PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Thiền tập cho người bận rộn

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Những điều tâm niệm này hầu hết là những câu thơ ngắn, dễ hiêu, dễ thuộc, nhưng có tác dụng cải thiện tâm hồn về lâu về dài. Bên cạnh những bài tập do thầy Nhất Hạnh tự nghĩ ra, trong quyển sách còn có 1 số phương pháp và giới luật truyền thống, được truyền từ thời đức Phật, nhưng được thầy Nhất Hạnh đơn giản hóa cho phù hợp với suy nghĩ của con người hiện đại. Ảnh: Internet
  2. Ăn sáng
  3. Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng chia sẻ chia sẻ rằng: “Hạnh phúc là an lạc, không có an thì không có lạc, an trong thân và trong tâm. Nếu con người chứa chất quá nhiều sự căng thẳng, stress, thân không an thì tâm làm sao an được? Ảnh: Internet
  4. Đối trị tập khí
  5. Phá bỏ ngục tù quá khứ
  6. Có những người luôn bị quá khứ ám ảnh, tiếc thương, hờn oán, hối hận và khổ đau làm cho họ suốt ngày bị giam hãn trong ngục tù quá khứ, và do đó cũng không thể sống thảnh thơi trong giây phút hiện tại. Ảnh: Internet

Cuộc sống hiện đại hiếm ai có thể ngồi thiền nhiều giờ liền đều đặn mỗi ngày. Bởi thế cuốn sách “Thiền tập cho người bận rộn” của thầy Nhất Hạnh đã đưa ra một số phương pháp khác đơn giản hơn, như việc gợi ý một số điều bạn nên tâm niệm mỗi lúc thức dậy, khi đi bộ hay khi đánh răng.

>>Sách Phật giáo nên đọc

Những điều tâm niệm này hầu hết là những câu thơ ngắn, dễ hiêu, dễ thuộc, nhưng có tác dụng cải thiện tâm hồn về lâu về dài. Bên cạnh những bài tập do thầy Nhất Hạnh tự nghĩ ra, trong quyển sách còn có 1 số phương pháp và giới luật truyền thống, được truyền từ thời đức Phật, nhưng được thầy Nhất Hạnh đơn giản hóa cho phù hợp với suy nghĩ của con người hiện đại (ví dụ như phép thiền Tứ Niệm Xứ hay Ngũ Giới). Cuốn sách chắc chắn sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn.

Bạn có rất nhiều việc cần làm và bạn rất thích làm những việc ấy. Làm việc đem lại cho bạn nhiều hứng thú và niềm vui, nhưng làm việc nhiều quá, lo toan nhiều quá thì rất mệt. Bạn muốn thực tập thiền quán để được thảnh thơi hơn, để có thêm sự an lạc và niềm vui sống hàng ngày. Thế nhưng bạn không có thì giờ mỗi ngày để dành cho thiền tập. Vậy phải làm sao đây? Cuốn sách này sẽ đem đến giải pháp cho bạn.

Dưới đây là những đoạn trích hay từ cuốn “Thiền tập cho người bận rộn” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh: 

Ngay khi mới thức dậy, bạn có thể mỉm cười liền lập tức, nụ cười này mang tính giác ngộ: bạn ý thức là một ngày mới được bắt đầu và hăm bốn giờ tinh khôi là món quà mà sự sống đang hiến tặng cho bạn. Đó là tặng phẩm quý giá nhất. Bạn có thể đọc thầm hoặc đọc lớn tiếng bài thơ này:

Thức dậy miệng mỉm cười

Hăm bốn giờ tinh khôi

Xin nguyện sống trọn vẹn

Mắt thương nhìn cuộc đời.

Bạn có thể vẫn nằm yên trên giường, buông thẳng hai tay và hai chân một cách thoải mái trong khi đọc bài thi kệ ấy. Thở vào, đọc thầm câu đầu. Thở ra, đọc thầm câu thứ hai. Thở vào, đọc câu thứ ba. Thở ra, đọc câu thứ tư. Và với nụ cười, bạn ngồi dậy, quơ dép và đi vào phòng rửa mặt.

Những Điều Tâm Niệm Này Hầu Hết Là Những Câu Thơ Ngắn, Dễ Hiêu, Dễ Thuộc, Nhưng Có Tác Dụng Cải Thiện Tâm Hồn Về Lâu Về Dài. Bên Cạnh Những Bài Tập Do Thầy Nhất Hạnh Tự Nghĩ Ra, Trong Quyển Sách Còn Có 1 Số Phương Pháp Và Giới Luật Truyền Thống, Được Truyền Từ Thời Đức Phật, Nhưng Được Thầy Nhất Hạnh Đơn Giản Hóa Cho Phù Hợp Với Suy Nghĩ Của Con Người Hiện Đại. Ảnh: Internet

Những điều tâm niệm này hầu hết là những câu thơ ngắn, dễ hiêu, dễ thuộc, nhưng có tác dụng cải thiện tâm hồn về lâu về dài. Bên cạnh những bài tập do thầy Nhất Hạnh tự nghĩ ra, trong quyển sách còn có 1 số phương pháp và giới luật truyền thống, được truyền từ thời đức Phật, nhưng được thầy Nhất Hạnh đơn giản hóa cho phù hợp với suy nghĩ của con người hiện đại. Ảnh: Internet

Làm thức ăn sáng

Làm thức ăn sáng cũng là thiền tập! Nấu nước sôi, pha trà, lọc cà-phê, nấu cháo trắng, nướng bánh mì, chiên cơm nguội, sắp đặt bàn… tất cả những việc đó đều có thể được làm trong chánh niệm, nghĩa là trong ý thức sáng tỏ rằng bạn đang làm cái đó, bạn đang vui khi làm cái đó, cái đó đang xảy ra trong giây phút hiện tại. Chánh niệm là năng lượng thắp sáng ý thức chiếu rọi vào những gì đang xảy ra bây giờ và ở đây. Chánh niệm là trái tim của thiền tập. Khi pha trà mà bạn ý thức rằng mình đang pha trà, không nghĩ tới quá khứ, không nghĩ về tương lai, tâm mình đặt hết vào việc pha trà, như thế là bạn đang có chánh niệm. Chánh niệm giúp ta sống sâu sắc từng giây phút của cuộc sống hằng ngày! Ai cũng có khả năng chánh niệm, nhưng với người thực tập chánh niệm hùng hậu hơn, và người ấy có khả năng an trú trong hiện tại nhiều hơn.

Thời gian làm thức ăn sáng có thể được biến thành một buổi thiền tập, vui lắm. Nếu có người khác đã xuống bếp rồi và đang chuẩn bị làm thức ăn sáng, bạn cũng nên đi xuống bếp và giúp người ấy, mời người ấy cùng làm trong chánh niệm, cả hai thực tập sống trong giây phút hiện tại, biến thời gian làm thức ăn sáng thành một niềm vui.

Ăn sáng

Bạn có thể sắp đặt để buổi ăn sáng được thảnh thơi và yên vui. Đừng đọc báo, đừng mở máy truyền hình, đừng nghe đài phát thanh. Ngồi thẳng, nhìn thức ăn trên bàn, nhìn mọi người, thở và mỉm cười, để nhận diện và trân quý. Bạn có thể nói một câu gì đó với người ngồi trước mặt bạn.

Ví dụ: Có mẹ đang ngồi ăn sáng với con, con hạnh phúc quá! Hoặc: Hôm nay trời nắng đẹp, bố nhớ ra thăm vườn và nằm võng cho con nhé. Hoặc: Hôm nay anh sẽ thu xếp về sớm một chút để có dịp giúp em làm cơm chiều… Những câu nói như thế là để công nhận sự có mặt quý giá của những người thương, đó là sự thực tập chánh niệm. Có chánh niệm thì tất cả những trao đổi trong bữa ăn sáng đều có công năng giúp bạn và những người khác nhận diện và trân quý những điều kiện hạnh phúc mình đang có. Rửa bát, dọn bàn sau khi ăn sáng có thể trở thành niềm vui như vào một ngày đẹp trời.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Từng Chia Sẻ Chia Sẻ Rằng: “Hạnh Phúc Là An Lạc, Không Có An Thì Không Có Lạc, An Trong Thân Và Trong Tâm. Nếu Con Người Chứa Chất Quá Nhiều Sự Căng Thẳng, Stress, Thân Không An Thì Tâm Làm Sao An Được? Ảnh: Internet

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng chia sẻ chia sẻ rằng: “Hạnh phúc là an lạc, không có an thì không có lạc, an trong thân và trong tâm. Nếu con người chứa chất quá nhiều sự căng thẳng, stress, thân không an thì tâm làm sao an được? Ảnh: Internet

Đối trị tập khí

Tập khí là thói quen, và đây là thói quen xấu, được lặp lại rất nhiều lần.

Thói quen đầu tiên mà ta phải nhận diện là chạy về tương lai. Có thể thói quen (tập khí) này đã được truyền xuống từ tổ tiên và cha mẹ. Ta mải lo lắng cho tương lai nên không có khả năng sống sâu sắc và an lạc trong hiện tại. Ta có niềm tin âm ỉ trong lòng là hiện giờ ta chưa thể có hạnh phúc được và ta còn cần một số điều kiện khác, thì mới thực sự có hạnh phúc.

Ta suy đoán, dự kiến, chuẩn bị, mơ ước về những “điều kiện hạnh phúc” ấy mà ta sẽ có trong tương lai. Và ta chạy về tương lai, cả trong những giấc ngủ. Hoặc ta có quá nhiều lo lắng, sợ hãi về tương lai, không biết tương lai của mình sẽ ra sao, và những lo lắng, bồn chồn ấy cũng không cho phép ta an trú được trong hiện tại. Phép thiền tập của bạn là đem tâm về hiện tại. Làm thế nào để bạn nhận diện được tập khí ấy mỗi khi bạn bị nó lôi đi. Bạn chỉ cần chú ý tới hơi thở và mỉm cười với tập khí ấy: Ô hay, mình lại bị tập khí kéo đi rồi. Nhận diện được tập khí, thì tập khí buông bỏ bạn, bạn có tự do để sống an vui trong hiện tại. Mới bắt đầu thiền tập, bạn sẽ phải nhận diện nó mỗi ngày nhiều lần. Biết sống an lạc trong hiện tại cũng là một tập khí, một thói quen tốt. Những thói quen này, bạn cần phải tập luyện mới có được.

Chải răng, mặc áo, tắm gội, lái xe, đi bộ… bạn hãy để hết tâm ý vào việc bạn đang làm, tìm an lạc và hạnh phúc ngay trong những giây phút ấy. Nếu bạn có thực tập hơi thở ý thức, thì bạn có cơ hội nhận diện tập khí bạn nhiều hơn và mỗi lần nhận diện, thì tập khí kia sẽ không kéo bạn đi theo nữa. Đây đã là bắt đầu của thảnh thơi, của giải thoát, của an lạc. Phép tu này gọi là nhận diện đơn thuần. Tập khí của ta ơi, ta biết mi đang biểu hiện. Bạn không cần vật lộn với nó, không cần đàn áp nó, chỉ cần nhận diện. Chánh niệm là năng lượng có khả năng nhận diện bất cứ cái gì đang xảy ra, trong đó có tập khí của bạn.

Phá bỏ ngục tù quá khứ

Có những người luôn bị quá khứ ám ảnh, tiếc thương, hờn oán, hối hận và khổ đau làm cho họ suốt ngày bị giam hãn trong ngục tù quá khứ, và do đó cũng không thể sống thảnh thơi trong giây phút hiện tại.

Quá khứ thật ra không còn nữa, chỉ có những ấn tượng, những hình ảnh còn lại trong chiều sâu tâm thức. Những cái đó có thể ám ảnh ta, phong tỏa ta, ảnh hưởng đến cách hành xử của ta trong giây phút hiện tại. Những cái ta nói và ta làm có thể do bị chúng thúc đẩy. Như vậy là ta mất tự do.

Hơi thở chánh niệm cho ta biết rằng trong giờ phút hiện tại những đe dọa đó, những đau thương đó, những tàn ác đó không còn có mặt và ta có thể an trú được một cách an toàn trong giây phút hiện tại. Hơi thở chánh niệm cho ta biết là những ấn tượng ấy, những hình ảnh ấy không phải là thực tại và cái ý thức ấy giúp cho ta thoát khỏi vòng ảnh hưởng của những ám ảnh và ấn tượng kia.

Cũng như khi Tôn Ngộ Không trước khi đi cầu cứu với Phật Bà Quan Âm đã vẽ một vòng tròn và dặn Tam Tạng đừng bước ra khỏi vòng tròn đó, thì yêu quái sẽ không thể làm gì được Tam Tạng trong khi Tôn Ngộ Không vắng mặt. Nhưng trong khi Tôn Ngộ Không đi rồi, yêu quái hiện hình thành một phụ nữ lâm nguy cầu Tam Tạng tới cứu giúp, và khi Tam Tạng bị lừa, bước ra khỏi vòng tròn thì yêu quái bắt đầu nắm được Tam Tạng.

Cái vòng tròn đó tượng trưng cho sự sống có thật trong giây phút hiện tại. Nếu ta biết thở, biết ngồi yên, biết đi trong chánh niệm thì ta còn ở trong vòng tròn, và ta tiếp xúc được với sự sống đang có mặt mà không còm bị ma quỷ của đau thương, của hiểm nguy quá khứ điều khiển ta nữa. Nếu trong quá khứ, bạn đã từng bị đối xử độc ác, lợi dụng tình dục, trải nghiệm khổ đau, bạn phải biết cách thực tập để trong mỗi phút giây có thể thấy được là những cái ấy đã chỉ xảy ra trong quá khứ, còn trong giây phút hiện tại thì bạn an toàn, không có những hiểm nguy và ác độc nào cả. Nhận diện bóng ma quá khứ, nói với chúng rằng chúng chỉ là bóng ma không có thật, là cách tự giải phóng mình ra khỏi ngục tù quá khứ. Thực tập thở, đi, ngồi, và làm việc trong chánh niệm trong vài tuần lễ, bạn sẽ thành công và những cảm xúc đau buồn sẽ không còn trở lại.

Có Những Người Luôn Bị Quá Khứ Ám Ảnh, Tiếc Thương, Hờn Oán, Hối Hận Và Khổ Đau Làm Cho Họ Suốt Ngày Bị Giam Hãn Trong Ngục Tù Quá Khứ, Và Do Đó Cũng Không Thể Sống Thảnh Thơi Trong Giây Phút Hiện Tại. Ảnh: Internet

Có những người luôn bị quá khứ ám ảnh, tiếc thương, hờn oán, hối hận và khổ đau làm cho họ suốt ngày bị giam hãn trong ngục tù quá khứ, và do đó cũng không thể sống thảnh thơi trong giây phút hiện tại. Ảnh: Internet

Thiền đi

Thiền đi là một phép tu mầu nhiệm giúp cho ta có mặt từng giây phút trong giờ phút hiện tại. Mỗi bước chân có ý thức giúp ta tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống đang có mặt. Bạn có thể phối hợp hơi thở và bước chân và đi một cách bình thường dù là trên hè phố, trước sân ga hay bên bờ sông. Thở vào bạn có thể bước hai bước, và quán chiếu đã về, đã tới. Đã về tức là đã về với sự sống trong giây phút hiện tại, đã tới tức là gặp sự sống rồi, không cần vội vã, bôn ba, tìm kiếm gì nữa. Quê hương của mình là sự sống nằm trong giây phút hiện tại. Chỉ giây phút hiện tại mới có thật, trong khi đó quá khứ và tương lai chỉ là những bóng ma. Những bóng ma này có thể tác dụng đưa tới tiếc nuối, khổ đau, lo lắng, và sợ hãi. Nếu mỗi bước chân của bạn đưa bạn về được với hiện tại thì những bóng ma này không còn có quyền hành gì trên bạn nữa cả.

Thở ra, bạn bước ba bước và nói thầm ta đã về, ta đã tới. Hoặc con đã về, con đã tới. Con đã về tới quê hương đích thực của con là sự sống mầu nhiệm đang có mặt, con không còn lang thang đi tìm kiếm gì nữa. Đi như vậy tức là đã dừng lại. Dừng lại, đó là thiền chỉ, samatha. Ta dừng lại được thì tổ tiên, ông bà và cha mẹ trong ta cũng dừng lại được. Ta bước được một bước thảnh thơi thì tất cả tổ tiên có mặt trong từng tế bào cơ thể ta đều cũng bước được một bước thảnh thơi như ta. Bạn là người có hiếu nhất trên trần gian nếu bạn dừng lại được và bước được những bước thảnh thơi như thế cho tổ tiên và cho cha mẹ.

Đã về

Đã tới

Bây giờ

Ở đây

Vững chãi

Thảnh thơi

Quay về

Nương tựa.

Bài kệ trên đây là những lời thiền ngữ để giúp cho bạn an trú được vững chãi trong giây phút hiện tại, nắm lấy những lời thiền ngữ này cho vững thì bạn sẽ thiết lập được sự có mặt của bạn một cách vững chãi trong hiện tại, cũng như lên cầu thang bạn nắm vững thành vịn cầu thang thì sẽ không bao giờ té.

“Bây giờ, ở đây” là địa chỉ của sự sống, là nơi ta về, nơi ta tới, nơi ta có quê hương, có bình an, có hạnh phúc, nơi ta gặp gỡ được tổ tiên, bạn bè và con cháu của ta. Thiền tập là để ta luôn luôn trở về nơi chốn ấy. Mỗi bước chân của bạn đưa bạn về với sự sống trong giây phút hiện tại. Bạn hãy thử thực tập thiền đi chậm xem. Bước một bước, thở vào trong khi bước, và nói: “Con đã về”. Mình phải đầu tư một trăm phần trăm thân thể và tâm trí mình vào bước chân và hơi thở mình thì mình mới thực sự đã về, đã tới. Nếu ý thức (Niệm) và sự tập trung (Định) của bạn vững vàng thì bạn có thể về được 100%, tới được 100%. Nếu chưa thực sự về tới 100% nơi địa chỉ “bây giờ và ở đây” thì bạn đừng bước thêm bước nào nữa cả.

Cứ để mình trong tư thế ấy mà thở cho đến khi bạn dừng lại được sự rong ruổi của tâm ý, cho đến khi bạn đã thực sự đã về đã tới một trăm phần trăm trong giây phút hiện tại. Lúc ấy, bạn sẽ mỉm cười, nụ cười của thành công, chiến thắng, và bạn bước thêm một bước nữa, với thiền ngữ “Đã tới”. Bước chân vững chãi như dấu ấn của vị quốc vương trên một sắc lệnh. Bàn chân bạn ghi dấu ấn đã về đã tới trên mặt đất. Đi như thế thì chế tác được năng lượng thảnh thơi và vững chãi. Đi như thế thì tiếp xúc được với những mầu nhiệm của sự sống. Đi như thế thì được nuôi dưỡng, được trị liệu. Có những người chỉ nhờ thiền đi mà chữa được bệnh của mình.

“Vững chãi, thảnh thơi” nghĩa là bạn không bị quá khứ lôi kéo, không bị tương lai lôi kéo, bạn có tự do. Đây không phải là tự kỷ ám thị, đây không phải là sự mong cầu, bởi vì nếu bạn an trú được trong hiện tại thì bạn đang có vững chãi và đang có tự do. Thảnh thơi là không bị những con ma quá khứ và tương lai lôi kéo. Thảnh thơi là không còn hấp tấp chạy về tương lai. Vững chãi và thảnh thơi là nền tảng của hạnh phúc đích thực.

“Quay về nương tựa” là một bài tập mà đức Thế Tôn trao truyền cho các vị đệ tử trong những ngày gặp gỡ cuối trước khi Ngài qua đời.

Tin bài có liên quan

Hạnh Phúc Liệu Có Cần Lý Do

Hạnh phúc liệu có cần lý do

Ra Mắt Kỷ Yếu Các Hội Thảo Khoa Học Về Sa Môn Thích Trí Hải Và Cuốn Sách “Lấp Lánh Ánh Từ Quang”

Ra mắt Kỷ yếu các Hội thảo Khoa học về Sa môn Thích Trí Hải và cuốn sách “Lấp lánh ánh từ quang”

Hạnh Phúc, An Yên Khi Đọc Sách Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Hạnh phúc, an yên khi đọc sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Hơn 120 Cuốn Sách Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Hơn 120 cuốn sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh

122 Ngôi Chùa Ở Việt Nam

122 ngôi chùa ở Việt Nam

Thưởng Trà Thật Đẹp, Thật Vui

Thưởng trà thật đẹp, thật vui

Sách Mới: “Phật Giáo Việt Nam Qua Phong Dao Tục Ngữ”

Sách mới: “Phật giáo Việt Nam qua phong dao tục ngữ”

“Đi Gặp Mùa Xuân” – Hành Trạng Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

“Đi gặp mùa xuân” – Hành trạng Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Chữa Lành Trầm Cảm Bằng Thiền Tập, Tình Yêu Thương Và Tha Thứ

Chữa lành trầm cảm bằng thiền tập, tình yêu thương và tha thứ

Thiền Rải Tâm Từ: Nghệ Thuật Nuôi Dưỡng Hạnh Phúc

Thiền rải tâm từ: Nghệ thuật nuôi dưỡng hạnh phúc

Load More

Discussion about this post

Pháp Trong Đời Sống Hằng Ngày

Pháp Trong Đời Sống Hằng Ngày

PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY Michelle LeveyDiệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ Bác sĩ Joel & Michelle Levey...

Phật Pháp Giúp Được Gì Cho Người Thiếu Giáo Dục?

Phật pháp giúp được gì cho người thiếu giáo dục?

Bạn Tú Dương thân mến!Trước hết, xin tán thán sự can đảm, dám buông bỏ mặc cảm để đối diện...

Cảm Niệm Đêm Phật Thành Đạo

Cảm Niệm Đêm Phật Thành Đạo

Namo Sakya Muni Buddha CẢM NIỆM ĐÊM PHẬT THÀNH ĐẠO Thích Tánh Tuệ   Cách đây hơn 2500 năm về...

Đốt Vàng Mã Cho Tâm An… Lê Na – Thu Hiền (Thực Hiện)

Đốt Vàng Mã Cho Tâm An… Lê Na – Thu Hiền (Thực Hiện)

TT THÍCH THANH QUYẾT: "ĐỐT VÀNG MÃ CHO TÂM AN"Lê Na - Thu Hiền (thực hiện) Trong khi không ít...

Ca Sĩ Sỹ Luân: Sau Biến Cố, Thấm Thía Giá Trị Cuộc Sống

Ca sĩ Sỹ Luân: Sau biến cố, thấm thía giá trị cuộc sống

"Tôi tập sống chậm hơn, không hối hả, vội vàng như trước. Buổi sáng thì nghe một bản nhạc trữ...

Đọc sách ngàn lần – Tập 2

ĐỌC SÁCH VÌ TU GIỚI - ĐỊNH - KHAI HUỆGiáo viên: Kính chào thầy!Thầy Trần: Xin chào mọi người!Tiết mục...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 125)

 Các vị đồng học, xin chào mọi người!Xin mời mở Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 118, những đoạn tiếp theo...

“Vũ Khúc Dâng Hoa” (Thơ)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Quán Tánh Không Như Mộng, Như Huyễn, Như Hóa

Quán Tánh Không Như Mộng, Như Huyễn, Như Hóa

QUÁN TÁNH KHÔNG NHƯ MỘNG,NHƯ HUYỄN, NHƯ HÓANguyễn Thế Đăng     Bồ tát là người tu tánh Không, ở...

Độc Thoại Của Ngài Potowa (1027 – 1105)

Độc Thoại Của Ngài Potowa (1027 – 1105)

ĐỘC THOẠI CỦA NGÀI POTOWA (1027 – 1105)CHỨNG CỚ CĂN BẢN ĐỂ THỰC HÀNH PHÁPKagyu Monlam Kagyupa International Monlam Trust Sujata Bypass Bodhgaya,...

Cảnh Cùng Khốn

Cảnh Cùng Khốn

CẢNH CÙNG KHỐN Thích Tâm Hạnh Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách...

Bệnh Cường Giáp Trạng (Hyperthyroidism) Bs Nguyễn Văn Đức

Bệnh Cường Giáp Trạng (Hyperthyroidism) Bs Nguyễn Văn Đức

BỆNH CƯỜNG GIÁP TRẠNG (Hyperthyroidism) BS Nguyễn Văn Đức Giáp trạng (thyroid gland) là một tuyến nhỏ hình móng ngựa, nằm...

Bộ Sách Quý ‘Giáo Nghĩa Khai Thị Ngộ Nhập’ Trải Qua 3 Năm Để Hoàn Thành

Bộ sách quý ‘Giáo nghĩa khai thị ngộ nhập’ trải qua 3 năm để hoàn thành

Dưới sự chứng minh của Hòa thượng Luật chủ thượng Minh Hạ Thông, trải qua ba năm, với nỗ lực không ngừng, tập thể Tăng...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 86)

Các vị đồng tu, xin chào mọi người!Mời các bạn xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 79: “Vấn loạn quy mô,...

Phật Giáo Thế Giới Nhìn Một Thoáng (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Phật Giáo Thế Giới Nhìn Một Thoáng (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

Thiện phúc Phật Giáo Thế GiớiNHÌN MỘT THOÁNGBuddhism in the WorldAT A GLANCE Group of Buddhists walking around to show...

Pháp Trong Đời Sống Hằng Ngày

Phật pháp giúp được gì cho người thiếu giáo dục?

Cảm Niệm Đêm Phật Thành Đạo

Đốt Vàng Mã Cho Tâm An… Lê Na – Thu Hiền (Thực Hiện)

Ca sĩ Sỹ Luân: Sau biến cố, thấm thía giá trị cuộc sống

Đọc sách ngàn lần – Tập 2

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 125)

“Vũ Khúc Dâng Hoa” (Thơ)

Quán Tánh Không Như Mộng, Như Huyễn, Như Hóa

Độc Thoại Của Ngài Potowa (1027 – 1105)

Cảnh Cùng Khốn

Bệnh Cường Giáp Trạng (Hyperthyroidism) Bs Nguyễn Văn Đức

Bộ sách quý ‘Giáo nghĩa khai thị ngộ nhập’ trải qua 3 năm để hoàn thành

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 86)

Phật Giáo Thế Giới Nhìn Một Thoáng (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

Tin mới nhận

Lời Phật dạy về những điều khó

Học lời dạy của Phật về vô thường

Lời Phật dạy: 4 nguyên tắc để thoát khỏi nghèo khổ

Sự lan truyền của Đạo Phật ở Châu Á

Người yêu rốt cuộc là ai?

Tu tâm dưỡng tánh để không rời vào cuộc đời nghiệt ngã

Lời Phật dạy về hai hạng người chìm trong nước

Lời răn dạy cuối cùng của đức Phật trước khi đi vào cõi Niết bàn

Lời Phật dạy: Đời mình không sống ai sống hộ mình

Cảnh báo website xuyên tạc giáo lý nhà Phật

Đắc đạo rồi đức Phật có giáo hóa chúng sinh không?

Con ăn trưa hôm nay chưa?

Lắng lòng thanh tịnh trong giây phút thiêng liêng của Đại lễ Phật đản

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Câu chuyện Valentine: Lời Phật dạy về yêu thương trong tình yêu

Vì sao ta bệnh mà chẳng ai ngó ngàng?

Thư Ngỏ Của Ni Trưởng Chùa Linh Phong Tp. Đà Lạt Việt Nam

Đánh thức tiềm năng “sẽ thành Phật”

Đức Phật chỉ bày năm pháp làm gia tăng tuổi thọ

Thông Tư Về Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm 50 Năm Bồ-tát Quảng Đức

Tin mới nhận

Thiền Sư Bạch Ẩn Và Pháp Hội Mùa Xuân 1470

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 39)

Cái Mũi Của Darwin: Có Ai Thích Ông Nội Là Cà Khọt Cà Khẹt? – Gs. Cao Huy Thuần

Từ Nụ Đến Hoa – Thiền Sư: Soko Morinaga – Biên Dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo

Duy Thức Học: Tâm – Ý – Thức

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 9)

Hạnh Phúc Đầu Xuân – Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan

Số Mệnh Của Tiến Hóa Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 38)

Bồ-tát Tịch Thiên và tác phẩm Nhập Bồ-tát hạnh

Chúc mừng sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma 14

Từ tâm và nội quán

Vì Sao Niệm Phật Không Vãng Sanh

Dòng sông tâm thức (II)

Nhân sự việc chùa Bồ Đề

Trái Tim Không Nói Hận Thù, Thích Nguyên Hùng

Những Bài Kinh Để Hát

Cõi Địa Ngục

Thoát khỏi luân hồi

Tiểu Sử Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897 – 1963)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 210)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 71)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Hạt muối

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 30)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 249)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

Lời Phật dạy về bảy hạng vợ ở đời

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK NĂM 2022 TẠI LIÊN HỢP QUỐC NEW YORK VÀ TẠI NHÀ TRẮNG WASHINGTON DC.

Bất bình đẳng sai khác của chúng sanh là do nghiệp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 20)

A-HÀM TUYỂN CHÚ

Sự Tiếp Nối Của Nghiệp, Kinh Tăng Chi Bộ (Song ngữ)

Đức Phật có mặt ở đời bằng tuệ giác vô ngã vĩ đại

Bát Nhã Tâm Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

Kinh Duy-ma-cật Sở Thuyết, Tóm Tắt Nội Dung 12 Chương Bản Tiếng Phạn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 356)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 54)

Đệ Tử Chân Thật Của Phật

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 10)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 289)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 9)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Bốn: Phụ Hạnh

Lợi Ích Của Sự Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 19)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 279)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 94)

Sông Lửa, Sông Nước – Giới Thiệu Truyền Thống Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Bắc Tông Là Tịnh Độ?

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 225)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 12)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese