PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Rộng Mở Tâm Hồn Đón Nhận Tất Cả

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

RỘNG MỞ TÂM HỒN ĐÓN NHẬN TẤT CẢ
Ni sư Tenzin Palmo

Tenzin_Palmo-ContentTại sao chúng ta luôn chấp trì vào ý nghĩ rằng cuộc sống phải luôn thanh bình, êm ả? Rất nhiểu người cho rằng chúng ta chỉ có thể thực hành Phật pháp khi không có bất cứ chướng ngại nào bên ngoài cũng như bên trong, rằng tu tập chân
chính
chỉ có thể thực hiện trong những kỳ chuyên tu nhập thất hay chí ít cũng phải đến chùa, tự viện hay các trung tâm Phật pháp. Trong đời sống thường nhật, bị áp lực thời gian, bất mãn với hàng loạt gánh nặng gia đình và công việc, mỗi ngày, chúng ta đều cảm thấy bế tắc, thậm chí tuyệt vọng. Vì tin rằng tu tập nghĩa là phải có thời gian để chuyên nhất
quán tưởng, lễ lạy, thực hiên các nghi lễ cúng dàng hay tâm linh khác, v.v…, chúng ta càng tin tưởng mình còn thiếu thiện duyên. Ta vẫn tự nhủ “Làm sao mình có thể trở thành một hành giả chân chính nếu không có thời
gian
để thực hành?” Tuy nhiên, đây là một cách hiểu về việc thực hành Phật pháp hoàn toàn thiếu thực tế, sai lầm .

Chúng ta hãy kiểm nghiệm lại pháp tu Lục độ Ba La Mật, mang ý nghĩa sáu phương pháp hoàn hảo gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định và trí tuệ –
tất cả đều cần thiết để thành tựu Phật quả. Bất kỳ sự thực hành nào trong số sáu phương pháp này đều đòi hỏi chúng ta phải liên hệ và tương tác với mọi người. Nói cách khác, để có thể thực hành Lục độ Ba la mật một cách sâu sắc, chúng ta cần những mâu thuẫn và xung đột trong chính cuộc sống đời thường. Nếu chỉ ngồi yên nơi tịnh thất và cho rằng mình đang tràn đầy tình yêu thương cùng các phẩm chất tích cực như vị tha, bao dung, nhẫn nhục thì đó là điều quá dễ dàng bởi ta chẳng gặp phải bất
kỳ thách thức nào. Nhưng khi xả thất, ta gặp gỡ rất nhiều người trong đời sống thực tế, những người không đối tốt với ta, không làm theo những
điều ta mong muốn, ta sẽ nhìn thấy mình rõ hơn và bắt đầu hiểu thế nào là thực hành Phật pháp chân chính.

Chúng ta có thể áp dụng hai cách tiếp cận cơ bản trong quá trình tu tập của mình. Thứ nhất,
ta cần học cách sống tỉnh thức mỗi ngày – đây là điều cốt yếu. Thứ hai là học cách rộng mở tâm hồn thông qua thực hành Lục độ ba la mật đặc biệt là hạnh bố thí và nhẫn nhục. Nếu tâm hồn chúng ta khép chặt, dù trì
tụng bao nhiêu chân ngôn, thực hiện bao nhiêu lễ lạy, thụ nhận bao nhiêu quán đỉnh, tầm đọc bao nhiêu kinh sách cũng đều vô nghĩa. Nếu sự hành trì không giúp ta thay đổi một cách đúng đắn, tích cực thì điều đó hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì.

Vì hay đồng hóa bản thân với đủ mọi cảm xúc, tư tưởng, thiên kiến và định kiến nên chúng ta không còn chỗ cho chính mình để có thể nhìn mọi thứ một cách chân xác trong mọi hoàn cảnh. Đắm chìm trong “vũng lầy” vô minh ấy, ta thường có những lựa chọn sai lầm trong hầu hết mọi tình huống. Giống như bị quăng quật, quay cuồng giữa cơn bão biển, cuộc sống cũng tương tự vậy, chúng ta phải học cách giữ định tâm giữa những bão tố của đời thường. Cách tốt
nhất là tỉnh thức và rộng mở tâm hồn đón nhận khoảnh khắc hiện tại. Như
vậy được gọi là chính niệm. Bậc Đại thành tựu giả Milarepa từng nói rằng càng trải qua bão tố thăng trầm của hạnh phúc và khổ đau, càng có cơ hội tu tập và thành tựu giác ngộ trong cuộc đời.

Chúng ta hãy tìm hiểu về ý nghĩa thực sự của tỉnh thức. Thông thường, khi chúng ta nghĩ rằng mình đang trong giây phút hiện tại, thực ra đó là lúc chúng ta đang
diễn giải hiện tại, chúng ta suy tưởng về hiện tại thay vì thực sự ở trong khoảnh khắc thuần túy đó. Chúng ta có thể tự nhủ “Phải rồi, mình sẽ chính niệm”, ta ngồi và nghĩ “Đúng rồi, mình đang chính niệm đây”. Nhưng như vậy không phải là chính niệm, chẳng qua là chúng ta đang nghĩ về chính niệm mà thôi. Trong khoảnh khắc chính niệm thực sự, thậm chí khái niệm về chính niệm cũng không tồn tại. Chính niệm chỉ đơn giản là sự tỉnh thức trực tiếp, rộng mở. Vì tâm bị che mờ và lớp lớp vọng tưởng nên hiện tại không thể hiển lộ đối với chúng ta. Chúng ta có thể cho rằng mình luôn tỉnh thức, thông thái và khôn ngoan nhưng thực ra phần lớn thời gian chúng ta hành xử như một cái máy. Bấm nút và nhận kết quả.
Tâm đầy ắp những suy tưởng về quá khứ hoặc tương lai, kẹt mắc giữa những vọng tưởng, mơ mộng, những câu chuyện được thêu dệt, những ý kiến,
những bình phẩm và phán xét – như vậy quá khó có thể buông bỏ những vọng niệm này để chỉ chú tâm vào những gì đang thực sự diễn ra. Vì thế, chúng ta cần thức tinỉh chính mình khỏi cơn mê. Khoảnh khắc mà ta đạt được tỉnh thức – dù cho đó chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi – ta có thể nhận ra mình đã mê mờ. Trong trải nghiệm của tâm tỉnh thức rộng mở, mọi thứ đều trở nên sáng rõ. Mọi thứ đều thay đổi, đều được chuyển hóa. Ta nhận ra rằng không chỉ bản thân mình mê mờ mà hầu hết những người khác cũng vẫn còn đang vô minh như vậy.

Đức Phật, vô cùng thực tế và thiện xảo, đã khai thị bằng vô số giáo pháp theo các cấp độ vi tế khác nhau nhằm giúp chúng sinh tiếp cận và thâm nhập thực tại. Ngài bắt đầu với những khai thị về thân – cấp độ thô lậu nhất – bởi thân
là trải nghiệm mà tất cả chúng ta đều dễ dàng nhận thấy. Trong lúc sống
với thân này, phần lớn thời gian chúng ta không ý thức được về nó, chúng ta hoàn toàn tách biệt với thân. Vì vậy, bước đầu tiên là quay về với hiện tại của thân, chẳng hạn, khi ngồi ta biết mình đang ngồi; khi đứng ta biết mình đang đứng, khi đi ta biết mình đang đi; khi nằm ta biết mình nằm. Chỉ đơn giản như vậy. Chúng ta có thể so sánh việc này như là thức giấc. Nhưng tâm chúng ta chỉ có thể tỉnh thức trong chốc lát
rồi lại tiếp tục mê mờ. Thật lạ lùng là tâm luôn muốn ngủ! Do vậy, chúng ta cần nhắc nhở mình trở về với hiện tại bởi đó là khoảng thời gian duy nhất ta thực sự sở hữu. Tất cả những thứ khác đều chỉ là sự phóng chiếu của tâm.

Cách khác để rộng mở
tâm hồn trong khoảnh khắc hiện tại là dùng hơi thở. Hơi thở là yều tố liên hệ giữa thân và tâm. Sân hận, sợ hãi, an lạc hay bất kỳ cảm xúc nào
mà ta có đều được thể hiện qua hơi thở.Theo truyền thống Phật giáo, hơi
thở
được ví như con tuấn mã trong khi tâm là người kỵ sĩ. Dù cho thông thường, hít thở là một quá tình tự động, chúng ta hoàn toàn có thể tỉnh thức trong tiến trình này. Và nếu ta có thể thực sự kết nối với hơi thở,
hòa nhập vào trong hơi thở, không vọng niệm gì về việc hòa nhập hay kết
nối này thì như vậy nghĩa là ta đang thực sự ở trong hiện tại. Bởi hơi thở chính là hiện tại, nó ở ngay đây, trong chính khoảnh khắc này. Khi bạn bị căng thẳng và stress, cách giải tỏa vô cùng thiện xảo là điều phục tâm nương theo hơi thở vào ra. Điều này đặc biệt hữu ích khi ta phải xếp hàng chờ đợi hay đang lái xe. Khi phải dừng trước đèn đỏ, ta có
thể nóng ruột nhưng nếu suy ngẫm rằng “đây chính là cơ hội tuyệt vời để
thực hành”, sau đó, ta xoay sự chú ý của mình về hơi thở, tình huống sẽ
thay đổi ngay lập tức. Chúng ta sẽ hoan hỷ với viêc chờ đợi này!

Sự thực hành tu tập còn có một cấp độ khác đó là tỉnh giác nhận thức tâm của chính mình. Đây
là cấp độ quan trọng nhất đồng thời khó khăn nhất để thực chứng bởi nó cũng là cấp độ vi tế nhất. Tất cả những Đại thành tựu giả yogi trong quá
khứ
đều cho rằng cốt tủy của việc thực hành là luôn quán sát tâm tại mọi thời điểm. Đây dĩ nhiên là căn bản của việc thực hành tu tập về tâm.
Nhưng thế nào là giữ tâm tỉnh giác, sáng suốt? Ví dụ kinh điển là hình ảnh một người ngồi bên bờ sông quan sát dòng nước đang chảy trôi. Ví dụ khác nói về một người chăn cừu khéo léo, thiện xảo chăn dắt bầy cừu của mình.

Thiền định cũng bao gồm cách thức cứng nhắc và cách thức thiện xảo. Theo cách cứng nhắc, hành giả thiền định bằng cách cột chặt tâm mình đề giữ cho nó tỉnh thức,
khiến tâm không có lối thoát và trở nên bí bách, căng thẳng. Bạn có thể
thấy rằng, khi thiền giả quá gắng sức dồn ép tâm, hậu quả là họ thường bị xáo trộn các nguồn năng lượng bên trong cơ thể – người Tây Tạng gọi đó là “loong”. Khi đó, hành giả thường trở nên bực bội, muốn gào thét. Điều chúng ta cần là tâm thật sự thư giãn, tĩnh tại. Tâm cần trở nên rộng mở, sắc bén và tỉnh giác. Điều đó hoàn toàn khác với trạng thái hôn
trầm
(tức tâm mê mờ, ngủ gật) hay vọng tưởng (tâm lăng xăng, xao động).
Nó cũng không có nghĩa là mọi thứ phải căng thẳng và mọi niệm hiện khởi
phải gò ép theo một thứ tự hình thành nhất định. Một cách vô cùng đơn giản, tâm cần được rộng mở và sáng rõ.

Thực tai duy nhất mà
ta có được chính là những gì đang diễn ra, ngay tại đây và ngay lúc này. Nếu ta phóng tâm với những mộng tưởng, ký ức, hy vọng và sợ hãi, chúng ta sẽ bỏ lỡ mất thực tại này và toàn bộ cuộc sống của ta chẳng khác gì giấc ngủ của mê mờ triền miên. Chúng ta làm sao có thể biết mình
thực sự là ai khi mà mình không bao giờ ở trong thực tại?

(Drukpa Việt Nam)

 

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Lược Ý “Đại Lễ Vu Lan” Trong Truyền Thống Pháp Hội Phật Giáo Bắc Truyền – Thích Tâm Mãn

Lược Ý “Đại Lễ Vu Lan” Trong Truyền Thống Pháp Hội Phật Giáo Bắc Truyền – Thích Tâm Mãn

LƯỢC Ý "ĐẠI LỄ VU LAN"TRONG TRUYỀN THỐNG PHÁP HỘI PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN Thích Tâm MãnChứng được sáu phép...

Đi Về Đâu Là Do Mình

Đi Về Đâu Là Do Mình

ĐI VỀ ĐÂU LÀ DO MÌNH Quảng Tánh Những ai học Phật chân chính đều biết rõ rằng, tương lai...

Ngũ Ngôn Ướp Hương Đạo

Ngũ ngôn ướp hương Đạo

QUA CẦU Đứng đầu cầu bờ nàyNgắm cảnh đẹp đầu kiaHành trang duyên nợ đầyNặng lòng nỗi tan chiaCầu đi...

Thiện Pháp Chân Chánh ( P.2 )

Thiện pháp chân chánh ( P.2 )

Trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Ly Thế Gian thứ 38 có nói về những chướng ngại trên bước đường tu...

Đời Sống Của Một Người, Khi Hiểu Biết Phật Pháp Là Cao Quý

Đời Sống Của Một Người, Khi Hiểu Biết Phật Pháp Là Cao Quý

ĐỜI SỐNG CỦA MỘT NGƯỜI, KHI HIỂU BIẾT PHẬT PHÁP LÀ CAO QUÝ Câu Chuyện Về Sư Bà Bahūputtika, Kệ 115...

Tam Bất Năng

Tam Bất Năng

TAM BẤT NĂNG (三不能)   Tam Bất Năng là ba việc mà Đức Phật không thể làm được. Đây là...

Tìm Bình Yên Giữa Cuộc Sống Áp Lực

Tìm bình yên giữa cuộc sống áp lực

Bộ sách “Sống bình yên, chẳng muộn phiền” chỉ ra rằng có những điều quý giá hơn đang tồn tại...

Thông Điệp Của Garchen Rinpoche Về Vấn Đề Thách Thức Môi Trường Đang Gia Tăng Trên Thế Giới

Thông Điệp Của Garchen Rinpoche Về Vấn Đề Thách Thức Môi Trường Đang Gia Tăng Trên Thế Giới

Đây là thông điệp tôi muốn gửi tứi tất cả các Phật tử trên thế giới. Nói chung bất kỳ...

Tín, Nguyện, Chuyên Trì Danh Hiệu Phật (Phần 2)

TÍN NGUYỆN CHUYÊN TRÌ DANH HIỆU PHẬT (PHẦN 2) (Trích lục từ Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ...

Phá Thai Và Phật Giáo Ở Đại Hàn

PHÁ THAI VÀ PHẬT GIÁO Ở ĐẠI HÀNTỪ BI VÀ CHÍNH SÁCH KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRONG THẾ KỶ 21 Frank...

Đại Phật Sử Tập I

Đại Phật Sử Tập I

Theravāda Phật Giáo Nguyên ThủyĐẠI PHẬT SỬ TẬP ITHE GREAT CHRONICLE OF BUDDHAS (MAHĀ BUDDHAVAṂSA)Nguyên tác: Mingun Sayadaw (Bhaddanta Vicittasārābhivaṃsa)...

Hộ Niệm Và Khai Thị Cho Người Lâm Chung

Ấn Quang Đại sư khai thị: “Trợ giúp thành tựu cho một chúng sanh được vãng sanh, tức là thành...

Đạo Phật Giải Thích Khổ Đau Trong Cuộc Sống

Đạo Phật Giải Thích Khổ Đau Trong Cuộc Sống

ĐẠO PHẬT TÌM CÁCH GIẢI THÍCH KHỔ ĐAU TRONG CUỘC SỐNG Tác giả: Tawachai Onsanit Chuyển ngữ: Tuệ Uyển New...

Thông điệp về sự hợp nhất của đức Phật vô ngã vị tha vì nhân loại phải chịu covid-19

THÔNG ĐIỆP VỀ SỰ HỢP NHẤT CỦA ĐỨC PHẬT VÔ NGÃ VỊ THA VÌ NHÂN LOẠI PHẢI CHỊU COVID-19: UN...

Giấc Mộng Kê Vàng

Giấc mộng kê vàng

Câu chuyện "Giấc mộng kê vàng" hay còn gọi là “Hoàng lương nhất mộng”  bắt nguồn từ truyện “Chẩm trung ký” của...

Lược Ý “Đại Lễ Vu Lan” Trong Truyền Thống Pháp Hội Phật Giáo Bắc Truyền – Thích Tâm Mãn

Đi Về Đâu Là Do Mình

Ngũ ngôn ướp hương Đạo

Thiện pháp chân chánh ( P.2 )

Đời Sống Của Một Người, Khi Hiểu Biết Phật Pháp Là Cao Quý

Tam Bất Năng

Tìm bình yên giữa cuộc sống áp lực

Thông Điệp Của Garchen Rinpoche Về Vấn Đề Thách Thức Môi Trường Đang Gia Tăng Trên Thế Giới

Tín, Nguyện, Chuyên Trì Danh Hiệu Phật (Phần 2)

Phá Thai Và Phật Giáo Ở Đại Hàn

Đại Phật Sử Tập I

Hộ Niệm Và Khai Thị Cho Người Lâm Chung

Đạo Phật Giải Thích Khổ Đau Trong Cuộc Sống

Thông điệp về sự hợp nhất của đức Phật vô ngã vị tha vì nhân loại phải chịu covid-19

Giấc mộng kê vàng

Tin mới nhận

50 chân lý bất biến của cuộc đời

Dòng sông tâm thức (II)

Vui trong đau khổ

Đức Phật có thể dùng phép lạ để cứu người chết sống lại không?

Đức Phật trị bệnh thoái tâm cho một vị tỳ kheo

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

Tại sao Đức Phật chọn Đản sinh nơi rừng cây?

Những quy tắc trong kinh doanh theo lời Phật dạy

Nguyên nhân gây ra sợ hãi và đau khổ

Có những ngày như thế…

Hủy hoại thiên nhiên đồng nghĩa với với hủy hoại môi trường sống

Từ lời dạy của Đức Phật với Rāhula – nghĩ về tuổi trẻ Phật giáo

Phật ra đời vì một nhân duyên lớn: “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”

Bụt trong con sinh chưa?

Lời Phật dạy về đẹp và xấu

Lời dạy của Đức Phật về làm hại và không làm hại

Phật có bao giờ nói lời khó chịu làm buồn khổ người khác?

Phật dạy: Có sáu sức mạnh ở đời

Nghiệp qua sự ẩn dụ sâu sắc từ lời Phật dạy

Hành vi thiện ác của mỗi người qua vầng trăng

Tin mới nhận

Lucy – Phải chăng là sự gặp nhau giữa triết học siêu nhân học và Phật học

Lời Kinh Sám Hối

Pháp Phật Và Người Trị Vì

Các hiểu lầm phổ biến về đạo Phật

Tạng Thư Sống Chết

Hạnh Nguyện Lắng Nghe

Cá Tháng Tư Và Nghĩ Về Lời Nói Dối

Vô Cảm

Đạo Phật đến với mọi người

Ai Đủ Trí Tuệ Để Bỏ Bát Kỉnh Pháp – Tỳ Kheo Thích Nhựt Chấn

Chẳng thể chữa trị

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

Ý nghĩa giáo dục qua pháp hành Tự tứ

Tổng Quan Về Các Hệ Thống Triết Học Ấn Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh

Trước Thềm Xuân Mới

Rồi một ngày chợt nhớ chợt quên

Đức Đạt Lai Lạt Ma Khai Mạc Thượng Viện Hoa Kỳ Bằng Lời Nguyện Cầu

Ý Nghĩa Duy Ngã Độc Tôn

Như Huyễn Phá Trừ Nghiệp

Tin mới nhận

Đôi Điều Cương Yếu Về Kinh Địa Tạng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 270)

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL. 2566

Kinh Bát Đại Nhân Giác Lược Giải

Tâm thư của một Phật tử gửi Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Mối liên hệ giữa tư tưởng Kinh Lăng Già và Duy Thức tông

Kinh Dhammika

Quảng Ngãi: Trang nghiêm kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 06)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 361)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 181)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 221)

Bát Nhã Tâm Kinh Thiền Giải

Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Quá Trình Hình Thành Đại Tạng Kinh Hán Văn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 154)

Kinh Bách Dụ: Đường cống Ma Ni

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 95)

Rải Tâm Từ

Tin mới nhận

Công phu niệm Phật chân thật

Chương 1 bài 5 Khuyên tin sâu nhân quả (Tịnh Không pháp sư gia ngôn lục)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 366)

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 3

TÍN NGUYỆN CHUYÊN TRÌ DANH HIỆU PHẬT (Phần cuối)

Luận Tỳ Bà Sa

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 56)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 301)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 332)

Vì sao niệm Phật không vãng sanh ?

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 6

Lời Vàng

Thiện Căn, Phước Đức Và Nhân Duyên

Ý niệm sai lầm

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 23)

Khuyên giải trừ oan gia trái chủ

Thành tựu ngũ giới, vãng sanh tây phương tịnh độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 269)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 35)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.