PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tâm sự với những giới tử trẻ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TÂM SỰ VỚI NHỮNG GIỚI TỬ TRẺ
Thích Đồng Trí

 “Các thầy Tỷ kheo, sau khi Như lai diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy… Thế nên, các thầy Tỷ kheo, hãy giữ tịnh giới, đừng cho vi phạm, thiếu sót. Ai giữ tịnh giới thì người đó có thiện pháp. Không có tịnh giới thì mọi thứ công đức không thể phát sinh. Do đó mà biết tịnh giới là chỗ yên ổn nhất, làm nơi trú ẩn cho mọi thứ công đức.”

Dai Gioi Dan Tam HoaThân gửi các Sư Em!

Hôm nay là ngày Húy Kỵ thường niên cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tâm Hoàn, một bậc Long Tượng Phật Pháp mà các thế hệ tu sỹ Phật Giáo tại Bình Định thường tán dương nhắc nhở. Ngày 06 tháng 03 năm nay ( Đinh Dậu) còn đặc biệt hơn các năm khác là Đại Giới Đàn Phật Giáo Tỉnh Bình Định được khai mở với Hồng Danh của Ngài – Tâm Hoàn. Sư Anh biết là các Sư Em (xin được mượn cách gọi của Làng Mai như thế để chỉ cho tình Huynh Đệ, thứ lớp trước sau trong Tăng Đoàn) đang ưu tư nhất, hy vọng nhất, trang nghiêm thành kính nhất để chuẩn bị đăng đàn thọ giới, tâm trạng mà Sư Anh đã trải qua cách đây hơn 22 năm về trước. Với kinh nghiệm là người đi trước, giờ này Sư Anh tâm tình với các Sư Em về những gì các Sư Em cần tâm niệm, cần hướng đến, cần làm để xứng đáng đánh dấu một bước ngoặc mới trong hành trình tu học của mình.

Giới Luật là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với người tu học. Đức Phật dạy : “Giới Luật là thọ mạng của Phật Pháp – Giới Luật còn là Phật Pháp còn”. Trước khi nhập Niết Bàn, khi Ngài A Nan hỏi : sau khi Như Lai Thế Tôn nhập diệt, Tăng chúng nương tựa vào đâu, Đức Phật trả lời :“Này Ananda, nếu trong các ngươi có người nghĩ rằng: “Lời nói của bậc Đạo sư không còn nữa. Chúng ta không có Đạo sư (giáo chủ)”. Này Ananda, chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Đạo Sư của các Ngươi” (“Kinh Trường Bộ” tập 1). Con đường giải thoát của Phật Giáo là con đường Bát Chánh Đạo, tựu trung là Giới – Định – Tuệ, nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ. Kể từ khi mới vào chùa, người tu sỹ đã được huấn luyện nếp sống chánh niệm tỉnh giác với Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu, để ý thức, sống trong hiện tại và làm chủ trọn vẹn mọi oai nghi, sinh hoạt hàng ngày của mình. Đó là Thân Hành Niệm là “thân đâu tâm đó”, nội tâm định tĩnh chiếu soi, từng bước chế ngự, điều phục các giác quan của mình, biểu hiện bên ngoài phong thái vững chái, thảnh thơi, ung dung, giải thoát, đầy thiền vị. Phong thái an nhiên tự tại đó là bài Pháp không lời, có sức cảm hóa lớn lao. Với dáng đi siêu phàm, khác thường của mình, Đức Phật đã cảm hóa năm anh em Kiều Trần Như đứng dậy đón tiếp Ngài và chờ nghe Giáo Pháp, cũng vậy Ngài Mã Thắng tức A Xã Bệ Thệ chinh phục Ngài Xá Lợi Phất bằng dáng đi khoan thai, thoát tục của mình, nhờ ấn tượng đó mà Ngài Xá Lợi Phất đến với Phật Pháp.

Tại sao người tu phải giữ nhiều Giới Luật? Thực ra trong 12 năm đầu tiên, Đức Phật chỉ dạy Giáo Pháp tu hành mà không đặt ra Giới Luật cho đến năm thứ 13 nhân phạm mà chế giới để ổn định hòa hợp Tăng Đoàn, để thuận tiện cho việc tu học, để quần chúng kính ngưỡng. Giới Luật không phải là sự ràng buộc mà là bảo hộ hành giả trong quá trình tu tập, giúp không đọa lạc vào ác đạo chịu nghiệp báo xấu xa. Thọ nhiều Giới Luật hơn không phải là mất tự do hơn mà là né tránh được nhiều nguy hiểm hơn, phẩm hạnh được bảo toàn hơn, tự do là ung dung trong điều Luật.

Giữ được trọn vẹn Giới nhiều thể hiện sự chinh phục điều ngự của hành giả ấy được nhiều hơn, đối trị được những buông lung, phóng túng, dính mắc thế gian, đạo hạnh cao hơn. Người thế gian sẵn sàng lễ lạy người xuất gia không phải vì chúng ta học nhiều, có bằng cấp cao hơn họ mà là vì họ tin tưởng hàng xuất gia đạo hạnh cao hơn họ, bỏ được điều khó bỏ, giữ được điều khó giữ, làm được điều khó làm. Chúng ta cũng đừng vì sự lễ lạy, tôn kính, cúng dường của Phật tử tại gia mà thỏa mãn, tự cao tự đại, dễ duôi, thụ hưởng. Cho dù chúng ta có trách nhiệm trụ trì Chùa to, Phật lớn, với nhiều phương tiện khác, tất cả cũng chỉ là của đàn na tín thí cúng dường còn chúng ta chỉ là “người hành khất”. Cuộc đời này có cho và có nhận. Hạnh phúc là ban cho chứ không phải tích lũy về cho mình. Mỗi ngày chúng ta thọ nhận ăn, mặc, ở, thuốc men từ tín thí vậy chúng ta vậy chúng ta đã và đang làm gì cho đạo, cho đời, để xứng đáng với sự thọ nhận này, nếu không thì chúng ta mang nợ vì “của tín thí khó tiêu”. Chúng ta vừa lo trau dồi tu học cho mình vừa làm gương sáng cho hàng hậu học và phật tử trưởng dưỡng niềm tin chứ không phải khiến cho phật tử thất vọng và thối thất niềm tin mỗi khi tiếp xúc với mình. Phật Giáo hưng thịnh không phải xét về số lượng tu sỹ, chùa chiền, không phải căn cứ nơi hiện diện chùa to, Phật lớn,.. hình thức bên ngoài mà chủ yếu là nội lực bên trong tu học của Tăng Ni và Phật tử thế nào. “Sư tử trùng thực sư tử nhục” (Chính vi trùng trong lông sư tử ăn hại sư tử), cho dù các thế lực Ma quân bên ngoài có đánh phá Phật Giáo cũng không khiến Phật Giáo suy tàn được, nhưng nếu các thành phần Phật Giáo chỉ hình thức suông, bị cuốn lôi theo dục vọng thế gian, không ý thức tầm quan trọng trau dồi Giới – Định – Tuệ thì đó là Mạt Pháp, như Nhơn Vương Kinh Sớ nói: Có giáo lý, không hành trì, không quả chứng gọi là Mạt Pháp.

Cha mẹ sinh chúng ta vào đời, ngày hôm nay còn quan trọng hơn ngày sinh trong vòng thế gian, ngày các Sư Em nhập vào hàng Tăng Bảo, được giới thân huệ mạng. Người xuất gia không lấy tuổi thế gian để phân định lớn nhỏ mà lấy ngày thọ giới và tuổi hạ an cư để quy định cao thấp. Việc được phép làm trụ trì, nhận đệ tử xuất gia, … đòi hỏi một số lượng tuổi Hạ khả dĩ đảm bảo uy tín (được 10 hạ mới nhận đệ tử xuất gia), kinh nghiệm và đạo lực để đảm đương những Phật sự quan trọng đó.

Các Sư Em cũng từng bước : “Vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai”. Ba Y Một Bát là gia phong của ba đời mười phương chư Phật với hạnh Khất Sỹ (khất thực) bố Ma ( làm chúng Ma khiếp sợ), phá ác ( dứt trừ điều ác). Ôi tuyệt vời làm sao hình ảnh của chư Phật, chư Tổ Sư đi khất thực, ngủ dưới gốc cây, tùy duyên hóa độ xuyên qua nhiều làng mạc, phố thị, rừng núi, sông biển, xuyên qua các quốc gia lục địa mang ánh sáng Phật Pháp đến tận hang cùng ngõ hẻm cuộc sống, chuyển Pháp âm đến những người có tai và muốn nghe. Hình ảnh đó đơn sơ, giản dị, không chấp trước, buộc ràng, ít muốn, biết đủ, làm ruộng Phước cho chúng sanh. Với các món vật dụng đơn giản mang đi thọ giới : ba Y, một Bát, tích trượng, tọa cụ, đãy lược nước, các Sư Em xác định cho mình lối sống thanh cao, thoát tục, chuẩn bị hành trang, kế tục sự nghiệp Chư Phật Tổ, truyền đăng tục diệm, kế vãng khai lai, thuyết Pháp độ sanh:”Này các Tỳ kheo, hãy du hành, vì hạnh phúc cho quần sanh, vì an lạc cho quần sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người” (Tương Ưng I, 128)

Ngày nay có một khái niệm rất thông dụng đó là “tùy duyên bất biến”. Trước khi nhập Niết bàn, đức Phật có nhắn nhủ : “Này Ànanda! Sau khi Như Lai diệt độ rồi, nếu Chư Tăng có sự mong cầu là nên bỏ bớt một số giới điều nhỏ nhặt không cần thiết – thì nên vì ước nguyện của Chư Tăng mà bỏ bớt đi“. và trong Giới Luật có các phương diện Khai, Giá, Trì, Phạm. Thời gian, không gian, phong tục tập quán, nếp sống và sinh hoạt ngày nay ở nhiều vùng miền khác với sinh hoạt Tăng Đoàn thời Đức Phật cho nên Tăng chúng có thể uyển chuyển bỏ đi những điều luật nhỏ. Tuy nhiên, không vì mượn lý do đó mà các hành giả tự “xé rào”, tự cho phép mình giữ giới ít hơn theo hạng bực mình đã thọ lãnh. Hãy cảnh giác vọng tâm, tâm Ma dấy lên với nhiều lý do tự biện bạch cho mình để phạm Giới Luật, phóng túng theo ác nghiệp và dục lạc thế gian. “Tùy duyên bất biến” chớ không phải là “biến chất”. Chúng ta đang đi “nghịch lưu” (ngược với dòng đời) để trừ tập khí và nghiệp chướng sâu nặng lâu đời và được giải thoát, chớ không phải là tìm mọi kẽ hở để chạy theo thất tình lục dục để rồi phải tiếp tục đọa lạc trầm luân. Gương sáng trong Luật Tạng với lời dạy : “ninh thọ tử bất ninh phạm giới” (thà chết chớ không phạm giới) rất đáng để chúng ta suy gẫm.

Đặc biệt, xin gửi lời tán thán đến các Sư Em phát tâm thọ trì Bồ Tát Giới. Các loại Giới trước là “chỉ trì” (dừng lại mới giữ được : không được, không được), còn Bồ Tát Giới có nhiều giới thuộc loại “tác trì” (có làm, có hoạt động thì mới giữ được, ví dụ bố thí, cúng dường, thuyết pháp,…). Vậy nên, hành giả Bồ Tát Giới là hành giả với đại nguyện, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, hãy năng động, tích cực dấn thân phụng sự cho Đạo Pháp và chúng sanh trong muôn nẻo cuộc sống như 32 ứng hóa thân của Bồ Tát Quan Thế Âm. Tứ Vô Lượng Tâm và Lục Độ Ba La Mật là tư lương cần thiết trên hành trình hướng đến quả vị Vô Thượng Bồ Đề như lời Đức Phật dạy : “Vong thất Bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp” (Kinh Hoa Nghiêm)

Là hàng xuất gia, chúng ta phải ngày đêm miệt mài tinh tấn hành trì pháp môn, trau dồi pháp học, phát triển Tuệ Trí và hành thiện pháp chứ không phải là cuộc sống tạm ổn rồi tụ họp vui chơi qua ngày trong tư thế : chẳng có gì phải lo, không có gì để mất. Mạng sống vô thường trong từng hơi thở, bao nhiêu hạnh duyên quý giá mà chúng ta đang có để trở thành một thành viên của Tăng già, cơ hội này là để hoàn thiện mình, vượt thoát sanh tử, hoằng Pháp lợi sanh. Có biết bao nhiêu việc ý nghĩa đang chờ đón các Sư Em : nghiên cứu Kinh sách biết bao giờ cho thấu triệt, hành trì pháp môn đến bao lâu mới thâm nhập và trừ bỏ tập khí xấu xa phiền não, biết bao chúng sanh mê mờ, đau khổ đang chờ chúng ta cảm hóa, dắt dìu. Thế giới còn đang ngập chìm chiến tranh, hoạn nạn, bệnh hoạn, khủng bố, tranh đua, loạn lạc,…đang cần nhiều và nhiều hơn nữa những hành giả đi khắp nơi để gieo trồng giống Thiện, trừ bỏ điều ác tệ. Khi ánh sáng chiếu soi thì mê mờ tan biến. Chúng ta hãy tinh tấn tu sửa chính mình và góp phần làm cho thế giới này Chân Thiện Mỹ hơn.

Chúng ta cách xa thời Đức Phật hơn 25 thế kỷ nhưng hình ảnh những bậc xuất trần Thượng Sỹ, chân tu giải thoát vẫn hiển hiện khắp nơi. Nhìn những gương mặt cương nghị, trang nghiêm, ánh mắt đầy tập trung, định lực, hoan hỷ và tinh tấn tham gia mọi thời khóa và bước vào khảo hạch của “Đại Giới Đàn Tâm Hoàn” Sư Anh rất tùy hỷ công đức, tán trợ và có niềm tin vô biên vào sự trùng hưng của Phật Pháp. Thật là quý hóa, giữa cõi đời ngũ trược, vẫn có những mầm xanh đang tha thiết, hùng tâm, dồn hết mọi năng lực của mình, không tiếc đầu xanh, tuổi trẻ hưởng thụ thế gian, theo hạnh xuất ly, theo dấu Như Lai, hướng đến thanh cao giải thoát. Đường còn dài, sau này chắc chắn các Sư Em gặp nhiều khó khăn thử thách nhưng với chí nguyện kiên cường và tôn kính hành trì Giới Luật, hãy giữ tâm trung trinh son sắt với Đạo như ngày hôm nay, các Sư Em sẽ vượt qua tất cả như Bồ Tát Tất Đạt Đa chiến thấng mọi ma quân để lên ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Trong giờ phút thiêng liêng đăng đàn thọ giới này và suốt hành trình Đạo nghiệp, các Sư Em hãy tâm niệm lời Phật dạy trong Kinh Di Giáo :

“Các thầy Tỷ kheo, sau khi Như lai diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy…

Thế nên, các thầy Tỷ kheo, hãy giữ tịnh giới, đừng cho vi phạm, thiếu sót. Ai giữ tịnh giới thì người đó có thiện pháp. Không có tịnh giới thì mọi thứ công đức không thể phát sinh. Do đó mà biết tịnh giới là chỗ yên ổn nhất, làm nơi trú ẩn cho mọi thứ công đức.”

Cầu hồng ân Tam Bảo gia bị cho các Sư Em thân tâm an lạc, chư duyên thù thắng, phước trí trang nghiêm, chúng sanh dị dộ. Chúc mỗi Sư Em trở thành một Sứ Giả Như Lai đích thực, tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự phá mê, khai ngộ, hóa độ chúng sanh, làm tốt Đạo, đẹp Đời, thành tựu tự độ, độ tha, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

                                                                             Đại Giới Đàn Tâm Hoàn, 06/03 Đinh Dậu

                                                                                        Thích Đồng Trí

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Nghĩa Và Điều Kiện Xuất Gia

Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Thuyết Pháp

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Load More

Discussion about this post

Mở Cửa Mặt Trời Trường Ca Thánh Tăng Trần-huyền-trang Đường-tam -Tạng Thỉnh Kinh (Dựa Trên Sử Liệu) Từ Hoa

Từ HoaMỞ CỬA MẶT TRỜITrường caThánh Tăng Trần-Huyền-Trang Đường-Tam -Tạng thỉnh kinh(Dựa trên sử liệu)Từ Hoa A lan nhã xuất...

Thế Nào Là Sống Một Mình ?

Thế Nào Là Sống Một Mình ?

 THƯỢNG TỌA(Tạp A-hàm, kinh số 1071) Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại tịnh xá Cấp cô...

Thông Điệp Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Nhân Dịp Sinh Nhật Lần Thứ 86 Của Ngài Vào Ngày 6 Tháng 7 Năm 2021.

Thông Điệp Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Nhân Dịp Sinh Nhật Lần Thứ 86 Của Ngài Vào Ngày 6 Tháng 7 Năm 2021.

DHARAMSALA, ẤN ĐỘ - Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kỷ niệm bước...

Đuốc Sáng Soi Đường

Đuốc sáng soi đường

Mặt khác, để chuyển hóa toàn bộ phiền não của chúng sinh, con đường tối thắng trong đạo Phật là...

Mười Câu Chuyện Bố Thí Và Cúng Dường

Mười câu chuyện bố thí và cúng dường

MƯỜI  CÂU CHUYỆN BỐ THÍ VÀ CÚNG DƯỜNG Trích từ Tiểu Bộ Kinh Nikaya   Tâm Tịnh cẩn tập Ngày...

Học Thuyết Vô Ngã Của Phật Giáo Và Vấn Đề Siêu Ngã

Học thuyết Vô ngã của Phật giáo và vấn đề Siêu ngã

Có hai giải thích chính về học thuyết vô ngã (anatta) của Phật giáo Nguyên thủy trong giới học giả...

Tôi Học Kim Cang Ưng Tác Như Thị Quán

Tôi học Kim Cang ưng tác như thị quán

TÔI HỌC KIM CANG“…ƯNG TÁC NHƯ THỊ QUÁN!”ĐỖ HỒNG NGỌC                    ...

Thuyết Lượng Tử Và Sự Di Chuyển Của Tâm Thức

Thuyết lượng tử và sự di chuyển của tâm thức

THUYẾT LƯỢNG TỬ VÀ SỰ DI CHUYỂN CỦA TÂM THỨC  Anna Lemind | Tuệ Đan dịch Việt Quyển sách có...

Tâm Chư Phật Sẽ Thành

TÂM CHƯ PHẬT SẼ THÀNH Thích Nữ Chân Liễu Trong Phật giáo, xuất gia hay tại gia, dù có sinh...

Thăm Trung Tâm Thiền Làng Mai Ở Thái Lan

Thăm Trung Tâm Thiền Làng Mai Ở Thái Lan

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Quan Niệm Về Đức Phật Theo Đại Thừa Phật Giáo

Quan Niệm Về Đức Phật Theo Đại Thừa Phật Giáo

QUAN NIỆM VỀ ĐỨC PHẬT THEO ĐẠI THỪA PHẬT GIÁOThích Trung Định Phật giáo Đại thừa có cách nhìn nhận...

Hố Đen Và Nghiệp Thức

Hố đen và Nghiệp thức

HỐ ĐEN VÀ NGHIỆP THỨC Minh Mẫn Hố đen là gì? ’Khi một ngôi sao đốt cháy hết nhiên liệu,...

Tình Yêu Chân Chính Đã Giúp Con Người Hướng Thiện

Tình yêu chân chính đã giúp con người hướng thiện

TÌNH YÊU CHÂN CHÍNH ĐÃ GIÚP CON NGƯỜI HƯỚNG THIỆNThích Đạt Ma Phổ Giác Ảnh minh họa một đám cưới...

Về Huế… Thăm Chùa

Về Huế… thăm chùa

VỀ HUẾ... THĂM CHÙA Đỗ Hồng Ngọc Với tôi, Huế là về. Về Huế. Không phải đến. Không phải đi. Mà về. Mặc...

Hạnh Tu Như Cọp

Hạnh Tu Như Cọp

HẠNH TU NHƯ CỌP Thích Giác Đẳng Lời giới thiệu: Vào năm 1979, trong một lớp học Phật Pháp tại...

Mở Cửa Mặt Trời Trường Ca Thánh Tăng Trần-huyền-trang Đường-tam -Tạng Thỉnh Kinh (Dựa Trên Sử Liệu) Từ Hoa

Thế Nào Là Sống Một Mình ?

Thông Điệp Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Nhân Dịp Sinh Nhật Lần Thứ 86 Của Ngài Vào Ngày 6 Tháng 7 Năm 2021.

Đuốc sáng soi đường

Mười câu chuyện bố thí và cúng dường

Học thuyết Vô ngã của Phật giáo và vấn đề Siêu ngã

Tôi học Kim Cang ưng tác như thị quán

Thuyết lượng tử và sự di chuyển của tâm thức

Tâm Chư Phật Sẽ Thành

Thăm Trung Tâm Thiền Làng Mai Ở Thái Lan

Quan Niệm Về Đức Phật Theo Đại Thừa Phật Giáo

Hố đen và Nghiệp thức

Tình yêu chân chính đã giúp con người hướng thiện

Về Huế… thăm chùa

Hạnh Tu Như Cọp

Tin mới nhận

Lí do Đức Phật ra đời là gì?

Tôi tìm tôi trong Phật

Quét sân chùa

Nhân duyên Phật chế giới không sát sinh

Tuệ nhãn vĩ đại của Đức Phật

Phật dạy pháp ‘trừ sầu lo’

Đức Phật và những di huấn sau cùng

Tâm Thư của Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

Bồ Tát Thích Quảng Đức, Cuộc Đời Và Hạnh Nguyện, Nhìn Qua Các Văn Bản Và Khảo Cứu

Có niềm tin ở Đức Phật là đã gieo được quả ngọt

Nhân quả tu hành theo lời Phật dạy

Đức Phật cứu thành Tỳ Xá Ly thoát khỏi thiên tai bằng cách nào?

10 cách gieo trồng phước đức theo lời Phật dạy

Voi điên tấn công Đức Phật và 2 bài học quý báu về cách sống

Tu theo Phật trước hết phải hiểu Phật (II)

Vì sao Hoàng hậu Mallikā được đức Phật ngợi khen là hương thơm đức hạnh của người trì giới

Phật dạy không nên có tâm ỷ lại người khác

Dự án xây dựng sân biện kinh (tranh biện) cho tu viện Sera May

Làm thế nào để thoát khỏi bóng đen của những nỗi buồn phiền?

Lòng tôn kính Phật vô biên

Tin mới nhận

Quán tưởng – lời Phật dạy

Đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống theo quan điểm Phật giáo

Tạc Dạ Nhất Chi Mai – Nguyên Giác

Trả lời những câu hỏi của độc giả (2)

Vô Tầm Vô Tứ Định

Quan Điểm Của Đức Phật Về Sự Quyết Định

Tìm Hiểu Vấn Đề Hôn Nhân Với Người Khác Tôn Giáo

Mua dâm có phạm giới tà dâm?

Thành Kiến, Minh Niệm

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (6)

Lễ Khai Mạc Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

Kinh Vô Ngã Tướng

Đức Cha Người Nga Thờ Phật Bà Quán Thế Âm Đến Việt Nam Học Phật

Về việc dịch Tam Tạng Pali sang tiếng Việt

Lời Cầu Nguyện Đẩy Lùi Thảm Họa Chiến Tranh Hạt Nhân – Chatral Sangye Dorje Rinpoche

Ứng dụng theo lời dạy của Phật, xã hội sẽ được những gì

Kinh Pháp Cú (Dhammapada (Lời Vàng Phật Dạy))

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 5)

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Tin mới nhận

Bất bình đẳng sai khác của chúng sanh là do nghiệp

Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama (song ngữ Anh-Việt)

Đôi Điều Cương Yếu Về Kinh Địa Tạng

Kinh Akkosa: Sự Nhục Mạ

Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải (sách)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 22)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 173)

Phẩm Con Đường Đến Bờ Bên Kia

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 247)

Ý nghĩa đọc kinh sám hối là gì?

Kinh Duy Ma Lược Giải

Khái Quát Lịch Sử Truyền Bá Kinh Điển Và Những Đặc Điểm Của Kinh Tạng Nikaya

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 167)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 03)

Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Khái Quát Về Nguồn Gốc Kinh A Hàm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 268)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 322)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 338)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 57)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 128)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 33)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 125)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 202)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 254)

Ý niệm sai lầm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 327)

Dự Bị Lúc Lâm Chung

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 290)

Những Truyện Niệm Phật Cảm Ứng Mắt Thấy Tai Nghe

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 354)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 3)

Lược Khảo Về Năm Dị Bản Kinh Vô Lượng Thọ

An Sĩ toàn thư – Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 134)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 249)

Niệm Phật Thành Phật – Thích Phước Nhơn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.