PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Suy Nghĩ Về Hướng Giáo Dục Đạo Phật Cho Tuổi Trẻ – Tt Thích Tuệ Sỹ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Phật giáo Việt nam đang chứng kiến những xáo trộn và khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Các mô hình tổ chức, những lễ tiết sinh hoạt, từ ma chay, cưới hỏi các thứ, được cố gắng rập khuôn theo mô hình phương Tây một cách vội vã đã làm xói mòn phần nào truyền thống tâm linh của dân tộc. Thêm vào đó, dưới tác động của xã hội tiêu thụ, và sức ép của quyền lực chính trị làm nảy sinh những tâm trạng bệnh hoạn do bởi quan điểm thế quyền và giáo quyền thiếu nền tảng giáo lý. Tình trạng đó tất nhiên đã có những tác động tiêu cực lên đường hướng giáo dục thanh niên Phật tử Việt nam.

Ngày nay, nói đến tuổi trẻ Việt nam, có lẽ nên tượng hình như hai đường thảng mà điểm hội tụ là một điểm trong xã hội tiêu thụ. Đó là hai bộ phận tuổi trẻ trong nước và ngoài nước. Tuy tất cả cùng được giáo dục theo mô hình giáo dục phương Tây, nhưng do khác biệt định chế xã hội dựa trên quyền lực chính trị chứ không phải do xu hướng phát triển tự nhiên. Đó là sự khác biệt giả tạo như vũng sình, không biết đâu là chỗ chắc thật để bám vào mà thoát thân. Tuổi trẻ Viêtn nam đang bị bật rễ, do đó có nguye mất hương, hay thực sự đã mất hướng. Tuổi trẻ của đạo Phật Việt nam cũng không ngoại lệ, và không dễ dàng vượt qua tình trạng mất hướng này. Ở đây tôi nói mất hướng là nhìn từ điểm đứng dân tộc. Tuổỉ trẻ ở nước ngoài chỉ cần quên, hay tạm thời quên, nguồn gốc Việt nam của mình, thì hướng đi cho nhân cách được xác định ngay từ khi vừa bước chân vào cỗng Đại học. Nói cách khác, tuổi tre Viêt nam hải ngoại không phải hoàn toan bị bật rễ, nhưng ở trong tinh trạng di thực. Quýt phương Nam đêm trồng trên đất phương Bắc, có thể ngọt hơn, có thể chua hơn, va cũng có thể èo uột vì không hợp phong thổ. Tuổi trẻ trong nước là thân cây còn dính chặt với gốc rễ trên bản địa. Nhưng để sinh tồn, và muốn phát triển nhanh chóng, bị sức hút của sự thăng tiến tác động từ bên ngoài, nên có nguy cơ bật rễ. Đại bộ phận tuổi trẻ Việt nam ngày nay biết rất ít vè quá khứ ông cha mình, đã yêu nhau như thế nào, đã suy nghĩ như thế nào để bắt kịp những giá trị tâm linh phổ quát của nhân loại.

Tuổi trẻ của đạo Phật Việt nam tuy có thể được tin tưởng là còn cố bám chặt lấy gốc rễ truyền thống để vươn lên, nhưng do sự thiếu trách nhiệm hoặc thiếu nhận thức về hướng đi của thời đại của những người đang đứng trên cương vị giáo dục vô tình chẳng khác nào bác sỹ không còn biết liệu pháp nào hay hơn là cho uống thuốc ngủ để người bịnh quên đi những nhức nhối của thời đại mà tuổi trẻ cần phải biết đẻ chọn hướng đí tương lai cho đời mình. Mặt khác, do sức ép chính trị mà tuổi trẻ cần phải được tập hợp thành lực lượng tiền phong và hậu bị để bảo vệ chế độ, do đó việc giảng giải đạo Phật cho tuổi trẻ không được phép vượt qua các cỗng chùa. Bên trong cỗng chùa, tuổi trẻ chỉ đựơc giảng dạy những ý nghĩa vô thường hay vô ngã không như là quy luật vận động đê tồn tại, phát triển và huỷ diệt của thiên nhiên và xã hội, mà như là một bức tranh toàn xám của cuộc đời được tô trét bởi những người mà tuổi đời đã mệt mỏi với những thành công và thất bại đã làm thui chột ý chí. 

Trong một xã hội hội mà các giá trị tâm linh truyền thống đang bị băng hoại, một số thanh niên tác quái tại các đố thị lớn dựa vào quyền lực chính trị của cha chú, hay tiền của bất chính của bố mẹ; một số khác miệt mài học chỉ để làm thuê, làm những người nô lệ kiểu mới trung thành với những ông chủ giàu sụ. Một số khác, cam chịu thân phận nghèo đói, thất học, cam chịu tất cả nhục nhã của một dân tộc nghèo nàn lạc hậu. Trong tình trạng đó, sự hiện diện của các đoàn sinh GDPT, những đơn vị tập hợp các thanh niên biết tìm lẽ sông cho bản thân, thật sự là một thách thức xã hội, mà quyền lực chính trị cảm thấy như một đe doạ nếu không vận dụng được để phục vụ cho tham vọng đen tối, mà vì thâm vọng ấy có khi sẵn sàng mãi quốc cầu vinh. Như thế thì, tất nhiên là ảo tưởng khi nói rằng, chúng ta chỉ tập họp tuổi trẻ để dạy đạo, không cần biết cái gì khác nữa. Nói thế chẳng khác nào lùa những nai con vào một chỗ để cho cọp dữ dễ dàng thao túng.

Tất nhiên, đất nước cần tuổi trẻ để xây dựng. Đạo pháp cũng cần tuổi trẻ để thể hiện bản hoài tiếp vật lợi sinh của mình. Theo bản hoài đó, giáo dục đạo Phật cho tuổi trẻ không chi có mục đích chiêu dụ họ vào trong bốn vách tường nhà chùa để cách ly những phòng trà, hộp đêm, những môi trương cám dõ, sa đọa. Tuy nhiên, cơ bản giáo dục đạo Phật vẫn phải là rèn luyện đạo đức, phát trình độ nhận thức tâm linh. 

Trước hết, hãy nói về rèn luyện đạo đức. Ở đây hoàn toàn không có vấn đề nhồi nhét những tín điều đức lý. Nghĩa là, không nói với tuổi trẻ không được làm điều nầy, khhông được làm điều kia. Tuổi trẻ có thể làm bất cứ điều gì mà họ tự thấy thích ứng với thời đại. Những không để cho tuổi trẻ bị lôi cuốn bởi những yếu tố độc hại của thời đại, không bị lệch hướng nhận thức bởi các phong trào thời thượng, do đó cần thiết lập một không gian an toàn, và di động. Không gian an toàn đó là bồ đề tâm. Tính di động, đó là vô trụ xứ của Bồ tát. Chúng ta cần nói thêm hai điểm này.

Lớn lên tại các đô thị phồn vinh, rồi bước vào xã hội với học vị cao, mức sống ổn định, một bộ phận tuổi trẻ ít khi trực tiếp sống với những đau khổ của các bạn trẻ khác ở những vùng đất tối tăm xa lạ. Thiếu đồng cảm về những khổ đau của đồng loậi, do đó cũng thiếu luôn cả nhận thức về thực chất của sự sống, không thể hiểu hết tất cả ý nghĩa thiết cốt của khát vọng sinh tồn. Cho nên, đưa đạo Phật đến với tuổi trẻ, phải có nghĩa là đưa tuổi trẻ đến giáp mặt với thực tế của sinh tồn. Đó là làm phát khởi bồ đê tâm nơi tuổi trẻ: ỡNơi nào hiểm nạn, tôi nguyện sẽ là cầu đó. Nơi nào tối tăm, tôi nguyện sẽ ngọn đuốc sáng. Đây có thể là ước nguyện xa vời, thậm chí sáo rỗng đối với một số người. Nhưng đó chính lâ mặt đất kim cang để trên đó tuổi trẻ tự vạch hướng đi cho mình, tự quy định những giá trị sống thực cho chính đời mình.

Về tính di động, đó là tính mở rộng, không tự câu thúc vào trong một không gian xã hội chật hẹp, để có thể có tầm nhìn xa hơn, vượt ngoài thành kiến và truyền thống khép kín của xã hội mình đang sống. Nói cụ thể hơn, tuổi trẻ được giáo dục để luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng lên đường. Đến bất cứ nơi nào trên trái đất này, nơi mà đau khổ được sống thực hơn, hạnh phúc được trắc nghiệm chân thực hơn. Trong một ý nghĩa khác, tính di động như vậy đồng nghĩa với tính phiêu lưu. Từ khi sống tại njhững đo thji được xem là ổn định, nhân loại đã dập tắt đi tính phiêu lưu nơi tuổi trẻ, nhưnh khơi dạy tính du lịch nơi người lớn đii tìm những lạc thú mới để thay đỏi khẩu vị thường nhật. 

Tinh thần vô trụ xứ tất nhêin có nhiều điểm khac biệt. Vô trụ xứ nói, Không trụ sinh tử, không trụ Niết bàn.ữ Đó là tinh thần khai phóng, không bị buộc chặt vào bất cứ giá trị truyền thông nào. Tuổi trẻ cần được học hỏi để sống với tinh thần khai phóng và bao dung, để tự minh định giá chuẩn xác giá trị các nền văn minh nhân loại, tự mình chọn hướng đi thích hợp trong dòng phát triển hài hoà cuta tất cả các nên văn minh nhân loại, tuy khác biệt tín ngương, khác biệt tập quán tư duy, khác biệt cả phong thái sinh hoạt thường nhật.

Về sự phát triển trình độ nhận thức tâm linh nơi tuổi trẻ, ở đây chúng ta nói đến sự học tập thông qua Kinh điển truyền thống. Tam tạng Thánh điển là kho tàng kiến thức bao la. Dựa trên những lời dạy căn bản của đức Phật về giá trị của sự sống, bản chất của đau khổ và hạnh phúc, trên đó nhiều quy luật về thiên nhiên, về xã hội, về tâm lý, ngôn ngữ, của con người lần lượt được phát hiện qua nhiều thời đại trong nhiều khu vực địa lý có truyền thống lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng, trong toàn bộ lịch sử các nền văn minh nhân loại, đang tồn tại hay đã biêt mất, không một học thuyết nào mà không từng bị nhận thức của người đời sau vượt qua. Có học thuyết bị vượt qua và bị đào thải luôn.ốạ học thuyết bị vượt qua, rồi được phục hoạt. Nhưng có rất ít học thuyết được phục hoạt mà bản chất không bị biến dạng. Biến dạng cho đến mức nếu so sánh với quá khứ, nó như là quái thai. Giáo lý của Phật khẳng định quy luật vô thường, nên vấn đè là khế lý và khế cơ, chứ không phải là vấn đề bị hay không bị vựot và đào thải.

Tuổi trẻ học Phật không có mục đích trở thành nhà nghiên cứu Phật học, mà học Phật là tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy, linh hoạt, để có thể nhìn thẳng vào vào bản chất sự sống. Cho nên, sư học Phật pháp không hề cản trở sự học thế gian pháp; kiến thức Phật học không xung dột với kiến thức thế tục. Duy chỉ có điều khác biệt, là học Phật khởi đi từ thực trạng dâu khổ của nhân sinh để nhận thức đâu là hạnh phục chân thật. Bi và trí là đôi cánh chắc thật sẽ nâng đỡ tuổi trẻ bay liẹng vào suốt không gian vô tận của đời sống.
 

04-05-2004 11:23:46
 

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Nghĩa Và Điều Kiện Xuất Gia

Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Thuyết Pháp

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Load More

Discussion about this post

Bảy Loại Phước Xuất Thế Gian

Bảy loại phước xuất thế gian

Thế mới biết, chỉ cần kính tin Tam bảo, phát tâm quy y, thọ trì năm giới là đã đặt...

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 71)

Kinh văn: “Chánh đạo trang nghiêm cố, đắc chánh trí tuệ, thường kiến tại tiền”. Trong ba mươi bảy phẩm...

Buddhaghosa Và Lev Tolstoy – Những Người Đi Tìm ý Nghĩa Cho Cuộc Đời

BUDDHAGHOSA và LEV TOLSTOY Những người đi tìm ý nghĩa cho cuộc đời Thích Phước An Những ai đã đạt...

Cái Chết Của Những Giá Trị

Cái chết của những giá trị

CÁI CHẾT CỦA NHỮNG GIÁ TRỊ Minh Mẫn   Văn chương chữ nghĩa ngày nay như là một gánh nặng...

Giọt Nước Mắt Của Cụ

Giọt nước mắt của cụ

GIỌT NƯỚC MẮT CỦA CỤGiác Minh Luật Mong sư nhận tấm lòng này... Đó là câu nói và hình ảnh...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Nhất

LỊCH SỬ KẾT TẬP KINH LUẬT LẦN THỨ NHẤT Thích Phước sơn Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn...

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 79)

 Thứ hai là “Vô úy”. “Vô úy” chính là không có lo sợ. Có bốn loại vô úy. Loại thứ nhất là...

Ngày Ý Thức Về Căng Thẳng

Ngày Ý Thức Về Căng Thẳng

NGÀY Ý THỨC VỀ CĂNG THẲNG Nguyên Giác Chữ “căng thẳng” là dịch sát nghĩa của chữ “stress” trong tiếng...

Trần Nhân Tông Giữ Giới Trong Sạch Để Làm Gì – Thích Thanh Thắng

TRẦN NHÂN TÔNG GIỮ GIỚI TRONG SẠCH ĐỂ LÀM GÌ Thích Thanh Thắng  Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi...

Thân Bệnh, Tâm Không Bệnh

Thân bệnh, tâm không bệnh

Có thân nên có bệnh Kinh điển ghi lại rất nhiều trường hợp các Tỳ-kheo, Phật tử mang trọng bệnh,...

Niệm Phật Tam Muội

NIỆM PHẬT TAM MUỘI THÔNG BÁCYếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe"...

Sở Tri Chướng – Nên Hiểu Thế Nào?

Sở tri chướng – nên hiểu thế nào?

SỞ TRI CHƯỚNG - NÊN HIỂU THẾ NÀO? Nếu chúng ta bỏ chút thì giờ để tìm hiểu “Sở tri...

Những Câu Chuyện Ám Hại Đức Phật

Những câu chuyện ám hại Đức Phật

Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh...

Ngoài đúng và sai

Triết lý Phật giáo đầy mâu thuẫn. Logic học hiện đại đang nghiên cứu tại sao bây giờ nó có...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 92)

 Các vị đồng học, xin chào mọi người! Hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục trả lời các vấn đề...

Bảy loại phước xuất thế gian

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 71)

Buddhaghosa Và Lev Tolstoy – Những Người Đi Tìm ý Nghĩa Cho Cuộc Đời

Cái chết của những giá trị

Giọt nước mắt của cụ

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Nhất

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 79)

Ngày Ý Thức Về Căng Thẳng

Trần Nhân Tông Giữ Giới Trong Sạch Để Làm Gì – Thích Thanh Thắng

Thân bệnh, tâm không bệnh

Niệm Phật Tam Muội

Sở tri chướng – nên hiểu thế nào?

Những câu chuyện ám hại Đức Phật

Ngoài đúng và sai

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 92)

Tin mới nhận

Đức Phật là ai? (phần cuối)

Phú Khánh Tự – Điểm Hẹn Của Những Tấm Lòng

Đức Phật – Ngài là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian

Lời Phật dạy: Vô minh là cấu uế lớn nhất

Vị Phật quá khứ hay Nhiên Đăng Cổ Phật là ai?

3 thành tựu siêu việt Đức Phật chứng đạt được trong đêm Ngài thành đạo

Vận mệnh trong lòng bàn tay

Trí huệ quang minh Phật chiếu khắp tâm chúng sinh

Lời tán thán Đức Phật

Người tu sợ nhất cái gì?

Hãy đẹp ngay từ tâm mình

Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời

Làm thế nào để thoát khỏi bóng đen của những nỗi buồn phiền?

Lời Phật dạy về “Thiểu dục tri túc”

Bụt dạy về mười hai nhân duyên

Học theo gương hạnh Đức Phật

Câu chuyện nhân quả trong cuộc đời Đức Phật

Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được Đức Phật tán thán

Ước nguyện quá khứ

Cách chuyển hóa vận hạn theo lời Phật dạy để có được cuộc sống bình an, hạnh phúc!

Tin mới nhận

Luận giải về sự rèn luyện như tia sáng (2)

Quán Niệm Được An Lạc

Cụ bà 104 tuổi ở Bình Định làu thông kinh Phật

Lễ Bế Mạc Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008

Nỗi “Khổ” Trong Nhà Phật: Có Hay Không?

Vương đạo và bá đạo

Sách mới: “Phật giáo Việt Nam qua phong dao tục ngữ”

“Trí huệ – Những hiểu biết thay đổi cuộc đời”

Xây dựng niềm tin vững chắc cho cư sĩ phật tử trong bối cảnh khủng hoảng truyền thông hiện nay

Phật Lịch Và Phật Đản Sinh

Hưởng thụ lạc được Như Lai khen ngợi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 240)

Phép mầu thần thông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Kệ Tụng Đản Sinh Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn

Giới Sadi Và Giới Sadi Ni

Phật Giáo Quảng Bình và những vấn đề

Trị Tâm Sân Hận

Người Phật tử Israel trước xung đột hận thù

Nghi Thức Tụng Niệm Hằng Ngày

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 246)

Đại Bi Chú Giảng Giải

Kinh Veranjaka-sutta Và Kinh Nakulapita-sutta

Kinh Viên Giác Luận Giảng

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 11)

Niệm Phật và niệm chú Đại Bi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 28)

Hướng Dẫn Đọc Kinh Trung Bộ

Kinh cha mẹ ân trọng khó báo đáp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 322)

Kinh Thập Thiện Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 278)

Kinh Bách Dụ: Người giúp việc giữ cửa

Hà Nội: Cung rước xá-lợi Phật kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 02)

Kinh Bách Dụ: Chữa bệnh đầu hói

Kinh Tạng Pali (Nam Tông) [Pdf Dành Cho Kindle]

Thí Dụ Về Cây Đàn, Kinh Tăng Chi Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 344)

Giới Thiệu Kinh Trung A Hàm

Tin mới nhận

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 1)

Những Điều Cần Biết Hộ Niệm Vãng Sanh Tây Phương

Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 32)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 24)

Ý Nghĩa 12 Lời Nguyện Niệm Phật

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 21)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 18)

NỀN TẢNG CỦA SỰ AN ĐỊNH, PHỒN VINH XÃ HỘI LÀ “GIA ĐÌNH” TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Cửa Vào Tịnh Tông

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 122)

Phật Giáo Là Gì?

Chánh tri chánh kiến

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 356)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Nhận Thức Về Tái Sinh – Chứng Ngộ – Vãng Sanh

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 3)

Tịnh Độ Là Lòng Trong Sạch, Di Đà Là Tính Sáng Soi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 6)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.