PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Thiền Và Cảm Xúc

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

THIỀN VÀ CẢM XÚC
TT. Thích Tâm Đức

PhattoathienThiền và cảm xúc có một mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tu tập, chuyển hoá tâm cho đến khi đạt được mục đích giác ngộ và giải thoát.

Thiền, có xuất xứ từ Ấn Độ cổ đại, được xem là một phương pháp giáo dục con người một cách toàn diện, hướng con người đến chân – thiện – mỹ, rèn luyện con người phát triển thể lực và trí lực một cách hài hoà và tốt đẹp. Giá trị lý luận và thực tiễn của nó càng được khẳng
định khi hiện nay trên toàn thế giới, nhất là các nước phương Tây đã và đang quan tâm, và hướng về nó một cách tích cực.

Khoa học ngày nay với những thí nghiệm tiên tiến về hai khía cạnh tâm
lý
và sinh lý của con người càng thấy rõ sự tương tác qua lại rất chặt
chẽ giữa chúng với nhau: một nỗi buồn, vui, giận hờn, thương yêu, lo lắng hay an nhiên tự tại … đều làm cơ thể tiết ra những hóc môn tương ứng có thể dẫn đến những nguy cơ bịnh tật, tử vong hoặc ngược lại có thể
làm cho con người vượt qua những khổ đau của tâm sinh lý, của bịnh tật. Nhật Bản, một nước Châu Á nhưng là một cường quốc kinh tế thứ nhì hay thứ ba của thế giới hiện nay, đã từ lâu biết ứng dụng thiền vào mọi
hoạt động của con người và ta được biết như là: trà đạo, kiếm đạo, nhu
đạo, cung đạo, hoa đạo…Đạo ở đây có nghĩa là thiền và cũng có nghĩa là
nghệ thuật. Vào buổi chiều, sau khi tan việc trên đường về nhà, vị thương gia ghé vào một phòng trà đạo, và chỉ sau khoảng nửa giờ với những nghi thức dùng trà là vị ấy hầu như hồi phục lại toàn bộ sinh lực
đã mất trong ngày. Cũng vì “tự mặc cảm” thấy mình không xinh đẹp như một nữ diễn viên Mỹ mà hơn 80% số nữ sinh học lớp Tám ở Anh Quốc mắc bịnh trầm cảm. Tâm trí quả thật đóng một vai trò sinh tử đối với sức khoẻ của con người.

Tiến sĩ Girish D. Patel là bác sĩ tâm lý học tại Mumbai (Ấn Độ), đã có trên 5.000 buổi thuyết trình ở 40 nước với những bài nói thu hút về “Sức khỏe trong tầm tay bạn” – những kỹ năng quản lý cuộc sống cho những
cá nhân.

Thông qua Trung tâm Các giá trị sống (TP.HCM), ông đã có những buổi nói chuyện ở Việt Nam. Ông trao đổi về phép luyện tâm hồn như sau:

Một câu chuyện như thế này: Có một cô bé 12 tuổi bị tai nạn và mất. Người cha khóc nhiều tháng trời vẫn chưa nguôi nỗi đau. Một đêm, ông ta khóc rồi chìm vào giấc ngủ, mơ thấy rất nhiều thiên thần. Người cha mừng rỡ và vui mừng vì thấy con gái mình cũng trở thành một trong những
thiên thần đó. Song niềm vui vụt tắt khi ông nhìn thấy tất cả ngọn nến
trên tay các thiên thần đều sáng, chỉ riêng ngọn nến trên tay con gái ông là tắt. Ông tiếp tục buồn rầu và khóc.

Ông hỏi cô con gái: “Tại sao ngọn nến của con không sáng?”. Người con
trả lời: “Cha yêu quý, những người bạn thiên thần của con rất tốt bụng, họ cứ thắp mãi cho ngọn nến của con cùng cháy. Nhưng hễ nến vừa sáng lên thì giọt nước mắt của cha nhỏ xuống lại làm nó tắt đi, không sáng được”. Người cha từ đó không khóc nữa và sống hạnh phúc.

Câu chuyện cho thấy trái tim hiểu ngôn ngữ của cảm xúc và thường bị vùi dập bởi những cảm xúc đau buồn. Còn những xung đột thường nảy ra từ cái đầu: suy đoán, tổn thương… Chỉ có tìm ra logic hợp lý mới chữa trị được cái đầu của mình. Nhưng phải biết kết hợp giữa cái đầu và trái tim
để kiểm soát tâm trí. Muốn vậy phải có phương pháp luyện tâm hồn. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu cho thấy 70% bệnh của con người là từ tâm bệnh mà ra, 30% còn lại mới do di truyền, thể xác, môi trường…

Cơ sở lý luận của Thiền là: Sự tập trung tư tưởng. Khi bộ óc được tập
trung vào một đối tượng thì tạo ra một sức mạnh nội tâm như một ngọn đèn pha chiếu sáng, khiến thấy rõ mọi sự vật; trong khi đó nó làm ức chế
và khiến những phần còn lại của vỏ não được nghỉ ngơi, thanh thản. Tâm
trí
người thường tán loạn, vọng tưởng, chạy theo những tham muốn bất thiện gây ra những hậu quả đáng tiếc về mặt đạo đức, luật pháp… Phương pháp thực hành Thiền có nhiều cách, nhưng có một cách đơn giản mà hiệu nghiệm, đó là: Quán tưởng hơi thở . Vị ấy ngồi yên lặng, lưng thẳng, mắt
khép lại và để ý hơi thở vô, ra. Hơi thở này đang đi vào, vị ấy rõ biết như vậy; hơi thở này đang đi ra, vị ấy rõ biết như vậy. Trong khi đang theo dõi hơi thở như vậy, nếu có những hình ảnh, kỷ niệm, suy nghĩ, cảm xúc dù chúng có đẹp hay xấu, vui hay buồn thì vị ấy đừng để ý
hay bận tâm, phê phán. Sau một thời gian lâu hay mau, tuỳ theo sự nỗ lực của từng người mà sẽ có hiệu quả sớm hay muộn.

Thước đo kết quả của sự luyện tâm là vị ấy cảm thấy sức khoẻ thân tâm
của mình ngày càng được tốt hơn: ngủ ngon giấc không chiêm bao mộng mị, bớt lo lắng phiền não, vui vẻ, tập trung vào công việc đang làm một
cách tự nhiên. Một sự luyện tâm như vậy sẽ dần tạo ra một phản xạ có điều kiện mới thay thế cho những thói quen xấu cũ.

Đức Phật dạy, cảm xúc là một phần hoạt động của quá trình duyên sinh của tâm. Do sáu căn tiếp xúc với sáu trần mà có sáu thức, sáu thức duyên sinh sáu xúc, xúc duyên sinh thọ , thọ duyên sinh tưởng, tưởng duyên sinh hý luận và vọng tưởng. Cảm xúc hay cảm thọ do các yếu tố cấu thành nên nên chúng không có tính bền vững và chỉ hiện hữu tạm thời.

Thiền có hai phần: Chỉ và Quán. Ta có thể áp dụng xen kẻ Chỉ và Quán trong khi ngồi thiền. Nếu chỉ áp dụng Chỉ thôi thì tâm dễ bị hôn trầm và nếu chỉ áp dụng Quán thôi thì tâm dễ bị tán loạn. Đức Phật dạy, một người nội trợ khéo tay thì khi xào nấu một món ăn người này thường dùng thìa trở qua trở lại món ăn nếu không thì món ăn sẽ bị cháy khét.

– Chỉ là an trú hay cột tâm hay tâm rõ biết hơi thở này vô, hơi thở này ra. Có hai cách an trú tâm vào hơi thở: a) Tâm rõ biết hơi thở trên một đường thẳng từ mũi đến bụng dưới , hoặc b) Tâm rõ biết một điểm ở giữa hai ống mũi mà hơi thở đi qua. Thời gian đầu, người ta thường đếm hơi thở từ 01 đến 10 rồi tiếp tục đếm lại từ 01 đến
10. Việc đếm hơi thở này giúp hành giả dễ tập trung tư tưởng và tránh được hai chướng ngại là hôn trầm và tán loạn .Trong khi an trú tâm như vậy, nếu có bất kỳ hiện tượng nào như hình bóng, cảm xúc, kỷ niệm, lo âu… hiện ra trong đầu thì cứ để chúng xuất hiện tự nhiên, không đè nén chúng, không có khen, chê hay phê phán chúng và hãy quay về an trú và đếm hơi thở. Sự huấn luyện tâm hay thiền chỉ này sẽ đưa đến định lực hay
tâm giải thoát.

– Quán là phân tích, xem xét và thâm nhập vào hay sống với ý nghĩa của 16 đề tài thiền quán, 4 đề tài liên hệ đến thân , 4
đề tài liên hệ đến cảm thọ , 4 đề tài liên hệ đến tâm và 4 đề tài liên hệ đến pháp . Phép thiền quán như vậy sẽ giúp hành giả thấy được bản chất vô thường, sinh diệt, mỏng manh của mọi thứ như trong tay cầm một cục nước đá đang tan chảy. Do vậy tâm trí rời bỏ, không tham đắm hay bám víu và thành tựu tuệ giải thoát.

Thật sự, Chỉ và Quán luôn được sử dụng chung trong khi hành thiền và đưa hành giả chứng đạt đích cuối cùng là giác ngộ và giải thoát khỏi mọi phiền não, khổ đau.

Thiền là một pháp môn đặc biệt mà đức Phật gọi là “Eko maggo” (độc lộ
dẫn đến giải thoát) và Pháp của ngài giảng có tính thiết thực hiện tại, đến để thấy và chứng nghiệm “Ehi passiko”, không phải đến để tin một cách mù quáng như đoàn người mù dắt nhau đi, người đầu tiên không thấy và người đi cuối cùng cũng chẳng thấy! Thiền hẳn sẽ mang lại niềm hạnh phúc vô biên ngay hiện tại cho tất cả mọi người.

TS Thích Tâm Đức
12-2009
(thaytamduc.com)

Trích dẫn

[1] “Báo Tuổi Trẻ” số ra ngày Thứ Năm, 04/12/2008

[1] Hơi thở là một đối tượng đặc biệt được những người tu sĩ Ấn Độ cổ đại và Đức Phật sử dụng trong việc tu tập. Hơi thở là sinh mạng và luôn gắn bó với con người từ khi sinh ra cho đến khi nhắm mắt lìa cõi trần gian.

[1] Mắt, tai, mũi, lưởi, thân và ý.

[1] Sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp.

[1] Vui, buồn và vô ký hay không vui không buồn.

[1] Cách rốn một đốt tay.

[1] Thiền sẽ giúp chuyển hoá tâm, làm thay đổi 5 triền cái gây chướng ngại tâm là hôn trầm, nghi, sân, tán loạn và tham dục thành 5 thiền chi là tầm (hướng tâm), tứ (an trú tâm), hỉ (niềm vui tinh thần),
lạc (sự khinh an của thân) và nhất tâm (một trạng thái tâm thuần nhất và vắng lặng, không còn hiện hữu của những làn sóng tâm bất thiện gây phiền não cũng như không còn hiện hữu ngay cả tâm của 4 thiền chi trước).

[1] Thở vô, ra dài tôi rõ biết / Thở vô, ra ngắn tôi rõ biết / Cảm giác toàn thân tôi thở vô, ra / An tịnh thân hành tôi thở vô, ra.

Tin bài có liên quan

Vô Ngã Vô Ưu

Vô Ngã Vô Ưu

Vị Trí Của Thiền Quán Trong Tu Tập Phật Giáo

Vị Trí Của Thiền Quán Trong Tu Tập Phật Giáo

Vì Sao Tu Thiền Định

Vì sao tu thiền định

Về Một Lời Khuyên Tu Thiền

Về một lời khuyên tu thiền

Vài Ghi Chú Rời Về Thiền

Vài Ghi Chú Rời Về Thiền

Ứng Dụng Bảy Yếu Tố Giác Ngộ Trong Quá Trình Thực Hành Thiền Định

Ứng dụng bảy yếu tố giác ngộ trong quá trình thực hành thiền định

Tương Quan Giữa Thiền Và Tịnh

Tương Quan Giữa Thiền Và Tịnh

Tứ Vô Lượng Tâm

Tứ vô lượng tâm

Tư Tưởng Thiền Học Trần Thái Tông

Tu Thiền Định Bằng Cách Chuyên Tâm Vào Một Điểm

Tu thiền định bằng cách chuyên tâm vào một điểm

Load More

Discussion about this post

Biên Niên Tự Thuật Của Thiền Sư Hư Vân

Biên Niên Tự Thuật Của Thiền Sư Hư Vân

Tên tục của tôi là Trai. Dòng họ xuất thân từ Lan Lăng là hậu duệ của vua Lương Võ...

Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Đức Phật

MƯỜI VỊ ĐỆ TỬ LỚN CỦA ĐỨC PHẬT Truyện thơ Tâm Minh Ngô Tằng Giao Tranh Trường Quán DIỆU PHƯƠNG...

Pháp Thực Hành Trong Truyền Thống Phật Giáo Bhutan

Pháp thực hành trong truyền thống Phật giáo Bhutan

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Cẩm Nang Của Một Thiền Giả

Cẩm Nang Của Một Thiền Giả

CẨM NANG CỦA MỘT THIỀN GIẢ CÁCH THÁO GỠ CÁC NÚT THẮTTác giả: Bill Crecelius   Tôi đã học được cách...

Tu Tập Trong Hoàn Cảnh Ở Trọ Đông Người

Tu tập trong hoàn cảnh ở trọ đông người

CÓ NÊN TRÌ CHÚ ĐẠI BI Ở PHÒNG TRỌ KHÔNG?NIỆM PHẬT KHI ĐI NHÀ VỆ SINH CÓ MANG TỘI KHÔNG? HT. Thích Giác Quang trả...

Kinh Bách Dụ: Lạc Đà Chết, Hũ Bể

Kinh Bách Dụ: Lạc đà chết, hũ bể

Thuở xưa, có người để lúa trong hũ, lạc đà thò đầu vào hũ ăn lúa. Ăn xong, lạc đà...

Hướng Đến Cải Cách Giáo Dục Phật Học Tại Việt Nam

Hướng đến cải cách giáo dục Phật học tại Việt Nam

HƯỚNG ĐẾN CẢI CÁCH GIÁO DỤC PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM TT. Thích Nhật Từ Phó Viện trưởng HVPGVN tại...

Phật Pháp Là Hiển Lộ Không Có Che Giấu

Phật pháp là hiển lộ không có che giấu

Phật khuyên dạy mọi người nên đến để thấy chứ không phải để tin, vì tất cả nội dung giáo...

Nhìn Lại Thành Quả Của Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc Năm 2019

Nhìn Lại Thành Quả Của Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc Năm 2019

NHÌN LẠI THÀNH QUẢ CỦA ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HIỆP QUỐC NĂM 2019 SAU NHỮNG PHÁT NGÔN CỦA ÔNG DƯƠNG...

Tiểu Khúc Phật Đản – A Little Song Of Vesak

Tiểu Khúc Phật Đản – A Little Song Of Vesak

Sông Hằng một dải trôi mau; Vận đời đôi ngã bạc đầu Vương gia. Tuyết sơn phất ngọn trăng già,...

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý NGHĨA CỦA CẦU NGUYỆN, CẦU AN VÀ CẦU SIÊU Thích Nhật Từ Trong Phật giáo, các từ ngữ "cầu...

Phương Pháp Đương Đầu Với Cuộc Sống Trong Đạo Phật

Phương Pháp Đương Đầu Với Cuộc Sống Trong Đạo Phật

Nhận Thức về Điều Gì Đang Xảy Ra Bên Trong và Bên Ngoài Để tránh các vấn đề, có phải...

Hiểu Nghiệp Và Luân Hồi Trong Phật Giáo

Hiểu nghiệp và luân hồi trong Phật giáo

HIỂU NGHIỆP VÀ LUÂN HỒI TRONG PHẬT GIÁOProfessor Alfred Bloom Thích Nữ Tịnh Quang chuyển ngữ Khái niệm về Nghiệp (Karma)...

Cuộc Chiến Thầm Lặng – Vĩnh Hảo

Cuộc Chiến Thầm Lặng – Vĩnh Hảo

CUỘC CHIẾN THẦM LẶNG Vĩnh Hảo Đây là khu phố sầm uất nhất của người Việt di dân tại quận...

Hiểu Lời Dạy Phật Dạy Trong Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân

Hiểu lời dạy Phật dạy trong kinh Tám Điều Giác Ngộ của bậc đại nhân

HIỂU LỜI DẠY PHẬT DẠY TRONG KINH TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ CỦA BẬC ĐẠI NHÂN Nam mô A Di Đà...

Biên Niên Tự Thuật Của Thiền Sư Hư Vân

Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Đức Phật

Pháp thực hành trong truyền thống Phật giáo Bhutan

Cẩm Nang Của Một Thiền Giả

Tu tập trong hoàn cảnh ở trọ đông người

Kinh Bách Dụ: Lạc đà chết, hũ bể

Hướng đến cải cách giáo dục Phật học tại Việt Nam

Phật pháp là hiển lộ không có che giấu

Nhìn Lại Thành Quả Của Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc Năm 2019

Tiểu Khúc Phật Đản – A Little Song Of Vesak

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Phương Pháp Đương Đầu Với Cuộc Sống Trong Đạo Phật

Hiểu nghiệp và luân hồi trong Phật giáo

Cuộc Chiến Thầm Lặng – Vĩnh Hảo

Hiểu lời dạy Phật dạy trong kinh Tám Điều Giác Ngộ của bậc đại nhân

Tin mới nhận

Biết sự hơn kém của người

Trói buộc chắc hơn gông cùm xiềng xích

Đức Phật nhập Niết bàn

An trú bây giờ

Vì sao con người làm khổ nhau?

Vị Pháp Thiêu Thân

Phật dạy về nghiệp báo sai biệt của mỗi người

Việc cần làm trước thường để sau nên tu lâu mà không tiến

ĐỜI NGƯỜI CẦN CÓ VỊ THẦY TỐT

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

Làm thế nào để có cuộc sống an lành?

Nhân quả hiện tại

Tiểu Sử Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897 – 1963)

Vào chùa là tìm sự trong sạch của chính mình

Trong lòng không có hoa, khó tìm hoa bên ngoài

Tu theo Phật trước hết phải hiểu Phật (II)

Phật ra đời vì một nhân duyên lớn: “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”

Trước Phật Thích Ca, bạc vàng chức trọng cũng chỉ là hư vô

Niềm tin trong cuộc sống

Hạnh phúc của sự buông bỏ

Tin mới nhận

Nhập Trung Đạo: Con đường Bồ tát tích hợp đại bi và trí tuệ (Bài 3)

Lời Phật dạy về minh và vô minh

Về hay đi

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 60)

Ranh giới giữa Phật và ma

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 01)

Top 10 cuốn sách xua tan mệt mỏi để cuộc sống được nhẹ nhàng

Bánh Canh Chay

Vấn đề thắp hương trong kinh điển Phật Giáo

Chuyện Vãn Ngày Xuân: Khi Đại Sư Tự Nhận Là Sa-di

Tiểu Sử Vắn Tắt Jedrung Rinpoche Thứ Bảy – Jampa Jungne

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 53)

Vô Ngã Là Niết Bàn

Đức Phật với 45 năm mùa an cư kiết hạ

Quan Điểm Của Đức Phật Về Phép Lạ & Thần Thông

Vượt thoát trầm luân theo lời giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (I)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 240)

Mùa Xuân Lên Sapa Ngắm Hoa Mai Anh Đào

Thông Bạch Về Việc Tu Sửa Trai Đường Và Tịnh Trù Ni Viện Diệu Đức – Huế

Phật Giáo Và Hoà Bình Thế Giới

Tin mới nhận

Báo Đáp Công Ơn Cha Mẹ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 186)

APUTTAKA-SUTTA

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 270)

Kinh Bách Dụ: Nói dối ngựa đã chết

Những Nguyên Nhân Của Hành Động, Kinh Tăng Chi Bộ

Kinh Bách Dụ: Rửa ruột

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 210)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 85)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 256)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 259)

Đi vào kinh Hoa Nghiêm

Hoa nghiêm tánh khởi

Chú Giải Kinh Đại Duyên

Thí Dụ Về Cây Đàn, Kinh Tăng Chi Bộ

Sn 4.3 — Dutthatthaka Sutta: Kinh Về Tà Kiến

Giới Hạnh Người Tu – Trích: Kinh Sa-môn Quả (Sāmannaphala Sutta), Trường Bộ 2

Giới Thiệu Kinh Tăng Nhất A-hàm

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Kinh Bách Dụ: Nấu nước đường

Tin mới nhận

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 28)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Học Phật cần phải chuyên nhất

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 328)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 24)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 18)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 172)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 34)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 28)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 77)

Mấy Điệu Sen Thanh

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 48)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 1)

Đọc sách ngàn lần – Tập 9

Tinh Tấn Ba La Mật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 368)

TÍN TÂM HỌC PHẬT TRỊ LÀNH BỆNH KHỔ

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese