PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tạ Ơn Tết Đã Về

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Blank
TẠ ƠN TẾT ĐÃ VỀ

Nhụy Nguyên

Hoa Mai 03Một năm tưởng cũng dài lắm, càng dài đối với những con người quanh năm tất bật nghèo khó. Nhưng họ vẫn đợi Tết như đợi một người thân phương xa trở về, dẫu chỉ để xem vô số mặt hàng tràn ngập chợ quê, dẫu chỉ để ngắm một cành đào vừa chớm bông nơi góc phố. Những con tò he như vẫn hót với chất giọng trong trẻo giữa ồn ào nếp chợ, một dạng sóng âm thanh lọc ký ức nhiều bụi bám.

Nếu Tết vĩnh viễn lạc lối nơi phồn hoa giả tạo; nếu Tết nối dài thêm thời gian, những đứa con xa chắc lại nhòa nước mắt hướng về quê cúi đầu lễ tạ. Lớp người già lại tiếp tục từng đêm chờ bước chân quen trở về xóm cũ. Nhưng cũng thật xốn xang khi quê nhà một ngày màu sơn phố thị vùi lấp rêu phong cổ kính. Sẽ thật buồn nếu những bụi tre ngà bị bứng và thay vào bức tường chói lóa. Và nếu Tết có về cũng thật buồn khi tôi phải đứng trên nền móng hoang vu của đình làng và những ngôi nhà thờ họ tộc…

Nhớ đình làng, nhớ những ngôi nhà thờ họ rêu phong mỗi dịp Tết về lại đông đúc vui nhộn. Lũ trẻ tha hồ được chiều chuộng, được phát bánh kẹo và còn được những người xa quê nay trở về mừng tuổi xoa đầu. Những cụ già trong bộ áo dài khăn đóng nghiêm cẩn hành lễ trước sự chứng kiến của con cháu trong họ tộc được lưu vào tâm khảm mỗi tuổi thơ trong ngần mắt biếc. Chiếu được trải kín sân, các bà têm trầu bưng ra đặt lên chiếu cùng trà và thuốc lá. Chuyện vui trong năm rôm rả, chuyện nhớ nhà từ Tết trước của những đứa con xa, chuyện tu sửa nhà thờ, chuyện tặng quà, bằng khen cho trò ngoan học giỏi là con cháu trong họ… Những mâm lễ được hạ xuống, chén rượu quê chơn chất chúc thọ ấm lòng. Trẻ con không tả hết niềm vui cứ ao ước những ngày Tết dài mãi ra. 

Người ta không thể cứ ôm mãi ký ức giữa dòng đời cuộn chảy. Tôi cũng phải hòa vào cuộc mưu sinh khắc nghiệt đôi lúc tưởng không còn lối quay về. Cuộc sống bây giờ cái gì cũng đầy tay, song tôi vẫn mãi bâng khuâng nhớ hương vị Tết quê thanh đạm thuở xưa. Từ hai bảy tháng Chạp trong xóm đã râm ran tiếng nói cười, tiếng chày quết chả, tiếng trẻ con túm tụm thả cửa chơi trò. Vào quãng giữa năm anh em tôi đã lo đào côộc tre phơi khô chất sau hồi để Tết nấu bánh chưng; rồi thường được giao nhiệm vụ mang lá dong ra giếng rửa từng ngọn thật sạch. Năm ngoái tôi về vẫn thấy ba tôi tự tay gói bánh, dẫu nó không vuông thành sắc cạnh bằng những cặp bánh chỉ cần alô là người ta mang đến. Ba tôi bảo đây là tấm lòng thành dâng cúng ông bà, phải chọn nếp, làm nhân và tự gói.

Nhớ mùi hương trầm thơm dịu ngọt được vấn giấy trắng có một sọc màu đỏ. Bất cứ lúc nào, hễ hương trầm phảng phất tôi lại ngỡ Tết đang rất gần. Mỗi lần tôi về, ba tôi thường nhắc tôi trước hết là rửa ráy vào thắp hương lên bàn thờ và lúc ra đi cũng vậy. Vào những ngày cận Tết, điều ba tôi cẩn trọng nhất là ở gian thờ, với những người đã mất vẫn một nụ cười mãn nguyện. Có lẽ trong thâm tâm ba mẹ tôi, các cụ vẫn sợ một ngày nụ cười ấy nhạt phai, sợ một hành động bất cẩn sẽ khiến những người đã khuất tủi phận mà lặng lẽ ra đi một lần nữa. 

Những đồ vật thờ cúng trên bàn thờ sẽ được mang xuống rửa sạch, lau chùi bóng loáng. Cặp bánh chưng đầu tiên vớt khỏi nồi, ép nước vừa khô là được đặt lên bàn thờ; những món ngon nhất cũng được dâng trước lúc gia đình với những khuôn mặt quây quần thưởng thức. Tôi nhớ lắm ông bà nội ngoại nhưng cảm nhận về sự vắng mặt của họ vẫn còn khá mơ hồ. Có lẽ vì thế hồi nhỏ tôi vẫn thường lui tới lùm Mây, nơi được xem là có nhiều người trong cuộc chiến đã oan khuất nằm xuống…

Trước mặt lùm Mây là bãi hoang rộng, chiều nào cũng có trâu bò gặm cỏ. Không sợ trâu thất lạc hay phá phách, lũ trẻ thả chúng nơi đây là có thể thỏa chí chui vào trong lùm hái trái, hái lá cây ăn được, đào củ mài hoặc ngủ say sưa… Một thanh niên đầu tiên ra bãi hoang trước lùm Mây dựng ngôi nhà rộng sáu mươi mét vuông bằng gạch tự đóng, đưa vợ con ra đó sống; chỗ đất thênh thang thì xin phép làng cày xới trồng đỗ lạc. Từ đấy không còn trâu bò đến, không còn những cánh diều bay lên và tiếng lịch bịch lũ trẻ đá bóng, cũng không còn các cụ già bà lão hay ngồi hóng mát vào mỗi chiều lộng gió… Ban đêm con nít tuyệt nhiên vắng; phải đợi lúc cái bóng hai lăm oát ngoài hiên ngôi nhà lẻ loi bật lên, người ta mới lui tới uống nước ngon.

Vào dịp cận Tết, xóm tổ chức một mâm nhỏ cúng hồn những người xấu số, mong rằng ở phía bên kia cuộc đời họ cũng được hưởng chút hương vị Tết an lành. Công việc này được quan tâm chu đáo, như cái lễ cúng đất chung của xóm. Lệ này có từ khi lập làng, diễn ra đều đặn hằng năm trước lùm Mây (chỉ gián đoạn vào những năm chiến tranh chống Mỹ quá ác liệt). Tuổi nhỏ không hiểu gì, đứng ngoài vòng cuộc lễ sao cứ thấy lâng lâng, nghẹn ngào. Ngày đó làng gồm bốn ấp, mỗi ấp được cấp cho năm sào ruộng, canh tác sanh lợi để lo chi phí lễ; riêng làng là một mẫu hai. Lễ vật do người dân làm tập trung tại nhà Hội trưởng. Ngoài ra mỗi gia đình đều có một mâm bánh (bánh tét, bánh ít, bánh nậm…) người nghèo thì khoai, sắn. Tôi thoáng nghĩ, những người oan khuất không may mắn với cõi trần chắc sẽ mừng lắm, không phải ở chút lễ bình thường mà ở tấm lòng của bao con người trong làng và họ tộc, sẽ an ủi họ hướng về miền sáng tâm linh mà siêu thoát.

Có năm hương án, bốn của bốn ấp và một của làng đặt chính giữa. Đồ giấy có hình hài của các vị trưởng họ, binh lính. Đặc biệt nhất là vị Tiêu diện cao to, khuôn mặt dữ dằn, tay cầm đôộc ba ngạnh, miệng thét ra lửa. Vị này, theo quan niệm của làng, sẽ trừng trị những cô hồn quấy phá buổi lễ, quấy phá cuộc sống của người dân trong suốt cả năm, sau đó ngài sẽ chia đều lộc cúng cho tất thảy. Từ nghĩa cử này tôi dường như đã “hiểu” hơn về những người khuất mặt theo cách gọi dân gian, và từ đó ít cảm thấy sợ ma mỗi lần đến lùm Mây cũng như ngang qua đình vào ban đêm như trước nữa. Họ cũng như ông bà tổ tiên mình trên bàn thờ, chỉ là không may lạc bước nên u hoài vất vưởng.

Lễ bắt đầu vào yết lúc ba giờ chiều, chong đèn dầu kéo dài suốt đêm cho tới mười giờ sáng ngày hôm sau. Suốt thời gian đó kèn trống chiêng la vang trời, cờ ngũ hành chung quanh phấp phới. Việc hành lễ hết sức long trọng giữa nghi ngút khói hương cùng lời khấn vái từ Ban chủ lễ. Lúc lễ tất, nhà nhà bưng mâm bánh trái về. Chủ lễ sẽ thu lại mỗi mâm dăm ba cái bánh, cùng với xôi thịt mang về tại đình dọn ra mời chức sắc vai vế trong làng hưởng lộc; còn dân của ấp nào về ấp nấy…

Có một năm không về quê được, trong mâm cúng tất niên vừa hạ xuống, giữa tiếng nói cười của mấy ông hàng xóm, tôi bỗng giật mình tưởng đang chung vui bên ở nhà ông Hội trưởng sau khi lễ vật bưng về từ lùm Mây. Bây giờ bãi hoang phía trước lùm không còn nhận ra ở đâu nữa, nhà san sát và không một cây cổ thụ nào tồn lại để làm chứng cho nơi này. Lệ làng mất nét, trả lại trong hương ước một tờ giấy trắng. Để rồi cứ tới những ngày cận Tết, các cụ cao niên lại ra đình làng thắp chút hương xưa nhớ vọng.

Chợt nghĩ nếu một dịp Tết trở về quê bỗng tuyệt nhiên vắng bóng các cụ già bà lão, sẽ ra sao? Không ngang vai bằng lứa, một thanh niên như tôi dĩ nhiên không “bạn bè” gì với các cụ. Tết là mùa vui, mùa của trăm hoa khoe sắc, mùa của tuổi xuân tràn sức sống, mùa của sự trỗi dậy… Nhưng vắng họ đình làng bỏ ngõ; những cuộc lễ trọng của làng sẽ phai mờ sinh khí. Trong mỗi ngôi nhà vắng người râu tóc bạc phơ, gian thờ dường như hồn thiêng hoang lạnh. Những cái khoanh tay kính cẩn trước ông bà sẽ gieo vào tâm thức lũ trẻ mãi mãi cho đến khi chúng tung tăng ở cuối chân trời góc bể, hình ảnh đó vẫn là tiếng gọi quay về nguồn cội.

Nhà tôi có một cây đào trước hiên; mỗi ngày mồng trôi qua, hoa rụng càng nhiều. Tôi cứ sáng sớm thức dậy lại nhìn hoa phủ kín mặt đất mà ngơ ngẩn như vừa rơi một vật quý xuống giếng. Dạo khắp đầu thôn cuối xóm, tôi không muốn nán lại bất cứ nhà ai; kể cả những trò chơi Tết vui nhộn ao ước từ lâu nay vẫn ngại ngần tham gia, tiếc thời gian hơn những đồng bạc mừng tuổi còn thơm mùi giấy. Sân đình làng nhộn nhịp tới khuya với nhiều trò chơi dân gian… Về nằm xuống lại sợ sáng tỉnh giấc trên mặt đất sẽ không còn xác đào đỏ au; vẫn biết những tờ lịch hiếm hoi đã biến mất và mẹ đã thay tôi dọn đi sắc màu ám ảnh suốt những tháng ngày mong đợi ngỡ như Tết sẽ không về nữa bao giờ.

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Học Đạo Như Thế Nào Để Được An Vui, Hạnh Phúc Giữa Cuộc Đời?

Học đạo như thế nào để được an vui, hạnh phúc giữa cuộc đời?

HỌC ĐẠO NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC AN VUI, HẠNH PHÚC GIỮA CUỘC ĐỜI? Thích Giác Chinh   Đạo từ...

Báo Oán

Báo oán

BÁO OÁN Ni Sư Thích Nữ Trí Hải thuật Vào khoảng năm 1978, chùa chúng tôi xảy ra một biếng...

Ẩn Tu Ngẩu Vịnh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Năm Và Sáu

LỊCH SỬ KẾT TẬP KINH LUẬT LẦN THỨ NĂM VÀ SÁU Thích Phước sơn LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG...

Mẫu Hình Người Cư Sĩ Lý Tưởng Chúc Phú

Mẫu Hình Người Cư Sĩ Lý Tưởng Chúc Phú

MẪU HÌNH NGƯỜI CƯ SĨ LÝ TƯỞNG Chúc Phú Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại...

Diễn Văn Phật Đản Pl.2561 – Dl.2017 Của Hòa Thượng Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

DIỄN VĂN PHẬT ĐẢN PL.2561 - DL.2017CỦA HÒA THƯỢNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰGIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM...

Khai Thị Quyển 2

Khai Thị Quyển 2

KHAI THỊ QUYỂN 2Hòa thượng Tuyên HóaBan Phiên Dịch Việt Ngữ Trường Đại Học Pháp GiớiVạn Phật Thánh Thành Talmage,...

Biết Và Không Biết

BIẾT VÀ KHÔNG BIẾTNi Sư Thích Nữ Hạnh Huệ Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất...

Cái Thiện Và Hạnh Phúc

Cái thiện và hạnh phúc

Từ thời thơ ấu, chúng ta đã biết thiện ác, tốt xấu là gì. Ăn cơm vung vãi đầy bàn...

Nhàn Đàm Cái Giận Chốn Thiền Lâm

Nhàn đàm cái giận chốn thiền lâm

NHÀN ĐÀM CÁI GIẬN CHỐN THIỀN LÂM Huỳnh Ngọc Chiến Trong tam độc “tham - sân - si” thì nóng...

Ngắn Dài Chi Đâu

NGẮN DÀI CHI ĐÂU Truyện ngắn của Tiểu Lục Thần Phong   Đã tự nhủ lòng không xem giờ, nhưng...

Khen chê là việc thường tình của thế gian

KHEN CHÊ LÀ VIỆC THƯỜNG TÌNH CỦA THẾ GIANThích Đạt Ma Phổ Giác      Khi được khen ai cũng...

Không Phải Là Lời Của Phật *

NGUYÊN VĂN BẢN KINH: .../.... Bấy giờ, A-nan trịch áo bày vai phải, quỳ gối phải xuống đất, bạch Phật:...

Không Cần Bạn Phải Là Vĩ Nhân

Không cần bạn phải là vĩ nhân

KHÔNG CẦN BẠN PHẢI LÀ VĨ NHÂN (Truyện ngắn) Nhà văn Mỹ Elbert Hubbard từng nói: Bạn có thể là...

Sáu Pháp Thành Tựu Trong Kinh Kim Cang

Sáu pháp thành tựu trong Kinh Kim Cang

Mỗi kinh Phật thường có cách sắp xếp theo sáu pháp thành tựu (lục chủng thành tựu) để chứng tỏ...

Học đạo như thế nào để được an vui, hạnh phúc giữa cuộc đời?

Báo oán

Ẩn Tu Ngẩu Vịnh

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Năm Và Sáu

Mẫu Hình Người Cư Sĩ Lý Tưởng Chúc Phú

Diễn Văn Phật Đản Pl.2561 – Dl.2017 Của Hòa Thượng Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Khai Thị Quyển 2

Biết Và Không Biết

Cái thiện và hạnh phúc

Nhàn đàm cái giận chốn thiền lâm

Ngắn Dài Chi Đâu

Khen chê là việc thường tình của thế gian

Không Phải Là Lời Của Phật *

Không cần bạn phải là vĩ nhân

Sáu pháp thành tựu trong Kinh Kim Cang

Tin mới nhận

Phật dạy: “Bỏ tất cả mới được tất cả”

Đức Phật giảng về viễn cảnh thời Mạt pháp

Vì sao con người làm khổ nhau?

Tài sản của người con Phật

Thư Ngỏ V/v: tôn tạo sửa chữa lại Chùa sau mùa mưa bão

Nhân quả là quy luật khách quan

Nhân duyên Đức Phật Thích Ca Giáng sinh

Thư Kêu Gọi của Thầy chủ trì chùa Moitri Buddhist Vihara, Goussainville (France)

Ước nguyện quá khứ

Hạnh hiếu của Đức Phật

Tại sao Đức Phật chọn Đản sinh nơi rừng cây?

Ngũ dục là một chướng ngại trên đường tu đạt giải thoát

Phương pháp giải trừ vô minh là con đường bát chánh đạo

Những câu chuyện về Đức Phật nhập Niết Bàn

Chùa Vĩnh Phúc an vị tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Con ăn trưa hôm nay chưa?

Lời Phật dạy về các hóa giải những rắc rối trong quan hệ gia đình

Tháng 4 – Mùa hoa Sala về!

7 việc Phật dạy không đáng “hy sinh” trong đời

Đem Phật vào tâm

Tin mới nhận

Nhà có ba bà chị

Đi Từ Viễn Ly Đến Từ Bi

Giá trị chân thật về con người

Lời Khuyên Cho Bản Thân

Rơi

Ý nghĩa lễ Tự tứ trong Phật giáo Nam truyền

Thời niên thiếu của Đức Đạt Lai Lạt Ma – [ BBC ]

Núi Tu Di Và Tứ Châu Thiên Hạ

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 11)

22. Sống Trong Giây Phút Hiện Tại

Tôi hoan hỉ là con của những nông dân giản dị

Câu chuyện nhân quả: Niệm Phật cứu người thoát khỏi địa ngục

Vị Trí Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc (Phần 3 Hết) Thích Tâm Mãn

Truyền Thống An Cư

Nghiệp- Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 Thuyết Pháp Tại Đại Học Brown

Pháp giúp Bồ-tát tại gia thành tựu Bồ-đề vô thượng

Giới Thiệu Kinh Đại Niệm Xứ

Câu Chuyện Đi Đứng

Rửa Chén, Chờ Thần Chết

Phật Pháp căn bản cho người tại gia

Tin mới nhận

Kinh Kalaka Sutta: Thấy Biết Mà Không Dựng Lập Thấy Biết

Kính Trọng Cha Mẹ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 279)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 07)

Ba Dấu Ấn Của Chánh Pháp (Tam Pháp Ấn)

Kinh Bách Dụ: Đòi không có vật

Sn 4.1 — Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 — Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động

Kinh Kim Cương Bát Nhã Giảng Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 338)

Giới Thiệu Và Giải Thích Đề Kinh Kim Cương Bát Nhã

Quảng Ngãi: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiết giới thọ An cư

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 53)

Giới Thiệu Kinh Tăng Nhất A-hàm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 157)

Tâm Kinh Bát Nhã Qua Cái Nhìn Của Nhà Thiền

Kinh Bách Dụ: Cậu bé bắt được rùa lớn

Kinh Bách Dụ: Lạc đà chết, hũ bể

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 61)

Tin mới nhận

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 2)

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 1)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 97)

Nhắc Nhở Tu Hành

Lược Giải Kinh A Di Đà

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 77)

Buông Bỏ Chấp Trước Mới Thoát Khỏi Luân Hồi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 83)

Hoài nghi lời Phật, hành giả đi về đâu?

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 28)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 31)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 323)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 21)

Tinh Hoa Của Đại Thừa Là Quan Điểm “Hồi Nhập Ta Bà”

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 32)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 240)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 52)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.