẫn
nhau. Sự tồn tại của cái này nằm trong sự tồn tại của cái kia. Nghĩa là trùng
trùng
duyên khởi!

 “Thở vào
hoa nở
Thở
ra
trúc lay
Tâm
không
ràng buộc
Tiêu
dao
tháng ngày”.

Vậy đó! Thiền có gì cao sâu đâu, chẳng qua
chỉ là hơi thở!
Một hơi thở thôi mà bao phép lạ
hiển bày!

Minh Thi

BÀI ĐỌC THÊM:
●
THỞ VÀ THIỀN BS. Đỗ Hồng Ngọc

Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

Từ Hệ Giá Trị Tổng Hạnh Phúc Quốc Gia Bhutan Nhìn Lại Hành Trạng Vua Trần Nhân Tông: So Sánh Điểm Giống Và Khác Nhau Đồng Thời Gợi Mở Hướng Phát Triển Bền Vững Kinh Tế – Xã Hội Việt Nam

Từ hệ giá trị tổng hạnh phúc quốc gia Bhutan nhìn lại hành trạng vua Trần Nhân Tông: so sánh điểm giống và khác nhau đồng thời gợi mở hướng phát triển bền vững kinh tế – xã hội Việt nam

TỪ HỆ GIÁ TRỊ TỔNG HẠNH PHÚC QUỐC GIA BHUTAN NHÌN LẠI HÀNH TRẠNG VUA TRẦN NHÂN TÔNG: SO SÁNH...

Con Gái Đức Phật

Con Gái Đức Phật

Cổ sử truyện CON GÁI ĐỨC PHẬT (Hành trạng của chư Thánh ni & những cận sự nữ đặc biệt...

Nhà Vũ Trụ Học Stephen Hawking Và Mười Câu Hỏi Của Tạp Chí Time

Nhà Vũ Trụ Học Stephen Hawking Và Mười Câu Hỏi Của Tạp Chí Time

NHÀ VŨ TRỤ HỌC STEPHEN HAWKINGVÀ MƯỜI CÂU HỎI CỦA TẠP CHÍ TIMETime Magazine / Trí Tánh dịch Stephen William...

Phật Giáo Với Quan Niệm Cầu An, Cầu Siêu

Phật Giáo Với Quan Niệm Cầu An, Cầu Siêu

PHẬT GIÁO VỚI QUAN NIỆM CẦU AN, CẦU SIÊU(CTV) Rõ ràng, mình chính là vị cứu rỗi cho chính mình,...

Từ Đạo Phật Nghĩ Về Cuộc Đối Thoại Giữa Các Nền Văn Hóa

TỪ ĐẠO PHẬT NGHĨ VỀ CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA Thái Nam Thắng Kể từ khi khái...

Ý Nghĩa Thiên Thượng Thiên Hạ – Duy Ngã Độc Tôn

Ý Nghĩa Thiên Thượng Thiên Hạ – Duy Ngã Độc Tôn

Ngược dòng lịch sử cách đây khoảng 2600 năm, có một khu vườn hoa xinh đẹp (Vườn Lâm Tỳ Ni)...

Niêm Hoa Vi Tiếu

NIÊM HOA VI TIẾU Niêm: Cầm đưa lên. Hoa: cái bông. Vi: nhỏ. Tiếu: cười. Niêm hoa: cầm cái hoa...

Cốt Lõi Đạo Phật Tập 2 (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Cốt Lõi Đạo Phật Tập 2 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚCCỐT LÕI ĐẠO PHẬTTHE CORES OF BUDDHISM  TẬP 2 | VOLUME 2   Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved....

Minh Sát Tuệ

Minh Sát Tuệ

MINH SÁT TUỆDịch bản: Thích Nữ Tuệ Dung - Hiệu đính: Thích Nữ Trí HảiNguyên tác: Frank Tullius, "What is...

Đại Thừa Khởi Tín Luận

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Các Vấn Đề Trong Cuộc Sống

Các vấn đề trong cuộc sống

CÁC VẤN ĐỀ TRONG CUỘC SỐNG Ni sư Thubten ChodronDiệu Liên Lý Thu Linh dịch    Ni Sư Thubten Chodron...

Hallyu Và Ảnh Hưởng Cải Đạo Tại Việt Nam

Hallyu Và Ảnh Hưởng Cải Đạo Tại Việt Nam

“HALLYU” và ẢNH HƯỞNG CẢI ĐẠO TẠI VIỆT NAM Minh Thạnh Hallyu là từ Hàn dùng gọi làn sóng văn...

Tâm Này Là Phật

Tâm này là Phật

  TÂM NÀY LÀ PHẬT Đại sư Hoàng Bá Hi Vận | Trần Tuấn Mẫn dịch Đại sư Hoàng Bá...

Gợi Mở Lối Đi Giác Ngộ

Gợi Mở Lối Đi Giác Ngộ

GỢI MỞ LỐI ĐI GIÁC NGỘ Nguyên Giác Khác với quan niệm của các tôn giáo hữu thần xem con...

Duy Tuệ Thị Nghiệp

Duy Tuệ Thị Nghiệp

DUY TUỆ THỊ NGHIỆP Huỳnh Ngọc Chiến Tư tưởng Đức Phật như một buổi đại yến tiệc, mà nói như...

Từ hệ giá trị tổng hạnh phúc quốc gia Bhutan nhìn lại hành trạng vua Trần Nhân Tông: so sánh điểm giống và khác nhau đồng thời gợi mở hướng phát triển bền vững kinh tế – xã hội Việt nam

Con Gái Đức Phật

Nhà Vũ Trụ Học Stephen Hawking Và Mười Câu Hỏi Của Tạp Chí Time

Phật Giáo Với Quan Niệm Cầu An, Cầu Siêu

Từ Đạo Phật Nghĩ Về Cuộc Đối Thoại Giữa Các Nền Văn Hóa

Ý Nghĩa Thiên Thượng Thiên Hạ – Duy Ngã Độc Tôn

Niêm Hoa Vi Tiếu

Cốt Lõi Đạo Phật Tập 2 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Minh Sát Tuệ

Đại Thừa Khởi Tín Luận

Các vấn đề trong cuộc sống

Hallyu Và Ảnh Hưởng Cải Đạo Tại Việt Nam

Tâm này là Phật

Gợi Mở Lối Đi Giác Ngộ

Duy Tuệ Thị Nghiệp

Tin mới nhận

Người con đức Phật

6 chân lí của hạnh phúc từ lời Phật dạy

Lời dạy của đức Phật về ăn chay

Lời tán thán Đức Phật

Tản mạn về ngộ đạo (I)

Bụt dạy về mười hai nhân duyên

Phật nói “Tại vì sao bạn được thân người?”

Những khai thị về nhân quả giúp bạn hết khổ mỗi ngày

Tư tưởng giáo dục Phật giáo

Chùa Bình A – Thôn Bình A, Xã Nghĩa Thịnh, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định

LOẠT ẢNH KỶ NIỆM CHẶNG ĐƯỜNG 60 NĂM HOẰNG PHÁP CỦA ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

Chùa Long Phước, 34 Ấp Long An,thị Trấn Cái Tắc, Huyện Châu Thành A,tỉnh Hậu Giang

Tác hại của rượu qua lời Phật dạy trong kinh Trường A Hàm

Đức Phật đối trước bạo lực

Lời Phật dạy về đạo vợ chồng

Thế gian có cuồng quay thì lòng Phật vẫn bình yên

Xin lỗi Phật, con từng nghĩ sẽ quay lưng với chùa

The Self-immolation In Vietnam –

Phật dạy đời người có 4 thứ không tồn tại vĩnh cửu

Đức Phật: Sự hoá độ viên mãn

Tin mới nhận

Nữ hoạ sĩ ‘châm biếm’ Phật giáo trên báo Tuổi trẻ là ai?

Thiền Luận – Quyển Trung

Chuyển hóa nhiễm tâm phiền não

Lược Sử Thời Gian – Tác Giả: Steven Hawking – Dịch Giả: Thích Viên Lý

Vi rút sóng tâm chiêu cảm nghiệp

Bài học từ chiếc bẫy mồi

Cân Bằng Tịch Tĩnh và Tuệ Giác

Tâm

Pháp tu ”dừng một phút ”

Những tán cây xanh

Tản mạn về giống hoa mai vàng ngày tết

Tiểu truyện về ngài Tịch Thiên

Chế độ ăn chay giầu các loại hạt, rau quả và đậu nành có nguy cơ đột quỵ thấp hơn

Vấn Đề Pháp Phái Truyền Thừa Của Hải Lượng Thiền Sư Ngô Thì Nhậm – Thích Hạnh Tuệ

Lời Phật dạy về “Thiểu dục tri túc”

Nhân Qủa Nghiệp Báo Trong Hạnh Hiếu Chánh Tấn Tuệ

Bảo vệ trái đất bài 2: ăn chay bảo vệ môi trường?

Hãy Thong Thả Lại Để Chiếu Soi

Bụi Đường

Đạo Phật Với Vấn Đề An Tử

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 14)

Kinh Bách Dụ: Nếm xoài

Kinh Bách Dụ: Người nghèo muốn có tiền của bằng người giàu

Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của ngài ca hát và nghe ca hát?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 230)

Sn 4.4: Suddhatthaka Sutta Kinh Về Thanh Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 22)

Kinh Bách Dụ: Người bệnh ăn thịt chim trĩ

Suy Ngẫm Nhỏ Từ Một Bài Tựa Kinh Lăng Già

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 10)

APUTTAKA-SUTTA

Bồ Tát Có Bệnh – Biên Soạn Về Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 298)

Vua Từ Lực bố thí máu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 184)

Sn 4.1 — Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 — Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 213)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 86)

Kinh Hạnh Con Chó – Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya 57 (Kukkuravatika Sutta)

Kinh Bách Dụ: Thầy đau chân nhờ hai đệ tử xoa bóp

Tin mới nhận

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 5)

Tịnh Độ Tông Với Xã Hội Ngày Nay

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 79)

Sám Hối Nghiệp Chướng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 329)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 6)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 120)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 65)

Tất Cả Chúng Sanh Vốn Là Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 166)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 314)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 78)

Niệm Phật Kiếm (Sự Tích Ngài Cưu Ma La Thập)

Khuyên Người Niệm Phật

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 2

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 45)

Đọc sách ngàn lần – Tập 9

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 42)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.