PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Thiền Và Sức Khỏe : Đầu Tư Cho Chính Mình Để Được Hạnh Phúc

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Giao lưu trực tuyến
THIỀN và SỨC KHỎE
Đầu tư cho chính mình để được hạnh phúc
bài: Kim Yến, ảnh: Hồng Thái

SGTT – Đó là thông điệp được hai khách mời: BS Đỗ Hồng Ngọc và TS.NSƯT Bạch Tuyết nhắc lại nhiều lần tại buổi giao lưu trực tuyến Thiền và sức khoẻ do báo Sài Gòn Tiếp Thị phối hợp với hội Doanh nhân trẻ TP.HCM tổ chức sáng ngày 21.1 tại toà soạn.

Thienvasuckhoe-02-Content

Thiền đang trở thành một trào lưu, một xu hướng hữu hiệu để giải toả những căng thẳng, những nỗi đau trong đời sống cá nhân,
gia đình, xã hội… để tìm tới nguồn năng lượng mới cho con người. Có lẽ vì vậy mà cuộc trò chuyện giữa hơn 100 doanh nhân trẻ với bác sĩ Đỗ Hồng
Ngọc và nghệ sĩ Bạch Tuyết đã trở nên bất tận, với bao câu hỏi được đặt
ra, bao kinh nghiệm cá nhân được chia sẻ, và điều nhận được thật dễ thấy, nó hiện lên thật rạng rỡ trên gương mặt mỗi người.

Thiền là làm, không nói

“Tôi đến với thiền sau một biến cố cá nhân”, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, tác giả của nhiều tác phẩm đầy chiêm nghiệm về cuộc đời bắt đầu phần nói chuyện của mình bằng chính những trải nghiệm đau đớn của ông. Bác sĩ Ngọc kể: “Cách đây 13 năm tôi đang làm việc thì phải đưa đi cấp cứu vì cơn đột quỵ bất ngờ do xuất huyết não. Bác sĩ phải đục hai lỗ
ở đầu để lấy máu ra. Khi tỉnh dậy, nằm trần truồng trên chiếc băng ca lạnh ngắt, tôi thấy tràn ngập một niềm vui. Bốn ngày sau tôi bắt đầu tập
đi những bước đầu tiên như một em bé. Đúng là một phép lạ, không ngờ mình còn đi được. Đứng ở toalét nhìn vào gương, thấy cái đầu trọc lóc của mình sao… đẹp quá. Nhìn ra cửa sổ tôi thấy mây dường như xanh hơn, trời đẹp hơn. Đó là cảm xúc của một người bệnh tìm lại được cuộc sống tưởng chừng đã mất.

Tôi được các đồng nghiệp cho rất nhiều thuốc nhưng tôi biết là mình không cần dùng nhiều đến thế. Tôi bắt đầu tự điều trị cho mình. Trong thời gian này, tôi tìm hiểu phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, và đọc Bát nhã tam kinh. Trước giờ tôi đọc rất khó khăn mà vẫn không tiếp nhận được gì nhưng thật lạ sau cơn bạo bệnh tôi thấy mình hiểu rất dễ dàng. Từ đó tôi biết phương thuốc từ bên trong mình chính là kết hợp đọc Bát nhã tam kinh và hành thiền”.

Trước nhiều thắc mắc của doanh nhân: tập thiền nếu không đúng cách rất dễ tẩu hoả nhập ma? Nên tập bao nhiêu thời gian là vừa? Tập thiền có ảnh hưởng gì đến chuyện tình dục?… Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đơn giản hoá tất cả mọi lý thuyết về thiền bằng cách nói giàu hình ảnh: “Biết thở thì ai không biết, vấn đề là quan sát hơi thở. Làm sao nhận biết hơi thở mình đang đi vào, đang đi ra. Tức là quan sát cái bụng. Cơ hô hấp chính của con người là cơ hoành, không phải ngực. Khi đưa cơ hoành thấp xuống, tức là đưa một lượng khí rất lớn xuống huyệt đan điền. Khi từng tế bào cũng biết thở, chúng ta có khả năng để tự chữa
bệnh cho mình, tự làm mình hạnh phúc. Theo dõi hơi thở thì mình quên đi
những điều khác, đó là bí quyết để xả stress. Hơi thở gắn với cảm xúc, với cái tâm, với công việc. Đó là cầu nối giữa thân và tâm, chỉ có chỗ đó là dễ kiểm soát nhất. Vô thường, vô ngã cũng nằm ở chỗ đó. Người thiền trong năm năm sẽ trẻ hơn người bình thường cùng tuổi 12 năm”.

Cũng theo bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, nếu thiền không đúng cách rất dễ bị “tẩu hoả nhập ma”. Những điều nên tránh khi hành thiền là
không nên nôn nóng quá, thở quá nhiều cũng bị choáng váng. Không nên lý
thuyết
suông, mà phải thực hành, “Thiền là làm, không nói. Cũng không nên đặt mục tiêu phấn đấu, hoặc cho rằng thiền là thần thông, huyền bí, phép lạ. Thiền không thay thế hoàn toàn cho bác sĩ, thuốc men. Thiền cũng không phải là lĩnh vực tôn giáo, hoặc một thứ thể dục thể thao, khắc khổ…”, bác sĩ Ngọc lưu ý.

Hãy bắt đầu bằng hơi thở

Gương mặt thanh thản với nụ cười trẻ trung và giọng nói
truyền cảm, nghệ sĩ Bạch Tuyết đã thực sự khiến cho tất cả những người hâm mộ chị phải ngỡ ngàng trước vẻ tươi tắn thanh xuân của chị và những câu vọng cổ bất ngờ chị gửi tặng mọi người. Bật mí bí quyết sống khoẻ, sống vui của mình, nghệ sĩ Bạch Tuyết nói: “Tết này tôi tròn 66 tuổi, ai
cũng nghĩ tuổi đó là… hết đời rồi nhưng tôi luôn tự nói với mình không được quyền sống với thói quen cũ. Khi bác sĩ nói tôi không thể có con, tôi với chồng cũ đã phải chia tay, dù còn rất yêu nhau. Thất bại với cuộc hôn nhân đầu, tôi quyết định đi chơi khắp thế giới cho đã đời, và sau đó tính sẽ đi tu. Chẳng ngờ trong khi đi chơi tôi đã gặp một người bây giờ là cha của con tôi. Chỉ một tuần lễ sau lần gặp đầu tiên là tôi có bầu. Tôi đã tập thiền 31 năm nay. Nhiều người ngạc nhiên tại sao tôi là cải lương chi bảo mà còn đi học thiền làm gì? Khi chúng ta không thật
với chính mình thì cái gì cũng sợ. Con người với bản ngã sẵn có thích được ve vuốt nhưng trong chừng mực nào đó nếu sự ve vuốt nhiều quá sẽ bị
tật nguyền. Học thiền giúp ta có một cái nhìn cân bằng. Tôi muốn nói với các bạn rằng khi mình có niềm tin, mọi cái đều có thể xảy ra”.

Đại diện cho một số doanh nhân trẻ, ông Đoàn Đình Quốc,
tổng giám đốc công ty Đình Quốc đặt ra câu hỏi: “Chúng tôi đa số là thế
hệ
doanh nhân trẻ với độ tuổi từ 30 đến 40, 80% có mục tiêu tạo dựng doanh nghiệp, chia sẻ trọng trách nặng nề với xã hội để giúp đất nước thoát khỏi đói nghèo, muốn thế phải sống nhanh, làm việc cật lực. Nhưng thiền lại dạy người ta sống chậm lại, vậy có gì mâu thuẫn giữa việc làm giàu cho cá nhân, cho đất nước, và trưởng thành về nội tâm, thay vì phải
xả stress mỗi buổi chiều bằng cách ra quán nhậu?” Rất tâm đắc với câu hỏi này, nghệ sĩ Bạch Tuyết chia sẻ: “Doanh nhân làm nhiều lắm, nhưng không biết ăn được cái ngon, về nhà cũng không biết tắm sao cho thoải mái. Mình bị tật nguyền trong tâm hồn, trong ý tưởng mà mình không biết.
Hãy bắt đầu bằng hơi thở, cầu nguyện cho mình đủ phước, đủ duyên, để vào thiền không khó khăn. Thiền không phải làm cho đời sống mình chậm lại, thiền là một sự năng động, đổi mới từng giờ từng phút. Bây giờ tôi có thể làm việc 20 tiếng một ngày mà không thấy mệt”.

Doanh nhân muốn “thở và cười” nhiều hơn

Bà Phương Nga, một doanh nhân đã viết tác phẩm Đưa con trở lại thiên đường tâm sự: “Khi tôi có đứa con bị bại não, sức khoẻ suy
kiệt kinh khủng, tôi không thể ngồi được quá năm phút. Cùng cực quá, tôi bắt đầu học thiền chỉ để trong một ngày có được ba lần không lo lắng. Rồi tôi nâng dần thời gian thiền, thấy trong những lúc đó con tôi cũng đỡ hẳn. Như vậy là thiền tốt cả cho con tôi. Bây giờ tôi thấy trong
lòng không còn cảm giác lo lắng, bất an, dù trong nhà không còn… một đồng nào”. Một bạn đọc tên Thức cũng cho biết đã tìm tới thiền sau khi biết bệnh mình hết thuốc chữa: “Cơ thể tôi vốn ốm yếu, đau bệnh thường xuyên. Xét nghiệm mới biết mình bị tiền ung thư máu, chạy chữa khắp nơi không khỏi. Tìm tới một bác sĩ nổi tiếng, ông cho tôi loại thuốc độc dược diệt tiểu cầu.

Ra khỏi phòng khám, tôi nghĩ không thể chữa được theo kiểu này vì thể chất tôi rất yếu, làm sao kham nổi loại thuốc quá mạnh đó. Chợt nhớ một người bạn cách đây nhiều năm thời làm thanh niên xung phong đã dạy tôi cách thở. Thế là về nhà bỏ xe tôi lên giường tập thở liền. 15 ngày sau trở lại khám, bác sĩ nói bệnh của tôi đã đỡ nhiều. Tôi
tiếp tục tập thở, sau một thời gian, xét nghiệm lại thấy tiểu cầu không
phát triển”, anh Thức kể.

Ông Lê Bá Thông, tổng giám đốc công ty TTT, đồng thời cũng là người làm cầu nối cho khách mời với các doanh nhân tại buổi giao
lưu Thiền và sức khỏe bất ngờ “tiết lộ” từng là tổng đạo diễn của một chương trình chăm sóc sức khoẻ Thở và Cười: “Thở và Cười muốn mang lại niềm vui, sự bình an và sức khoẻ cho doanh nhân nhưng rất tiếc vào thời gian mà doanh nhân cần được tiếp sức nhất thì chương trình bị gián đoạn đã gần hai năm. Tôi hy vọng buổi trò chuyện hôm nay sẽ khơi lại cơ duyên
này, để chúng ta tiếp tục cùng nhau nhân rộng Thở và Cười với bác sĩ Đỗ
Hồng Ngọc, nghệ sĩ Bạch Tuyết và báo Sài Gòn Tiếp Thị, giúp doanh nhân đến với thiền sớm hơn, tiếp sức cho doanh nhân trong trọng trách lớn lao
với đất nước và đầu tư cho chính mình”. Ý kiến của ông Thông ngay sau đó đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của tất cả mọi người.

Nghệ sĩ Bạch Tuyết không dừng được xúc cảm, vội đứng dậy chia sẻ: “Tôi thấy doanh nhân ngày nay khác xưa nhiều lắm. Các bạn còn rất trẻ nhưng đã biết tìm tới thiền để làm mới lại hết cơ thể mình. Khi chúng ta muốn sống có niềm tin thì phải học cách để biết niềm tin này có được từ đâu, để đừng sợ hãi. Mỗi người nên tự hỏi mục đích mình muốn gì khi đến với thiền. Tôi cực kỳ hạnh phúc khi gặp được quý vị hôm nay”.

Bs-Dohongngoc-Content

“Khi từng tế bào cũng biết thở, chúng ta có khả năng để tự chữa bệnh cho mình, tự làm mình hạnh phúc.

Người thiền trong năm năm sẽ trẻ hơn người bình thường cùng tuổi 12 năm”

BS Đỗ Hồng Ngọc

Ns-Bachtuyet-Content

“Doanh nhân làm nhiều lắm, nhưng không biết ăn được cái ngon, về nhà cũng không biết tắm sao cho thoải mái.

Mình bị tật
nguyền trong tâm hồn, trong ý tưởng mà mình không biết”

Nghệ sĩ Bạch Tuyết

(Sài Gòn Tiếp Thị)

Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

Sáu Tùy Niệm

Sáu Tùy Niệm

SÁU TÙY NIỆMThích Trung Định Tu niệm Phật một ngày tại chùa Hoằng Pháp Sáu tùy niệm hay còn gọi...

Sự Cần Thiết Của Lòng Từ Bi Đối Với Sự Sống Còn Của Nhân Loại

Sự cần thiết của lòng Từ Bi đối với sự Sống còn của Nhân loại

Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ, Hôm nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được mời tham gia một...

Hội Thảo Khoa Học

Hội Thảo Khoa Học

HỘI THẢO KHOA HỌC: "PHẬT GIÁO GÓP PHẦN THỰC HIỆN THÀNH TỰU CÁC MỤC TIÊU THIÊN NIÊN KỶ CỦA LIÊN...

Số Liệu Tín Đồ Phật Giáo Ở Việt Nam Là Hơn 6 Triệu Người Có Vu Vơ Khôn?

Số Liệu Tín Đồ Phật Giáo Ở Việt Nam Là Hơn 6 Triệu Người Có Vu Vơ Khôn?

SỐ LIỆU TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM LÀ HƠN 6 TRIỆU NGƯỜI CÓ VU VƠ KHÔNG?Trần Trọng Hoàng...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Là Khách Mời Đặc Biệt Tại Hội Nghị Ấn Giáo Thế Giới

Đức Đạt Lai Lạt Ma là khách mời đặc biệt tại Hội nghị Ấn giáo Thế giới

Đức Đạt Lai Lạt Ma là khách mời đặc biệt tại Hội nghị Ấn giáo Thế giới Phúc Cường dịch...

Mười Một Cửa Giải Thoát

Mười một cửa giải thoát

MƯỜI MỘTCỬA GIẢI THOÁT Tâm Tịnh cẩn tập Đức Phật ra đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người....

Kinh Bát Phật Danh Hiệu

KINH BÁT PHẬT DANH HIỆU Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na...

Từ Những Khổ Đau

Từ những khổ đau

TỪ NHỮNG KHỔ ĐAU Bhante Henepola Gunaratana | Diệu Liên Lý Thu Linh   Tôi không thể kể câu chuyện...

Tự Tử – Căn Bệnh Thời Đại

Tự tử – căn bệnh thời đại

TỰ TỬ - CĂN BỆNH THỜI ĐẠI Nam Phương        Vừa mới nghe tin nhà thiết kế người Mỹ...

Phật Giáo Tại Thái Lan

Phật Giáo Tại Thái Lan

Phật Giáo tại Thái Lan Nguyên Tạng & Nguyên Chí Thái Lan (Thailand), tên cũ gọi là Siam (Xiêm-la), một...

Đuốc Sáng Soi Đường

Đuốc sáng soi đường

Mặt khác, để chuyển hóa toàn bộ phiền não của chúng sinh, con đường tối thắng trong đạo Phật là...

Ahjan Brahm – Khi Nhà Sư ‘Kể Chuyện Đời’

Ahjan Brahm – Khi nhà sư ‘kể chuyện đời’

Ahjan Brahm là một trong những thiền sư da trắng có sức ảnh hưởng nhất phương Tây và là tác...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

****************Nếu như muốn khế nhập cảnh giới, bạn không thể không thật tu. Bắt đầu tu từ đâu? Từ Thập...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Và Mười Câu Hỏi

Đức Đạt Lai Lạt Ma Và Mười Câu Hỏi

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VÀ MƯỜI CÂU HỎI Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Rick Ray Chuyển...

Nói Thêm Về Phương Pháp Thở Bụng

Nói Thêm Về Phương Pháp Thở Bụng

Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội...

Sáu Tùy Niệm

Sự cần thiết của lòng Từ Bi đối với sự Sống còn của Nhân loại

Hội Thảo Khoa Học

Số Liệu Tín Đồ Phật Giáo Ở Việt Nam Là Hơn 6 Triệu Người Có Vu Vơ Khôn?

Đức Đạt Lai Lạt Ma là khách mời đặc biệt tại Hội nghị Ấn giáo Thế giới

Mười một cửa giải thoát

Kinh Bát Phật Danh Hiệu

Từ những khổ đau

Tự tử – căn bệnh thời đại

Phật Giáo Tại Thái Lan

Đuốc sáng soi đường

Ahjan Brahm – Khi nhà sư ‘kể chuyện đời’

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Và Mười Câu Hỏi

Nói Thêm Về Phương Pháp Thở Bụng

Tin mới nhận

Tu theo Phật trước hết phải hiểu Phật (II)

Phật dạy về nghiệp báo sai biệt của mỗi người

Thơ sẽ chữa lành thế giới

Đức Phật chỉ ra tâm tính nhiệm màu nơi mỗi chúng sinh

Chùm Ảnh: Chỗ Người Ngồi, Một Thiên Thu Tuyệt Tác

Từ lời dạy của Đức Phật với Rāhula – nghĩ về tuổi trẻ Phật giáo

Lời Phật dạy về những khổ não bị tác động trong thực tế

Lời Phật dạy: Vô minh là cấu uế lớn nhất

Lời nguyện đêm thành đạo

Ý nghĩa bảy bước chân của Đức Phật

Tụng kinh và niệm Phật có ý nghĩa gì?

Ai thấy Phật là người ấy thấy pháp, ai thấy pháp là người ấy thấy Phật

Lời Phật dạy sâu sắc về việc không nên ôm ấp những lời sỉ nhục

Hiểu đúng về Đức Phật

Bí quyết để sống hạnh phúc theo lời Phật dạy

Chùa Giác Linh

‘Đại Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Phương pháp sư phạm của Đức Phật

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 3)

Tin mới nhận

Đâu là những đột phá gần đây trong lĩnh vực khoa học thần kinh? (song ngữ Vietnamese-English)

Thông Điệp Của Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc Chúc Mừng Quốc Tế Lễ Vesak Pl. 2564

Nhận Ra Thân Hữu

Biện Chính Phật Học Tập 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 70)

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2018

Kinh Viên Giác Giảng Giải

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Căn Bản Trung Quán Luận – Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng

Bài ca giải thoát

Vu Lan Với Thơ Thúy Loan, Nhạc Trần Chí Phúc (song ngữ)

Học cách điều phục tâm theo lời Phật dạy

Giáo dục ngày nay

Biết Ơn Và Đền Ơn

Tâm Thư Mùa Đại Dịch

Tướng mạo của người trí

Con Sư Tử Vàng Của Thầy Pháp Tạng

Từ Bi là phương thuốc nhiệm mầu

Tịnh Học Thù Thắng – Thích Hân Hiền

Trước cơn lửa dữ

Tin mới nhận

Giới Thiệu Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 57)

Khái Quát Về Nguồn Gốc Kinh A Hàm

Giảng kinh Chiếc Lưới Ái Ân

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 231)

Kinh Bách Dụ: Xin được cạo râu vua

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

Giảng Giải Kinh Phước Đức

Kinh Tạng Pali (.Prc)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 82)

Kinh Đại Phước Đức

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 266)

Nhân Duyên Của Sự Suy Vong

Đạo đức Phật giáo trong kinh A Hàm (II)

Kinh Atthaka Vagga Chương Bốn – Phẩm 8 kinh Tập – Sutta Nipata -The Octet Chapter

XIII. Tượng Pháp (Tạp 32.2 Pháp Giảm Diệt, Đại 2, 226b (Biệt Tạp 6.15, Đại 2, 419b) (S.ii,223)

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK NĂM 2022 TẠI LIÊN HỢP QUỐC NEW YORK VÀ TẠI NHÀ TRẮNG WASHINGTON DC.

Kinh Bách Dụ: Giả mù

Niệm Phật không phải là kêu Phật

Tin mới nhận

7 Câu Hỏi Tìm Hiểu Về Pháp Môn Tịnh Độ

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 29)

Thiền Tịnh Song Tu

Con Đường Tây Phương

Sám Hối Nghiệp Chướng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 3)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 19)

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Vài Nét Về Tịnh Độ Chân Tông

Lâm Chung Những Điều Cần Biết

Pháp Môn Niệm Phật Trong Kinh Tạng Nguyên Thủy

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 3)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 39)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Lịch Sử Giáo Lí Tịnh Độ Trung Quốc

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 184)

Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Lược Giảng

Phật Pháp Viên Dung Không Chướng Ngại

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 10)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese