PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Quán tưởng – lời Phật dạy

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

QUÁN TƯỞNG – LỜI PHẬT DẠY

Hoa Sen 0135“Thế Tôn lời dạy tỏ tường
Năm điều quán tưởng phải thường xét ra
Ta đây phải có sự già
Thế nào tránh thoát lúc qua canh tàn
Ta đây bệnh tật phải mang
Thế nào tránh thoát được an mạnh lành
Ta đây sự chết sẵn dành
Thế nào tránh thoát tử sanh đến kỳ
Ta đây phải chịu phân ly
Nhân vật yêu quý ta đi miệt mài
Ta đi với nghiệp của ta
Dù cho tốt xấu tạo ra tự mình
Theo ta như bóng theo hình
Ta tạo họa phước, phân minh tỏ tường”.

     Sinh lão bệnh tử là định luật tự nhiên không ai có thể tránh thoát và cũng chính vì điều này đã tác động mãnh liệt đến tâm thức của Thái tử Sĩ Đạt Ta, để Ngài không còn thấy luyến lưu cung vàng điện ngọc, vật chất thế gian mà đổi lại một đời sống giản đơn tịch tịnh. Ngài quán sát thấy rõ đời sống con người quả thật mong manh hư ảo chỉ tính bằng hơi thở, chẳng có gì bền vững để bám víu. Tuy nhiên khi đã chứng đạt quả vị giải thoát, thấu triệt mọi điều trong thế gian Đức Phật lại luôn nhắc nhở chúng sanh rằng phải biết trân quý thời gian ngắn ngủi đời người vì đây là khoảng thời gian, là kiếp sống có thể giúp con người nhiều cơ hội để tạo được thiện duyên, nghiệp lành tích lũy hành trang cho những chuyến đi dài luân hồi vô tận, nên đừng bỏ phí đời người buông trôi vào những điều không thật.

     Phương pháp quán tưởng mà Đức Phật dạy là giúp mọi người biết cách suy tư, quán chiếu để bảo quản tâm thức tránh xa những việc làm không đem đến lợi ích cho kiếp người. Vì vậy trước khi thị tịch Niết bàn Ngài vẫn còn nhắc nhở đến sự vô thường của mạng sống để không dễ duôi

“ Này Tăng chúng chớ sờn tấc dạ
Giờ Niết bàn nay đã đến nơi
Nay ta vắn tắt mấy lời
Các con hãy nhớ trọn đời đừng quên
Vì tạo ác, sanh lên ba cõi
Dù thú người chẳng khỏi một phen
Rã tan chẳng luận sang hèn
Hữu sanh, hữu diệt, thế gian thường tình”.

  Ngài còn dạy thêm

“ Đời là khổ muôn ngàn cảnh khổ
Bệnh, chết, già thêm chỗ biệt ly
Thân người nào có ra gì
Phải chăng cõi tạm khi đi lúc về ”.

  Trong bộ sách Thanh Tịnh Đạo có ghi rằng : Ngay từ lúc một con người vừa mới tượng hình trong bào thai là chỉ còn tiến tới phía trước, không có thể dù một lần quay trở lại (Jà i.v,494 )

“ Ngày đêm trôi qua
Mạng sống tàn dần
Cho đến kết thúc
Như sông dần khô
Như trái đã chin
Đợi kỳ rơi rụng
Cũng thế, hữu tình
Khi đã sinh ra
Nơm nớp lo sợ
Cái chết sẽ đến
Như chiếc bình đất
Dù lớn dù nhỏ
Dù nung, không nung
Đều phải tan vỡ
Cũng thế đời người
Dẫn đến cái chết
Sương đầu ngọn cỏ
Tan dưới mặt trời
Cũng thế đời người
Mong manh hư ảo…(Jà i.v 122 )

   Trong dân gian VN khi đến độ 70-80 tuổi thường được xem như ‘Ngọn đèn treo trước gió’ thế nhưng thực tế thì ở bất cứ tuổi nào cũng đều là ngọn đèn trước gió cả. Bởi đã có không biết bao nhiêu chúng sinh chỉ có thể thành tựu kiếp người trong vài tháng, vài năm thậm chí vừa lọt lòng mẹ hay chưa tượng hình đã không còn tuổi thọ nữa. Kinh điển đã nói thọ mạng đời người, hạnh phúc, khổ đau, an vui hay bất hạnh đều do nơi tâm thức mỗi người, do nơi những hành vi tạo tác mà có thể tiếp cận với an lạc hay khổ cảnh. Điều này đặc biệt vô cùng quan trọng trong giáo lý Đạo Phật, đó là thuyết lý về Nhân Quả dành cho những ai có niềm tin vào những lời dạy của Đức Phật đều thấy rằng quả thật trong xâu chuỗi dài của Thập nhị nhân duyên chính là nguyên nhân để dẫn đến những cảnh giới Chư thiên, cảnh giới người, cảnh thú hay thậm chí sống như địa ngục ngay trong đời sống hiện tại này.

    Tất cả đều là sự thật vì vậy quán chiếu mà Đức Phật thường nhắc nhở là một bài học vô giá nếu biết tin nhận sẽ thấy sự quán chiếu mang lại rất nhiều điều lợi lạc mà mọi người có thể thực hành trong tất cả các thời, trong tất cả các oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể dụng tâm quán chiếu, chỉ cần không gian an tịnh, tinh thần an tịnh là điều kiện đủ cần thiết để cho tâm suy ngẫm những lời dạy sâu sắc của Đức Phật. Ngài giảng nói rất nhiều điều trong đời sống, về mọi vấn đề trong cuộc đời mà chỉ có sự quán chiếu sâu lắng mới có thể giúp con người tĩnh tâm giải quyết được những chướng ngại, phiền não. Bởi quán chiếu là sự huân tập lâu dài, là sức mạnh tăng cường nội lực cho mỗi cá nhân mà không ai khác là chính mình.

    Đức Phật dạy nhiều điều phải thường xuyên quán chiếu như về vô thường, về hơi thở, quán chiếu về nghiệp…là để trưởng dưỡng thêm cho tinh thần, thấy biết rõ hơn về căn nguyên nhân quả, nghiệp duyên mà Tứ Niệm Xứ là một trong những pháp quán Đức Phật nói đến trong 37 phẩm trợ đạo :

Quán Thân bất tịnh
Quán Thọ thị khổ
Quán Tâm vô thường
Quán Pháp vô ngã.

   Đối với pháp môn hành thiền còn có nhiều đề mục riêng để các hành giả thực tập quán chiếu cho đến khi thành tựu an định. Giống như một ly nước vẩn đục đầy bụi đất cần phải được giữ yên mới có thể lắng xuống hết những cáu bẩn, thì tâm thức con người cũng vậy, cũng cần sự an tĩnh để giúp tâm trong sáng, lọc sạch phiền não cùng các bất thiện pháp là nhờ vào sự tĩnh tâm quán chiếu. Đức Phật là bậc Đại giác đã chứng đạt quả vị vô thượng cũng nhờ vào phương pháp thiền định quán chiếu này nên Ngài mới chỉ rõ quán tưởng vạn pháp vô thường hay về sự chết sẽ giúp tâm loại bỏ dễ dàng sự bám víu vật chất, dễ dàng bố thí, cho đi những thứ tích lũy trong thế gian không bền vững vì tất cả rồi sẽ đến lúc không thể nào sở hữu mãi được. Đó là vô ngã, chẳng có gì thuộc về ta. Trong những câu chuyện tiền thân của Đức Phật (Túc sanh truyện) kể về những kiếp sống quá khứ, Đức Phật đã từng thực hành bố thí Ba la mật như bố thí đầu, mắt, tủy, não, tay, chân…mà kinh điển gọi là bố thí bậc thượng cao nhất trong các loại bố thí, thì ngày nay khoa học đã chứng minh con người cũng có thể học Phật để làm những việc bố thí cao thượng như vậy.

   Đức Phật thuyết giảng mọi hành động tạo tác của con người đều do nơi tâm ý, mà trong mỗi chúng sanh luôn hiện hữu hai loại tâm thức hoàn toàn khác biệt nhau đó là tâm ma bất thiện và Phật tánh toàn thiện. Vì vậy cho nên mỗi người phải tự quán chiếu tỉnh thức mới mong tránh khỏi bị tâm ma bất thiện dẫn dắt. Nói thì vậy nhưng làm thật khó vì chiến đấu với ma quân của chính mình không phải là điều dễ dàng. ‘Phật cao nhất xích, ma cao nhất trượng’ Phật đã bảo như thế khi trải qua kinh nghiệm phải chiến đấu với binh ma như thế nào trước khi thành đạt đạo quả nên trong Pháp cú Kinh Ngài dạy :

Chiến thắng muôn quân không bằng tự thắng mình
Tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất.

    Thât vậy chế ngự được ma chướng trong tâm là sự dũng cảm phi thường, không phải dễ dàng, nhưng vượt qua được ma chướng ấy tự nhiên Phật tánh sẽ hiển lộ như hai mặt của ánh sáng và bóng tối vậy. Người sống có quán chiếu là người biết nhìn xa, trông rộng là người sống có chuẩn bị chắc chắn sẽ không bị hụt hẫng, khổ đau, sẽ dễ dàng thích nghi hơn trong mọi tình huống. Ở bộ sách Thanh tịnh đạo khi nói về sự chết đã viết :

     “Chết có hai loại, nghĩa là chết đúng thời hạn và chết phi thời. Chết đúng thời hạn xảy đến do hết phước đức, hết thọ mạng hay cả hai phước và thọ. Chết phi thời là chết xảy ra do nghiệp đến làm gián đoạn sinh nghiệp”.

     Vì vậy Đức Phật khuyên nếu không muốn gặp cái chết phi thời phải luôn nhớ đến

Tránh xa các việc ác
Làm tất cả các điều lành
Giữ tâm ý trong sạch

     Cũng như luôn nhớ thực hành, lưu ý đến bốn pháp gọi là Tứ chánh cần :

Ngăn ngừa ác pháp chưa sanh
Tận diệt ác pháp đã sanh
Phát triển điều thiện chưa sanh
Tăng trưởng việc lành đã sanh

     Đức Phật là người rất tinh tế, dẫn dắt tỷ mỉ mọi điều mọi lẽ để giúp con người có thể vượt qua khổ cảnh bằng phương pháp quán tưởng. Tuy nhiên trong thế giới ngày nay đời sống đầy phức tạp, nhiễu loạn làm cho tâm thức vẩn đục dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi gây nên nhiều loại bệnh về tâm thần cho não bộ như trầm cảm hay một loại bệnh mới khó trị, khó ngăn ngừa làm hư hoại dần não bộ con người hiện nay ở mức nghiêm trọng cần phải báo động đó là sự tự tử đang xảy ra ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi trong xã hội. Vì vậy thời điểm này là rất cần thiết cho não bộ được nghĩ ngơi tĩnh lặng, là cách chữa trị tốt nhất. Như chất phèn chua làm lắng sạch cáu bẩn của nước thì sự quán chiếu, tĩnh tâm sẽ giúp thanh lọc những điều u uẩn, buồn chán trong tâm thức, làm trong sáng, mạnh mẽ hơn cho não bộ để vượt qua những bóng đen của tiêu cực, sầu bi.

  Thật sự quán chiếu suy ngẫm về những lời dạy sâu xa chí lý của Đức Phật mới thấy được đời sống tuy ngắn ngủi nhưng quý báu biết chừng nào. Cho dù không biết sau khi thân hoại mạng chung sẽ đi về đâu nhưng với những thiện pháp đã làm cùng với tâm thức an tịnh quán chiếu, nghiêm giữ được các giới luật căn bản đạo đức sẽ cho mọi người một cuộc sống an vui thanh thản nơi tâm hồn không lo âu, còn làm tăng trưởng thêm niềm tin vào những lời chỉ dạy chân thật của Đức Phật về Nhân Quả là điều vẫn được các vị sư truyền giới nhắc nhở trong các khóa lễ :

    “Các chúng sanh được sanh về cõi Trời cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giàu sang cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giải thoát nhập Niết bàn cũng nhờ giữ giới. Bởi các cớ ấy chư thiện tín phải ráng thọ trì giới luật cho được trong sạch đừng để lấm nhơ”.

      Với đời sống bộn bề, bận rộn như hiện nay thiết nghĩ rất cần đến sự tĩnh tâm quán chiếu như lời dạy của Đức Phật là cách thức hiệu quả nhất để cân bằng cuộc sống, mang lại lợi ích tích cực thật sự cho đời người cả về mặt tinh thần lẫn thể chất. Dành nhiều thời gian cho sự quán chiếu về vô thường, khổ, không, vô ngã là hỗ trợ phần nào cho việc tu tập Tứ vô lượng tâm để thực hành rải tâm từ đến muôn loại chúng sanh hằng ngày :

    “ Nguyện cho tất cả chúng sanh đừng có oan trái lẫn nhau. Hãy cho được sự an vui. Đừng làm hại lẫn nhau. Đừng hẹp lượng. Hãy cho được sống lâu. Đừng có bệnh hoạn. Hãy cho được thành tựu đầy đủ. Hãy giữ mình cho được sự an vui. Tất cả chúng sanh đến khổ rồi xin đừng cho có khổ, đến sự kinh sợ rồi xin đừng cho kinh sợ, đến sự thương tiếc rồi xin đừng cho thương tiếc”.

                                                 California. Thanksgiving 28-11-2019

                                                                Nam Phương  ( Nghiêm Thủy )

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Tại Sao Phật Giáo Không Tôn Thờ Đấng Sánh Thế

TẠI SAO PHẬT GIÁOKHÔNG TÔN THỜ ĐẤNG SÁNH THẾThích Nữ Tịnh Quang Quan điểm phủ nhận về một đấng toàn...

Thực Tập Tu Tâm Cùng 10 Bài Thiền Ca Chăn Trâu

Thực Tập Tu Tâm Cùng 10 Bài Thiền Ca Chăn Trâu

THỰC TẬP TU TÂM  CÙNG 10 BÀI THIỀN CA CHĂN TRÂU Thích Tuệ Sỹ, Thích Phước Tịnh  Một câu hỏi...

Phật Pháp Cùng Khoa Học

Phật Pháp cùng khoa học

PHẬT PHÁP CÙNG KHOA HỌCTác giả: Uông Trí BiểuViệt dịch: Thích Thắng Hoan MỤC LỤC *- Lời Tâm Niệm.*- Lời Nói...

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

VỀ CHẾT VÀ TÁI SINH – CÁCH THỨC ĐỐI MẶT VỚI CÁI CHẾTKhenpo Tsultrim Lodro Rinpoche giảngPema Jyana chuyển dịch...

Nguyên Nhân Phân Phái Đầu Tiên Trong Phật Giáo Ấn Độ Và Kỳ Kiết Tập Thứ Hai

NGUYÊN NHÂN PHÂN PHÁI ĐẦU TIÊN TRONG PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ VÀ KỲ KIẾT TẬP THỨ HAI Thích Nguyên Lộc...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 08)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 8) Pháp Sư Tịnh Không   Nguyện thứ hai, “Xưng tán Như Lai”...

Pháp Tri Vọng Với Bài Kinh Có Pháp Môn Nào

Pháp Tri vọng với bài kinh Có pháp môn nào

này nữa?”.Ngoài lòng tin là ngoài việc tin Tam bảo, tin Nhân quả, tin vào các lý như Tứ đế, Thập nhị...

Thiền Trong Đời Thường

Thiền Trong Đời Thường

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Kinh Cetana Sutta: Chớ Dựng Lập Ý Niệm

Kinh Cetana Sutta: Chớ Dựng Lập Ý Niệm

KINH CETANA SUTTA: CHỚ DỰNG LẬP Ý NIỆM Nguyên Giác   Ảnh minh họa Trong một số bài trước, chúng...

Bút ký: “buổi chiều dâng hương bái lễ bảo tháp sư phụ”

Bút ký   BUỔI CHIỀU DÂNG HƯƠNG BÁI LỄ BẢO THÁP SƯ PHỤ             Trời Nha Trang ngày này...

Tôi Đã Đứng Trên Ngưỡng Cửa Của Cái Chết

TÔI ĐÃ ĐỨNG TRÊN NGƯỠNG CỬA CỦA CÁI CHẾT(Không rõ người viết) Một chuyện hay có thực để áp dụng...

Tình Mẹ Bao La Ht. Thích Trí Quảng

Tình Mẹ Bao La Ht. Thích Trí Quảng

TÌNH MẸ BAO LA HT. Thích Trí Quảng Hôm nay là mùa Vu lan báo hiếu, chúng ta dành thì giờ...

Hoa mai

Trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với...

Xây Mới Công Trình Tôn Giáo, Tín Ngưỡng: Thiếu Bản Sắc Việt

Xây mới công trình tôn giáo, tín ngưỡng: Thiếu bản sắc Việt

Nhiều người vẫn có ý kiêng nể khi nói đến các công trình tín ngưỡng, tôn giáo, cho nên Hội...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 24)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 24) Pháp Sư Tịnh Không   Thứ tư, “Khẩu hòa vô tranh” Phật...

Tại Sao Phật Giáo Không Tôn Thờ Đấng Sánh Thế

Thực Tập Tu Tâm Cùng 10 Bài Thiền Ca Chăn Trâu

Phật Pháp cùng khoa học

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Nguyên Nhân Phân Phái Đầu Tiên Trong Phật Giáo Ấn Độ Và Kỳ Kiết Tập Thứ Hai

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 08)

Pháp Tri vọng với bài kinh Có pháp môn nào

Thiền Trong Đời Thường

Kinh Cetana Sutta: Chớ Dựng Lập Ý Niệm

Bút ký: “buổi chiều dâng hương bái lễ bảo tháp sư phụ”

Tôi Đã Đứng Trên Ngưỡng Cửa Của Cái Chết

Tình Mẹ Bao La Ht. Thích Trí Quảng

Hoa mai

Xây mới công trình tôn giáo, tín ngưỡng: Thiếu bản sắc Việt

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 24)

Tin mới nhận

Phật đã cho con

Biết sự hơn kém của người

Làm sao trừ được khổ?

Lời Phật dạy sâu sắc về cách làm giàu chân chính

Sống là phải biết ơn và báo ơn

Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn ‘Thành đạo’

Đức Phật nói về tiềm năng của con người

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

Bịa đặt, thêu dệt và hậu quả phải gánh chịu

Trí huệ quang minh Phật chiếu khắp tâm chúng sinh

Phật dạy thiếu nhi không nói dối

Thế Tôn ra đời vì một đại sự nhân duyên

Những lời Phật dạy sâu sắc trong Kinh Pháp Cú

Tài hùng biện xuất chúng của Tôn giả Sư Tử

Phật dạy: Tám nguyên nhân làm tổn hại các gia đình

Bồ Tát Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân Đối Chiếu Qua Kinh Điển, Tâm Diệu

Đức Phật của chúng ta là một người như thế…

Cần trả lại sự tôn nghiêm cho hình tượng Đức Phật

Giữ tâm trí an tịnh theo lời Phật dạy

Độ người nông dân nghèo

Tin mới nhận

Bốn thắc mắc mong được giải đáp

Năng Lực Của Bi Mẫn

Thiền Và Thơ Đường Tống

Phật nói gì với người lãnh đạo đất nước?

Đạo Phật Không Phải Là Một Tôn Giáo

Luận Câu-xá – Bồ Tát Thế Thân – Việt Dịch: Đạo Sinh

Bắc Kinh Và Đức Đạt Lai Lạt Ma

Công Nghiệp Của Đông Triều Hầu Trần Đình Ân Thời Chúa Nguyễn (1624-1705) – Trần Đình Sơn

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 80)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 23)

Lời Giáo Huấn Của Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Họ Có Thể Giết Được Bao Nhiêu Vị Phật?

Trói buộc từ đâu?

Chánh Tín

Tại sao phải học thiền

Chỉ có thể đi cùng nhau một đoạn đường

Lời Phật dạy về “Thiểu dục tri túc”

Quy Sơn Cảnh Sách

Thư về từ tuyến đầu

Những vấn đề liên quan đến đại tạng kinh

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 51)

Kinh Bách Dụ: Người nghèo giả tiếng chim uyên ương

Kinh Tiểu Bộ Tập V (Khuddhaka Nikàya)

Tâm không điều phục

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama (song ngữ Anh-Việt)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 351)

Kinh Bách Dụ: Người bệnh ăn thịt chim trĩ

Giấc Ngủ Ngon, Kinh Tăng Chi Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 251)

Quá Trình Hình Thành Đại Tạng Kinh Hán Văn

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh

Ngày Tết đọc Kinh Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 287)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 146)

Kinh Bách Dụ: Lượm tiền vàng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 205)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 208)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 238)

Tin mới nhận

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 34)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 105)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 19)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 57)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 174)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 14)

Chương 1 bài 1 Tán Thán Tịnh Độ Siêu Thắng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 235)

Đọc sách ngàn lần – Tập 10

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 72)

Sự Dung Hợp Thiền Và Tịnh Độ ở Trung Quốc

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 41)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

Tính Cách Tức Thời, Tại Đây Và Bây Giờ Của Tịnh Độ Tông

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 8)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 121)

Phật Giáo Là Gì?

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 91)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese