PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Thiền Định Shamatha – Luyện Tâm

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

“Quá trình hóa giải sự hoang mang bối rối dựa trên việc làm cho tâm chúng ta ổn định và thêm sức mạnh cho tâm. Chúng ta thực hiện việc này bằng cách thực hành thiền tĩnh lặng hay thiền chỉ (Shamatha meditation)” Sakyong Mipham Rinpoche đã nói như vậy.

Ảnh Minh Họa Đức Phật Ngồi Thiền Trong RừngĐôi khi chúng  ta  quên  giáo  lý của  Đức Phật đã hình thành  như thế nào. Chúng ta quên  tại sao Đức Phật lại từ bỏ cung điện của vua cha mà ra đi. Ngài không hài lòng với một ảo tưởng và Ngài muốn hiểu cuộc đời của mình – chính bản thân  cuộc đời. Cũng giống như Đức Phật, phần đông chúng ta mong muốn khám phá một chân lý nào đó về cuộc đời của chúng ta. Nhưng có thật là chúng ta có thể biết được những gì đang xảy ra? Đây là một câu hỏi có liên quan đến cái chân lý sâu sắc nhất của giáo lý Đức Phật. Câu trả lời của Đức Phật là “Vâng.  Rốt cục rồi chúng  ta cũng có thể. Nhưng chúng ta cần phải có một quá trình thiền định để tìm ra, bởi vì về bản chất, chúng ta đang ở trong một trạng thái hoang  mang bối rối”. Tại sao chúng  ta hoang mang bối rối? Bởi vì chúng ta không hiểu được tâm của chúng ta vận hành như thế nào.

Quá trình hóa giải sự hoang  mang bối rối dựa vào việc nuôi dưỡng năng lực làm quen với tâm, củng cố và gia tăng sức mạnh của tâm chúng  ta. Ý thức được và tinh mắt quan sát những gì đang xảy ra trong tâm chúng  ta cho chúng  ta cơ hội để lúc nào cũng nhìn thấy một cấp độ chân lý sâu sắc hơn. Trong việc thực hành  thiền định, chúng  ta học cách để có được một cách nhìn rộng lớn hơn, thay vì lúc nào cũng suy nghĩ nhỏ nhặt.

Đức Phật đã hiểu rằng nếu chúng ta muốn thực hiện một quá trình gì đó – không nhất thiết là một quá trình tâm linh mà có thể là một quá trình trong cuộc sống bình thường như là học hành hay kinh doanh – chúng ta cần một cái tâm có thể hoạt động  được. Chúng ta cần một cái tâm mà chúng  ta có thể trông cậy. Đó là khái niệm luyện tâm, làm cho tâm có thể hoạt  động được để cho nó có thể làm những gì nó cần làm.

Thiền shamatha hay là thiền chỉ (tĩnh lặng, ngưng bặt, an bình) là cách chúng  ta làm cho cái tâm  này, ổn  định  hơn,  hữu  dụng  hơn. Theo quan  điểm  này shamatha không thuần túy là một cách thực hành của người Phật tử; nó là một cách thực hành bất kỳ ai cũng có thể làm được. Nó không gắn kết với một tôn giáo nào hết. Nếu chúng ta muốn hóa giải sự hoang mang bối rối, chúng  ta phải cố gắng  tìm hiểu tâm là gì và nó hoạt động như thế nào, không liên quan gì đến tín ngưỡng của chúng ta.

Chữ shamatha trong tiếng Phạn có nghĩa là “yên tịnh dài lâu”. “Yên tịnh dài lâu” miêu tả bản chất tự nhiên của tâm. Chữ “yên tịnh” nói lên toàn bộ ý nghĩa. Bản chất của tâm là tràn ngập  niềm vui, tĩnh lặng và rất trong sáng. Trong thiền  shamatha chúng  ta không  tạo  ra trạng thái yên tịnh – điều ta làm trước tiên là chúng ta để cho tâm chúng ta như nó vốn vậy. Điều này không có nghĩa là làm ngơ một cách bình thản trước mọi sự. Điều này có nghĩa là tâm có thể duy trì trạng thái tự nhiên của nó mà không thường  xuyên tách rời trạng thái đó.

Trong thiền  định,  chúng  ta  tập  cách  giữ lâu dài trạng  thái yên tịnh: Chúng ta học cách để cho chính mình ở trong trạng thái yên tịnh. Nếu chúng ta có thể nhớ ý nghĩa của chữ “shamatha” chúng ta có thể luôn luôn dùng  chữ đó như là một điểm tham khảo trong việc tập thiền định của chúng ta. Chúng ta có thể nói, “Chúng ta đang tập thiền định gì đây? Đây là shamatha – duy trì lâu dài sự an bình tĩnh lặng”.

Trong lúc đó chúng ta bắt đầu thấy rằng tâm chúng ta không phải lúc nào cũng ở trong trạng thái an bình tĩnh lặng. Có thể nó đang  ở trong trạng thái bực bội, giận dữ, ghen ghét. Nhìn thấy được tất cả chuyện này là cách chúng ta bắt đầu gỡ bỏ sự hoang mang, bối rối của chúng ta.

Thiền định là một sự luyện tập rất riêng tư. Giống như  Đức Phật,  chúng  ta  có  thể  tiếp  cận  nó  bằng phương pháp nhận thức giá trị. “Điều gì thực sự có giá trị? Chân lý của trải nghiệm của chúng ta là gì?” Chúng ta bắt đầu ý thức được rằng chúng  ta không biết, và chúng ta đâm ra hiếu kỳ muốn biết.

Khi cố gắng tìm hiểu như vậy chúng ta nhảy nhanh từ câu hỏi qua câu trả lời, mỗi câu trả lời mới lại đưa đến một câu hỏi mới. Và nếu chúng ta kiên trì tiếp tục như vậy chúng ta bắt đầu trải nghiệm một chân lý khác mà Đức Phật cũng đã khám phá ra: Trong mỗi tình huống, có một thể liên tục của chân lý. Mỗi câu trả lời được nối tiếp một cách tự nhiên  với một câu hỏi kế tiếp. Liền một mạch, không có ngắt quãng.

Với loại thực hành và tính hay dò hỏi này, Đức Phật đã biết cách nhìn quang  cảnh cuộc sống một cách rõ ràng và khách quan. Khi bắt đầu thuyết giáo, Ngài chỉ  tường  thuật  lại những  gì Ngài quan  sát thấy: “Đây là điều Ta thấy. Đây là chân lý về mọi sự”. Ngài không trình bày bất kỳ quan điểm đặc biệt nào. Ngài không thuyết giảng  giáo điều; Ngài chỉ rõ thực tế. Chúng ta quên điều này. Ví dụ như phần đông chúng ta nói rằng một trong những lời dạy cốt yếu trong Phật giáo là nghiệp. Nhưng Đức Phật không sáng tạo ra nghiệp; Ngài nhìn thấy nghiệp  và thừa nhận nó. Nói rằng nghiệp  là một niềm tin của đạo Phật thì chẳng khác gì nói Phật tử tin rằng nước là ẩm ướt. Và nếu bạn là Phật tử thì bạn cũng phải tin rằng lửa thì nóng.

Trong thiền  định,  điều  chúng  ta  làm là nhìn  trải nghiệm của chúng ta và nhìn thế giới một cách thông minh. Đức Phật nói rằng đây là cách ta tập nhìn vào bất kỳ tình huống  nào và hiểu chân lý của nó, thông  điệp thật sự của nó, thực tế của nó. Đây là điều Đức Phật đã làm – và tất cả chúng ta đều có khả năng thành Phật, cho dù chúng ta có là Phật tử hay không. Chúng ta đều có năng  lực nhận  ra được cái tâm an bình một cách tự nhiên  của chúng  ta, nơi không  có chút  hỗn  loạn rối rắm nào. Chúng ta có thể dùng sự trong sáng  của tâm chúng ta để tập trung vào bất kỳ điều gì chúng ta muốn. Nhưng trước tiên chúng ta phải điều phục tâm của chúng ta thông qua thiền định shamatha.

Có thể chúng ta liên kết thiền định với chuyện tâm linh bởi vì khi chúng ta trải qua một giây phút yên tịnh dài lâu, giây phút đó có vẻ như cao siêu huyền bí lắm. Tâm chúng  ta không còn bị trôi giạt, nghĩ ngợi về vô số chuyện nữa. Mặt trời mọc và một cơn gió nhẹ mát mẻ thổi qua – và bỗng nhiên chúng ta cảm nhận được cơn gió thoảng  và chúng  ta thấy rất hứng thú. Chúng ta nghĩ, “Đó là một trải nghiệm rất có tính tâm linh! Một trải nghiệm  mang tính tôn giáo! Trải nghiệm  này chí ít cũng đáng cho chúng ta làm một bài thơ hay viết một lá thư thăm nhà! Tuy nhiên tất cả chuyện đang xảy ra là chúng ta hòa hợp với tâm của mình trong giây lát. Tâm chúng ta đang ở đây và dễ hòa hợp. Trước đây chúng ta bận rộn và hoang mang quá nên chúng ta không chú ý đến cơn gió thoảng. Tâm chúng ta không thể ở yên đủ lâu để ngắm mặt trời mọc dù chuyện này chỉ mất hai phút rưỡi. Bây giờ chúng ta có thể giữ cho tâm ở yên đủ lâu để nhận biết và thưởng thức những cảnh đẹp quanh chúng ta. Bây giờ chúng ta đang thực sự ở đây. Thật ra chuyện này là bình thường. Chúng ta có thể điều phục tâm của chúng ta. Chúng ta có thể luyện tâm làm cho tâm trở nên hữu dụng và hoạt động được.

Đây không phải vấn đề ta có là Phật tử hay không, nó là vấn đề của con người nói chung.■ „

 

Nguồn: Shamatha Meditation: Training the Mind, Sakyong Mipham Rinpoche, Shambhala Sun số tháng Năm 2002.

Sakyong Mipham Rinpoche là người giữ truyền thừa của phái Shambhala Buddhist do người cha đã quá cố của ngài là Chogyam Trungpa Rinpoche thành lập.

Tin bài có liên quan

Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải

Triệu Châu Ngữ Lục

Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ

Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ

Ngữ Lục Thiền Sư Tuệ Chiếu Tôn Lâm Tế

Lâm Tế Ngữ Lục

Lâm Tế Ngữ Lục

Ebook Pdf Ngữ Lục Của Dịch Gỉa Dương Đình Hỷ

Ebook Pdf Ngữ Lục Của Dịch Gỉa Dương Đình Hỷ

Bàng Uẩn Ngữ Lục

Bàng Uẩn Ngữ Lục

Bá Trượng Ngữ Lục

Bá Trượng Ngữ Lục

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Load More

Discussion about this post

Biết Và Không Biết

BIẾT VÀ KHÔNG BIẾTNi Sư Thích Nữ Hạnh Huệ Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất...

Truy Nguyên Quan Điểm Về Đức Phật Của Đại Chúng Bộ

Truy Nguyên Quan Điểm Về Đức Phật Của Đại Chúng Bộ

TRUY NGUYÊN QUAN ĐIỂM VỀ ĐỨC PHẬT CỦA ĐẠI CHÚNG BỘ Quảng Hưng – Nguyên Hiệp   Tôn tượng Đức...

Kinh Căn Tu Tập- Trung Bộ Kinh

Kinh Căn Tu Tập- Trung Bộ Kinh Tô Đăng Khoa Làm thế nào để biết chắc chắn mình đang tu...

Tịnh Không Pháp Ngữ

Tâm thanh tịnh là gì? Nhất tâm niệm Phật, nhất tâm là tâm thanh tịnh, hai tâm thì không thanh...

Bốn Chân Lý Cao Quý

Bốn chân lý cao quý

BỐN CHÂN LÝ CAO QUÝNhững Hướng Dẫn Cho Giải ThoátĐức Đạt Lai Lạt MaTuệ Uyển chuyển ngữ Tông Khách Ba...

Tt.thích Nhật Từ Nói Về Tu Học Nội Trú Của Tăng Ni Sinh

TT.Thích Nhật Từ nói về tu học nội trú của Tăng Ni sinh

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP. HCM  TT.Thích Nhật Từ nói về tu học nội trú của Tăng...

Chân Không Diệu Hữu

CHÂN KHÔNG DIỆU HỮUNguyễn Tường Bách Từ một tình trạng không có gì, phi thời gian không gian, không cần...

Giới Thiệu: Bồ Tát Nāgārjuna Với Tư Tưởng Tịnh Độ

GIỚI THIỆU: BỒ TÁT NĀGĀRJUNA VỚI TƯ TƯỞNG TỊNH ĐỘ*****Phước Nguyên Tín ngưỡng A-di-đà dù đã manh nha và phát triển...

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Kính gửi tất cả :Việc hộ niệm cho người sắp lâm chung là việc tối quan trọng và cần thiết....

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 85)

Các vị đồng tu, xin chào mọi người!Hôm trước có một bạn đồng học hỏi khi lâm chung nếu như...

Hành Hương Hòa Bình

Hành Hương Hòa Bình

HÀNH HƯƠNG HÒA BÌNH Nguyên Giác Đức Đạt Lai Lạt Ma trong lễ Sinh nhật tại Dharamsala (ảnh: VP Dalai...

Sự Thật Về Vô Thường

Sự Thật Về Vô Thường

SỰ THẬT VỀ VÔ THƯỜNG Piyadassi Thera Thích Thiện Chánh dịch Sự thật về Vô thường có nghĩa là thực...

Lời Phật Dạy Về Nhân Quả Đẹp, Xấu, Giàu, Nghèo Của Phụ Nữ

Lời Phật dạy về nhân quả đẹp, xấu, giàu, nghèo của phụ nữ

Theo quan điểm nhà Phật, chuyện gì xảy ra ở đời cũng đều có nhân duyên của nó. Chuyện liên...

Nhịp Vần Thi Đạo Kết Nối Với Đời Cuối Năm

Nhịp Vần Thi Đạo Kết Nối Với Đời Cuối Năm

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Giới Trí Thức Bình Luận Về Đức Phật Và Giáo Lý Của Ngài

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Biết Và Không Biết

Truy Nguyên Quan Điểm Về Đức Phật Của Đại Chúng Bộ

Kinh Căn Tu Tập- Trung Bộ Kinh

Tịnh Không Pháp Ngữ

Bốn chân lý cao quý

TT.Thích Nhật Từ nói về tu học nội trú của Tăng Ni sinh

Chân Không Diệu Hữu

Giới Thiệu: Bồ Tát Nāgārjuna Với Tư Tưởng Tịnh Độ

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 85)

Hành Hương Hòa Bình

Sự Thật Về Vô Thường

Lời Phật dạy về nhân quả đẹp, xấu, giàu, nghèo của phụ nữ

Nhịp Vần Thi Đạo Kết Nối Với Đời Cuối Năm

Giới Trí Thức Bình Luận Về Đức Phật Và Giáo Lý Của Ngài

Tin mới nhận

Như Lai – Bậc ngôn hành hợp nhất

Lời Phật dạy về việc ‘kinh doanh thành công’

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Ba: Kính Thuận

“Làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây”

HT. Thích Bảo Nghiêm: Nương tựa vào danh hiệu Phật để nhớ hạnh Phật, lời Phật dạy

Lời di huấn của Thế Tôn

Quét sân chùa

Tinh Thần Bi Trí Dũng Trong Ánh Lửa Bồ Tát Quảng Đức, Thanh Trúc

Lời Phật dạy sâu sắc về cách làm giàu chân chính

10 cách gieo trồng phước đức theo lời Phật dạy

Học lời dạy của Phật về vô thường

Đem Phật vào tâm

Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà

Tu tập tâm từ quỷ thần không thể tổn hại

Lời Phật dạy: ‘Nghe” là một pháp tu thù thắng

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Chùa Bảo Đức Già Lam

Hãy đẹp ngay từ tâm mình

Sự xuất hiện phi thường của Đức Phật trong lịch sử nhân loại

Lời Phật dạy về đẹp và xấu

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 10)

Vesak 2014 Các Bài Tham Luận Hội Thảo

Thơ: Xuân Hỷ Xả

Nắng trên sông Neranjara

Thực Tập Như Thế Nào

Ngã Tâm Linh

Theo dấu chân Phật – kỳ 9

Hạnh phúc là tĩnh lặng

Lạy Phật hàm chứa nguyên lý y học thâm sâu

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Điển Pali

Albert Einstein Với Thượng Đế Và Phật Giáo – Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

Số Liệu Tín Đồ Phật Giáo Ở Việt Nam Là Hơn 6 Triệu Người Có Vu Vơ Khôn?

49. Vòng Hoa Phúng Điếu

Cuộc đời của Đức Phật- Phim Tài Liệu BBC – (thuyết minh)

10 hạnh lành Phật dạy, chẳng lo gì buồn khổ

Hành Trình Về Nẻo Giác

Nữ diễn viên màn bạc Việt Trinh: Phật dạy thân thể chúng ta cũng chỉ là cõi tạm

Kinh Pháp Bảo Đàn Giảng Giải

Bồ Tát Học Xứ

Tư Duy Về Mẹ – Huệ Giáo

Tin mới nhận

Vài Suy Nghĩ Nhân Đọc Tạng Kinh Nikaya Tiếng Việt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 55)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 353)

Kinh Luận Nghị Đường – Kutuhalasala Sutta (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 97)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 152)

Kinh Phật là gì?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Kinh Người Biết Sống Một Mình

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 69)

Sổ Tay Mục Lục Tam Tạng Pāḷi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 230)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 321)

Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm

Kinh Tiểu Bộ mục lục

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 101)

Thành tựu ngũ giới, vãng sanh tây phương tịnh độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 332)

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật – Ht. Thích Trí Tịnh Việt Dịch

Pháp Nhĩ Như Thị

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 174)

Khuyên Người Niệm Phật Tập 2

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 2)

Sự Chuyền Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Sự Có Mặt Của Quán Thế Âm Bồ Tát

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 326)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 42)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 16)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 153)

Nền Tảng Đạo Phật Và Học Thuyết Tây Phương Cực Lạc

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 7)

Niệm Phật Có Thể Độ Chúng Sanh

Tịnh Không Pháp Sư gia ngôn lục (Tập 1)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 14)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phu Phụ

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.