PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Sống Chung Hòa Hợp

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

SỐNG CHUNG HÒA HỢP
Sư cô Đẳng Nghiêm
(Nguyên Lâm phiên tả và chuyển ngữ)

Luchoa_02SmBụt đã tu khổ hạnh một thời gian trước khi thành đạo. Ngài đã theo học với nhiều vị thầy nhưng cuối cùng đã bỏ họ và trở lại sống một mình,
lang thang tìm kiếm một cái gì đó vì thấy tâm mình vẫn bất an và không thoả mãn với những gì đã học hỏi được từ những vị thầy kia. Khi Bụt đã đạt được giác ngộ, ngài liền đi tìm năm người bạn đồng tu khổ hạnh trước
đây và lập thành một Tăng thân. Các vị này trở thành năm đệ tử đầu tiên
của Bụt, và từ đó Tăng thân của Bụt lớn mạnh rất nhanh. Trong vòng năm năm đã có hơn một ngàn chư tăng trong cộng đồng của Bụt, phần lớn gồm những người trẻ từ nhiều đẳng cấp khác nhau, đến sống chung và cùng nhau
tu tập. Trong thời gian mười hai năm đầu, các vị tu sĩ này không có điều lệ hay quy tắc gì vì tâm họ rất thành khẩn, trong sáng, và họ chỉ mong thực tập để đạt được bình an và tự do thực sự. Khi người đến gia nhập càng ngày càng đông, Tăng đoàn đã cần đến quy tắc, luật lệ và những
quy tắc luật lệ này được ghi chép vào trong bộ Giới Luật (Vinaya).

Thân Hoà Đồng Trú

Trong kỳ tu học mùa xuân này, các thầy các sư cô sẽ trình bày giáo lý
“Lục Hoà,” cũng được gọi là “Sáu sự hòa hợp” mà Bụt đã nói với Tăng thân xuất gia về vấn đề làm sao để duy trì sự hòa hợp khi sống chung và tu học với nhau. “Sáu sự Hòa hợp” đề cập về cả ba mặt thân, khẩu và ý. Hôm nay con chỉ xin nói về sự hòa hợp đầu tiên trong “Sáu sự hòa hợp” – hòa hợp của thân; hòa hợp khi nhiều người đến với nhau và thân họ quy tụ
lại sống chung một nơi.

Con xin kể lại một câu chuyện khi con mới vừa được xuất gia. Con có một người bạn rất tốt và thân thiết với con từ khi con học lớp năm tại Việt Nam, đã qua sống ở Paris và đến thăm con nhân ngày xuất gia của con
tại Làng Mai. Cô ta mang theo hai mươi bảy chiếc bánh bao rất đặc biệt,
bên trong có nhân khoai môn và sầu riêng để tặng con. Hai mươi bảy chiếc bánh đó bỗng nhiên trở thành một gánh nặng và gây khủng hoảng cho con. Con sẽ làm gì với những chiếc bánh này? Ý nghĩ đầu tiên của con là giữ riêng cho con năm cái! Nếu con sống ở ngoài tu viện, đây không phải là một vấn đề bởi vì con có thể mua 50 hay 100 chiếc bánh đó một cách dễ
dàng, nhưng bây giờ con là một sư cô mới nhập chúng và sống trong một vùng quê miền nam nước Pháp, nơi mà bò còn đông hơn người, thì tìm đâu ra bánh bao Việt Nam để mua? Suốt một giờ sau đó con cứ đắn đo, suy tính
không biết xử lý mấy chiếc bánh này ra sao. Con biết con phải thực tập chia sẻ và cúng dường cho Tăng thân tất cả những gì mình có. Thân thể mình còn không phải là của riêng mình, nói chi đến mấy cái bánh! Nhưng đối với con, đi đến quyết định dứt khoát vẫn thật khó khăn! Gần một giờ sau đó, quý vị biết không – con vẫn chưa ăn cái bánh nào cả. Tối đó, trong một buổi ngồi chơi với các sư cô, con mang tất cả bánh đến và con nói, “Thưa quý sư cô, bạn của con đã mang món quà này đến mừng con trong
lễ xuất gia và con xin cúng dường các sư cô.” Và con im lặng ngồi chờ phần bánh của con! Đó là bước khởi đầu của con trong cuộc hành trình thực tập sống với mọi người và chia sẻ mọi việc để nuôi dưỡng sự hòa hợp
trong Tăng thân.

Khi chúng ta sinh ra trong gia đình, nếu may mắn, chúng ta có mẹ có cha, và có thể có anh chị em. Chúng ta đã biết thế nào là sống chung trong một gia đình, trong một cộng đồng nhỏ. Một số trong chúng ta, như các thầy và các sư cô, lại có ước nguyện được sống theo ý muốn của Bụt là có một cộng đồng rộng lớn hơn. Nhưng sống trong cộng đồng là thế nào? 

Một thi sĩ trong thế kỷ 20, Cid Corman đã viết:

 Học sống
 Học sống với chính mình
 Phần lớn không bao giờ làm điều này

 Rồi học sống với những người khác

 Càng ít người chịu làm

 Và nếu bạn sống đủ lâu

 Học để sống với mọi loài khác.

Mỗi người chúng ta là một cộng đồng, một Tăng thân. Theo đạo Bụt, chúng ta được cấu tạo bằng năm uẩn (skandhas),
năm thành phần họp lại với nhau – thân, thọ, tưởng, hành và thức. Thân là cái chúng ta dễ thấy và cảm nhận nhất. Các cảm thọ cũng là những thành phần của cộng đồng trong ta, gồm lạc thọ, khổ thọ, trung thọ và cảm thọ hổn hợp. Nhận thức cũng vậy: tốt, xấu, dễ chịu, tôi thích cái này, tôi không thích cái kia… Tâm hành thì gồm: thương yêu, tha thứ, bao dung, ghen ghét và giận dữ… Cảm thọ và nhận thức thật ra chỉ là hai phần của tâm hành, và tâm hành lại là một phần của tàng thức, và tàng thức là nền tảng để chứa đựng tất cả. Tàng thức chúng ta là nền tảng mà những biểu hiện tâm thức và vật chất phát khởi, nhưng khả năng nhận thức của chúng ta về những gì đang xảy ra trong tàng thức rất giới hạn. Học sống hòa hợp trong cộng đồng cũng có thể được hiểu là học sống hòa hợp với chính mình.

Làm Người Tri Kỷ cho Chính Mình

Khi mình cảm thấy có một người hiểu mình, hiểu rõ tâm tư mình thì người đó tiếng Anh gọi là “soul mate” hay “kindred spirit”. Trong tiếng Việt con thấy có hai từ rất hay và rất nhiều ý nghĩa. Chúng ta gọi người
đó là “tri kỷ” hay “tri âm”. Khi dùng tiếng Anh, “soul mate” hay “kindred spirit”, ta thường nghĩ đó là một người nào khác ở ngoài mình. Nhưng trong tiếng Hán-Việt, “tri” có nghĩa là hiểu, biết, nhớ, làm chủ; và “kỷ” là chính mình. Vậy thì tri kỷ có nghĩa là hiểu mình, biết mình, nhớ đến mình và làm chủ được mình. Chúng ta đang nói đến một người biết mình nhiều đến nổi người đó họ hiểu mình, nhớ đến mình, và làm chủ được mình. Người này là ai nếu không phải là chính chúng ta? Nếu chúng ta không làm được cho chính mình thì ai làm được cho mình?

Một cách khác để nói, ta có từ “tri âm”; một lần nữa “tri” là để biết, để hiểu, để nhớ, để làm chủ, và “âm” là âm thanh; để biết các âm thanh, để biết giọng nói của chính mình. Bạn có biết âm thanh của bạn? Bạn có biết giọng nói của bạn? Bạn có biết nguyện vọng của bạn? Bạn có biết nỗi buồn của bạn? Sự tức giận của bạn? Sự bồn chồn bất an của bạn? Bạn có biết đến và hiểu rõ những điều đó không? Bởi vì nếu chúng ta dành
cả một đời để tìm kiếm một người nào đó có thể biết giọng nói của mình và âm thanh của mình, để hiểu chúng ta, thì chúng ta sẽ đánh mất mọi hy vọng. Bởi vì có thể những người đó cũng như chúng ta không phải là “tri âm” và “tri kỷ” của chính họ. Điều này cũng giống như người mù dẫn đường
cho người mù. Hai người cô đơn đến với nhau sẽ còn cô đơn hơn cả trăm lần.

Thiền sư Trí Bảo ở thế kỷ thứ 12 có nói, “Tri thức mãn thiên hạ, tri âm năng kỷ nhân?”
(Quen biết đầy thiên hạ, tri âm được mấy người?). Bao nhiêu người trong
số đó là tri âm hay tri kỷ của mình? Đó là thế kỷ thứ 12, và thời đại bây giờ, với kỹ thuật tân tiến, chúng ta càng thật sự quen biết bạn bè khắp thế giới! Chúng ta có thể dùng fax, gởi điện thư, gọi điện thoại. Thật là dễ dàng để liên lạc với người khác, nhưng trong tâm ta vẫn bồn chồn bất an, luôn muốn liên lạc với một người nào đó hiểu biết mình. Chúng ta có thể biết nhiều người trên toàn cầu, nhưng có lẽ chúng ta vẫn
cảm thấy hoàn toàn cô độc. Chúng ta tự hỏi ai là người biết mình. Người
luôn ở trước mặt mình, người thức dậy với mình – người đó có thật sự hiểu biết mình không? Chúng ta có dám đặt câu hỏi này không? Chúng ta có
nơm nớp sợ câu trả lời không?

Trong sự tu tập, chúng ta học cách trở thành người tri âm và tri kỷ của chính mình. Sáng nay, chúng ta đã thực tập thiền hành. Các bạn có tiếp xúc được với những bước chân của mình không? Các bạn có thưởng thức
những bước chân của mình? Các bạn có cười với hoa không? Các bạn có nhận thức được hơi thở không? Với ý thức sáng tỏ đó chúng ta đang tiếp xúc với thân ta, ta biết âm thanh của cơ thể mình, của hơi thở mình, ta thở ra sao, ta đi ra sao. Và như vậy mình đang là “tri kỷ” của mình. Bất
kỳ chúng ta đang làm gì – ta đứng, ta đi, ta ngồi, ta nằm, ta đang nói hay ta im lặng, ta đang ăn hay ta đang đi – bất kỳ đang làm gì, nếu tâm biết đến thân, có ý thức về những cảm thọ, nhận thức, tâm hành, và tâm thức, thì khi đó chúng ta là tri âm và tri kỷ của mình. Đây là những điều chúng ta có thể học hỏi và trao dồi trong đời sống hàng ngày với sự
thực tập chánh niệm. Khi biết rằng sự bồn chồn, trạo cử và những khao khát được có người hiểu mình vẫn còn trong tâm, chúng ta có thể trở về để thực hiện các khao khát đó. Những điều mình làm bên ngoài, dù thành công hay không có thể cũng không thành vấn đề; vì trước hết ta phải hiểu
rõ
bản thân và thiết lập một liên hệ sâu sắc với chính chúng ta.

“Bạn Nghĩ Vậy Hả?”

Hãy hình dung một làn sóng, áp dụng cho tất cả năm uẩn. Cảm thọ và nhận thức được cấu tạo như những làn sóng. Khi mình nhận thức được một cơn đau trong cơ thể, cơn đau đó đã bắt đầu trước đó chứ không phải ở thời điểm khi mình nhận thức. Nó có thể bắt nguồn từ một vết thương rất nhỏ hay chỉ từ một tư thế bất bình thường nào đó khi mình đứng, mình ngồi, và lâu dần nó trở thành cơn đau khi mình nhận biết. Những bướu ung
thư cũng vậy; khi bướu được chẩn đoán thì thật ra nó đã có mặt trong cơ
thể mình đã từ một năm, năm năm, hay mười năm rồi.

Cảm thọ cũng như vậy. Khi mình thấy mình giận, trầm cảm, mình ghen tỵ
hoặc có những cảm giác mạnh thì những cảm thọ này đã bắt đầu một thời gian dài trước đó. Nó có thể sơ khởi từ một ý nghĩ, một tâm trạng, ngay
từ một mùi vị, một cái nhìn; và tâm mình đã đem phối hợp và so sánh nó với nhiều thứ khác. Nó dẫn mình nhớ về quá khứ, nó âm thầm tự phát triển
mà mình không hay biết, và một thời gian sau, khi mình cảm nhận được thì cảm thọ đó đã trở thành một nỗi nhớ nhà, một nỗi buồn hoặc một cơn giận.

Khi chúng ta học lắng nghe âm thanh của chính mình và học nhận diện những tâm hành của chính mình, ta thấy nhiều cơn sóng đang lặng lẽ tiến hành trong tàng thức cho đến khi chúng đủ năng lượng để trồi lên bề mặt ý
thức
. Khi chúng ta mất liên lạc với chính mình, chúng ta sẽ không nhận ra điều này. Con nhớ khi con còn làm việc trong nhà thương, khi còn là sinh viên y khoa, một đêm đang trực ở khu bệnh tâm thần thì có cô y tá gọi khẩn cấp và nói “có bệnh nhân đang bị nghẽn hệ thống tiêu hóa”. Bệnh
nhân này bụng bị căng phồng thật lớn và không đi đại tiện đã nhiều ngày
nay. Bệnh nhân liền được rọi X-ray và con thấy trong bụng bệnh nhân chứa toàn chất hơi (gas) và phân trong đó. Nếu không có kinh nghiệm, chúng con có thể nghĩ ruột bị xoắn và có lẽ chúng con đã phải dùng phẫu thuật. Nhưng sau một hồi tìm hiểu, chúng con thấy rằng các bệnh nhân tâm
thần thường không tiếp xúc được với bản thân, không ý thức được những cảm giác từ cơ thể, nên họ không thấy có nhu cầu phải dùng phòng vệ sinh! Mọi thứ họ ăn vào đều nằm trong đó và phồng lớn lên làm bụng căng cứng nhưng họ vẫn không cảm thấy gì cả.

Chuyện con vừa kể là một trường hợp khá đặc biệt, nhưng con thấy chính chúng ta đôi khi cũng có kinh nghiệm này, như khi chúng ta ngồi trước máy điện toán liên tục bốn hoặc tám giờ đồng hồ mà không đứng lên để vào phòng vệ sinh! Chúng ta đã quên mất thân mình, vì tâm trí chúng ta hoàn toàn tập trung vào những dữ kiện trên màn ảnh máy điện toán. Chúng ta luôn luôn chú ý vào những đối tượng bên ngoài. Đây là một khả năng bẩm sinh để sống còn; giống như tổ tiên ta thời xa xưa sống trong những vùng hoang sơ có nhiều thú dữ, họ phải luôn nhìn ra bên ngoài, tập
trung tất cả nhận thức vào đối tượng bên ngoài. Khi có con hổ hay con rắn đến gần thì họ phải biết ngay để chạy, để tự bảo vệ. Chúng ta đã có cái “chương trình” hành động để tự vệ bẩm sinh này trong tâm thức. Nhưng
loài người chúng ta cũng đã phát triển thêm khả năng nhận biết được chính mình, biết cơ thể, biết những cảm nhận và ý nghĩ của mình trước khi cần phản ứng và hành động.

Thực tập chánh niệm và tập nhận thức năm uẩn là để chăm sóc và làm lớn mạnh khả năng này. Chúng ta đã thấy mọi hiện tượng đều hình thành như những làn sóng và đã bắt đầu trước đó rất lâu. Nhận thức của chúng ta về một người nào đó – dù người đó có đáng tín nhiệm hay không, v.v. –
không phải bỗng nhiên mà có. Nó có thể đến từ cha mẹ hay từ môi trường, xã hội. Chúng ta đã từng có những kinh nghiệm về người này và chúng đã tạo thành một quan niệm, một thành kiến nào đó; nên khi người này nói hay làm điều gì đó, ta luôn đánh giá hay nhận thức họ dựa trên những quan niệm và thành kiến đã có sẵn. Khi hiểu được như thế, chúng ta
sẽ khiêm nhường và thận trọng hơn, không vội kết luận hay xác định những nhận thức mình vừa có là đúng hay tuyệt đối.

Vào tháng 9 năm ngoái con có thỉnh Thầy viết cho con một câu thư pháp ngắn, “You think so?”
(“Bạn nghĩ vậy hả?”). Đây là một cách thực tập rất tuyệt diệu, và con đặt nó lên bàn học của con. Đây là một câu hỏi chúng ta có thể tự hỏi mình khi mình có một cảm thọ, khi mình có một nhận thức hoặc khi mình bị
kích thích vì một chuyện gì đó. Chúng ta có thể chấp nhận ngay những cảm thọ đó hoặc chúng ta tự hỏi mình: “Bạn nghĩ vậy hả? Thật vậy sao?”; và câu hỏi này sẽ làm vấn đề sáng tỏ ra nhiều lắm. Thầy còn nói rằng nếu
chúng ta trả lời, “Vâng, con nghĩ thế” thì Thầy lại hỏi, “Bạn có chắc không?” (Are you sure?). Và nếu chúng ta trả lời, “Dĩ nhiên là chắc” thì
Thầy lại nói, “Xem lại đi!” (Check again!). Như khi chúng ta thấy một làn sóng vỗ vào bờ, nó không phải là một với làn sóng mà chúng ta vừa thấy từ ngoài khơi, nhưng nó cũng không phải là khác. Bạn nghĩ vậy hả? Xem lại đi! 

Các thầy và các sư cô cùng sống chung trong một Tăng thân hai mươi bốn giờ một ngày. Khi sống trong Tăng thân, trước hết chúng ta phải học cách sống với năm uẩn của mình. Sự hòa hợp trong bản thân của mỗi cá nhân sẽ đóng góp vào sự hòa hợp của cộng đồng. Trong gia đình chúng ta cũng thế. Làm cha mẹ, chúng ta có thể quên bản thân mình để làm việc, để
làm bất cứ chuyện gì có thể làm để lo cho con mình. Nhưng chúng ta lại không biết chăm sóc những niềm đau thể chất, những nhu cầu vật chất và tình cảm của chúng ta. Và nếu vậy thì ta có gì để trao truyền cho con cháu chúng ta? Ta dạy dỗ con em mình những gì? Các cháu thừa hưởng được gì?

Chấm Dứt Cơn Giận

Ngài Xá lợi Phất, một đệ tử lớn của Bụt, có dạy một kinh gọi là“Năm Phương Pháp Diệt Trừ Phiền Giận”.
Kinh này trình bày năm trường hợp, và con xin đi vào trường hợp thứ năm, nói về trường hợp một người có mà hành động của thân, của lời nói, và của tư duy đều dễ thương. Và nếu mình nhỡ sinh tâm phiền giận người đó, thì mình cần phải làm gì để diệt trừ cơn phiền giận ấy đi?

Trong giáo lý của Bụt, khi nói về nghiệp hay hành động, chúng ta luôn
nói đến ba khía cạnh. Trước hết là thân, rồi khẩu và ý. Trước khi đề cập đến sự giận dữ, con xin nói về những yếu tố tích cực trong ba khía cạnh của nghiệp.

Chúng ta có thể tự hỏi, “Ai là người có thể tích cực và dễ thương trong cả ba khía cạnh, thân, khẩu và ý”? Chúng ta có thể sắp xếp lại đời
sống
chúng ta một cách nào đó để cho ba nghiệp có thể biểu lộ theo chiều hướng tích cực. Ví dụ như giờ phút này, khi chúng ta nghe pháp thoại, chúng ta đang ngồi rất đẹp, lưng thẳng, thân buông thư và thoải mái. Nói về khẩu thì quý vị bây giờ đang im lặng không cần nói, nhưng về
phần con thì con đang cố gắng để nói lời ái ngữ, không nói những lời có
nhiều cảm xúc hoặc nhiều tranh cãi. Trong tâm ý chúng ta, chúng ta đang
muốn học hỏi điều gì đó có lợi cho bản thân và để có thể giúp đỡ người khác. Vì thế, đối với tất cả chúng ta trong giờ phút này, ba nghiệp, hay
ba hành động đều tốt cả.

Khi đi thiền hành chúng ta cũng tạo một cơ hội để biểu lộ những điều đẹp, lành, và thật nhất của ba nghiệp, thân, khẩu và ý. Và cũng thế, ba nghiệp sẽ thanh tịnh khi chúng ta ngồi thành vòng tròn để dự pháp đàm. Khi chúng ta chia sẻ với một tinh thần tốt đẹp như vậy, có phải chúng ta
đang tập làm người “tri kỷ” cho nhau, làm người “tri âm” cho nhau không? Khi một người nói, tất cả những người khác đều mở lòng và im lặng
lắng nghe. Mọi người đều theo dõi hơi thở của mình, nhận diện những cảm
thọ
và nhận thức đang nổi lên. Đó là lúc chúng ta thực tập thật sự lắng
nghe tâm tư của người đang nói.

Chúng ta học làm tri âm và tri kỷ cho nhau bằng cách lắng nghe nhau, bằng cách thiết lập một môi trường trong đó mọi người có thể biểu lộ cái
đẹp nhất của mình. Nếu chúng ta chỉ sống một cuộc sống hàng ngày lúc nào cũng bận rộn, lúc nào cũng có cảm giác căng thẳng, các phản ứng của thân sẽ sớm trở thành xấu, không được dễ thương. Khi chúng ta vội vã, cơ
thể trở nên rất kích động, thô thiển. Lời nói sớm bị áp lực, trở nên lớn tiếng và nhanh. Tâm ta bắt đầu than phiền, so sánh và tức giận. Nếu chúng ta sống như vậy ngày này qua ngày khác, chúng ta sẽ đánh mất sự kính trọng đã dành cho bản thân chúng ta và cho người kia, không kể trước đó mình đã kính trọng và quý mến người ấy như thế nào. Mối liên hệ
giữa ta và người đó bất đầu xuống dốc.

Nhiều người chúng ta không dám trở về với chính mình vì nghĩ rằng bản
thân
mình rất lộn xộn, rác rến bừa bãi. Thật là đáng sợ khi trở về một ngôi nhà đã bị bỏ hoang và giăng đầy mạng nhện. Và cũng thật đáng sợ khi
phải trở về với một người có những đặc điểm như thế. Nhiều người chúng ta đôi lúc cố tình ở lại lâu hơn trong sở làm, tìm một việc gì khác để làm, hoặc ngồi đọc báo thay vì nhìn vào người kia. Thuở ban đầu rất đẹp,
nhưng bây giờ mình không còn cảm thấy được nuôi dưỡng khi ở bên cạnh nhau. Vì thế cho nên điều quan trọng là chúng ta phải chế tác ra một môi
trường trong đó chúng ta có thể biểu lộ và có thể sống cái đẹp, cái lành và cái thật của mình trong cuộc sống hàng ngày. Nếu điều này không quan trọng thì điều gì mới là quan trọng?

Bài kinh cũng cho ta một trường hợp khác: Một người có những lời nói tiêu cực nhưng hành động của thân dễ thương và tâm của người đó cũng dễ thương. Ngài Xá Lợi Phất dùng hình ảnh một cái hồ có cỏ và rong rêu che lấp mặt nước. Một người sắp chết khát đến bên hồ này. Người này có hai điều để chọn, một là chịu chết khát, hai là nhảy vào hồ. Anh ta rẻ cỏ và rong rêu sang hai bên để uống nước trên mặt hồ, xuống tắm và ngâm mình thoả thích. Cũng vậy, nếu chúng ta nổi giận với một người có những lời nói không dễ thương nhưng có hành động và ý nghĩ dễ thương thì chúng
ta
sẽ cần làm gì? Chúng ta nên tập nhìn vào những điểm tích cực của người đó, tập tha thứ, tập tìm hiểu người đó và tập lắng nghe tiếng nói của người đó. Sao người đó nói năng một cách giận dữ và hay phê phán chỉ
trích
như vậy? Chúng ta thực tập để hiểu rằng đó là kết quả của những đợt sóng ngầm. Nhiều nguyên do và điều kiện đã làm người này nói năng như vậy; và có thể chính chúng ta cũng đã góp phần vào những nguyên do và điều kiện này. Chúng ta cần nhớ lại những điều tích cực mà người này đã làm, và những ý định tốt mà người này đã có.

Chúng ta có thể đặt câu hỏi, Tôi hiểu âm thanh, lời nói của anh chưa?
Tôi săn sóc em như thế đã đủ chưa? Bạn đang thật sự cần tôi giúp gì? Nếu chúng ta cứ than phiền, cứ chê trách, nếu chúng ta chỉ thấy cỏ và rong trên mặt hồ rồi bỏ đi nơi khác, ta sẽ là người khổ đau, chết khát. Nếu chúng ta khôn ngoan biết cách gạt bỏ rong và cỏ ra, chúng ta sẽ thấy
nước hồ này uống được và nó sẽ giải trừ ngay cơn khát cho ta. Với sự thực tập chánh niệm, chúng ta có thể cân nhắc những điều tích cực của người, và thấy được những làn sóng trong chiều sâu tâm thức của nhau.

Chọn Hòa Bình

Trong tiếng Việt có một từ mà con rất cảm kích, đó là từ “trượng phu”. Từ này rất khó giải thích nhưng đại khái nó có nghĩa là học cách làm một người hào hùng, một người có thể hiểu, có thể tha thứ, và có sự công bằng, chính trực. Con thấy những đức tính này rất cần thiết trong đời sống cộng đồng. Chúng ta học cách hiểu bản thân và học quan sát người khác để biết đến một cơ thể ngoài cơ thể mình (ý thức thân trong thân, và ý thức thân ngoài thân). Với những hiểu biết đó, chúng ta có thể can đảm buông bỏ những ác cảm và những điều nhỏ nhặt, và thậm chí có
thể buông bỏ luôn cả những điều bất hoà rất lớn. Chúng ta trên hết phải
biết yêu chuộng sự hòa hợp.

Có một lần, Thầy đã nói như thế này: “Nếu Thầy phải chọn giữa Đạo Bụt và hòa bình, Thầy chọn hòa bình”
(If I have to choose between Buddhism and peace, then I choose peace). Những lời giảng dạy trong đạo Bụt đều nhắm tới hòa bình và hòa hợp, nhưng dưới danh nghĩa tôn giáo, nhiều người đã cổ võ chiến tranh. Nếu chúng ta phải chọn giữa đạo Bụt và hòa bình thì có nghĩa là chúng ta đã đi lạc ra khỏi đường đạo và đang bị kẹt giữa các ý thức hệ và giáo điều.
Chúng ta phải luôn luôn chọn hòa hợp và hòa bình. Đó là sự thực tập của
chúng ta khi sống trong một cộng đồng. Nếu con phải chọn giữa sự thắng lợi một cuộc tranh luận hoặc muốn có hòa hợp, con sẽ ngồi yên cho đến khi con có thể chọn sự hòa hợp. Hòa hợp sẽ nuôi dưỡng con và giúp con tiến xa hơn trên con đường dẫn đến giải thoát.

Trong gia đình cũng vậy. Nhiều người chúng ta không thể nhìn mặt nhau
nữa vì chúng ta còn giữ nhiều ác cảm trong tâm. Nhưng nếu chúng ta thấy
rằng những điều này đang từ từ giết chết chúng ta, không nuôi dưỡng ta và những người thân của ta; khi đó chúng ta sẽ học làm người trượng phu –
để hiểu người, để tha thứ và để trở thành một người rộng lượng, can đảm. Chúng ta có thể thực tập để tha thứ cho những khổ đau của chính mình, những ghen tỵ, hờn giận, những điều tầm thường nhỏ nhặt của riêng mình, để có thể tha thứ những thiếu sót, vụng về đó của người khác. 

Nếu chúng ta không biết lắng nghe âm thanh của mình, không biết tha thứ cho mình và trở thành một trượng phu cho chính mình thì không cách gì chúng ta có thể làm những điều này cho người khác. Những sự phục vụ của chúng ta không thể nào tồn tại lâu dài nếu chúng ta không biết chăm sóc, thương yêu chính mình trước. Nếu có người nào đó có nhiều tài năng,
hoặc có lời nói ái ngữ dễ thương, với cử chỉ và hành động nhã nhặn ôn hòa và có những tư tưởng tốt đẹp hữu ích, đôi khi chúng ta lại tỏ ra ganh tỵ, giận dữ, muốn xua đuổi hoặc tẩy chay người đó! Một thiền sư đã nói: “Thế phi dũng liệt trượng phu, giải thoát hán hà năng kham thử” (Nếu
sống trên đời mà không can đảm, không trượng phu, thì đừng nói đến chuyện giải thoát và tự do; làm sao ông kham nổi chuyện đó?). Chúng ta không kham nổi nếu chúng ta không thực tập để xử lý những vụng về và khổ
đau của mình. Phải biết chăm sóc và tha thứ cho mình; nếu không, chúng ta sẽ không có khả năng tha thứ và bao dung cho người khác.

Khi đến Lộc Uyển nếu chúng ta học được điều gì hay thì chúng ta nên mang về thực tập hàng ngày. Thực tập ý thức hơi thở, ý thức bước chân, ý
thức
lúc ăn, ý thức lúc tư duy. Thực tập để sống hòa hợp với năm uẩn. Thực tập để làm người tri kỷ và tri âm của chính mình; và thực tập như vậy với cộng đồng thân hữu của chúng ta, với gia đình của chúng ta.

Có những người trong chúng ta rất siêng nghe pháp thoại, nhưng chưa thực tập lắng nghe tiếng chuông, chưa thực tập thiền hành trong đời sống
hàng ngày. Vì vậy cho nên khi một cơn giận hay một nỗi buồn phiền nổi dậy trong tâm, nó có thể nhanh chóng tràn ngập tâm tư mình và xô ngã mình. Sự thực tập hàng ngày rất quan trọng vì chúng sẽ giúp chúng ta tạo
lập và khai triển những đường thần kinh mới (new neural pathways). Trên
phương diện sinh lý, chúng ta sẽ học cách đối phó với sự việc một cách thích nghi với hoàn cảnh hiện tại, thay vì lúc nào cũng phản ứng, phản xạ theo “xa lộ” thường dùng. Dần dần, chúng ta sẽ phát triển được một con đường khác. Thay vì giận dữ, nói năng gay gắt, đối xử thô bạo với chính ta hoặc với người khác, chúng ta nhận diện giây phút căng thẳng đó, chúng ta theo dõi hơi thở, nhìn xuống, và ngồi thật yên. Chúng ta thực hành như vậy một lần, hai lần, ba lần và từ từ chúng ta tạo được một con đường thần kinh mới trong não bộ. Lâu dần, nó trở thành một xa lộ – xa lộ của sự bình an và hòa hợp. Con đường cũ, nếu mình ít dùng đến, nó sẽ phai mờ dần theo thời gian. □

Sư cô Đẳng Nghiêm – Pháp thoại tại Lộc Uyển (April 2010)

 

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Cẩn Trọng

Cẩn Trọng

CẨN TRỌNGMinh Niệm Người xưa thường nói, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Khi đói muốn rã...

Phân Tích Các Sự Thật (Bốn Sự Thật Cao Quý)

Phân Tích Các Sự Thật (Bốn Sự Thật Cao Quý)

  PHÂN TÍCH CÁC SỰ THẬT (BỐN SỰ THẬT CAO QUÝ), Kinh Trung Bộ 141 - The Analysis Of The...

Cầu Nguyện Cho Người Đã Khuất Theo Tinh Thần Phật Giáo Nguyên Thủy

Cầu Nguyện Cho Người Đã Khuất Theo Tinh Thần Phật Giáo Nguyên Thủy

Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 256)

****************Khoa hội "Tâm Phật Nan Tư".  Kinh văn: "Chúng sanh nghiệp báo diệc bất khả tư nghì, chúng sanh thiện...

Kinh Nghiệm Khi Du Xuân Vào Dịp Tết

KINH NGHIỆM DU XUÂN VÀO DỊP TẾT Tết ở phố Nếu không tranh thủ kỳ nghỉ dài để thực hiện...

62885A8187E0B

MỤC LỤC Giới ThiệuKINH BỐN LÃNH VỰC QUÁN NIỆMCHÚ GIẢII. TỔNG LUẬNII. GIẢI THÍCH ĐỀ KINHIII. CHÚ THÍCH THUẬT NGỮIV....

Trồng Mía Chưa Chắc Được Mía Mà Có Khi Được Lau?

Trồng mía chưa chắc được mía mà có khi được lau?

TRỒNG MÍA CHƯA CHẮC ĐƯỢC MÍA MÀ CÓ KHi ĐƯỢC LAU?Quang Minh Một buổi sáng tinh sương,  tôi như thường...

Bụt Dạy Về Mười Hai Nhân Duyên

Bụt dạy về mười hai nhân duyên

Vô minh là chất liệu căn bản của cả mười hai nhân duyên. Nhờ quán chiếu tự tính duyên sinh,...

Niệm Phật Kiếm (Sự Tích Ngài Cưu Ma La Thập)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tâm Thư Gửi Thầy Thích Nhất Hạnh Nhân Sinh Nhật Lần Thứ 91

Tâm thư gửi thầy Thích Nhất Hạnh nhân sinh nhật lần thứ 91

TÂM THƯ gửi thầy Thích Nhất Hạnh nhân sinh nhật lần thứ 91   Thầy kính yêu và thương quý, Con...

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 22)

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn...

Kinh Nghiệm Đối Phó Hiểm Họa Cải Đạo Ở Liên Bang Nga – Minh Thạnh

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓHIỂM HỌA CẢI ĐẠO Ở LIÊN BANG NGAMinh Thạnh Từ thời Liên Bang Xô Viết, các giáo...

Khoa Học Về Kinh Nghiệm Cận Tử

Khoa học về kinh nghiệm cận tử

KHOA HỌC VỀ KINH NGHIỆM CẬN TỬ TÁC GIẢ: GIDEON LITCHFIELD Việt dịch: Võ Quân Kinh nghiệm cận tử đã...

Khéo Tu Cái Miệng

Khéo tu cái miệng

Sở dĩ người ta phạm lỗi nhiều về lời nói vì nó không sâu kín riêng tây như ý nghĩ...

Sống Tỉnh Giác

Sống Tỉnh Giác

SỐNG TỈNH GIÁCThích Thông PhươngThiền Viện Trúc Lâm 2010 “Sống Tỉnh Giác” là sống tỉnh chứ không còn ngủ mê...

Cẩn Trọng

Phân Tích Các Sự Thật (Bốn Sự Thật Cao Quý)

Cầu Nguyện Cho Người Đã Khuất Theo Tinh Thần Phật Giáo Nguyên Thủy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 256)

Kinh Nghiệm Khi Du Xuân Vào Dịp Tết

Trồng mía chưa chắc được mía mà có khi được lau?

Bụt dạy về mười hai nhân duyên

Niệm Phật Kiếm (Sự Tích Ngài Cưu Ma La Thập)

Tâm thư gửi thầy Thích Nhất Hạnh nhân sinh nhật lần thứ 91

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 22)

Kinh Nghiệm Đối Phó Hiểm Họa Cải Đạo Ở Liên Bang Nga – Minh Thạnh

Khoa học về kinh nghiệm cận tử

Khéo tu cái miệng

Sống Tỉnh Giác

Tin mới nhận

Phật dạy: Phải nhớ nghĩ quy luật vô thường để sống ý nghĩa hơn

Trải nghiệm hạnh phúc theo lời Phật dạy

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhà lãnh đạo có tâm và có tầm

Chùa Từ Đức P. Thủy Xuân, Tp. Huế Thừa Thiên

Khai Mạc Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Quảng Đức

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Hoa sen trong người

Trí tuệ Phật sâu đến mức nào?

Phật dạy cách buông bỏ mọi phiền não

Đức Phật ‘im lặng’ để trả lời có tự ngã không?

Lặng Lẽ 400 Năm, Chùa Xưa Tỉnh Thái Bình

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân xúc phạm Đức Phật hay không?

Phật nói: Phước cầu không thể được, tu thì được!

Lời Phật dạy về giá trị đạo đức cho một xã hội, quốc gia

Để có sự nghiệp bền vững theo lời Phật dạy

Cảm Nghĩ Về “Ngọn Lửa Thích Quảng Đức” Cách Đây 50 Năm

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

Người ngu và người trí theo quan điểm của Đức Phật

Phật dạy: Chơn tâm phi tất cả tướng

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Niệm Phật Đường Từ Minh – Đắk Lắk

Tin mới nhận

Sáu Ba La Mật

Ta đang là hơi thở chính mình

Con Đường Đi Đến Phật Đạo

Phật Tử Đối Trị Dịch Bệnh

Đại Đế Asoka Maurya Và Những Pháp Dụ Khắc Trên Đá

Lời Khuyên Dạy Con Của Đức Phật Tại Khu Đá Xoài

Thiền – năng lượng chữa lành sáng tạo và hạnh phúc

Bái sám, lễ lạy có diệt được tội không?

Đèn Tâm Toả Rạng (Thích Chân Tính) Sách Ebook PDF

Sáu mươi kệ tụng biện luận lí tính duyên khởi (yuktisastika) (song ngữ)

Mối Quan Hệ Giữa Phật Giáo Và Sự Thiết Lập Hòa Bình Thế Giới

Dòng Sông Nhìn Thấy Dòng Sông – John Daido Loori – Thị Giới Dịch

Nghiệp Lực Có Vai Trò Nào Trong Phật Học

Tình thương tạo nên thiên đường

Đi vào kinh Hoa Nghiêm

Phật giáo với tuổi trẻ học đường trong thời hiện đại

Phật Giáo Truyền Thống Tây Tạng – Geshe Kelsang Gyatso – Thích Nữ Trí Hải

Bức tượng trả lại và ý niệm hóa giải

Một chuyến đi

Tâm Không Động, Không Sầu

Tin mới nhận

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (5)

Cậy tài, háo thắng, mắng nhiếc người khác – Quả báo kiếp sau trên người có 18 tướng xấu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 106)

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh Samiddhi – Samiddhi Sutta (sn 1.20)

Kinh Pháp Cú (Dhammapada (Lời Vàng Phật Dạy))

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 57)

Kính Trọng Cha Mẹ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Pháp luân công xuyên tạc truyền thuyết về hoa Ưu Đàm như thế nào?

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 9)

Giới Thiệu Kinh Đại Niệm Xứ

Kinh Bahiya

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) – Đa Ngữ: Việt – Anh – Pháp – Đức

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 188)

Chú Giải Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Thế Nào Là Sống Một Mình ?

Về Một Số Vấn Đề Trong Kinh Lăng Già Phạn-Hán

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 109)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 26)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 62)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 177)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Pháp Sư Tịnh Không – Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Độ Thời Hiện Đại

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 231)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 290)

Thi Kệ Niệm Phật

Tinh Hoa Của Đại Thừa Là Quan Điểm “Hồi Nhập Ta Bà”

Đọc sách ngàn lần – Tập 12

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 194)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 37)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 23)

Công phu niệm Phật chân thật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 69)

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Điển Pali

Sống Trong Bổn Nguyện Của Phật A Di Đà

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.