PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tâm Diệu Minh Thường Trụ [Bài 7] Tâm Sau Khi Chết Bản Dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Kalu Rinpoche
TÂM DIỆU MINH THƯỜNG TRỤ [Bài 7]
Tâm Sau Khi Chết

Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Trích từ: Kalu Rinpoche. Luminous Mind. The Way of The
Buddha. Wisdom, 1997.
(Tâm diệu minh thường trụ. Con đường của Phật)

Nếu tôi nói có một ngã,
Ông sẽ nghĩ nó thường hằng
Nếu tôi nói không có một ngã
Ông sẽ nghĩ rằng vào lúc chết
Nó sẽ biến mất hoàn toàn.

Kinh Tương Ưng Bộ ( Samyuttanikaya)

Một đời hoặc nhiều đời ?

Tất cả những truyền thống tâm
linh
và tôn giáo đều đồng ý về vài loại tồn tại vượt ngoài đời sống này, và tất
cả chúng đều sửa soạn chúng ta cho cái vị lai đó.Nếu sau chết chẳng có sự sự vật
vật gì cả, nếu tồn tại của chúng ta bị giới hạn bởi đời người này, chúng ta có
thể thoả mãn với tri thức uyên bác và những hoạt động thế tục. Một sự tu tập tâm
linh
, bất cứ là gì, thì chắc hẳn chẳng cần đến.

Cái ý tưởng rằng cái chết là
một sự chấm dứt hoàn toàn theo sau bởi cái hoàn toàn chẳng-có-gì-cả là một sản
phẩm của một cái tâm cực kì hẹp hòi.

Trong khi những tôn giáo có
thể đồng ý tổng quát về tồn tại của một đời sau, nhiều truyền thống có những toàn
cảnh khách quan nổi bật riêng biệt về bản chất của cái đời sau đó. Vài truyền
thống
dạy rằng sau khi chết không có nhiều đời nữa, nhưng có một đời sống vĩnh
cửu
, trong khi Pháp dạy rằng sau cái chết còn có nhiều đời nữa cho tới khi viên
giác
.

Ki tô giáo đưa ra một trình bày
tổng quát về đời sau, dạy rằng có đời sống sau khi chết và rằng những hoàn cảnh
của đời sống đó

tùy thuộc vào đường lối bạn sống
đời sống hiện nay của bạn. Đối với một người Ki tô giáo, đức hạnh dẫn đến thiên
đường
, và tội lỗi dẫn đến địa ngục. Đó là
ý tưởng căn bản.

Pháp, theo hướng khác, dạy sự
khả hữu của nhiều đời vị lai, rằng những hành động tiêu cực trong đời này dẫn đến
đau thương trong những đời vị lai trong khi những hành động tích cực dẫn đến những
đời sống hạnh phúc vị lai và cuối cùng dẫn tới viên giác.

Hai truyền thống này hoà hợp
tốt đẹp về nhu cầu buông bỏ những cái tiêu cực hoặc tổn hại và thâu nhập thực hiện những cái tích cực; cả hai
cũng đồng ý về những kết quả của những hành động tiêu cực và tích cực. Không có
gì mâu thuẫn giữa hai truyền thống. Sự khác biệt là rằng Ki tô giáo cống hiến một
bản trình bày vắn tắt hơn, trong khi Phật giáo cống hiến một trình bày nhiều
chi tiết hơn.

Chết và Tính tương
tục
của Tâm

Hư không thì vượt ngoài thời
gian
; chúng ta không thể nói rằng hư không bắt đầu tồn tại vào một điểm đã cho
trong thời gian hoặc nó sẽ ngừng tồn tại sau một số lượng thời gian đã qua đi.Tương
tự
, tính không của tâm thì vượt ngoài thời gian; tâm về mặt bản chất căn bản thì
phi thời gian. Do bản chất, tâm thì vô thủy vô chung. vượt ngoài những sinh những tử.
Sinh tử hiện hữu chỉ ở mức độ những huyễn tượng của tâm.

Khi tâm không nhận biết sáng
tỏ
bản chất của nó và vì thế bị vướng mắc trong lối mòn của những huyễn tượng,
nó chuyển cư xuyên cõi vô tận trong huyễn tượng, từ đời sống này tới đời sống
kia. Bị phan duyên bởi vô minh và nghiệp, chúng ta phải sống cho hết vô số cuộc
đời
trước đây.Trong tương lai, chúng ta bị bắt buộc phải sống cho hết nhiều cuộc
đời
nữa. Tâm chuyển cư xuyên cõi từ đời sóng này tới đời sống khác, từ một huyễn
tượng này tới huyễn tượng kế tiếp – suốt bao lâu tâm chưa đạt tới viên giác, sự
tỉnh thức của một vị phật hoặc của một đại bồ tát.

Trong trạng thái hiện tại, chúng
ta
không thể nhận biết được những đời trước của chúng ta; chúng ta không biết
chúng ta từ đâu đến, nơi chúng ta sẽ đi, hoặc thân phận gì chúng ta sẽ được tái
sinh
vào. Trong suốt thời gian này, cái mà chúng ta trải nghiệm thì thực ra chỉ
là một sự chuyển tiếp, một lối vào-trước-ra-sau (passage) giữa vô tận của những
đời sống khả hữu và những thế giới vượt ngoài quan niệm của chúng ta.

________________________________________

Cảm đề về câu cuối cùng của pháp thoại ghi trên, và
để nhớ đến Nguyễn Du (1765-1820)
“ Con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn
đời”
Chút riêng chọn đá thử vàng
Biết đâu mà gửi can tràng về đâu
Còn như vào trước, ra sau
Ai cho kén chọn, vàng thau tại mình

“Và trong suốt thời gian này, cái mà chúng ta trải nghiệm thì thực ra chỉ là một sự chuyển tiếp, một lối vào-trước-ra-sau (passage) giữa vô tận của những đời sống khả hữu và những thế giới vượt ngoài quan niệm của chúng ta “.
Thế nên trong đau thương ngậm ngùi của nhớ nghĩ đến sáu cõi và trong hoan hỉ của đôi chút tỉnh biết khá muộn màng , chúng ta cung kính nhớ đến Ngài Long Thọ và Trung Luận , Tụng 2 , Chương 26 , Quán mười hai chi duyên khởi
“Với nghiệp tạo tác làm nhân duyên, nên thức/ tâm thức đi vào đời sống muôn vàn sai biệt, nó an lập khi danh và sắc (tâm/thân) được hợp nhất.”

Còn như vào trước ra sau , sinh tử tử sinh , với nghiệp tạo tác làm nhân duyên, ai cho kén chọn , vàng thau tại mình !
Tiên phong Mộng Liên đường viết tựa cho Đoạn Trường Tân Thanh đã tỏ bày: “Tố như tử …nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy.”
Bùi Giáng cũng cung kính tỏ bày khi Bùi Giáng viết ( ĐHP dẫn theo trí nhớ) — Nguyễn Du đã thâm nhập nhất thiết chúng sinh căn , nghiệp duyên phân biệt trí.

________________________________________

Chú thích

Bài –Kalu Rinpoche. Nhị Đế–trên Thư Viện Hoa Sen – là
bài Tâm diệu minh thường trụ [Bài 6]

1. Pháp thế gian và pháp tâm linh

Kalu Rinpoche mở đầu bài diễn giảng 5 ngày “ Tịch Tĩnh Tâm Ý và
Viên Giác xuyên qua Thiền Định” (Mental Peace and Enlightenment through
Meditation) tại Tibet House, New Dehli,
India, 1986, như
sau:

“ Tôi rất hạnh phúc thấy nhiều
người từ những nước khác nhau hội hiệp ở đây ngày hôm nay với ý nguyện lắng
nghe Pháp. Khi chúng ta nói về Pháp chúng ta có thể định hướng tới hai sự vật khác nhau: pháp thế
gian
và pháp tâm linh. Bất cứ những hoạt động nào được làm ra để bảo đảm cho an
sinh và hạnh phúc của chính mình trong đời sống này là pháp thế gian; pháp thế
gian
ngày nay có một mức độ cao của sự phát triển trong tất cả các nước trên thế
giới
. Còn như đối với pháp tâm linh, mục đích của nó là mang đến đời sống này
an tĩnh nội tâm và hạnh phúc nhiều hơn nữa, và một cách tối hậu dẫn bạn hướng đến
sự kiểm soát hoàn toàn đối với tâm của chính bạn và cuối cùng tới trạng thái phật,
vô thượng giác.

2. Lược trích từ– Phật Quang Đại Từ Điển.Thích Quảng Độ
dịch. Xb. 2000. 7374 trang + quyển Mục lục.

Hư không.
Skt.akasa

1. Hư không

Chỉ cho pháp vô vi thanh tịnh,
không bị chướng ngại.

2. Hư không

Khoảng không bao la gồm có năm
nghĩa: Trùm khắp, thường hằng, không bị ngăn ngại, không phân biệt, dung nạp hết
thảy muôn vật.

Còn theo Tông kính lục quyển
6 thì Hư không có 10 nghĩa:

Không chướng ngại, cùng khắp,
bình đẳng, rộng lớn, vô tướng, thanh tịnh, bất động, hữu không, không không, vô
đắc.

3. Hư không.

Tên khác của Không giới. Chỉ
cho khoảng không gian, nơi tồn tại của tất cả các pháp, 1 trong 6 giới.

Hữu Không.

Đối lại: Không Hữu.

Hữu tức là Không (chân không),
gọi là Hữu không;

Không tức là Hữu (diệu hữu)
thì gọi là Không hữu.

Hữu chỉ cho tướng muôn vật
trong thế giới hiện tượng;

Không chỉ cho thực thể tồn tại
của tất cả hiện tượng.

Về mối quan hệ giữa Hữu và Không
thì luận Bất chân không trong Triệu Luận nói rằng tuy có mà không tức “ phi hữu”,
tuy không mà có tức “phi vô”.

Hữu tình.
Skt. sattva.

Cũng gọi hữu thức, hữu linh.
Dịch cũ: chúng sinh.

Diệt

1. Diệt.Skt. Vyupasama.

Gọi tắt của tịch diệt, hàm ý
là Niết bàn.Thoát khỏi sống chết, tiến vào cảnh giới tịch lặng vô vi, gọi là nhập
diệt
.

2. Diệt. Skt. Anityata.

Hàm ý là diệt hết. Cũng gọi
diệt tướng, Vô thường. Một trong bốn tướng. Nghĩa là tất cả các pháp hữu vi đều
có tính chất hoại diệt trong khoảng sát na. Cái chết của hữu tình cũng gọi là
diệt.

3. Diệt. Một trong bốn đế. Gọi
tắt của Diệt Đế.

Tịch Diệt.
Skt. Vyupasama.

Gọi tắt: Diệt. Vượt thoát
sinh tử, tiến vào cảnh giới vắng lặng, vô vi. Cảnh giới này xa lià cõi mê hoặc,
được an vui, nên gọi là Tịch diệt vi lạc.

Kinh Tăng nhất a hàm quyển 23
(đại 2, 672 trung) nói:

“ Tất cả hành vô thường
Có sinh ắt có diệt
Chẳng sinh thì chẳng diệt
Diệt này là vui nhất”

Vô sinh.

Cũng gọi Vô khởi. Đồng nghĩa:Vô
sinh
diệt, Vô sinh vô diệt.

Tất cả các pháp tồn tại đều
không có thực thể, là không, cho nên không có sinh diệt biến hoá. Nhưng hàng phàm
phu
do không biết lí vô sinh này, nên khởi phiền não sinh diệt mà bị trôi lăn
trong dòng sống chết; nếu nương vào các kinh luận mà quán xét lí vô sinh thì phá
trừ được phiền não sinh diệt.

Vô thường kệ

Chỉ cho bài kệ nói về lí vô
thường
của thế giới.

Kinh Đại bát niết bàn quyển hạ
(Đại 1, 204 hạ) nói:

“Chư hành vô thường
Thì sinh diệt pháp
Sinh diệt diệt dĩ
Tịch diệt vi lạc”
“ Các hành vô thường
Là pháp sinh diệt
Sinh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui”

Bài kệ này giải thích rõ muôn
vật trong thế gian không một vật gì là thường trụ không hoại diệt; hễ có sinh
thì hẳn phải có diệt; bởi thế chỉ có cách thoát khỏi thế giới sinh diệt này mới
đạt đến chân lí vắng lặng.

Vô trụ xứ niết bàn. Skt.Apratisthita-nirvana.

Cũng gọi Vô trụ niết bàn.

Một trong 4 thứ Niết bàn của
tông Duy thức. Tức Niết bàn không trụ trong sinh tử, cũng không trụ nơi Niết bàn,
gọi là Vô trụ xứ niết bàn. Bồ tát vì lòng đại bi thương xót hữu tình nên không
trụ nơi Niết bàn; lại dùng Bát nhã cứu độ hữu tình, cho nên không trụ trong
sinh tử, đó là Vô trụ xứ niết bàn, tức chỉ cho Niết bàn của Bồ tát.

_______________________

Kinh Lăng già giảng vô sinh,vô nhị.

  •  Đức Phật
    giảng về không có tự tính và pháp tu tập vô tự tính trong kinh Lăng Già (trích
    Lăng Già Nhập Đại Thừa Kinh, bản dịch Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn trang
    164-165):

[76] Lại nữa, này Mahàmati,
không phải các sự vật là không được sinh ra, mà chúng không được sinh ra từ chính
chúng, trừ phi chúng được quán sát trong trạng thái Tam-ma-địa, đấy là ý nghĩa
của “các pháp đều vô sinh”.

Này Mahàmati, theo ý nghĩa thâm
sâu
nhất thì không có tự tính là vô sinh. Tất cả các pháp không có tự tính nghĩa
là có một sự trở thành luôn luôn có và liên tục, một sự thay đổi từng sát na từ
trạng thái hiện hữu này sang trạng thái hiện hữu khác; này Mahàmati, thế thì tất
cả các pháp đều không có tự tính. Đấy gọi là tất cả các pháp đều không có tự tính.

Lại nữa, này Mahàmati, vô nhị
là gì? Này Mahàmati, đấy nghĩa là ánh sáng và bóng tối, dài và ngắn, đen và trắng là những biểu từ tương đối và
cái này không độc lập đối với cái kia; như Niết-bàn và luân hồi, tất cả các sự
vật là không-hai, không có Niết-bàn
ngoài nơi có luân hồi; không có luân hồi
ngoài nơi có Niết-bàn; vì cái điều kiện hiện hữu không có đặc tính độc
lập
đối với nhau. Do đó mà bảo rằng tất
cả các pháp là vô nhị như Niết-bàn và

luân hồi vậy. Vì vậy, này Mahàmati, ông
phải tu tập ( thể nghiệm ) cái không, vô sinh, vô nhị và vô tự tánh.

[ĐHP trích. Mahamati : Đại Huệ
]

_________________________

Kalu Rinpoche

Mind After Death

If I say there is a self, you will think it’s
permanent.
If I say there isn’t a self, you will think that at
death it disappears completely.
Samyuttanikaya.

One Life or Many Lives?

All spiritual and religious
traditions agree on some type of experience beyond this life, and all of them
prepare us for that future. If after death there was nothing, if our existence
was limited to this lifetime, we could be satisfied with wordly knowledge and
activities. A spiritual practice, no matter what it was , would be unnecessary.

The idea that death is a
complete and followed by sheer nothingness is the product of an extremely
narrow mind.

While religions might be in
general agreement about the existence of an afterlife, the various traditions
do have distinct perspectives about the
nature of that afterlife. Some teach
that death is not followed by more lifetimes, but by one eternal life, while
Dharma teaches that death is followed by many lifetimes until enlightenment.

Christianity, for example,
offers a general presentation of the afterlife, teaching that there is life
after death and that the conditions of that life depend upon the way you live
your present life. For a Christian, virtue leads to heaven and sinfulness leads
to hell.That’s the basic idea.

Dharma, on the other hand,
teaches the possibility of many future lives, that negative actions in this
life lead to suffering in future lives while positive actions lead to happy
future lives and finally to enlightenment.

These two traditions are in
perfect agreement about the need to abandon the negative or harmful and adopt
the positive; they agree on the results of negative and positive actions. There
is no contradiction between them. The difference is that Christianity offers a
briefer presentation, while Buddhism offers a more detail one.

Death and the Continuity of Mind

Space is beyond time; we
can’t say that space began to exist at a given point in time or that it will
cease to exist after a certain amount of time has passed. Similarly, the mind’
s emptiness is beyond time; mind is essentially atemporal. By nature, mind is
eternal, beyond births and deaths. These exist only at the level of the mind’s
illusion.

When the mind does not know
its nature and is therefore caught up in the path of illusions, it
transmigrates endlessly in illusion, from life to life. Conditioned by
ignorance and karma, we have had to live out innumerable previous lives. In the
future, we will be forced to live out many more.The mind transmigrates from
life to life, from one illusion to the next – as long as it has not attained
enlightenment, the awakening of a buddha or great bodhisattva.

In our present state, we
cannot recognize our previous lives; we don’t know where we came from, where
we’ll go, or what condition we’ll be reborn into. Meanwhile, what we experience
is actually only a transition, one passage among an infinity of possible lives
and worlds beyond our conception.

_____________________________________

Source: Kalu Rinpoche.
Luminous Mind. The Way of The Buddha. Wisdom, 1997.

Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

Đại Thừa Và Tiểu Thừa – Phái Nào Cao Siêu Hơn

ĐẠI-THỪA và TIỂU-THỪA phái nào cao siêu hơn ? Nguyên văn câu hỏi: 1) Tại sao một số kinh điển...

Phật Dạy Vua Ưu-điền Dùng Chánh Pháp Trị Nước – Thích Tâm Nhãn

Phật dạy vua Ưu-điền dùng chánh pháp trị nước Thích Tâm Nhãn DẪN NHẬPCách ngôn Trung Hoa có câu: ‘Tĩnh...

Chùa Bồ Đề, Santa Ana Cử Hành Đại Lễ Phật Đản Pl. 2561 – Dl. 2017

Chùa Bồ Đề, Santa Ana Cử Hành Đại Lễ Phật Đản Pl. 2561 – Dl. 2017

CHÙA BỒ ĐỀ, SANTA ANA CỬ HÀNH  ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL. 2561 – DL. 2017  Hòa thượng Thích Tâm Vấn (cầm...

Hàm Ý Phẩm Phổ Môn Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Hàm Ý Phẩm Phổ Môn Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Tạo sao gọi là Phổ Môn? vì tự tính của mình phổ biến khắp hư không pháp giới, nên gọi...

Càng Cực Khổ Gánh Vác Nhiều Trách Niệm Thì Cuộc Đời Ta Càng Tràn Đầy Hạnh Phúc

Càng cực khổ gánh vác nhiều trách niệm thì cuộc đời ta càng tràn đầy hạnh phúc

Khi chúng ta cực khổ, tận tụy lo cho người khác nhiều chừng nào, thì ta có cái tâm lý...

Tuổi Của Vũ Trụ: Khoa Học Và Phật Giáo Gặp Nhau Một Cách Tình Cờ?

Tuổi Của Vũ Trụ: Khoa Học Và Phật Giáo Gặp Nhau Một Cách Tình Cờ?

TUỔI CỦA VŨ TRỤ: KHOA HỌC VÀ PHẬT GIÁO GẶP NHAU MỘT CÁCH TÌNH CỜ? Tác giả: Lê Văn Lượng...

Một Sinh Lực Hùng Hồn Là Chìa Khóa Chiến Thắng!

Một sinh lực hùng hồn là chìa khóa chiến thắng!

MỘT SINH LỰC HÙNG HỒN LÀ CHÌA KHÓA CHIẾN THẮNG!(A Strong Life Force Is the Key to Victory!)Tác giả: Cư...

Thiền Viện Chanmyay Tại Miến Thích Giác Hoàng

Thiền Viện Chanmyay Tại Miến Thích Giác Hoàng

THIỀN VIỆN CHANMYAY TẠI MIẾN Thích Giác Hoàng I. ĐỊA ĐIỂM  Thiền viện Chanmyay (Chanmyay Yeikthā Meditation Centre), nằm ngay trong...

Tiểu Sử Của Krishnamurti – Pupul Jayakar – Lời Dịch: Ông Không Tập I/Ii

Tiểu Sử Của Krishnamurti – Pupul Jayakar – Lời Dịch: Ông Không Tập I/ii

Nội dung Toàn Tập TẬP I Lời tựa“Một bài hát trao tặng một con chim bị cột chặt”Phần I. Krishnamurti thời...

Lửa Trong Cái Trí Đối Thoại Cùng J. Krishnamurti – Lời Dịch: Ông Không

Lửa Trong Cái Trí Đối Thoại Cùng J. Krishnamurti – Lời Dịch: Ông Không

J. KRISHNAMURTILỬA TRONG CÁI TRÍĐối thoại cùng J. KrishnamurtiFIRE IN THE MINDDialogues with J. KrishnamurtiPupul JayakarLời dịch: Ông Không– Tháng...

37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo

37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo

37 PHÁP HÀNH BỒ TÁT ĐẠOĐại sư Ngulchu Gyelsay Thogme Sangpo biên soạnBảo-Thanh-Tâm chuyển Việt-ngữ theo lời yêu cầu của...

Ánh Sáng Như Lai

Ánh Sáng Như Lai

ÁNH SÁNG NHƯ LAI Nguyễn Thế Đăng   Suốt kinh Pháp hội Pháp giới Thể tánh Vô phân biệt, Bồ...

Buông Bỏ – Thành Tựu Pháp Không – Hành Bồ-Tát Đạo

Buông Bỏ – Thành Tựu Pháp Không – Hành Bồ-tát Đạo

BUÔNG BỎ - THÀNH TỰU PHÁP KHÔNG - HÀNH BỒ-TÁT ĐẠOHT. Thích Trí QuảngCó thể chia mọi người trên cuộc...

Đạo Phật: Điều Gì Đấy Cho Mọi Người

Đạo Phật: Điều Gì Đấy Cho Mọi Người

ĐẠO PHẬT: ĐIỀU GÌ ĐẤY CHO MỌI NGƯỜITác giả: Lama Yeshe Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 04/01/2011 Một số người...

Những Khoảng-Trống, Mà Không-Trống !

Những Khoảng-trống, Mà Không-trống !

NHỮNG KHOẢNG-TRỐNG, MÀ KHÔNG-TRỐNG !Huệ Trân               Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không...

Đại Thừa Và Tiểu Thừa – Phái Nào Cao Siêu Hơn

Phật Dạy Vua Ưu-điền Dùng Chánh Pháp Trị Nước – Thích Tâm Nhãn

Chùa Bồ Đề, Santa Ana Cử Hành Đại Lễ Phật Đản Pl. 2561 – Dl. 2017

Hàm Ý Phẩm Phổ Môn Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Càng cực khổ gánh vác nhiều trách niệm thì cuộc đời ta càng tràn đầy hạnh phúc

Tuổi Của Vũ Trụ: Khoa Học Và Phật Giáo Gặp Nhau Một Cách Tình Cờ?

Một sinh lực hùng hồn là chìa khóa chiến thắng!

Thiền Viện Chanmyay Tại Miến Thích Giác Hoàng

Tiểu Sử Của Krishnamurti – Pupul Jayakar – Lời Dịch: Ông Không Tập I/ii

Lửa Trong Cái Trí Đối Thoại Cùng J. Krishnamurti – Lời Dịch: Ông Không

37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo

Ánh Sáng Như Lai

Buông Bỏ – Thành Tựu Pháp Không – Hành Bồ-tát Đạo

Đạo Phật: Điều Gì Đấy Cho Mọi Người

Những Khoảng-trống, Mà Không-trống !

Tin mới nhận

Đức Phật hiện diện giữa cuộc đời

Tôi đã giác ngộ đạo Phật như thế nào?

Phật dạy: Bí quyết cho giấc ngủ ngon

Bụt dạy về mười hai nhân duyên

Bất biến và tùy duyên

Đức Phật sử dụng thần thông, phép lạ như thế nào

Sống theo lời Phật: Cách chế ngự tâm

Trọn lòng theo Phật

Suy nghiệm lời Phật: Chớ xem thường trẻ nhỏ

Trường Trung Cấp Phật Học Đồng Nai, Cơ Sở Ii

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Tam Bảo

Phật dạy lãng phí thức ăn nước uống là tạo nghiệp lớn

The Self-immolation Of Thich Quang Duc – Smsu

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng

Sống là phải biết ơn và báo ơn

Đức Phật dạy: trong tất cả các loại bố thí, bố thí Pháp là vĩ đại hơn hết

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thiên Quang

Tư tưởng giáo dục Phật giáo

Tin mới nhận

Xét Lại Nguồn Gốc Và Bản Thể Giáo Dục Việt Nam Hiện Đại

Sống Ảo

Du Học Tăng Ni Tại Ấn Độ Tưởng Niệm Ht. Thích Minh Châu

Sen Nở Trời Phương Ngoại, Thầy Nhất Hạnh Giảng Kinh Pháp Hoa

Con Đường Bồ Tát Nhập Thế Trong Kinh Bát Đại Nhân Giác

Thấy biết như thật

Thiên-đàng Là Gì, Thiên-đàng Ở Đâu, Làm Sao Đi Đến Đó? – Tác Giả : Diamond Bích-ngọc

Đặc Trưng Trong Phương Pháp Hành Trì Của Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam

Đạo giản dị theo triết lý nhà Phật

Ai có thể thở giùm ai?

Hiệu Lực Cầu Nguyện

Thế Giới Trong Thế Kỷ 21: Nhìn Qua Lăng Kính Phật Giáo

Những Câu Chuyện Về Thiền (Tập 1)

Hạnh phúc tuyệt vời chỉ là sự bình thường

Oan gia – truyện ngắn của Tiểu Lục Thần Phong

Thực Hành Hạnh Bố Thí

Trung Đạo Của Đức Phật

Kinh Tạp A-hàm

Nghĩ Về Chữ Tâm Trong Phật Pháp

Cốt tủy của Đạo Phật

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 258)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 13)

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) – Đa Ngữ: Việt – Anh – Pháp – Đức

Kinh Viên Giác Lược Giảng

Pháp Hoa Đề Cương

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 49)

Kinh Kalama

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 192)

Kinh Luận Nghị Đường – Kutuhalasala Sutta (song ngữ)

Kinh Tập Pali-Việt – Tỳ khưu Indacanda dịch Việt

Giới Thiệu Về Năm Bộ Nikāya (Pañca Nikāya)

Kinh Saṃyuktāgama 17: Bứng Gốc Và Buông Bỏ

Sách Mới – Ấn Tống: Giới Thiệu Nguồn Gốc A-di-đà

Thực Tại Hiện Tiền

Hạnh Phúc Kinh | Maṅgala Sutta

Mục Lục Tam Tạng Đại Chánh (Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh)

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

Kinh Bahiya: Lời Dạy Cho Bāhiya Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy

TP.HCM: Hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử trang nghiêm kính mừng Phật Đản PL.2566

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 113)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 97)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 88)

Pháp Sư Tịnh Không – Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Độ Thời Hiện Đại

Nhận thức Phật Giáo (Phần 3)

LOẠT ẢNH KỶ NIỆM CHẶNG ĐƯỜNG 60 NĂM HOẰNG PHÁP CỦA ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Phật Giáo Nguyên Thủy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 198)

Tự Tri 48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

Cáo Phó

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 21)

Sự Tích Phật A Di Đà Và 7 Vị Bồ Tát

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 28)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phu Phụ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 176)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 203)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.