PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Thiền Định Giúp Con Người Trị Đau

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Thiền định giúp con người trị đau 
Nguyễn Hữu Đức

Thien-Dinh-Tri-Dau-ContentTrong ngôn ngữ Việt Nam, từ “đau khổ” được dùng để chỉ trạng thái bất như ý, khó chịu và buồn phiền cùng cực. Từ “đau khổ” cũng cho thấy
đau đớn đưa đến khổ, một cái khổ ghê gớm là bị đau và đau thể xác sẽ gắn với đau về mặt tinh thần. Hiệp hội Quốc tế Nghiên cứu về Đau (International Association for the Study of Pain) vào năm 1979 đã cho định nghĩa về đau gắn liền với khổ như sau: “Đau là một kinh nghiệm khó chịu về mặt cảm giác (sensory) và cảm xúc (emotional) liên quan đến tổn thương có thật trong cơ thể hoặc tổn thương tiềm tàng hoặc được mô tả như có tổn thương!”. Định nghĩa cho thấy đau không chỉ là cảm giác mà là
phức hợp gồm cảm giác, nhận thức, tình cảm, tâm lý.

Đau là triệu chứng thường hay gặp ở người bệnh. Khi bị đau, phản ứng tự nhiên của con người là tìm cách giảm và hết đau. Vì vậy, thuốc giảm đau là loại thuốc được dùng thường xuyên và phổ biến nhất. Từ lâu cho đến nay và mãi về sau trong tương lai rất xa, con người vẫn phải chữa đau bằng thuốc. Hiện nay, người ta vẫn chưa tìm ra loại thuốc giảm đau nào hoàn toàn không có tác dụng phụ có hại. Nếu một loại thuốc giảm đau nào không gây nghiện như nghiện ma túy (morphin là thuốc giảm đau rất tốt nhưng chính nó nếu dùng ngoài mục đích điều trị y khoa thì đó là
ma túy) thì hoặc thuốc đó gây hại dạ dày (như aspirin) hoặc hại gan (như paracetamol) hoặc làm khởi phát hen suyễn, làm tăng huyết áp… Khổ nổi, khi bị đau là người ta tìm cách thoát khỏi cơn đau ngay bằng cách dùng thuốc và lạm dụng thuốc giảm đau đưa đến bị tai biến do thuốc giảm đau ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

Để giúp việc sử dụng thuốc giảm đau hợp lý và giảm thiểu các tai biến
do thuốc, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đề ra 3 bậc thang dùng thuốc giảm đau như sau.

Bậc 1 là khi đau nhẹ và vừa, ta nên dùng thuốc giảm đau thông thường mua không cần có đơn thuốc của bác sĩ (gọi là thuốc OTC, viết tắt của Over The Counter tức thuốc mua tại quầy)
là paracetamol hoặc thuốc nằm trong nhóm có tên gọi chung là thuốc chống viêm không steroid (viết
tắt là NSAID, gồm có: aspirin, ibuprofen, diclofenac…). Nếu dùng thuốc giảm đau bậc 1 là paracetamol hay aspirin không cải thiện đau có nghĩa người bệnh bị đau ở bậc cao hơn tức nặng ở bậc 2 hoặc đau dữ dội như đau ung thư là đau bậc 3. Lúc này phải dùng đến thuốc giảm đau thuộc loại gây nghiện có nguồn gốc thuốc phiện với loại gây nghiện trung bình như codein hoặc loại gây nghiện mạnh như morphin.
Thuốc giảm đau bậc 2 và 3 có tính chất gây nghiện bắt buộc phải để cho bác sĩ điều trị chỉ định, tức là chỉ dùng khi có đơn thuốc được ghi bởi bác sĩ.

Trong điều trị nhiều bệnh, ngoài việc dùng thuốc còn có phương thức trị liệu gọi là không dùng thuốc. Biện pháp không dùng thuốc thường không có tác dụng trị liệu nhanh và mạnh như biện pháp dùng thuốc nhưng bù lại, đây là biện pháp không hoặc rất ít gây hại. Biện pháp không dùng thuốc thường được dùng trước tiên, khi tỏ ra không hiệu quả,
người ta mới dùng đến thuốc. Trong điều trị đau hiện nay, người ta có dùng thêm biện pháp không dùng thuốc như châm cứu, vật lý trị liệu, tiếp
cận tâm lý… Và luôn có sự mong muốn tìm được một biện pháp không dùng thuốc nào đó nếu không thay thế hẳn thì cũng giúp giảm liều đáng kể thuốc giảm đau nhằm không bị tác dụng có hại của loại thuốc này. Hiện nay người ta đang kỳ vọng vào một biện pháp không dùng thuốc là thực hành thiền định và bắt đầu có chứng cứ xác định tác dụng kỳ diệu của biện pháp này.

Trong tạp chí Khoa học Não bộ số ra ngày 6 tháng 4 năm 2011 đã đăng bài đề cập thử nghiệm lâm sàng chứng minh thiền định giúp giảm đau với các hình ảnh chụp não bộ rất rõ ràng. Bài báo khoa học này có tên : “Cơ chế của não bộ cho thấy thiền định làm thay đổi sự đau”
(Brain Mechanisms Supporting the Modulation of Pain by Mindfullness
Meditation, The Journal of Neuroscience, April 6, 2011. 31(14):5540-5548).

Công trình nghiên cứu kể trên được thực hiện bởi các nhà khoa học của
Khoa Sinh học Não bộ và Giải phẫu, Khoa Thao tác Y sinh học (trường đại
học
y khoa Wake Forest, Winston Salem, North Carolia) và Khoa Tâm lý (trường đại học Marquette, Milwaukee, Wiscosin). Đây là thử nghiệm lâm sàng thử trên 15 người tình nguyện khỏe mạnh, gồm 6 nam, 9 nữ độ tuổi từ
23 đến 35, có 14 người da trắng và 1 da vàng châu Á.

Các nhà nghiên cứu trong công trình này đã dùng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến là fMRI (functional magnetic resonance imaging) và
PASL MRI (pulsed arterial spin labeled MRI) để chứng minh sự giảm đau
do thực hiện thiền định liên kết với hình ảnh rõ ràng của các biến đổi ở
những vùng khác nhau của não bộ.

Nội dung thử nghiệm gồm 4 giai đoạn:

– Giai đoạn chuẩn bị tâm lý:
Người tình nguyện làm quen với việc kích thích gây đau bằng nhiệt (từ 35 0C tăng dần 49 0C) và giúp ghi cách đánh giá thang tâm lý do cường độ
đau gây ra từ “cảm giác không đau” hay “không khó chịu chút nào” đến mức đau nhất là “khó chịu gần như không chịu nổi” (most unpleasant imaginable).

– Giai đoạn đo MRI lần 1 (trước khi tập thiền định): Giai đoạn này lại chia ra làm 2: nửa giai đoạn đầu MRI lần 1, người thử nghiệm tập “nhắm mắt và nằm im” đồng thời chịu kích thích nhiệt và được đo MRI; nửa giai đoạn sau MRI lần 1, người thử nghiệm tập “chú ý theo dõi hơi thở”, đồng thời chịu kích thích nhiệt và được đo MRI. Ngoài đo MRI, mức độ tâm lý chịu đau cũng được đánh giá, đây được xem là giai đoạn đối chứng (chưa biết về thiền định) với giai đoạn sau là giai đoạn thực hành thiền định.

– Giai đoạn tập thiền định:
Kéo dài 4 ngày, mỗi ngày người thử nghiệm có 20 phút tập thiền định Shamatha dưới sự hướng dẫn của thiền giả đã có ít nhất 10 năm thực hành thiền định. Đặc biệt vào 2 ngày cuối, người thử nghiệm tập thiền định trong âm thanh của máy đo MRI để điều kiện thử nghiệm giống như thử nghiệm giai đoạn cuối.

– Giai đoạn đo MRI lần 2 (trong khi thực hành thiền định): Trong
giai đoạn này, người thử nghiệm không chỉ “nhắm mắt, nằm im”, “tập trung chú ý hơi thở như khi chưa tập thiền định” mà còn thực hành thiền định Shamatha như đã tập khi phải chịu đau do kích thích nhiệt. Việc đo MRI và đánh giá tâm lý ở các mức độ đau khác nhau cũng giống như giai đoạn MRI lần 1.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy “nhắm mắt, nằm im” hay “tập trung chú ý hơi thở khi chưa tập thiền định” không làm giảm đau, chỉ có thiền định mới giúp giảm đau. Thiền định đã giúp làm giảm đau đến 57% dựa vào thang đánh giá mức độ đau (tức đau bình thường là 100% thì đau ở trạng thái thiền định chỉ còn 43%). Đặc biệt, nhờ kỹ thuật đo MRI các tác giả đã xác định rất rõ ràng các vùng não bộ chịu trách nhiệm về cảm giác đau và khi giảm đau thì những vùng này có sự thay đổi hình ảnh rất cụ thể.

Có thể nói, công trình nghiên cứu thiền định giúp trị đau mở ra triển vọng tìm được phương thức giảm đau không gây tai biến như dùng thuốc mà loài người mơ ước từ lâu. Không những thế, công trình bước đầu cho thấy con người có thể giải mã phần nào cái gọi là “thần diệu bất khả tri” của Thiền định. Kinh nghiệm Thiền định không chỉ người nào thực
hành
người đó biết mà có thể chứng minh cho người khác biết bằng tiến bộ của khoa học. „

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 140

 

 

Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

KINH PHẬT THUYẾT BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (phần cuối)

Chào chư vị đồng tu! Chúng ta tiếp tục xem tiếp nửa đoạn sau của đệ thất giác ngộ: “Thường...

Ơn Đời Chứa Chan – Tràm Cà Mâu

ƠN ĐỜI CHỨA CHAN Tràm Cà Mâu Tuổi già, buổi sáng thức dậy, nghe gân cốt đau rêm mà mừng,...

Những Điều Không Nên Làm

NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM Tỳ Kheo Tiến Sĩ Basnagoda Rahula Chuyển Ngữ sang tiếng Việt: Diệu Liên Lý Thu...

Thế Hệ Tăng-Già Tây Tạng

Thế Hệ Tăng-già Tây Tạng

1. Sơ truyền Phật giáo truyền nhập Tây tạng được xem như chính thức từ vua Srong-btsan sGam-po (569–649?/605–649 Tl?);...

Tạo Thêm Phước Mới

Tạo thêm phước mới

Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì...

Thị Phi Cuối Năm

Thị phi cuối năm

THỊ PHI CUỐI NĂMChân Hiền Tâm   Sắp hết một năm… Một năm khá yên với tôi. Không sóng, không...

Khói Lam Cuộc Tình

Khói lam cuộc tình

KHÓI LAM CUỘC TÌNH Toại Khanh Mùa Vu Lan, đọc báo trong nước thấy thiên hạ bây giờ bỗng khoái...

Hơi Thở Trị Bệnh Chân Pháp Đăng

HƠI THỞ TRỊ BỆNH Chân Pháp Đăng  Sống giữa cái xã hội bận rộn, ồn ào hiện nay, bạn nên...

Khái Niệm Không Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

KHÁI NIỆM KHÔNG TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦYThích Hạnh Bình Thông thường khi đề cập đến khái niệm ‘không’ là...

Kinh Akkosa: Sự Nhục Mạ

Kinh Akkosa: Sự Nhục Mạ

KINH AKKOSA: SỰ NHỤC MẠ Akkosa Sutta: Insult Translated from the Pali by Acharya Buddharakkhita - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến Source-Nguồn: accesstoinsight.org  ...

Có giấc mơ

CÓ GIẤC MƠ Nguyễn thị khánh Minh   Có giấc mơ bay lên từ mắtRung nhau từng sợi tơ khoảnh...

Nỗi Lòng Tu Đi

NỖI LÒNG TU ĐI Sư thượng đường kể: Ngày xưa, có một con chó bị bệnh ghẻ lác, nên bị...

Lật Tẩy Tà Sư Thinley Nguyên Thành Trước Những Cáo Buộc Hàm Hồ Về Chùa A Di Đà (Úc Châu)

Lật Tẩy Tà Sư Thinley Nguyên Thành Trước Những Cáo Buộc Hàm Hồ Về Chùa A Di Đà (Úc Châu)

LẬT TẨY TÀ SƯ THINLEY NGUYÊN THÀNH TRƯỚC NHỮNG CÁO BUỘC HÀM HỒ VỀ CHÙA A DI ĐÀ (ÚC CHÂU)...

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 3)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 3)

大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經唐天竺沙門般剌蜜帝譯第 三 卷KINHĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠNTU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNHTHỦ LĂNG NGHIÊM(QUYỂN BA)TUYÊN...

Cách Sống Của Người Phật Giáo Để Đối Phó Với Cơn Đại Dịch Coronavirus

Cách sống của người Phật giáo để đối phó với cơn đại dịch Coronavirus

CÁCH SỐNG CỦA NGƯỜI PHẬT GIÁOĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUSTâm Diệu   Sự bùng phát gần đây...

KINH PHẬT THUYẾT BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (phần cuối)

Ơn Đời Chứa Chan – Tràm Cà Mâu

Những Điều Không Nên Làm

Thế Hệ Tăng-già Tây Tạng

Tạo thêm phước mới

Thị phi cuối năm

Khói lam cuộc tình

Hơi Thở Trị Bệnh Chân Pháp Đăng

Khái Niệm Không Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

Kinh Akkosa: Sự Nhục Mạ

Có giấc mơ

Nỗi Lòng Tu Đi

Lật Tẩy Tà Sư Thinley Nguyên Thành Trước Những Cáo Buộc Hàm Hồ Về Chùa A Di Đà (Úc Châu)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 3)

Cách sống của người Phật giáo để đối phó với cơn đại dịch Coronavirus

Tin mới nhận

Đức Phật dạy thế nào là người đàn ông lý tưởng?

Phật dạy pháp ‘trừ sầu lo’

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Lời tán thán Đức Phật

Bồ Tát Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân Đối Chiếu Qua Kinh Điển, Tâm Diệu

Đức Phật và câu chuyện “cày ruộng và gieo hạt”

Đức Phật dạy về hiếu đạo

Phật là bậc giải thoát

Phật dạy về nghiệp báo sai biệt của mỗi người

Nguyên nhân gây ra sợ hãi và đau khổ

Hạnh hiếu của Đức Phật

Cư sĩ được Phật khen là ngọc quý, sen thơm

Bảy loại phước xuất thế gian

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Ni Xá Tu Viện Long Hưng Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Tụng kinh và niệm Phật có ý nghĩa gì?

Chùa Huệ Quang Bạc Liêu

Đức Phật dạy chúng ta tùy hỷ công đức

Phật dạy không nên có tâm ỷ lại người khác

Muôn vật trên đời đều do duyên sinh nên không có thật

Tin mới nhận

Lời Khuyên Về Bất Bộ Phái

Thánh Tích Bồ-đề Đạo Tràng – Nguyên Tác: Tiến Sĩ A.d.t.e. Perera – Thích Nữ Liên Hòa Dịch

Thuyền về bến mộng

Kinh Duy-ma-cật (Audio)

Ông Phật Hay Ông Bụt?

Thiền tập của hệ phái Khất Sĩ ngày nay

Làm thế nào để chuyển nghiệp?

Phát triển nền kinh tế thị trường từ góc nhìn đạo Phật

Con Ma Dễ Thương Hùynh Trung Chánh

Thư Tòa Soạn Tạp Chí Viên Giác

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Hỏi Và Đáp

Đôi điều về nhân cách văn hóa của Đức Phật

Nghiệp Chung và Nghiệp Riêng Của Mỗi Người

HT. Thích Như Điển nhận Huân Chương Quốc gia Hạng Nhất của Tổng thống CHLB Đức

Bình Minh Từ Chân Trời Đại Ẩn Am

Chuyện đàn chim sa bẫy do bất hòa

Mùa Vu Lan Nghĩ Về Cha Mẹ Qua Mấy Vần Thơ Thư Pháp – Thích Hạnh Tuệ

Lịch Sử Thiền Tông Nhật Bản – Biên Dịch: Nguyễn Nam Trân – Bản Thảo 2009

Thành Kính Tưởng Niệm Trưởng Lão Ht. Thích Minh Châu “Đời Ôn” – Thích Giác Toàn

Khoa Học Và Sự Tái Sinh Theo Nhà Phật

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 04)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 32)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 213)

Kinh Chanda (Chiên Đà)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 37)

Cho tôi bát nước

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 287)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 64)

Kinh Từ Bi (Metta Sutta) – Song Ngữ Việt Và Anh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 369)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 57)

Tâm Kinh Bát Nhã Qua Cái Nhìn Của Nhà Thiền

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Sớ

Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh

Kinh Viên Giác Luận Giảng

Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 31)

Thực Hành Con Đường Bồ Tát Qua Kinh Duy Ma Cật

Kinh Bách Dụ: Thấy bóng vàng dưới nước

Tin mới nhận

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 33)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 101)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 9)

7 Câu Hỏi Tìm Hiểu Về Pháp Môn Tịnh Độ

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 23)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 4)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 124)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 14)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 27)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 172)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 34)

Khác Biệt Giữa Ma Và Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 21)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 17)

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 1

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 6)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.