PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Thần Thức Sẽ Trụ Nơi Nào Sau Khi Chết

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

THẦN THỨC
SẼ TRỤ NƠI NÀO SAU KHI CHẾT

Thích Giác Hoàng

Hỏi: Sau khi một người bị chết rồi, phần tâm thức sẽ trụ ở nơi nào? Và làm sao để biết chắc có sự tái sanh? Tôi đã có lần gặp ma rồi, vậy họ là hạng chúng sanh gì? (Giác Hy)

1) Sau khi một người từ giã cõi đời, tâm thức của người đó không trụ ở một nơi nào, tùy theo khuynh hướng của tâm (nghiệp) mà thần thức đi tái sanh ở cõi tương ứng. Ngay khi còn sống tâm thức của người đó cũng không trụ ở nơi nào, vì nó hằng tuôn chảy như thác nước (hằng chuyển như bộc lưu) như Duy Thức Tam Thập Tụng đã nêu rõ, thì làm sao khi chết thần thức của người đó tồn tại, hay kết ngưng ở một điểm nào. Khi thần thức nằm trong bụng mẹ thì nó sẽ nằm một chỗ trong suốt thời gian mang thai.

Theo Luận Tạng (Abhidhamma Pitaka) của Phật giáo Nam truyền, tâm tử (cuti citta) cũng chính là tâm sanh (patisandhi citta), nghĩa là khi con người lìa bỏ thân tứ đại này lập tức đi tái sanh, tìm kiếm một thân mới dưới hình thức khác.

2) Làm sao để biết chắc có sự tái sinh? Theo kinh Sa-môn Quả thuộc Trường Bộ kinh, nhiều học thuyết thời đức Phật đã chủ trương rằng sau khi chết là hết, không có đời sau. Kinh này ghi lại tư tưởng của ngoại đạo Ajita Kesakambali cho rằng sau khi chết là hết, không hề có tái sanh luân hồi. Học thuyết này cho đến thời cận đại cũng còn có nhiều tư tưởng gia cổ xúy. Theo đức Phật học thuyết không có đời sau có khả năng đưa con người đến đọa xứ và ác thú, vì tính tác hại đạo đức của nó.

Lại nữa, kinh Tệ Túc 23, cũng thuộc Trường Bộ kinh trình bày cuộc trao đổi giữa một vị vua minh triết Pàyàsi và Thánh đệ tử đa văn Kumàra Kassapa của đức Thế Tôn là làm thế nào để biết có luân hồi. 12 thí dụ của tôn giả Pàyàsi Kassapa đã minh chứng hùng hồn về sự tái sanh của tất cả hữu tình, mà vua Pàyàsi đã cố tình đưa đẩy không chấp nhận. Cuối cùng nhà vua đã thâm tín lời giảng dạy của tôn giả Kumàra Kassapa và quy y Tam bảo.

Cũng nên xem thêm kinh Na-tiên Tỳ kheo để thấy ngài Na-tiên (Nagasena) chứng minh cho vua Mi-lin-đà (Milinda) biết rằng tái sanh là chuyện có thật và nhà vua đã hoàn toàn bị thuyết phục trước những lập luận khoa học của ngài Nagasena.

3) Về khái niệm “ma”. Các dịch giả Trung Quốc và Việt Nam đều chuyển ngữ chữ Peta trong Pàli hoặc Preta trong Sanskrit thành “ngạ quỷ” (quỷ đói) như tiếng Hán Việt, chứ không dịch chữ này thành “ma”, “quỷ” như người Việt Nam thường gọi.

Khái niệm “ma” và “quỷ”, Việt Nam và Trung Quốc phân biệt khá rõ ràng. Những hạng chúng sanh sau khi chết mà không đi đầu thai ở cõi người hoặc các cõi khác mà phải đọa vào hạng chúng sanh vất vưởng đói khát, nhưng không phá phách nhiều thì gọi là ma, còn cùng một loại trên mà có năng lực mạnh hơn và chuyên tâm hại người thì gọi là quỷ. Còn những hạng có công với quốc gia, với xã tắc, bỏ mình vì chiến trận, và hộ quốc an dân, hoặc trong đời sống có làm phước thiện, nếu không được đi đầu thai làm người hoặc trời, thì được phong làm “thần”. Trong Phật giáo, theo cách phân chia tổng quát, thì cả 3 hạng trên đều thuộc về Peta cả. Trong Ngạ Quỷ Sự (Petavathu) hoặc còn được dịch là Chuyện Ngạ Quỷ, có mô tả nỗi khổ của loài quỷ đói, đồng thời đề cập đến các nguyên nhân bị đọa vào loài Peta của cả 3 hạng này.

Cách phân loại chúng sanh ở cảnh giới nào cũng mang tính khái quát thôi. Hạng thần ở cõi trần, vì tạo được một vài thiện sự nên cũng ở cõi trần mà hưởng phước dưới dạng một chúng sanh không phải cõi người và vì nghiệp thức chiêu cảm nên cấu trúc xác thân và có những đặc điểm y như loài quỷ vậy, ví dụ biết được tâm niệm của người, mà họ khác loài quỷ ở chỗ phước đức mà thôi, do đó cũng xếp vào hạng Peta.

Do đó, nếu ta dịch chữ Peta hoặc Preta thành ngạ quỷ (quỷ đói), e rằng không lột tả được hết nghĩa của của nó. Và, có người sẽ đặt vấn đề vậy thần sẽ được xếp vào hạng nào? Theo Pali-English Dictionary của T.W. Rhys Davids và William Stede, Peta các nghĩa sau: 1. Thần hồn của những người đã mất (souls of the departed); 2. Loài ma quỷ đau khổ (unhappy ghosts) và 3. Loài ma quỷ hạnh phúc (happy ghost). Trong đó, còn liệt kê nhiều kinh liên hệ đến cả 3 loại này. Do đó, nếu ta theo sát từ điển nói trên thì peta chỉ có nghĩa là thần hồn của người đã mất, quá cố (dead, departed, the departed spirit) để chỉ chung cho các hạng sau khi chết không bị đọa vào địa ngục (niraya) hoặc không được tái sanh vào cõi A-tu-la (Asura), người (manussa) hoặc chư thiên (deva).

Từ Điển Phật Học Hán Việt trình bày các hạng ma quái, quỷ mị, địa thần cũng xếp vào Peta hoặc Preta. Luận Thuận Chính Lý, quyển 31, có 3 loại quỷ: 1. Vô tài quỷ; 2. Thiểu tài quỷ; 3. Đa tài quỷ. Mỗi loại quỷ lại chia 3 hạng nữa thành cả thảy 9 loại. Trong kinh Chánh Pháp Niệm, quyển 16, nêu ra 36 loại quỷ.

Kinh Địa Tạng cũng liệt kê nhiều loại quỷ khác nhau, như Ác Mục quỷ vuơng (chúa quỷ mắt dữ), Đạm Huyết quỷ vuơng (chúa quỷ ăn huyết), Đạm Tinh Huyết quỷ vương (chúa quỷ ăn tinh chất), Đạm Thai Noãn quỷ vương (chúa quỷ ăn thai trứng), Hành Bịnh quỷ vương (chúa quỷ gây bịnh tật), Nhiếp Độc quỷ vương (chúa quỷ trừ độc). (Phẩm một: Thần Thông Trên Cung Trời Đao Lợi).

Như vậy, trường hợp gặp “ma”, người viết cũng không thể xác định rằng đó là thuộc hạng Peta 1, 2 hoặc 3 như Pali-English Dictionary trình bày. Giác Hy tự mình có thể đoán họ là hạng nào, vì bạn là người gặp và trong trường hợp nào. Dĩ nhiên chúng cũng không ngoài hạng ma, quỷ, thần như chúng ta vừa đề cập ở trên.

Viết đến đây, chúng tôi nhớ đến câu chuyện của Khổng Tử, khi Quý Lộ (Tử Lộ) hỏi Khổng Tử về đạo thờ quỷ thần, Khổng Tử đáp “chưa biết đạo thờ người, sao biết được đạo thờ quỷ thần” (Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ). Khi đó, Tử Lộ hỏi tiếp về trạng thái sau khi chết, Khổng Tử cũng đáp “sự sống còn chưa biết, làm sao biết được sự chết?” (vị tri sinh, yên tri tử ), (Luận Ngữ : Tiên Tần đệ thập nhất: 11).

Thế giới quỷ thần là có thật, đôi khi xung quanh chung ta. Tồn tại dưới dạng quỷ thần là một bất hạnh, mà người bị vướng vào trường hợp này nên rũ bỏ sự chấp trước để sớm được siêu thoát. Hãy cầu siêu các loại ma quỷ để họ sớm được tái sinh.

Tiến sĩ Thích Giác Hoàng

Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần cuối)

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần cuối)   Người giảng:                        Lão Hòa thượng Tịnh Không (“HT”) Người dẫn chương trình:    ...

Hãy Nhớ Cái Chết Đang Chờ Chúng Ta

Hãy nhớ cái chết đang chờ chúng ta

Khi mới mở mắt chào đời, thế gian chỉ nói bốn chữ “mở mắt chào đời” thôi, nhưng phải hiểu...

Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật Quyền 1 Và Quyển 2

Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật Quyền 1 và Quyển 2

KINH HOA NGHIÊM ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT QUYỂN 1 & QUYỂN 2HT. TUYÊN HÓA Việt dịch Thích Minh Định Lời tựa   Bộ...

Giới Thiệu Sơ Bộ Về Cuộc Khám Phá Thủ Bản Cổ Kinh Kharosthi Và Phật Giáo Càn-đà-la

I. VÀI HÀNG GIỚI THIỆU. Tháng 9 năm 1994, bộ phận sưu tập về Đông Phương và Ấn Độ của...

Thông điệp về sự hợp nhất của đức Phật vô ngã vị tha vì nhân loại phải chịu covid-19

THÔNG ĐIỆP VỀ SỰ HỢP NHẤT CỦA ĐỨC PHẬT VÔ NGÃ VỊ THA VÌ NHÂN LOẠI PHẢI CHỊU COVID-19: UN...

Hài Nhi Tóc Bạc – Thích Tâm Thiện

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Bốn Chân Lý Cao Quý, Nhị Đế, Toàn-Hảo Xác-Định, Và Tích Tập Phúc Tuệ

Bốn Chân lý cao quý, Nhị đế, Toàn-hảo xác-định, và Tích tập Phúc Tuệ

Đức Đạt Lai Lạt MaBỐN CHÂN LÝ CAO QUÝ, NHỊ ĐẾ, TOÀN HẢO XÁC ĐỊNH VÀ TÍCH TẬP PHÚC TUỆBản...

Phật Giáo Việt Nam Thế Kỷ Xxi Nhìn Từ Góc Độ Nhân Học Văn Hóa

Phật Giáo Việt Nam Thế Kỷ Xxi Nhìn Từ Góc Độ Nhân Học Văn Hóa

PHẬT GIÁO VIỆT NAM THẾ KỶ XXINHÌN TỪ GÓC ĐỘ NHÂN HỌC VĂN HÓAThích Thanh Tâm   Mở đầu Như...

Mười Bốn Điều Phật Dạy

Mười Bốn Điều Phật Dạy

TỦ SÁCH ĐẠO PHẬT NGÀY NAYTHÍCH NHẬT TỪMƯỜI BỐN ĐIỀU PHẬT DẠYPhiên tả:Đào Bích, Nguyễn Hoa, Diệu Tịnh, Bích ThảoSơn...

Phải Hiểu Khái Niệm Về Sự “Tái Sinh” Trong Phật Giáo Như Thế Nào?

Phải Hiểu Khái Niệm Về Sự “Tái Sinh” Trong Phật Giáo Như Thế Nào?

PHẢI HIỂU KHÁI NIỆMVỀ SỰ "TÁI SINH" TRONG PHẬT GIÁONHƯ THẾ NÀObài viết của Viện Đại Học Phật Giáo Âu...

Sn 4.4: Suddhatthaka Sutta Kinh Về Thanh Tịnh

Sn 4.4: Suddhatthaka Sutta Kinh Về Thanh Tịnh

Sn 4.4: SUDDHATTHAKA SUTTA KINH VỀ THANH TỊNH   Ảnh chụp tại Echo-Park-Lake Los Angeles Niềm tin Ấn Độ cổ...

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

(Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác sau này của Ngài chỉ là bổ sung và phát triển khác....

Niệm Về Cái Chết

NIỆM VỀ CÁI CHẾTThích Thông Phương I/ CHẾT LÀ ĐỊNH LUẬT CHUNG CHO TẤT CẢ THẾ GIAN. Lâu nay, chúng...

Phía sau những bài kiểm tra và tình thầy trò

PHÍA SAU NHỮNG BÀI KIỂM TRA VÀ TÌNH THẦY TRÒ Thích Trung Hữu   Người ta nói nghề nhà giáo...

Bát Quan Trai Giới

BÁT QUAN TRAI GIỚI Thích Tuệ Sỹ   TU GIỚI Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bịnh....

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần cuối)

Hãy nhớ cái chết đang chờ chúng ta

Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật Quyền 1 và Quyển 2

Giới Thiệu Sơ Bộ Về Cuộc Khám Phá Thủ Bản Cổ Kinh Kharosthi Và Phật Giáo Càn-đà-la

Thông điệp về sự hợp nhất của đức Phật vô ngã vị tha vì nhân loại phải chịu covid-19

Hài Nhi Tóc Bạc – Thích Tâm Thiện

Bốn Chân lý cao quý, Nhị đế, Toàn-hảo xác-định, và Tích tập Phúc Tuệ

Phật Giáo Việt Nam Thế Kỷ Xxi Nhìn Từ Góc Độ Nhân Học Văn Hóa

Mười Bốn Điều Phật Dạy

Phải Hiểu Khái Niệm Về Sự “Tái Sinh” Trong Phật Giáo Như Thế Nào?

Sn 4.4: Suddhatthaka Sutta Kinh Về Thanh Tịnh

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Niệm Về Cái Chết

Phía sau những bài kiểm tra và tình thầy trò

Bát Quan Trai Giới

Tin mới nhận

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Tinh Thần Bi Trí Dũng Trong Ánh Lửa Bồ Tát Quảng Đức, Thanh Trúc

Không Ai Có Thể Tẩy Xóa Được Sự Thật Của Lịch Sử

Phật dạy: Hãy tự mình nương tựa chính mình

Dự án xây dựng sân biện kinh (tranh biện) cho tu viện Sera May

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

Đơn Xin Tự Thiêu Của Hòa Thượng Quảng Đức

Giữ tâm trí an tịnh theo lời Phật dạy

Tu bồi cội phúc

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

Phật dạy người cư sĩ Phật tử

Học từ đời thường

Quan niệm về Đức Phật

Đi Tìm “Trái Tim Bất Diệt” Của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Nhân quả là quy luật khách quan

Bài học nào cho chúng ta hôm nay?

Phật dạy: Không làm ác thì việc gì phải sợ

Phật dạy về ngày tốt

HT. Thích Bảo Nghiêm: Nương tựa vào danh hiệu Phật để nhớ hạnh Phật, lời Phật dạy

Đức Phật có tha lỗi cho tội lỗi của chúng ta không?

Tin mới nhận

Người Phật tử đọc kinh Phật phải chân thành và cung kính

Trì Chú Chuẩn Đề

Hiến Chương Của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Chùa Long Phước, Ấp Giồng Chùa, Xã Nhuận Phú Tân, Huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre

Thực Hành Chính Niệm

Luận Đại Thừa 100 Pháp

Quán tưởng – lời Phật dạy

Quay Về Tánh Giác

Phật Giáo Và Môi Sinh

Chánh niệm – nghệ thuật sống tỉnh thức

Lưu vong khúc

Đạo Đức Học Phật Giáo Và Vấn Đề Môi Trường Thích Nguyên Hiệp

Phương Thức Thực Hành Hạnh Bồ Tát

Niềm tin chân chính?

Đạo Đức Nhân Quả Phật Giáo

Người xuất gia và oai nghi, giới luật tu sĩ

Hòa thượng Giới Đức Chia Sẻ Kinh Nghiệm Sau 3 Năm Nhập Thất (29/02/2020)

Tánh Không Và Bốn Pháp Giới Hoa Nghiêm

Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ – Thích Thanh Kiểm

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 13)

Tin mới nhận

Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇa Sutta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Quảng Ngãi: Trang nghiêm kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 72)

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (1)

Cúng dường cho vị Tăng bệnh, được phúc báu đại cát đại phú

Kinh Bát Đại Nhân Giác Lược Giải

Ta là người có tội

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) – Đa Ngữ: Việt – Anh – Pháp – Đức

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 01)

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải Phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 172)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 215)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 193)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 274)

Chú Giải Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Kinh Bách Dụ: Đứa bé được chiếc bánh hoan hỷ

Kinh Bách Dụ: Được chuột vàng

Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 350)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 4)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 104)

Đọc sách ngàn lần – Tập 9

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 320)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 45)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 8)

Khuyên Tu Pháp Môn Tịnh Độ – Cư Sĩ Thiện Thông

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 1)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 17)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 126)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Một Câu A Di Đà Phật Niệm Đến Cùng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

Hóa Giải Lòng Oán Hận Sâu Nặng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 71)

Sự Chuyền Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Sự Có Mặt Của Quán Thế Âm Bồ Tát

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 4

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.