PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Sư Tây phố núi

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

SƯ TÂY PHỐ NÚI
Nguyễn Văn

 

Thien Vien Truc Lam Da Lat

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Được xem như là một thiên đường thiền định chốn trời Nam, mỗi năm Thiền viện Trúc Lâm (Tp. Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng) đón tiếp hàng vạn du khách đến tham quan, vãn cảnh cũng như thiền tập.

Trong số hàng vạn du khách ấy, có không ít người đến từ những quốc gia phương Tây – nơi có truyền thống dân tộc lẫn văn hóa khác rất nhiều so với những quốc gia phương Đông như Việt Nam, đến đây xuất gia tu hành. Điều gì khiến những người này đưa ra những quyết định như thế?

Thông qua một số đồng nghiệp và được thượng tọa Thích Thông Phương, trụ trì Thiền viện Trúc Lâm chấp nhận, chúng tôi được tiếp xúc với sa di Thích Trúc Thái Hội, một người đến từ thủ đô Paris hoa lệ của nước Pháp.

Bỏ chức giám đốc để đi tu

Thich Truc Thai Hoi

Sa di Thích Trúc Thái Hội

Với khả năng diễn đạt bằng tiếng Việt khá tốt, sa di Thích Trúc Thái Hội cho biết tên thật là James Christopher, sinh năm 1982, từng là kỹ sư, có công việc ổn định với mức lương khá cao. Thế nhưng, như một căn duyên mà theo anh là “tiền định”, cách đây 6 năm, anh quyết định vứt bỏ tất cả, tìm đến Việt Nam, đến Thiền viện Trúc Lâm xuống tóc quy y. Kể từ đó, anh được ban cho cái tên của con nhà Phật: Thích Trúc Thái Hội.

Nói về căn duyên dẫn đến việc xuất gia, nhà sư Thích Trúc Thái Hội cho biết, mặc dù sống ở phương Tây, nơi đa số người dân theo Kitô giáo, nhưng ngay từ nhỏ anh lại có tư tưởng hướng về Phật giáo. Và sự bí ẩn của một tôn giáo đến từ phương Đông cứ ngày một lớn dần trong  tâm tưởng của anh. Để giải tỏa “cơn khát” kiến thức về Phật giáo, sau giờ học anh lên mạng tìm hiểu và trong một lần tình cờ anh biết đến thiền phái Trúc Lâm.

Cũng từ đó, ý nghĩ phải tìm về nơi phát xuất của Thiền phái này cứ cuốn hút anh, tuy anh vẫn chưa thể thực hiện ngay tức thì, phần vì điều kiện kinh tế không cho phép, phần do gia đình phản đối bởi anh là con trai duy nhất trong gia đình.

Sau nhiều năm gác lại dự định để học tập và làm việc, đến năm 2007, anh quyết định thực hiện ước mơ của mình, từ bỏ chức giám đốc điều hành của một công ty máy tính ở Pháp với tiền lương trên 100 ngàn đô la/năm, lao vào học tiếng Việt để thực hiện ước mơ.

Về phía gia đình, biết không thể cản bước Đông du tu hành của con, người mẹ già của anh phải gật đầu chấp nhận cho anh thực hiện chuyến viễn du. Ngày tiễn anh ra sân bay để đến một vùng đất xa lạ mà anh chưa một lần đặt chân đến, người mẹ không khỏi chạnh lòng.

Vừa đặt chân đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, anh lập tức hỏi thăm đường về Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Thấy một người nước ngoài với dáng vạm vỡ gần 100kg, râu tóc xồm xoàm nên sư thầy cũng ngại, nhưng với quan điểm sẵn sàng thu nạp bất kỳ ai có tâm hướng Phật, cộng với việc anh giỏi tiếng Việt nên cuối cùng sư thầy chấp nhận cho anh tham gia đạo tràng.

Một ngày cuối năm 2012, tức gần hai năm sau ngày trở thành Phật tử của đạo tràng Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, James Christopher xin phép thầy cho xuống tóc quy y, trở thành một tu sĩ xuất gia thật sự. Sau nhiều ngày thuyết giảng về những quy định tương đối ngặt nghèo đối với chúng tăng mà anh vẫn thành tâm hướng Phật, thượng tọa Thích Thông Phương đã trực tiếp ra tay quy y, thu nạp anh làm môn đồ.

SuthayNhớ lại những ngày mới sang Việt Nam gia nhập đạo tràng, sư Thích Trúc Thái Hội chia sẻ: “Lúc ở bên Pháp, mình ngủ dậy rất muộn. Khi qua đây tham gia đạo tràng, mình buộc phải theo quy định của nhà chùa thức dậy từ lúc 3 giờ sáng để tụng kinh và sau đó là thiền nên cũng hơi mệt mỏi. Nhưng do quyết tâm của mình vào thời điểm đó rất lớn nên cuối cùng mình đã vượt qua. Lâu dần thành quen và bây giờ ngày tụng kinh 3 lần, thiền 6 – 7 giờ không còn khó nữa”.

Ngoài việc thay đổi giờ giấc, việc chuyển từ chế độ ăn mặn sang ăn chay đối với sư Thích Trúc Thái Hội cũng là một việc vô cùng khó khăn. “Từ nhỏ mình đã quen ăn bánh mì, bơ, sữa… nhưng khi qua đây chỉ được ăn cơm, rau và đậu phụ nên mình mất sức một thời gian. Chỉ trong 1 tháng, mình giảm từ 90kg xuống còn 70kg. Ban đầu cũng mệt nhưng giờ mình cảm thấy vóc dáng này là chuẩn và khỏe hơn lúc trước…”, sư cho biết thêm.

Nhắc về gia đình bên Pháp, sư Thích Trúc Thái Hội cho biết từ ngày qua Việt Nam đến nay, sư được sư thầy cho về thăm nhà 4 lần. Lần về mới nhất cách đây 4 tháng, thấy mẹ vẫn khỏe sư vui lắm. Sư bảo cũng muốn về thăm mẹ thường xuyên hơn nhưng vé máy bay từ Việt Nam về Pháp đắt quá, sư không đủ tiền!

Khi hỏi đi tu thì lấy đâu ra nhiều tiền để về thăm quê, sư cho biết đó là trích phần lãi từ số tiền dành dụm khi còn đi làm, phần còn lại dành cho mẹ dưỡng già.

Sư Thích Trúc Thái Hội cho biết từ lâu đã xem Việt Nam là quê hương thứ hai và “sẽ tu ở đây cho đến khi nào chết mới thôi”. Sư cũng không quên nhờ chúng tôi chụp mấy tấm ảnh gửi về dâng mẹ, bởi theo vị sa di này, hiếu kính cha mẹ cũng là một trong những bổn phận của người tu hành. 

Phật tử đến từ bên kia đại dương

Ở Thiền viện Trúc Lâm chúng tôi còn tiếp xúc với một Phật tử khác cũng thú vị không kém, đó là ông James Mitchell, một kỹ sư già người Mỹ. Cơ duyên đưa ông James Mitchell đến với Phật giáo cũng từ rất sớm. Thế nhưng, mãi đến năm 1989, khi 40 tuổi ông mới có thời gian đến với thiền. Và như một định mệnh, sau nhiều lần vân du khắp phương Đông để tầm sư học đạo, cuối cùng ông đã đến Thiền viện Trúc Lâm này.

Không có ý định xuất gia như thầy Thích Trúc Thái Hội, ông James  Mitchell chỉ muốn tham gia thiền tập có thời hạn. Dù chưa quen với điều kiện thời tiết và phong tục tập quán của người Việt, nhưng nhờ cùng một chí hướng với những đồng đạo nên ông Mitchell bắt đầu hòa nhập được với không gian thiền định của ngôi thiền viện này.

Biết rào cản ngôn ngữ và văn hóa gây khó khăn cho vị khách đến từ phương Tây, những nhà sư trong thiền viện luôn tìm mọi cách để giúp đỡ.

Chia tay với chúng tôi, hai người con phật đến từ phương Tây cho biết từ lâu đã xem Việt Nam là quê hương thứ hai và thực sự trân trọng những gì mà thiền phái Trúc Lâm đã mang đến cho họ – đó chính là sự rộng lượng vô ngã của giáo lý nhà Phật, sự tự tại trong tâm hồn. Và đó chính là lý do mà những người yêu mến Phật giáo đến từ một nền văn hóa khác như văn hóa phương Tây tìm đến nơi đây: Thiền viện Trúc Lâm.

Nguyễn Văn
(http://congly.com.vn/xa-hoi/doi-song/su-tay-pho-nui-137360.html)

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Danh Hiệu Bồ Tát Di Lặc, Địa Tạng, Vi Đà Hộ Pháp Và Tiêu Diện Đại Sĩ

Vọng Âm Chùa Hoằng Pháp

Vọng Âm Chùa Hoằng Pháp

Việt Nam: Xây Chùa ‘Hoành Tráng’ Là Tốt Hay Xấu?

Việt Nam: Xây chùa ‘hoành tráng’ là tốt hay xấu?

Việt Nam Quốc Tự

Việt Nam Quốc Tự

Tượng Phật Ngồi Chùa Linh Phong, Bình Định Lớn Nhất Đông Nam Á (Video)

Tượng Phật ngồi Chùa Linh Phong, Bình Định Lớn Nhất Đông Nam Á (video)

Tu Viện Sơn Tùng – California, Hoa Kỳ

Tu Viện Sơn Tùng – California, Hoa Kỳ

Tu viện Khánh An

Từ Ốc Tiêu Cổ Tự Đến Chùa Phước Duyên Ngày Nay

Từ Ốc Tiêu cổ tự đến chùa Phước Duyên ngày nay

Từ Những Ngôi Chùa Thời Phật Đến Chùa Việt Trên Đất Mỹ Thời Nay – Thích Nữ Giới Hương

Từ Những Ngôi Chùa Thời Phật Đến Chùa Việt Trên Đất Mỹ Thời Nay – Thích Nữ Giới Hương

Từ Đàm

Từ Đàm

Load More

Discussion about this post

Bản Đánh Giá Tình Báo Quốc Gia Đặc Biệt

Bản Đánh Giá Tình Báo Quốc Gia Đặc Biệt

BẢN ĐÁNH GIÁ TÌNH BÁO QUỐC GIA ĐẶC BIỆT(Special National Intelligence Estimate)Số Thứ Tự: SNIE 53-2-63TÌNH HÌNH TẠI NAM VIỆT...

Người Được Phật Dự Báo Trước Cái Chết

Người được Phật dự báo trước cái chết

Sự chết vẫn diễn ra từng phút, từng giờ và từng ngày trên nhân gian, nhưng có một điều rất...

Nơi An Trú Niềm Tin

Nơi an trú niềm tin

NƠI AN TRÚ NIỀM TIN Nguyên Cẩn Vì sao lễ hội lại đi cùng mê tín? Chưa có con số...

Tết Nguyên Đán Nét Đẹp Lưu Giữ Ngàn Đời Của Người Việt

Tết Nguyên Đán Nét Đẹp Lưu Giữ Ngàn Đời Của Người Việt

TẾT NGUYÊN ĐÁN NÉT ĐẸP LƯU GIỮ NGÀN ĐỜI CỦA NGƯỜI VIỆTThích Trung Định Mỗi năm Tết đến, khi những...

Tháng Bảy, Tưởng Nhớ Người Chị Có Con Mắt Thứ Ba

THÁNG BẢY, TƯỞNG NHỚ NGƯỜI CHỊ CÓ CON MẮT THỨ BA Huỳnh Kim Quang   Dường như con người có thể...

Con Người Tâm Linh

Con Người Tâm Linh

CON NGƯỜI TÂM LINH Thích Đạt Ma Phổ Giác CON NGƯỜI HAY TÌM CẦU BÊN NGOÀI MÀ QUÊN MẤT CHÍNH...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 10)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 10) Pháp Sư Tịnh Không   Nguyện thứ ba, “Quảng tu cúng dường”...

Mưa Nắng Vô Thường Và Năng Lực Của Sự Thể Nhập Chân Thường

Mưa nắng vô thường và năng lực của sự Thể nhập Chân Thường

MƯA NẮNG VÔ THƯỜNG VÀ NĂNG LỰC CỦA SỰ THỂ NHẬP CHÂN THƯỜNG Thích Nữ Giác Anh   Trời mưa,...

Đạo Phật Là Gì?

Đạo Phật Là Gì?

ĐẠO PHẬT LÀ GÌ?Nguyên tác: What is Buddhism?Tác giả: Lama Thubten Yeshe, Plummer Park, Los Angeles, CA in June 1975....

Cực Lạc Thù Thắng

CỰC LẠC THÙ THẮNG Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Hân Hiền   Lời Nói Đầu Phật Pháp Cao Siêu Khó...

Tìm Thầy Tu Thiền Ở Đâu?

Tìm Thầy Tu Thiền Ở Đâu?

TÌM THẦY TU THIỀN Ở ĐÂU? Đào Văn Bình             Vào cuối Thế Kỷ XX sau khi cuộc Chiến Tranh...

Cuộc Phỏng Vấn Ht. Thích Minh Châu Năm 1981 – English And Vietnamese

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Chuyện Về Những Con Ma Ngoài Đời Và Trong Phật Giáo

Chuyện về những con ma ngoài đời và trong Phật giáo

CHUYỆN VỀ NHỮNG CON MANGOÀI ĐỜI VÀ TRONG PHẬT GIÁOTrần Thị Nhật Hưng      Ma là một khái niệm...

Trực Chỉ Chân Tâm, Kiến Tánh Thành Phật

Trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật

TRỰC CHỈ CHÂN TÂM, KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT Hoang Phong   Thiền Tông Trung Quốc có thể đã thành hình rất sớm từ thế...

Chùm Thơ Đạo Vị Trong “đường Về Minh Triết”

      CHÙM THƠ ĐẠO VỊ TRONG “ĐƯỜNG VỀ MINH TRIẾT” (https://thuvienhoasen.org/a22566/duong-ve-minh-triet) Tuệ Thiền Lê Bá Bôn 1. ĐƯỢC...

Bản Đánh Giá Tình Báo Quốc Gia Đặc Biệt

Người được Phật dự báo trước cái chết

Nơi an trú niềm tin

Tết Nguyên Đán Nét Đẹp Lưu Giữ Ngàn Đời Của Người Việt

Tháng Bảy, Tưởng Nhớ Người Chị Có Con Mắt Thứ Ba

Con Người Tâm Linh

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 10)

Mưa nắng vô thường và năng lực của sự Thể nhập Chân Thường

Đạo Phật Là Gì?

Cực Lạc Thù Thắng

Tìm Thầy Tu Thiền Ở Đâu?

Cuộc Phỏng Vấn Ht. Thích Minh Châu Năm 1981 – English And Vietnamese

Chuyện về những con ma ngoài đời và trong Phật giáo

Trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật

Chùm Thơ Đạo Vị Trong “đường Về Minh Triết”

Tin mới nhận

Lễ Khánh Thành Công Trình Tượng Đài Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Không giận không oán sẽ không đau khổ

Mạng sống của con người được bao lâu?

9 điều quan trọng để tình bạn đẹp theo kinh Hiền Nhân

9 ân Đức Phật

Đức Phật độ người gánh phân

Thiên ma dâng ngọc nữ

Nguyên nhân gây ra sợ hãi và đau khổ

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Năm: Chuyên Tâm

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Tiểu Sử Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897 – 1963)

Đức Phật đã làm gì để đền đáp công ơn sinh thành của từ mẫu?

Vai trò của trung đạo trong hệ thống giáo lý Phật giáo

Vào chùa là tìm sự trong sạch của chính mình

Về bài pháp đầu tiên của Đức Phật

Cuộc Đời Huyền Bí Của Thiền Sư Có Trái Tim Bất Hoại – Phạm Ngọc Dương

Đức Phật nói về nguyên nhân thất bại ở đời

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Từ Minh – DakLak

Ứng dụng lời Phật dạy trong đại dịch Covid-19

Tin mới nhận

Nói dối nhưng vô hại, có nên nói? (song ngữ)

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Ryokan Gã Thiền Sư Đại Ngu – Cô Đơn Trên Con Đường Trống Không (Cuộc Đời Và Thi Phú)

Tâm sự với bạn hiền sắp xuất gia đi tu

Cho hơn nhận là biểu hiện của yêu thương

Giới Trí Thức Bình Luận Về Đức Phật Và Giáo Lý Của Ngài

Tôn giả Kiều Đàm Di – ni trưởng đầu tiên trong lịch sử Phật giáo

Sáu pháp thành tựu trong Kinh Kim Cang

Thập Hiệu Như Lai

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 6)

Thuyền Trôi Trên Sa Mạc

Bước Vào Thiền Cảnh

Pháp thoại của Hòa thượng Giới Đức tại Chân Lý Thiền Viện Annandale và Chùa Hoa Nghiêm Fort Belvoir, VA

Thiền Viện Trúc Lâm – Chánh Giác ( Tiền Giang)

Chùa Làng, Chùa Thị

Đời sống quý giá

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Trong Phật giáo có những người cuồng tín không?

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 115)

Thế Nào Là “Trú Dạ Lục Thời An Lành”?

Tin mới nhận

Giới Thiệu Kinh Đại Niệm Xứ

Những pháp đoạn trừ và nuôi dưỡng năm triền cái

Kinh Di Giáo Lược Giải

Kinh Chanda (Chiên Đà)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 137)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 190)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 363)

Giảng kinh Chiếc Lưới Ái Ân

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 04)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 49)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 173)

Kinh Pháp Bảo Đàn Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 209)

Câu chuyện nhân quả: Niệm Phật cứu người thoát khỏi địa ngục

Thế Nào Là Tạng Kinh?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 298)

Kinh Bách Dụ: Lạc đà chết, hũ bể

Kinh Người Áo Trắng

Sáu pháp thành tựu trong Kinh Kim Cang

Kinh Pháp Cú Giảng Giải

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 112)

Luận Tỳ Bà Sa

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 19)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 12)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 32)

Thư Trả Lời Hộ Niệm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 21)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 17)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 4)

Đọc sách ngàn lần – Tập 5

Tư Tưởng Tịnh Độ Trong Phật Giáo Đại Thừa

Những Điều Cần Biết Hộ Niệm Vãng Sanh Tây Phương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 136)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 137)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 346)

Tu Mau Kẻo Trễ

Hộ Niệm Và Khai Thị Cho Người Lâm Chung

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 322)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.