PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Sưu tầm trong “lửa giác ngộ” – bổ sung phần đọc trong “chấm dứt thời gian”

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

 

SƯU TẦM TRONG “LỬA GIÁC NGỘ” –

BỔ SUNG PHẦN ĐỌC TRONG “CHẤM DỨT THỜI GIAN”

Tuệ Thiền Lê Bá Bôn

 

(Sưu tầm trong Lửa Giác Ngộ – đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và một số hành giả thiền định. Dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại, 2010.

Đọc “Chấm Dứt Thời Gian” – Đi Tìm Dấu Vết Sự Sống Bất Sinh Bất Diệt đã được đăng ở trang web này. Chấm Dứt Thời Gian (Krishnamurti, ĐHN dịch) do nxb Thời Đại xuất bản năm 2010.

Những chữ trong ngoặc đơn và chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa).
—- 
(…)
Krishnamurti: (…) Tâm không sao bước vào một chiều không gian hoàn toàn mới khác nếu còn có bóng đen của kỉ niệm (mang tính tâm lí quy ngã-cái “tôi”). Bởi “CÁI KIA” VỐN PHI THỜI GIAN. Cái chiều không gian kia vốn vĩnh hằng, và tâm trí muốn thâm nhập vào đó phải không có yếu tố thời gian (thời gian tâm lí-động thái trở thành của cái “tôi”). Tôi nghĩ điều này hợp lẽ và hợp logic.

Pupul Jayakar: Nhưng cuộc sống không mang tính logic cũng không hợp lẽ.

Krishnamurti: Tất nhiên là không. Muốn thấu hiểu cái VĨNH HẰNG – mà không qua thời gian – tâm trí phải thoát khỏi mọi sự được tích tập góp nhặt về mặt TÂM LÍ, TỨC THỜI GIAN. Muốn thế, tất phải chấm dứt thôi.

Pupul Jayakar: Vậy là không có việc thâm nhập khám phá sự chấm dứt?

Krishnamurti: Ồ, có chứ.

Pupul Jayakar: Khám phá sự chấm dứt như thế nào?

Krishnamurti: Chấm dứt cái gì – chấm dứt sự tiếp nối liên tục của một tư tưởng, một xu hướng, một dục vọng đặc biệt nào đó, chính các chất liệu này tiếp sức sống cho sự liên tục. Sinh và tử – trong khoảng cách mênh mông này là SỰ LIÊN TỤC TIẾP NỐI SÂU XA như dòng sông. Lưu lượng nước làm cho dòng sông trở nên tuyệt vời – như sông Hằng, sông Rhine, sông Amazone và ta không thấy được vẻ đẹp của dòng sông. Như bạn thấy đó, ta chỉ sống trên bề mặt nông cạn của dòng đời mênh mông. Ta không thấy cái đẹp của nó vì ta mãi mãi sống trên bề mặt. Và chấm dứt là CHẤM DỨT CÁI BỀ MẶT NÔNG CẠN NÀY. (Trang 122-123).

(…)
Krishnamurti: Bà đã nói hai điều: THỨC, consciousness của Krishnamurti và sự chấm dứt của thân xác. Thân xác sẽ chấm dứt bởi tai nạn, bệnh tật. Điều đó là hiển nhiên. Thế còn thức của người đó là gì?

Pupul Jayakar: Mênh mông vô tận, tràn ngập thương yêu.

Krishnamurti: Nhưng tôi không gọi đó là thức.

Pupul Jayakar: Tôi dùng từ “thức” để kết hợp với thân xác của Krishnamurti. Tôi không nghĩ ra từ nào khác. Có thể gọi là “TÂM của Krishnamurti”. (Trang 123).

(…)
Krishnamurti: Và tôi thấy điều này. Tôi CẢM NHẬN được nó. Với tôi, đây là một TÂM THÁI DIỆU KÌ hơn cả. Qua bạn, qua sự tiếp xúc của tôi với bạn, tôi CẢM NHẬN CÁI MÊNH MÔNG ấy. Và toàn bộ sức mạnh trong tôi thôi thúc tôi nói tôi phải nắm lấy nó (ngộ-nhập). Và bạn có nó – tất nhiên, không phải bạn, Pupul, có nó. Nó có đó, ở đó. Nó không phải của bạn hay của tôi. Nó ở đó, có đó.

Pupul Jayakar: Nhưng nó có đó bởi vì có ông.

Krishnamurti: Nó có đó không phải bởi có tôi. Nó ở đó. (Trang 125).

(…)
Pupul Jayakar: Phải chăng ý ông muốn nói: HÃY TỰ MÌNH LÀ ÁNH SÁNG CHO MÌNH, tức là, tiếp xúc cái đó mà không có người…

Krishnamurti: Không phải “tiếp xúc” mà là GIÁC VÀ SỐNG; nó có đó để bạn vươn tới nắm lấy (chánh tinh tấn). Để vươn tới và tiếp nhận cái đó, TƯ TƯỞNG HAY THỨC, (trong trạng thái vô minh) như ta biết, PHẢI CHẤM DỨT, bởi vì tư tưởng (trong trạng thái vô minh) thực sự là kẻ thù của cái đó. Tư tưởng là kẻ thù của lòng từ, quá rõ rồi, đúng không? Và để đốt lên ngọn lửa TỪ BI VĨ ĐẠI ấy không đòi hỏi phải hi sinh lớn lao cái này cái nọ chi cả, mà là một TRÍ TUỆ TỈNH THỨC để THẤY động niệm. Và GIÁC ĐỘNG NIỆM LÀ CHẤM DỨT ĐỘNG NIỆM, đó mới thực là THIỀN. (Trang 127-128).

(…)
Pupul Jayakar: Ông có nghĩ là có thể học được điều gì đó trong trí não để giáp mặt với cái chết sau cùng không?

Krishnamurti: Có gì trong đó mà học, Pupul? Không có gì để học cả.

Pupul Jayakar: Trí não phải tiếp nhận mà không động đậy (bởi cái tôi).

Krishnamurti: Vâng.

Pupul Jayakar: Trí não phải tiếp nhận một phát biểu như thế mà BẤT ĐỘNG (vô niệm-vô ngã). Và có lẽ như thế mà khi cái chết sau cùng đến thì cũng sẽ có một sự bất động như thế.

Krishnamurti: Vâng, đúng thế đấy. Thế nên, CÁI CHẾT MỚI ĐẸP VÀ ĐẦY SỨC SỐNG một cách phi thường. (Trang 130).

 

(…)

Pupul Jayakar: Hãy xem xét từ “TUỆ GIÁC”, nghĩa là THẤY vào trong, thấy bên trong.

 

Krishnamurti: Thấy vào trong.

 

Pupul Jayakar: Thấy sâu vào trong cái thấy.

 

Krishnamurti: Khoan, hãy nhìn xem từ “thấy”-“seeing”. THẤY NỘI TÂM, thấy bên trong. Thấy sâu vào trong hay thấu hiểu CÁI TOÀN THỂ, cái mênh mông. Chỉ có thể có được khi CHẤM DỨT tư tưởng và thời gian (tâm ngôn-tâm hành quy ngã). Tư tưởng và thời gian bị hạn chế, nên cái giới hạn này không thể có tuệ giác (trí bát-nhã) hay cái thấy vào trong được. (Trang 250).

(…)
Krishnamurti: Hiện tại là cái “bây giờ”, cái hiện tiền. Cái hiện tiền chứa toàn bộ vận động của thời gian tư tưởng.

Pupul Jayakar: Vâng.

Krishnamurti: Đó là toàn bộ cấu trúc. Nếu cấu trúc của thời gian (tâm lí quy ngã) và tư tưởng (trong trạng thái vô minh-phiền não-xung đột) chấm dứt, CÁI HIỆN TIỀN mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. CÁI “BÂY GIỜ” bấy giờ là KHÔNG. Và cái KHÔNG (trường tiềm năng, tánh Không) thì dung chứa mọi cái có. (…). (Trang 256).

 

(…)

Krishnamurti: (…) Vì vậy, tôi mới nói: Đừng phản ứng mà hãy LẮNG NGHE SỰ KIỆN rằng NÃO BỘ BẠN là một mạng lưới gồm những TỪ và TỪ (tâm ngôn tâm hành-nói năng bên trong), và rằng bạn không thể THẤY bất cứ CÁI MỚI nào nếu bạn còn luôn luôn dùng từ, từ, từ (tức là cần phải “quán thế âm”). (…).

 

Achyut Patwardhan: Cái hiểu, cái biết (tư tưởng, tư duy, nhận thức…) của ta hoàn toàn là NGÔN TỪ (tâm ngôn mang dấu ấn vị ngã). Có THẤY được điều đó tôi mới gạt được từ. (…).

 

Krishnamurti: (…) Có hành động NGHE (bên trong), có hành động THẤY (bên trong) và có hành động TUYỆT DỨT kiến thức (tâm ngôn tâm hành mang dấu ấn tâm lí quy ngã). Lúc đó điều gì xảy ra? (“Tri huyễn tức li, li huyễn tức giác”). (…).

 

Krishnamurti: Thế giới là tôi, thế giới là cái “tôi”, cái ngã, thế giới là những cái “tôi” khác. Cái ngã đó là tôi. Vậy sự kiện gì diễn ra khi có trạng thái ấy (Tánh Không hiện tiền), có thực sự chứ không phải nói năng suông? Trước hết, có một năng lượng khủng khiếp, một NĂNG LƯỢNG GIẢI THOÁT – không phải thứ năng lượng tạo ra bởi tư tưởng, không phải thứ năng lượng xuất sinh từ kiến thức, mà là một thứ năng lượng hoàn toàn khác, bấy giờ đứng ra HÀNH ĐỘNG. Năng lượng đó là LÒNG TỪ, năng lượng đó là tình yêu (thương). Bấy giờ tình yêu (thương) và lòng từ là TRÍ TUỆ – trí tuệ (viên giác) đó đứng ra hành động. (…).

 

Krishnamurti: (…) Và trí tuệ đó (hiện hữu) TỰ NHIÊN, nó không phải là của bạn hay của tôi. (Trang 389-392).

 

(…)

Krishnamurti: (…) Vậy, thưa ông, vấn đề đặt ra là: ngưng dứt động đậy (của cái “tôi”-của vô minh), chấm dứt động đậy chứ không phải chấm dứt tri kiến thức (cần thiết). Thực sự đó mới là vấn đề. (Trang 410).

———

 Xem bản dịch cuốn sách “Đoạn Kết của Thời Gian”của Ông Không:
Đoạn Kết Của Thời Gian – J. Krishnamurti And David Bohm – Lời Dịch: Ông Không

SỰ KẾT THÚC CỦA THỜI GIAN (The Ending of Time)- Dịch 2010 (Phiên bản PDF)

 

Tin bài có liên quan

Triết Học Kỳ Na Giáo – Nguyễn Ước

Triết Học Bà La Môn (Brahmanism) – Giảng Viên Thích Lệ Thọ

Triết Học Ấn Độ – Nguyễn Ước

Tôn Giáo Baha’I – Bùi Đức Hợp

Tôn Giáo Baha’i – Bùi Đức Hợp

Thư Của Ht. Thích Tịnh Hạnh Về Cô Thanh Hải

Nhân Chứng Giê-hô-va – Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia

Merry Christmas And Happy New Year

Merry Christmas And Happy New Year

Mật Tông Đại Cương

Mật Tông Đại Cương

Có Phải Chúa Giê-su Đến Ấn Độ Để Học Phật Pháp, Vệ Đà? – By Madhusree Chatterjee, Ians, December 25th, 2009

Chúa Jesus Từng Là Tu Sĩ Phật Giáo (Jesus Was a Buddhist Monk) Phim Tài Liệu Do Bbc Sản Xuất

Load More

Discussion about this post

Nhớ Vô Thường

Nhớ vô thường

NHỚ VÔ THƯỜNG   Chiều thu man mác gió lay Ngoài hiên cảnh tĩnh ai hay cõi lòng Hoài mong...

Một Hiện Tượng Siêu Nhiên – Tâm Nhẫn

Một hiện tượng siêu nhiên Tâm Nhẫn Chuyện vãn xong, chúng tôi chắp tay vái chào ra về. Tôi ra...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Nhất

LỊCH SỬ KẾT TẬP KINH LUẬT LẦN THỨ NHẤT Thích Phước sơn Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn...

Thiền Và Bệnh Viện

Thiền Và Bệnh Viện

THIỀN VÀ BỆNH VIỆN (Meditation & Hospital) Hồng Quang Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống, mà...

Phiên Kết Thúc Khóa Hội Đàm Tâm Thức Và Đời Sống Lần Thứ 26

Phiên kết thúc khóa hội đàm Tâm Thức Và Đời Sống lần thứ 26 Drepung Lachi, Mundgod, Karnataka, Ấn Độ...

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

TƯỞNG NIỆM 50 NĂM BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC Minh Mẫn Ngày 20/4/ Quý Tỵ nhằm ngày 29/5/2013, chùa Quán...

Kinh Phân Biệt Bố Thí

KINH PHÂN BIỆT BỐ THÍ Việt Dịch: Thích Thiện Trì (Bản chữ Hán của THI HỘ) Như thật tôi nghe...

Top 10 Cuốn Sách Xua Tan Mệt Mỏi Để Cuộc Sống Được Nhẹ Nhàng

Top 10 cuốn sách xua tan mệt mỏi để cuộc sống được nhẹ nhàng

10 cuốn sách sau giúp bạn hiểu được chính mình và hóa giải muộn phiền, để nhận ra mình là...

Đạo Phật Và Khoa Học – B. Alan Wallace – Việt Dịch: Kan

Đạo Phật Và Khoa Học – B. Alan Wallace – Việt Dịch: Kan

WILLIAM L. AMES William L. Ames tốt nghiệp thạc sĩ vật lí học tại Viện công nghệ California và tiến...

Phương Pháp Đương Đầu Với Cuộc Sống Trong Đạo Phật

Phương Pháp Đương Đầu Với Cuộc Sống Trong Đạo Phật

Nhận Thức về Điều Gì Đang Xảy Ra Bên Trong và Bên Ngoài Để tránh các vấn đề, có phải...

Phát Bồ Đề Tâm, Một Lòng Chuyên Niệm

PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, MỘT LÒNG CHUYÊN NIỆMLão Hoà Thượng Tịnh Không Đệ tử của Phật phải biết “trụ Phật...

Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

ĐẠI THỪA KIM CANG KINH LUẬNThích Viên Giác dịchTrung Tâm Phật Giáo Hayward, Hayward California 1996 Lời Ban Biên Tập:Quyển...

Niệm Phật Kính

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Chư Tôn Bộ 4 Quyển 47 - Số 1966 Trang 120 Niệm Phật...

Con Đường Bồ Tát (Chương 4) Thực Hành Tâm Bồ Đề.

Con Đường Bồ Tát (Chương 4) Thực Hành Tâm Bồ Đề.

Tịch ThiênCON ĐƯỜNG BỒ TÁTChương 4THỰC HÀNH TÂM BỒ ĐỀBản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc (dịch theo bản Phạn- Anh)Bản...

Kinh Bách Dụ: Vắt Sữa Lừa

Kinh Bách Dụ: Vắt sữa lừa

Thuở xưa, có những người ở vùng biên giới không biết con lừa như thế nào. Nhưng họ nghe người...

Nhớ vô thường

Một Hiện Tượng Siêu Nhiên – Tâm Nhẫn

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Nhất

Thiền Và Bệnh Viện

Phiên Kết Thúc Khóa Hội Đàm Tâm Thức Và Đời Sống Lần Thứ 26

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Kinh Phân Biệt Bố Thí

Top 10 cuốn sách xua tan mệt mỏi để cuộc sống được nhẹ nhàng

Đạo Phật Và Khoa Học – B. Alan Wallace – Việt Dịch: Kan

Phương Pháp Đương Đầu Với Cuộc Sống Trong Đạo Phật

Phát Bồ Đề Tâm, Một Lòng Chuyên Niệm

Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

Niệm Phật Kính

Con Đường Bồ Tát (Chương 4) Thực Hành Tâm Bồ Đề.

Kinh Bách Dụ: Vắt sữa lừa

Tin mới nhận

Nhân, Thiên, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát và Phật

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 1)

Voi điên tấn công Đức Phật và 2 bài học quý báu về cách sống

Lời Phật dạy về ngày tốt

Gặp Phật ở đâu?

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

Đức Phật: Sự hoá độ viên mãn

Lời Phật dạy về 4 phép giao tiếp cơ bản

Án phạt tử hình nhân danh công lý – góc nhìn đặc biệt từ Phật giáo (kỳ cuối)

”Trang điểm” đời mình bằng những lời Phật dạy

Lời Phật dạy về lòng tham của con người

Đức Phật hàng ma

Tin Phật, áp dụng lời Phật dạy để hoàn thiện chính mình

Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật

Đức Phật có phủ nhận việc cầu nguyện?

Lời Phật dạy về pháp môn niệm Phật

Chúng Ta Bỏ Quá Nhiều Tiền Để Xây Cất Chùa Chiền Mà Không “Xây Dựng” Con Người Nguyên Tác Anh Ngử: Alvin Wong – Chúc Thanh Dịch Từ Anh Sang Việt

Câu chuyện Valentine: Lời Phật dạy về yêu thương trong tình yêu

Tư tưởng giáo dục Phật giáo

Phật dạy: Chơn tâm phi tất cả tướng

Tin mới nhận

Hà Nội Rực Rỡ Sắc Cờ Hoa Mừng Phật Đản

“Công ơn cha mẹ” theo lời Phật dạy

Văn Hóa Thiền Tông Trong Đời Sống Xã Hội Việt Nam Hiện Nay

Mộng ban đầu

Sáng Tối Do Người

Kinh Bách Dụ: Người xuất gia tham lợi dưỡng

Người tu hành không lầm nhân quả (Vietnamese-English)

Hằng chuyển tinh khôi

Tìm Lại Chiếc Áo Giải Thoát

Các Loại Nấm Trồng Bằng Hóa Chất

Mọi người trên thế gian này không quan tâm đến ta nhiều như ta tưởng đâu!

Bài tụng 42: hoa và rác

Vô thường diễn ra trước mắt

Đại Lễ Phật Đản Vesak Năm 2022 tại Liên Hợp Quốc và Tòa Bạch Ốc

Tình thương hay đạo Từ Bi

Tài Sản Của Người Con Phật Theo Quan Điểm Phật Giáo

Từ Bi Có Giúp Mình Bớt Khổ?

Ánh Đạo Vàng

Quan điểm & giải pháp của Đạo Phật về vấn đề vong nhập?

Đạo Học Đại Cương – Nguyễn Ước

Tin mới nhận

NGÔI CHÙA VIỆT

Kinh Bách Dụ: Chữa bệnh đầu hói

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 344)

Những tương đồng giữa kinh Đại thừa và kinh Nguyên thủy

Kinh Bách Dụ: Ăn nửa cái bánh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 183)

Hiện Trạng Đại Tạng Kinh – Tháng 4, 2011

The Metta Sutta (Discourse On Loving-kindness – Suttanta Pitaka Kuddaka Nikaya Suttaniparta -8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 201)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Bát Nhã Tâm Kinh

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 07)

Mối liên hệ giữa tư tưởng Kinh Lăng Già và Duy Thức tông

Kinh Bách Dụ: Người phụ nữ sợ đau mắt

Bình Giảng Kinh Mâu Ni

Phật thuyết A Di Đà Kinh

Tôi tin các vị Bồ-tát luôn hiện hữu

Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama (song ngữ Anh-Việt)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 35)

Kinh Bách Dụ: Quỷ Tỳ- Xá- Xà

Tin mới nhận

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG PHỤC DÂM DỤC

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 76)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Năm: Chuyên Tâm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 167)

Luận Về Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 47)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 6)

Chương 1 bài 2 mục 2 Tường Tận Đối Trị Phiền Não

Tín Tâm Dao Động Không Thể Vãng Sanh (Phần Cuối)

Siêng năng làm việc nhân từ thế gian được chơn lạc, sinh thiên hoặc vãng sinh về tịnh độ

100 Bài Kệ Niệm Phật Lược Giải

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 127)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 16)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 42)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 17)

Khuyên Tu Tịnh Độ Thiết Yếu

Học Phật cần phải chuyên nhất

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 29)

Đọc sách ngàn lần – Tập 12

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.