PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ra ngoài sanh tử

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

RA NGOÀI SANH TỬ
Hoàng Nguyên

Hoa Sen TànNgười tu theo Phật giáo có mục đích là giải thoát sanh tử; điều đó hẳn không ai bàn cãi. Nhưng hiểu sanh tử như thế nào thì lại có sự khác biệt. Có người hiểu giải thoát sanh tử là khi xả bỏ thân mạng này không còn tái sanh trở lại nữa. Nhưng cũng có người hiểu giải thoát sanh tử là đoạn tận khổ đau, vượt thoát khổ đau ngay tại cuộc đời này. Dĩ nhiên hai cách hiểu ấy đều có cơ sở từ kinh điển. Ở bài này, người viết chọn cách hiểu thứ hai để trình bày.

Trong kinh Thánh cầu thuộc tuyển tập kinh Trung bộ, Đức Phật nói rằng sở dĩ ta bị sanh già bệnh chết, luân hồi sinh tử là do ta chấp thủ, dính mắc vào những thứ như của cải, tài sản, vợ con, gia đình, lợi danh… “Này các Tỳ-kheo, những chấp thủ ấy bị sanh (già, bệnh, chết)”. Hoặc trong kinh Giới phân biệt, Đức Phật cũng nói đến ý này: “Này các Tỳ-kheo, bằng cách vượt qua mọi vọng tưởng (chấp thủ), hành giả được gọi là một bậc hiền trí tịch tịnh không sanh, không già, không chết, không dao động, không mong cầu”.

Như vậy, theo lời Phật, sanh già bệnh chết hay sinh tử luân hồi đồng nghĩa với chấp thủ, tham luyến. Mà chấp thủ, tham luyến thì đưa đến khổ đau. Cho nên ý nghĩa của sanh già bệnh chết hay sinh tử luân hồi là ám chỉ cho khổ đau. Điều này được Đức Phật khẳng định một lần nữa trong kinh Tương ưng bộ: “Ai còn tham luyến, thời có dao động; ai không tham luyến thời không dao động; ai không dao động thời được khinh an; ai được khinh an thời không thiên chấp (uốn theo tham ái); ai không thiên chấp thời không có đến và đi; ai không có đến và đi thời không có diệt và sanh; ai không có diệt và sanh thời không có đời này đời sau, không có giữa hai đời. Đây là sự đoạn tận khổ đau”.

Chúng ta chấp thủ, tham luyến vào các pháp bên ngoài, mà các pháp bên ngoài thì vô thường, biến dịch, đổi thay diệt sinh sinh diệt liên tục; vì vậy mà ta cũng bị thăng trầm chìm nổi diệt sinh theo các pháp ấy. Đó chính là ý nghĩa luân hồi sinh tử mà Phật muốn nói đến. Sự đổi thay các trạng thái tâm lý khi xúc chạm các sự việc ở đời như buồn rồi vui, yêu rồi ghét, thỏa mãn rồi chán nản, thất vọng rồi hài lòng… lặp đi lặp lại tạo thành vòng tròn gọi là luân hồi sanh tử. Nói như Osho: “Sau niềm vui sẽ là nỗi đau. Và sau muộn phiền sẽ là vui sướng. Chúng ta chẳng bao giờ thư thả nổi. Khi đang an lành chúng ta âm thầm lo sợ niềm vui ngắn ngủi sẽ tan hết. Và rồi nỗi sợ hãi của chúng ta sẽ tàn phá khoảnh khắc vui sướng, quý giá đó. Khi bị nhấn chìm trong đau khổ, chúng ta cay đắng và cố thoát khỏi tình trạng của mình bằng cách hướng tới những điều tốt đẹp. Đức Phật gọi điều này là bánh xe sanh tử. Chúng ta chuyển động theo bánh xe, bị vướng vào vòng quay của nó. Và bánh xe ấy cứ lăn đi mãi. Đôi khi ta cảm thấy hài lòng, có lúc lại cảm thấy khổ sở, ta bị nghiền nát triền miên giữa hai trạng thái này”.

Khi một cảm thọ khổ, lạc, hay bất khổ bất lạc khởi lên, nếu ta bị dính mắc vào cảm thọ ấy thì liền khi ấy ái, thủ, hữu, sinh, già, bệnh, chết sinh khởi, kéo theo sầu bi khổ ưu não có mặt. Đây là tiến trình luân hồi sanh tử khổ đau sinh khởi. Có thọ mà dính mắc vào thọ thì thọ ấy trở thành thọ trong mắt xích mười hai chi phần nhân duyên. Thọ ấy là nguyên nhân sinh khởi ái, thủ, hữu… Đây chính là tập đế tạo ra sanh già bệnh chết, sầu bi khổ ưu não hay sanh tử luân hồi. Lời Phật minh định cho điều này: “Nếu người ấy cảm nhận một lạc thọ, người ấy cảm thấy bị dính mắc. Nếu người ấy cảm nhận một khổ thọ, người ấy bị dính mắc. Nếu người ấy cảm nhận một bất lạc bất khổ thọ, người ấy cảm thấy bị dính mắc. Này các Tỳ-kheo, đây được gọi là kẻ vô văn phàm phu bị trói buộc với sanh già bệnh chết, bị dính mắc với ưu sầu, than vãn, đau đớn, buồn phiền, tuyệt vọng. Ta nói người này bị trói buộc với khổ đau”.

Trái lại khi có thọ mà không dính mắc vào thọ thì thọ ấy không phải thọ trong mắt xích mười hai chi phần nhân duyên, nên không đưa đến ái, thủ, hữu sinh khởi, không tạo nên sanh già bệnh chết, sầu bi khổ ưu não hay sinh tử luân hồi khổ đau. Lời Phật tiếp tục minh thị điều này: “Nếu người ấy cảm thọ một lạc thọ, người ấy không bị dính mắc. Nếu người ấy cảm nhận một khổ thọ, người ấy không bị dính mắc. Nếu người ấy cảm nhận một bất lạc bất khổ thọ, người ấy không dính mắc. Này các Tỳ-kheo, đây được gọi là bậc thánh đệ tử không bị trói buộc với sanh già bệnh chết; không bị dính mắc với phiền muộn, than vãn đau đớn, ưu sầu tuyệt vọng. Ta nói người này không bị trói buộc với khổ đau”.

Thông thường, khi gặp một biến cố khổ đau, ta hay rơi vào trạng thái bấn loạn, chao đảo; vì vậy mà ta đánh mất sự định tĩnh sáng suốt vốn có. Hoặc khi nếm trải một lạc thú, ta bị chìm đắm, mê say, thích thú cũng khiến ta đánh mất sự định tĩnh sáng suốt. Khổ và lạc, hai thứ cảm thọ rất dễ khiến cho ta trở nên si mê, điên đảo vì chúng. Cho nên khi có cảm thọ sinh khởi, hãy chánh niệm tỉnh giác với cảm thọ ấy, đừng để các cảm thọ làm mồi cho ái sinh khởi, bằng cách cảm nhận khổ thọ là khổ thọ mà không cố tâm loại trừ hay bất mãn chống đối chi cả; cảm nhận lạc thọ là lạc thọ mà không say mê, ưa đắm, thích thú, thì ta trả thọ về bản chất tự nhiên của thọ; hay nói như lời Đức Phật đã nói với Bahiya trong Khuddhaka Nikaya, “… trong cảm thọ chỉ là cảm thọ”. Điều này có nghĩa là có thọ mà không có ái xen vào thì ta không bị khổ thọ hay lạc thọ chi phối, dẫn dắt mình vào mê cung si loạn của chúng nữa. Đó chính là ý nghĩa giải thoát sanh tử khổ đau.

Ra ngoài sinh tử nghĩa là chứng nhập Niết-bàn. Mà Niết-bàn không phải một cõi giới nào đó để người tu tập khi chứng ngộ vượt thoát sanh tử trở về an trú trong cõi giới đó. Niết-bàn có mặt khắp nơi trong vũ trụ này. Sống, nếu tham chấp thì rơi vào sanh tử khổ đau. Còn khi xả bỏ hết tham chấp liền khi ấy là Niết-bàn. Cho nên đoạn hết tham ái, chấp thủ thì chứng ngộ ngay vô sanh bất tử. Đức Phật nói rằng giáo pháp của Ngài có khả năng đem lại sự bất tử. Ngài nói: “Ai giảng dạy giáo pháp, người đó cho bất tử”. Bất tử ở đây ám chỉ không còn khổ đau chứ không phải là sống hoài mà không chết. Cho nên ý nghĩa của việc ra ngoài sanh tử hay chứng ngộ vô sanh bất tử là đoạn tận khổ đau ngay tại đây và bây giờ. Đây cũng chính là ý nghĩa Niết-bàn vô trụ trong Phật giáo Phát triển.

Sống ở đời, chúng ta thường thiếu nghệ thuật phòng hộ tâm nên khi tâm ứng cảnh liền bị cảnh chi phối, lôi kéo, dẫn dắt mình đi. Ta bị cảnh lôi kéo, dẫn đi, ấy là lúc ta rơi vào sanh tử luân hồi. Cho nên ý nghĩa sanh tử luân hồi, ở điểm này, là ngay tại đây và bây giờ, khi tâm bị cảnh lôi kéo sinh ra buồn vui, thương ghét, chứ không phải mang nghĩa chết đi rồi tái sanh trở lại. Và giải thoát sanh tử luân hồi cũng ngay tại đây và bây giờ, khi tâm đối cảnh mà không phản ứng theo cái ta tham ái yêu ghét, không bị cảnh cuốn đi. Trong kinh Lăng nghiêm, “Khi ngài Anan bạch Phật: ‘Bạch Thế Tôn, cái gì là cội gốc của sanh tử luân hồi? Cái gì là cội gốc của Bồ-đề Niết-bàn?’ Đức Phật im lặng. Lúc đó mười phương chư Phật đồng thanh bảo rằng: Cội gốc sinh tử là sáu căn của ông. Cội gốc Bồ-đề Niết-bàn cũng là sáu căn của ông”. Sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần, nếu đưa đến nhận thức trong sáng, thanh tịnh thì ngay đó là Niết-bàn; nếu đưa đến nhận thức bị nhuốm màu bởi cái ta tham ai thì liền đó là sanh tử.

“Đừng muốn gì khác hơn là cái đang hiện ra đó”, đấy là lời nói đầy minh triết của triết gia người Đức, Nietzsche. Ta thường có xu hướng tìm kiếm một sự hoàn hảo, một điều kiện như ý theo lý tưởng. Nhưng thực ra các pháp hay mọi thứ vốn tự nó đã biểu hiện sự hoàn hảo trong từng giây phút. Chỉ có cái ta tham ái bắt các pháp phải khác đi theo ý muốn của mình mới đưa đến cái thấy là mọi thứ không được hoàn hảo, không như ý. Đó là cái thấy theo tư dục, tư kiến. Cái thấy đó, theo Phật giáo, là tà kiến, cái thấy sai lạc, không đúng với thực tại đang là. Cho nên, đừng muốn điều gì khác với cái đang là cả, thì ngay đó chấm dứt sanh tử, chấm dứt khổ đau.

Trong Trung bộ kinh, Đức Phật nói rằng trong bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Ngài chỉ nói khổ và sự diệt khổ. Khổ đau và giải quyết khổ đau ngay tại cuộc đời này, đó là mục đích tối hậu của Phật giáo. Ngài Huyền Giác có nói, “sanh tử sự đại”. Sanh tử ở đây ám chỉ tình trạng khổ đau của kiếp nhân sinh. Khổ đau là việc lớn của đời người cần phải giải quyết. Cho nên ý nghĩa của việc giải thoát sanh tử chính là đoạn tận khổ đau, vượt thoát khổ đau ngay đây và bây giờ, chính nơi cuộc đời này.

Hoàng Nguyên

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

An Lạc Từ Tâm (Nghe Và Đọc)

An Lạc Từ Tâm (nghe và đọc)

AN LẠC TỪ TÂM Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm Thích Quang Định dịchNhà xuất bản Phương Đông Con người có...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Hoàng Tử Panu Của Thái Lan, 1960 – Ấn Độ

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Hoàng Tử Panu Của Thái Lan, 1960 – Ấn Độ

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI HOÀNG TỬ PANU CỦA THÁI LAN, 1960 - ẤN ĐỘTác giả: Đức Đạt...

Có Nằm Mơ Con Người Cũng Không Nghĩ Tới Được

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Cảnh giới thiền định của các thiền giả cũng không thể nghĩ đến được. Từ Sơ thiền cho đến Tứ...

Trì Danh Quán Thế Âm Bồ Tát

Trì Danh Quán Thế Âm Bồ Tát

TRÌ DANH “QUÁN THẾ ÂM BỒ-TÁT”Tuệ Thiền Lê Bá Bôn Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với...

Khảo Sát Về Nguồn Gốc Lễ Vu Lan Ở Kathmandu, Nepal (Nguyễn Phú)

Khảo Sát Về Nguồn Gốc Lễ Vu Lan Ở Kathmandu, Nepal (Nguyễn Phú)

  KHẢO SÁT VỀ NGUỒN GỐC LỄ VU LAN Ở KATHMANDU, NEPAL Nguyễn Phú Trong quá trình 5 năm cư...

Bất Khả Tư Nghì

Bất khả tư nghì

BẤT KHẢ TƯ NGHÌĐỗ Hồng Ngọc Bất khả là không thể. Tư là nghĩ suy. Nghì, nghị là luận bàn. Bất khả tư nghì hay...

Thực Hành Nhẫn Nại

Thực Hành Nhẫn Nại

THỰC HÀNH NHẪN NẠI Geshe Kelsang Gyatso | Phạm Chánh Cần dịch Geshe Kelsang Gyatso Nhẫn nại là một đức...

Đâu Là Những Đột Phá Gần Đây Trong Lĩnh Vực Khoa Học Thần Kinh? (Song Ngữ Vietnamese-English)

Đâu là những đột phá gần đây trong lĩnh vực khoa học thần kinh? (song ngữ Vietnamese-English)

When I was a kid, I had this terrifying nightmare of being buried alive in a glass coffin. I could...

Lời Phật Dạy Sâu Sắc Cho Người Lận Đận Về Tình Duyên

Lời Phật dạy sâu sắc cho người lận đận về tình duyên

“Lận đận trong tình duyên” theo lời hóa giải của Phật là do duyên chưa đến. Nhưng rồi mỗi chúng...

Một Sự Kiện Ngàn Năm Một Thuở Sẽ Xảy Ra Lần Đầu Tiên Ở Đất Thăng Long

Một Sự Kiện Ngàn Năm Một Thuở Sẽ Xảy Ra Lần Đầu Tiên ở Đất Thăng Long

Đạo Bụt đã truyền vào đất nước ta trễ nhất là vào thế kỷ thứ III và trở thành đạo...

Những Bình Diện Của Tâm Linh

Những bình diện của tâm linh

  NHỮNG BÌNH DIỆN CỦA TÂM LINHĐức Đạt Lai Lạt Ma  Thích Nguyên Tạng dịch   Thưa các anh chị...

Đức Phật Dạy Một Đường, Ta Làm Một Nẻo !

Đức Phật dạy một đường, ta làm một nẻo !

ĐỨC PHẬT DẠY MỘT ĐƯỜNG, TA LÀM MỘT NẺO ! Liên Trí (Hằng Như) Hôm nay có duyên đọc lại một bài kinh hay,...

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 15)

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn...

Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

ĐẠI THỪA KIM CANG KINH LUẬNThích Viên Giác dịchTrung Tâm Phật Giáo Hayward, Hayward California 1996 Lời Ban Biên Tập:Quyển...

Từ Vụ Án ‘Vi Văn Phượng Giết Mẹ’ Đến Vụ Án Mất Trộm Tượng Phật Rúng Động Ở Bắc Giang

Từ vụ án ‘Vi Văn Phượng giết mẹ’ đến vụ án mất trộm tượng Phật rúng động ở Bắc Giang

“Cũng có kẻ mắc oan tù rạc/ Gửi mình vào chiếu lác một manh/ Nắm xương chôn rấp góc thành/...

An Lạc Từ Tâm (nghe và đọc)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Hoàng Tử Panu Của Thái Lan, 1960 – Ấn Độ

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Trì Danh Quán Thế Âm Bồ Tát

Khảo Sát Về Nguồn Gốc Lễ Vu Lan Ở Kathmandu, Nepal (Nguyễn Phú)

Bất khả tư nghì

Thực Hành Nhẫn Nại

Đâu là những đột phá gần đây trong lĩnh vực khoa học thần kinh? (song ngữ Vietnamese-English)

Lời Phật dạy sâu sắc cho người lận đận về tình duyên

Một Sự Kiện Ngàn Năm Một Thuở Sẽ Xảy Ra Lần Đầu Tiên ở Đất Thăng Long

Những bình diện của tâm linh

Đức Phật dạy một đường, ta làm một nẻo !

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 15)

Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

Từ vụ án ‘Vi Văn Phượng giết mẹ’ đến vụ án mất trộm tượng Phật rúng động ở Bắc Giang

Tin mới nhận

Bồ-tát Thích Quảng Đức: Ngọn lửa & Trái tim

Làm sao để biết kinh nào do chính Đức Phật thuyết giảng?

Lời Phật nói không tin, vậy lời ai đáng tin?

Cuộc Đời Huyền Bí Của Thiền Sư Có Trái Tim Bất Hoại – Phạm Ngọc Dương

Đôi nét về cuộc đời và sự giáo hóa của Đức Phật

An lạc – Trạng thái cần có để được hạnh phúc

Dòng sông tâm thức (I)

Tư duy về Niết Bàn (II)

Những câu chuyện về Đức Phật nhập Niết Bàn

Làm thế nào để có cuộc sống an lành?

Phật dạy: Không thể đánh giá con người qua vẻ bề ngoài

Lời Phật dạy xưa và nay

Khai Mạc Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Quảng Đức

Vì sao Hoàng hậu Mallikā được đức Phật ngợi khen là hương thơm đức hạnh của người trì giới

10 hạnh lành Phật dạy, chẳng lo gì buồn khổ

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 2)

Phật dạy: “Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”

Lời Phật dạy trong bốn hạng vợ có vợ như giặc

Phật tử ăn chay trường thì phải tuyệt dục, có đúng lời Phật dạy?

Phật dạy: Có hai hạng người lo toan ở đời

Tin mới nhận

Phật Giáo Có Chủ Trương Thuyết Tính Người Vốn Thiện

Chặng Đường Giác Ngộ Của Thiền Sư Khánh Hỷ

Chết Có Thật Đáng Sợ Không ? Hòa Thượng K. S. Dhammananda – Thích Tâm Quang Dịch Việt

Triết Học Upanisad – Thích Nhuận Thịnh

Hoàn Tướng Hồi Hướng

Đã sẵn sàng cho đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ ba tại Việt Nam

Smartphone và tôi

Tuệ Sanh Định

Vận Dụng Tinh Thần Thiền Tông Đời Trần Vào Cuộc Sống Đương Đại

Làm Thế Nào Để Chọn Cho Mình Một Tôn Giáo Chân Chính? Hòa Thượng K. Sri Dhammananda – Phước Lượng Dịch

Chánh Niệm Thực Sự Nghĩa Là Gì? Theo Góc Nhìn Hợp Với Kinh Điển

Trời hại mới chết

Ảnh hưởng của lễ hội Phật giáo đối với tín đồ và xã hội

Hằng chuyển tinh khôi

Sự hoàn hảo của trái tim rộng lượng

Lục Ba La Mật

Đức Phật: Bậc Đạo Sư Vô Tiền Khoáng Hậu Trên Địa Cầu Nầy – Tập II

Tết Thiền 2020

Tứ Trọng Ân Theo Quan Điểm Đạo Phật

Tinh Hoa Triết Học Về Sự Tu Tập Và Hành Đạo Của Quán Âm Đại Sĩ Từ Hoa Nghiêm, Bát-Nhã Đến Pháp Hoa Phạn Ngữ

Tin mới nhận

Rebirth Views In The Surangama Sutra

Kinh Bāhiya Sutta

Kinh Mangala Sutta (Kinh Phước Đức)

Pháp Hoa Huyền Nghĩa – Phật Học Thiên Thai Tông

PHẬT THUYẾT PHÁP ẤN KINH

Đức Phật có mặt ở đời bằng tuệ giác vô ngã vĩ đại

Bẩy Loại Vợ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 68)

Kinh Viên Giác Giảng Giải

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 86)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 341)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 62)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Toàn Tập

Pháp Hoa Huyền Nghĩa

Kinh Phật và các nghi lễ: Nghi thức phóng sinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 135)

Thập Thiện Lược Giải

Nguồn gốc và ý nghĩa tính biểu tượng trong kinh A Di Đà

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 35)

Tin mới nhận

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 27)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 35)

Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Lược Giảng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 300)

LÀM THẾ NÀO HÀNG PHỤC PHIỀN NÃO (Phần 1)

Du Tâm An Lạc Đạo

Điều Khẩn Yếu Sau Khi Mãn Phần – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Thiết Lập Tịnh Độ – Kinh A Di Đà Thiền Giải

Bản Nguyện Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 91)

CHÍNH MÌNH PHẢI LÀM GƯƠNG

Sự khởi đầu của Tịnh độ tông ở Nhật Bản: Từ du nhập đến thời kỳ Nara

Lão Hòa Thượng Hải Hiền 112 Tuổi Tự Tại Vãng Sanh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 327)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 77)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 22)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 186)

Thiền sư của năm tông phái Phật giáo khai thị niệm Phật

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.