PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tết Xưa

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Blank
TẾT XƯA
Diệu Liên Lý Thu Linh

 

   Tết XưaVới tuổi thơ, Tết bao giờ cũng là những ngày tuyệt vời nhất trong năm.  Nhất là ở một tỉnh nhỏ như quê tôi, chẳng có gì để giải trí ngoài hai cái rạp hát nhỏ.  Một rạp chuyên hát tuồng Ấn Độ mà mỗi lần đi xem, em gái tôi đều khóc nức nở như bị ai đánh.  Một rạp gần ga xe lửa mới cất sau, tối tân hơn, có ghế nệm và hay chiếu phim cao bồi cởi ngựa rượt đuổi mấy người da đỏ chạy trối chết.  Xem ra chúng tôi chỉ có chửng ấy cái để giáỉ trí suốt năm dài, nên Tết là một sự kiện mà anh chị em chúng tôi luôn đợi chờ. 

   Gần Tết là thấy vui rồi.  Sự sửa soạn chờ đón một điều mình ước mơ chắc chắn sẽ đến là điều hạnh phúc hơn cả. Má tôi còn làm chúng tôi nôn nao thêm với sự chuẩn bị của bà.  Tám đứa con, tiền bạc thì tỉ lệ nghịch với số con, nên má phải lên kế hoạch đàng hoàng.  Trước hết má soạn coi quần áo chúng tôi còn gì, thiếu gì -kiểu người ta kiểm kê hàng hóa cuối năm như bây giờ.  Quần áo mấy đứa lớn cái nào còn ‘mơi mới’ là được má tuyển dụng liền.  Và như thế có nghĩa là sẽ có đứa không được có đồ mới.  Đứa trẻ thiếu may mắn đó sẽ được má tôi an ủi, “Cũ người mới ta.  Con mặc ra đường có ai biết đâu.  Còn mới lắm.  Để dành tiền, Tết má lì xì nhiều hơn cho…”  Là đứa đứng thứ năm trong gia đình, tôi thường phải lo không có áo mới ăn tết.  Tôi luôn ‘vái’ trời Phật cho mình được có áo mới.  Đúng là tuổi thơ, những ao ước sao mà bé nhỏ vô cùng.  Mà hạnh phúc cũng đâu thua kém chi những ước mơ to lớn hơn sau này như được bằng cầp, có xe hơi… 

   Không những xài đồ ‘sida’, má tôi còn lo trừ hao cho bao mùa Tết sặp tới nữa, nên bà dặn dò mấy cô thợ may trong xóm: “Cô may rồng rộng để năm tới em nó cũng còn mặc được.  Tết sau khỏi sắm.  Tết lo cái quần, cái áo cho tụi nó mệt lắm…”  May xong, mặc thử đứa nào cũng phụng phịu buồn.  Có nhiều cái áo mặc đến ba cái Tết mới thấy vừa, thì áo đã cũ.  Sau này khi anh Hai tôi đã có công ăn việc làm, nhà khá hơn, má tôi cũng không quen xa xỉ.  Khi nghe cô hàng vải khuyến mãi: “Cắt một lúc ba áo thì lợi hơn bác à”.  Má tôi ừ liền.  Kết cục là ba đứa con gái lúc nào cũng đỏ chót hoặc xanh lè, hoặc là một đống bông di động, ra đường ai cũng biết là chị em một nhà.  Không biết có lợi hay không nhưng đơn điệu và bị trêu chọc là điều chắc chắn. 

   Đi chợ Tết cũng là một thú vui.  Tôi luôn giành đi theo chị Tư để xách giỏ phụ, vì ngày Tết không thể đi một giỏ được, ít nhất là hai hay ba.  Chị tôi lựa hàng, trả giá hay làm gì –mặc, tôi tha hồ ngó quanh quất ngắm người qua kẻ lại.  Những dãy nhà che tạm dưa chất đống, xanh rờn, mấy quả dưa bổ làm mặt, đỏ au.  Các gian hàng bánh mứt phất phới dây đủ màu sắc.  Mà cũng lạ, hằng ngày chợ vắng, bỗng nhiên mấy ngày Tết thì người mua đông đã đành mà người bán cũng thêm ra, như thể họ chỉ  dành những sản phẩm của mình cho ngày Tết.  Ai cũng có việc phải mua sắm.  Lúc nào thì nhịn được chứ tết thì dù nghèo cũng phải ráng có cặp dưa chưng trên bàn thờ, dăm miếng mứt để đãi bà con.  Ôi sao mà vui!  Tôi có cảm tưởng như bao nhiêu người lớn, nhỏ đều hóa trẻ con, chơi chung một trò chơi có tên là ‘ăn Tết’.

   Nhưng Tết không chỉ có ăn, còn có bao nhiêu việc phải làm.  Quét màng nhện.  Rửa nhà.  Chùi lư.  Lau bàn thờ, Giặt mền, phơi gối.  Lặt kiệu.  Bào hành…  Tôi không hiểu tại sao người ta cứ dồn hết mọi việc vào mấy ngày Tết để bù đầu với công việc.  Má tôi những ngày ấy giống như một nữ tướng.  Bà sắp xếp tất cả.  Chúng tôi từ lớn đến bé đều có việc của mình, đúng vai của mình.  Đứa lớn đi chợ, làm bếp, mấy đứa chính giữa làm thợ sai vặt.  Nhỏ nhất thì chỉ việc ngồi im trên phản, rút chân lên để mấy anh chị khác rửa nhà.  Đi chợ thì mua bao nhiêu ký thịt, bao nhiêu mứt, bao nhiêu nấm, tất cả khít khao với số tiền trong chiếc túi áo có gài kim gút cẩn thận của má.  Nói theo ngôn ngữ hiện đại là má tôi giống như cái máy tính đang xả ‘output’, và đầu ra đầu vào giống như nhau.  Mà những ngày ấy trẻ con ngoan ngoản làm sao.  Má nói gì, chúng tôi răm rắp làm theo, không hề dám hỏi tại sao, không hề chậm trễ khi thi hành.  Chúng tôi chạy tốc độ theo âm điệu giọng nói của má để đến chiều 30 Tết, khoảng ba, bốn giờ chiều, sau khi cúng rước ông bà là bắt qua lịch kiêng cữ của má tôi: Trong ba ngày tết, không quét nhà.  Không làm bể đồ.  Không gây gỗ.  Không khóc lóc, xị mặt…  Má nói, nếu không kiêng cữ, việc xui rủi gì lỡ xảy ra thí sẽ xảy ra suốt năm.  Chúng tôi sợ phải bị đòn suốt năm, nên không dám làm gì cho má giận trong mấy ngày Tết. 

   Đêm ba mươi có ai mà ngủ được ngoài mấy đứa con nít.  Mấy đứa lớn hoặc đi chùa với má, hoặc bắt ghế ngồi trước ngõ nghe pháo nổ đi đùng tứ nhà này qua nhà khác.  Đúng giao thừa là giây phút rộn ràng nhất khi đồng loạt pháo nổ vang rần như trống trận.  Tôi thường ao ước cho giây phút đó được kéo dài mãi mãi, vì qua đi giây phút ấy thì dường như niềm vui của tôi cũng vụt tắt.  Có khi buồn ngủ díu cả mắt, nhưng tôi cũng không dám đi ngủ, tiếc mùa xuân sắp qua.  Nhưng dẫu có ngủ cũng ngủ chập chờn, ngóng tiếng má tôi đi chùa về là choàng dậy đi rửa mặt, thay đồ mới để xếp hàng chúc Tết má.  Những bộ quần áo được ủi láng cóng treo trên dây xào, được nhẹ nhàng kéo xuống, mặc vào.   Mùi vải mới, hơi xuân lành lạnh, làm mát cả da thịt, khiến mấy đứa trẻ tỉnh cả ngủ, xô đầy nhau cười khúc khích mãi.  Má tôi sẽ ngồi lắng nghe từng lời chúc, miệng mỉm cười nhẹ, hình như có đượm nét buồn, rồi rút từng từng bao lì xì đỏ đưa tận tay mỗi đứa với lời dặn dò, năm mới thêm tuổi, phải ngoan ngoản, lễ phép, chăm học, siêng năng, ý tứ, vân vân và vân vân.

   Sau khi ăn sáng, chúng tôi đi chúc Tết họ hàng, bà con láng giếng.  Đi tới đâu cũng chúc người ta sống lâu trăm tuổi, làm ăn phát đạt để được nhận bao lì xì.  Cả năm chỉ có mấy ngày này là lũ trẻ chúng tôi được giữ tiền riêng, nên ai cũng gói kỹ vào khăn tay, rồi bỏ túi, cài kim gút kỹ càng.  Chốc chốc lại lấy ra đếm đi, đếm lại, như thể nếu không dòm ngó, chúng sẽ bay hơi đi mất.

   Chắc ai cũng có những kỷ niệm về Tết như thế.  Đâu có gì mới lạ để nói.  Vâng, nếu tôi không từng có những năm tháng thiếu vắng không khí ngày Tết quê nhà, chắc tôi cũng chẳng bần thần mỗi khi nhớ lại những ngày Tết xưa.  Nhưng đã có hơn 20 mùa xuân, tôi không được thực sự ăn Tết, không được hít thở không khí Tết ở quê nhà.  Ngày Tết ở quê người, lúc nào tôi cũng cảm thấy quạnh quẻ, hiu hắt, dầu sau này có đông bà con qua định cư, cũng tổ chức nhiều hội chơi xuân đình đám, cũng áo dài thướt tha, cũng nhan sắc chuốt trao, nhưng tất cả chỉ đóng khung vào một không gian chật hẹp nào đó.  Ra khỏi chỗ ấy, người chung quanh sẽ nhìn ta bằng con mắt lạ lẫm.  Ta sẽ có cảm giác của người đóng tuồng, vừa vào một vai tuồng nào đó, rồi lại bước ra cuộc đời thực.  Chúng ta có thể có tất cả ở quê người, nhưng cái không khí Tết ở quê hương có phả được hơi xuân đến những miền băng giá ấy?  Cái vui trọn vẹn là cái vui chung với mọi người.  Cái vui trọn vẹn là cái vui được ăn Tết trên quê hương của mình!

 

                              Diệu Liên Lý Thu Linh

                                      Tháng 2/ 1997

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 67)

Các vị đồng tu, xin chào mọi người! Mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 54, đoạn này chỉ có...

Một số câu, cụm từ liên quan đến Phật giáo cần bàn luận

MỘT SỐ CÂU, CỤM TỪ LIÊN QUAN ĐẾN PHẬT GIÁO CẦN BÀN LUẬN Thích Hạnh Chơn Có thể nói rằng những...

Hành Trình Có Phật

Hành trình có Phật

Hành trình phía trước vẫn còn dài thật dài, vẫn còn biết bao thử thách, gian nan; nhưng con rằng...

Hiểu Chánh Niệm Cho Đúng

Hiểu chánh niệm cho đúng

Giả dụ như, có vị nói: Chánh niệm là tỉnh thức trong giây phút hiện tại! Nếu lập ngôn như...

Chỉ Cần Tỉnh Thức Hơn Một Chút

Chỉ Cần Tỉnh Thức Hơn Một Chút

Cố gắng tạo ra điều gì đó là THAMChối bỏ những điều đang diễn ra là SÂNKhông biết những điều...

Thật Sự Rằng Tôi Làm Việc Tôi Hạnh Phúc

Thật sự rằng tôi làm việc tôi hạnh phúc

THẬT SỰ RẰNG TÔI LÀM VIỆC TÔI HẠNH PHÚC Tuyết Minh   Phật Pháp Ứng Dụng số 20 với chủ...

Thông Cáo Báo Chí Về Quốc Tế Lễ Vesak Pl. 2564 Của Michael R Pompeo, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ

Thông Cáo Báo Chí Về Quốc Tế Lễ Vesak Pl. 2564 Của Michael R Pompeo, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ

THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ QUỐC TẾ LỄ VESAK PL. 2564 CỦA MICHAEL R POMPEO, BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO HOA...

Nghiệp Và Sự Tự Do

Nghiệp và sự tự do

NGHIỆP VÀ SỰ TỰ DO Francis Story - Nguyễn Văn Nhật Dịch Những khó khăn gặp phải trong việc liên...

Cuốn Sách Bị Bỏ Quên: Phật Giáo Tranh Đấu – Đào Văn Bình

CUỐN SÁCH BỊ BỎ QUÊN:PHẬT GIÁO TRANH ĐẤUĐào Văn Bình Đây là “Tập tài liệu và hình ảnh trong vụ...

Vạn Pháp Tùng Duyên

Vạn Pháp Tùng Duyên

VẠN PHÁP TÙNG DUYÊNNam Phương (Nghiêm Thủy)     Vạn pháp tùng duyên sanhDiệc tùng nhân duyên diệtNgã Phật đại...

Bảy Đóa Sen Vàng Nâng Gót Ngọc

Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc

Theo kinh Ưu Bà Di Pháp Môn Tịnh Hạnh-phẩm Thụy Ứng, Bồ Tát đản sanh, bước thứ nhất nhìn về...

Phật Giáo Tại Bangladesh Thích Nguyên Tạng

Phật Giáo tại Bangladesh Thích Nguyên Tạng Bangladesh, một quốc gia nằm ở mạn Nam châu Á với 120 triệu...

Nghiệp Và Nghiệp Quả – Sinh Tử Lưu Chuyển

Nghiệp Và Nghiệp Quả – Sinh Tử Lưu Chuyển

1. Nghiệp – Duyên khởi chi Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Phàm hễ một người một lòng xưng niệm, ngay một đời vướng bận nhất cũng không ngoài hai chữ “yêu”...

Từ Nhãn Thị Chúng Sanh

Từ Nhãn Thị Chúng Sanh

  TỪ NHÃN THỊ CHÚNG SANHHạnh Chi   “Cụ nhất thế công đứcTừ nhãn thị chúng sanhPhước tụ hải vô...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 67)

Một số câu, cụm từ liên quan đến Phật giáo cần bàn luận

Hành trình có Phật

Hiểu chánh niệm cho đúng

Chỉ Cần Tỉnh Thức Hơn Một Chút

Thật sự rằng tôi làm việc tôi hạnh phúc

Thông Cáo Báo Chí Về Quốc Tế Lễ Vesak Pl. 2564 Của Michael R Pompeo, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ

Nghiệp và sự tự do

Cuốn Sách Bị Bỏ Quên: Phật Giáo Tranh Đấu – Đào Văn Bình

Vạn Pháp Tùng Duyên

Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc

Phật Giáo Tại Bangladesh Thích Nguyên Tạng

Nghiệp Và Nghiệp Quả – Sinh Tử Lưu Chuyển

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Từ Nhãn Thị Chúng Sanh

Tin mới nhận

Phật có ban ơn giáng phúc không?

Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Phật thuyết Bát Chánh Đạo Kinh

Đạo giản dị theo triết lý nhà Phật

Lòng ngưỡng mộ Phật của vua A Dục

Phật pháp tại thế gian

Phật ở tại tâm khi ta hướng thiện

Duyên Đến Chùa Vạn Hạnh, Saugus, Ma

Tư duy về Niết Bàn (II)

Tứ Thánh đế, thông điệp đầu tiên và căn bản của Đức Phật

Khoảnh khắc hay là thiên thu?

Lời Phật dạy về sự chung thủy trong tình yêu

Phật nói “Tại vì sao bạn được thân người?”

Cùng ngẫm về cuộc đời Đức Phật

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người

Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách

Tinh Thần Bi Trí Dũng Trong Ánh Lửa Bồ Tát Quảng Đức, Thanh Trúc

Đức Phật có thể dùng phép lạ để cứu người chết sống lại không?

Tin mới nhận

Đại dịch và sự an bình nội tâm

Phật giáo và những dòng suy tư

Kinh Bách Dụ: Người giúp việc giữ cửa

Ngôi nhà chân thực của chúng ta (song ngữ)

Nhân Covid-19 Hãy Tu Theo Phật Để Chuyển Họa Thành Phúc

Từ tâm và nội quán

Chuyện về những cái khóa

Không thể đốt phá được ngôi chùa trong ta

Ứng dụng Phật pháp trong xã hội hiện đại (Luận án Tiến Sĩ Phật Học)

Mùi – Được Làm Sư Cô Rồi!

Ngắm nhìn tĩnh tại

Ấn phẩm cổ nhất thế giới: KINH KIM CANG

Ý nghĩa căn bản của giới luật

Kinh Thập Thiện Giảng Giải

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Cuộc viếng thăm của nhà tiên tri

Hạnh Phúc Lứa Đôi – Ven. Dr. K. Sri Dhammananda – Thích Tâm Quang Dịch

Đầu năm 2018 đón bạn đạo từ khắp thế giới đến Việt Nam hành hương

Sống Vui Sống Khỏe

Không ăn thịt làm trái tim mạnh hơn

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 16)

Tin mới nhận

Bất bình đẳng sai khác của chúng sanh là do nghiệp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Lời Phật dạy về bảy hạng vợ ở đời

Kinh Bách Dụ: Người giúp việc giữ cửa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Kinh Bách Dụ: Thuê thợ gốm

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 50)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 225)

Làm thế nào để hiểu kinh Phật?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 97)

Những vấn đề liên quan đến đại tạng kinh

Tính Khế Lý Và Khế Cơ Trong Kinh Kim Cang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 14)

Kinh TissaMetteyya (Kinh xa lìa ái dục)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 211)

Kinh Tiểu Bộ Tập Iv (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 352)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 58)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 359)

Tin mới nhận

Từng Bước Thực Hành Thần Chú Đại Bi

Chương 1 bài 5 Khuyên tin sâu nhân quả (Tịnh Không pháp sư gia ngôn lục)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 174)

Hộ Niệm Là Một Pháp Tu

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 84)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 31)

Lời Vàng – Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 25)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 277)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 24)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 6)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 25)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 50)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 18)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 94)

Ban Tổ Chức Lễ Tang Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 223)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 4)

TÍN NGUYỆN CHUYÊN TRÌ DANH HIỆU PHẬT (tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.