PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Quán niệm về Vô thường

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

“Ba cõi phù du mây thu bay.

Sinh tử khác nào vũ điệu say.

Trôi nhanh như thác đổ non ghềnh”. 

Bài kệ trên trích từ kinh Phổ Diệu có nghĩa là Tam giới vô thường và không bền vững. Cuộc sống trôi nhanh về phía cái chết, như điệu nhảy của vũ công, tia chớp trên bầu trời, hay dòng thác đổ – chúng liên tục chuyển động và biến đổi không ngừng dù chỉ trong giây lát.
Hơn nữa, cảnh giới và giây phút cái chết đến chúng ta không thể biết trước được. Kinh Suhllekha viết:
“Đời người với bao khổ não vô thường hơn cả bong bóng nước trước gió. Vì vậy, phi thường thay nếu được thở ra, hít vào và được thức tỉnh sau cơn mê dài”.
Vì thế, hãy suy ngẫm về cơ may hành giả đang có để thực hành giáo pháp. Hãy nhiệt tâm tinh tiến tu hành không sao nhãng. 

Bản chất của cuộc sống, của cõi luân hồi là vô thường. Chúng ta thường không ý thức được về điều này bởi luôn mải mê với vô số ham muốn, tham vọng, hạnh phúc và khổ đau… để chúng cuốn trôi chúng ta qua hết tháng ngày như những dòng thác lũ. Hãy tạm dừng một chút trên hành trình vội vã của mình để lắng tâm tư duy và quán niệm rằng trên đời này, chẳng có gì không thay đổi, chẳng có gì vĩnh viễn thường hằng, và hãy ý thức được kiếp người mong manh ngắn ngủi, để chúng ta biết trân trọng hơn và sử dụng cuộc đời mình có ý nghĩa hơn.

Để khởi đầu, bạn hãy xin nguyện giờ thiền này tạo ra sự an lạc lớn hơn cho khắp thảy chúng sinh, hãy cầu nguyện giờ thiền này sẽ là nhân cho bản thân đạt được giác ngộ để có thể lợi ích cho hết thảy chúng sinh, để bản thân cùng hết thảy hữu tình thoát khỏi khổ đau và đạt được giác ngộ. Sau đó hãy hướng tâm bạn vào thân thể, hãy nghĩ đến các bộ phận như hai tay, hai chân, đầu, da, máu, xương, dây thần kinh và các cơ. Hãy lần lượt kiểm chứng từng bộ phần cùng cảm giác đi kèm. Hãy thiền định về bản chất của các bộ phận này trên cơ thể, chúng làm bằng chất liệu gì, và hình dáng, kích thước như thế nào. Hãy nhạy cảm nhận rõ nét sự vận hành của thân thể cũng như chuyển động đang xảy ra vào từng thời điểm. Sự thay đổi đều đặn trong hơi thở, nhịp đập trái tim, lưu thông máu trong người và năng lượng của các mạch thần kinh. Hãy hiểu rõ về thân thể bạn thậm chí ở mức độ vi tế hơn là kết cấu của tế bào trong thân thể, thân thể hoàn toàn được tạo thành từ những tế bào sống, xuất hiện, dịch chuyển, tái tạo, chết đi và tan rã. Ở cấp độ vi tế hơn nữa, tất cả bộ phận của bạn được tạo thành từ những phân tử, nguyên tử và phần tử nhỏ bé hơn nguyên tử. Những yếu tố cấu thành này liên tục chuyển động và thay đổi. Hãy cố gắng có được một cảm giác thực sự về sự thay đổi đang diễn ra mọi khoảnh khắc trong thân thể bạn.

Sau khi suy ngẫm về sự vô thường của thế giới bên trong bao gồm thân và tâm bạn, hãy mở rộng sự chú ý ra thế giới bên ngoài. Hãy nghĩ về môi trường những thứ gần với bạn như chiếc đệm, tấm thảm hay chiếc gường bạn đang ngồi, sàn nhà, tường nhà, các cửa sổ và trần của căn phòng nơi bạn đang ngồi thiền, các đồ đạc và những thứ khác ở trong phòng. Hãy xem xét từng thứ trong số đó, trông có vẻ tĩnh tại, rắn chắc nhưng thực tế lại là vật chất được tạo thành từ vô số những phân tử vô cùng nhỏ bé đang dịch chuyển, chuyển động. Hãy an trụ trong trải nghiệm đó một lúc. Sau đó hãy hướng sự chú ý ra xa hơn một chút vượt ra khỏi bức tường trong căn phòng, bạn hãy nghĩ đến những người khác, thân và tâm họ cũng liên tục biến đổi, không tồn tại bất biến trong bất cứ khoảnh khắc nào. Điều này cũng đúng cho khắp thảy chúng sinh khác như các loài động vật, chim chóc và côn trùng. Hãy nghĩ đến tất cả những đối tượng bất động trên thế giới và trong vũ trụ như ngôi nhà, tòa nhà cao tầng, đường xá, xe cộ, núi non đại dương và sông ngòi, trái đất, mặt trời, mặt trăng và các vì sao,… Tất cả đều được tạo nên từ nguyên tử và phần tử nhỏ bé và liên tục thay đổi trong từng khoảnh khắc, không có thứ gì tồn tại vĩnh viễn thường hằng mà không có sự thay đổi. Hãy tập trung vào trải nghiệm này!

Trong quá trình thiền định về vô thường, bạn cần có cảm nhận rõ ràng mạnh mẽ về bản chất luôn thay đổi của vạn vật. Hãy duy trì sự chú ý, tập trung của bạn vào cảm giác đó trong thời gian càng lâu càng tốt mà không để cho tâm trí bạn bị xao động. Nói một cách khác, hãy ổn định việc thiền định. Hãy để tâm trí bạn tràn ngập trải nghiệm đó. Khi cảm giác mạnh mẽ rõ ràng về bản chất luôn thay đổi của vạn vật đã giảm đi hay sự chú ý của bạn bắt đầu trở lên sao nhãng, một lần nữa hãy phân tích về vô thường của thân, tâm và cảnh.

Bạn hãy kết thúc giờ thiền định với suy nghĩ rằng việc bám chấp vào sự thường còn của vạn pháp là một chuyện không thực tế và là sự tự lừa dối bản thân. Bất cứ thứ gì đẹp đẽ, làm chúng ta hài lòng đều sẽ thay đổi và cuối cùng biến mất.

Vì vậy, chúng ta không thể kỳ vọng bất cứ thứ gì hay điều gì sẽ đem lại hạnh phúc vĩnh viễn. Ngoài ra, bất cứ thứ gì không đẹp hay khiến chúng ta không hài lòng đều cũng không tồn tại mãi mãi. Mọi thứ sẽ thay đổi, có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, cho nên chúng ta không cần buồn rầu hay chối bỏ điều gì cả.

Nói một cách chung nhất, vô thường là tính chất căn bản của vạn pháp thế gian bao quát toàn bộ thân, tâm, cảnh. Sự thay đổi này luôn tiếp diễn không ngừng và dẫn chúng ta đến cái đích cuối cùng của cuộc sống hiện tại – đó là cái Chết – một hiện tướng rõ rệt nhất, lớn lao nhất và khốc liệt nhất của vô thường. Đây cũng là một đề mục lớn trong đề tài quán niệm về vô thường mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phần thực hành kế tiếp.

Đức Phật có nói rằng trong tất cả các dấu chân thì dấu chân voi là lớn nhất, trong tất cả các phép quán thì quán vô thường là lớn nhất. Vì vậy, chúng ta nên trân trọng hơn những giây phút, khoảnh khắc ta đang sống trong cuộc đời này, để chúng ta sử dụng cuộc đời này một cách có ý nghĩa hơn. Các bậc Thầy giác ngộ nhắc nhở chúng ta rằng: Nếu buổi sáng con không quán vô thường thì con sẽ để buổi sáng trôi qua vô ích. Nếu buổi trưa con không quán vô thường thì buổi chiều con sẽ để trôi qua vô ích. Nếu buổi tối con không quán vô thường thì con sẽ để cả đêm trôi qua vô ích. Nhờ có pháp quán vô thường mà ban có thêm năng lượng để ta trưởng dưỡng niềm tin sâu hơn với sự thực hành Phật pháp.

Drukpa Việt Nam

Tin bài có liên quan

Ý Thức Về Tội Lỗi

Ý thức về tội lỗi

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Quy Y Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Yếu Lược Các Giai Đoạn Trên Đường Tu Giác Ngộ

Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Xã Hội Và Đạo Đức Nhân Quả

Xã hội và đạo đức nhân quả

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Vô Minh Và Tuệ Giác

Load More

Discussion about this post

Những Vấn Đề Của Xã Hội Ngày Nay

Những vấn đề của xã hội ngày nay

NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA XÃ HỘI NGÀY NAYThích Nữ Tịnh Quang Ngày nay, phần lớn đối với các quyền chọn...

Bóng nguyệt lòng sông

BÓNG NGUYỆT LÒNG SÔNG Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải 1. BÓNG NGUYỆT LÒNG SÔNG Khôngvà Cótương quan mật thiết với...

Kinh Tế Phật Giáo: Một Giải Pháp Toàn Diện – Đđ.ts. Thích Tâm Đức, Hvpgvn Tại Tphcm

 Dẫn nhập Trên 2500 năm nay tôn giáo của Sĩ-đạt-ta Gotama, một vị thánh xuất thân từ giai cấp chiến...

Trung Đạo – Đức Đạt Lai Lạt Ma Bài 6

Trung Đạo – Đức Đạt Lai Lạt Ma Bài 6

Đức Đạt Lai Lạt MaTRUNG ĐẠO Bài 6 - Mặt trời chiếu sáng ba phương diện chánh tínBản dịch Việt:...

Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2565 – 2021

Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2565 – 2021

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Những Bước Đi Trên Con Đường

Những bước đi trên con đường

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY Thiền sư Ajhan Thate  Sư Tâm Pháp dịch NHỮNG BƯỚC ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG Họa, phúc nghiệp...

Giới Thiệu Vùng Đất Phật Trên Xứ Mỹ

Giới Thiệu Vùng Đất Phật Trên Xứ Mỹ

GIỚI THIỆU VÙNG ĐẤT PHẬT TRÊN XỨ MỸ   Vùng Đất Phật Trên Xứ Mỹ (The BuddhaLand in USA) rộng khoảng 200...

TÂM THƯ XÂY DỰNG QUAN ÂM PHẬT ĐÀI

TÂM THƯ XÂY DỰNG QUAN ÂM PHẬT ĐÀI Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Nạn Quan Thế Âm...

Thái Độ Bồ Tát: Làm Thế Nào Để Dâng Hiến Cuộc Đời Bạn Cho Người Khác

Thái Độ Bồ Tát: Làm Thế Nào Để Dâng Hiến Cuộc Đời Bạn Cho Người Khác

THÁI ĐỘ BỒ TÁT: LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÂNG HIẾN CUỘC ĐỜI BẠN CHO NGƯỜI KHÁCLama Zopa Rinpoche - Thanh...

Maha Prajna – Maha Karuna (Đại Bát Nhã Và Đại Từ Bi)

MAHA PRAJNA – MAHA KARUNA(Đại Bát nhã và Đại Từ bi)Daisetz Teitaro SUZUKI(Hoang Phong chuyển ngữ)   Lời giới thiệu...

Ca nhạc Phật giáo: Tỉnh Thức (FullHD)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Trí Tuệ Phật Sâu Đến Mức Nào?

Trí tuệ Phật sâu đến mức nào?

Trí tuệ Phật quả thực vô cùng vĩ đại, không có ngằn mé, không có hạn lượng, thấu suốt các...

Các Tông Phái Đạo Phật

Các Tông Phái Đạo Phật

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

TÌM CẦU THƯỢNG SƯ CHÂN CHÍNH Nếu như không biết mục đích, cách thức của việc tìm cầu Thượng sư...

The Sixth Patriarch Hui-Neng’s Meditation

The Sixth Patriarch Hui-neng’s Meditation

The sixth patriarch Hui-neng’s meditation: A study in the Chinese Buddhism’s history and thought (period 625-755AD) By Thich Nu Nguyen...

Những vấn đề của xã hội ngày nay

Bóng nguyệt lòng sông

Kinh Tế Phật Giáo: Một Giải Pháp Toàn Diện – Đđ.ts. Thích Tâm Đức, Hvpgvn Tại Tphcm

Trung Đạo – Đức Đạt Lai Lạt Ma Bài 6

Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2565 – 2021

Những bước đi trên con đường

Giới Thiệu Vùng Đất Phật Trên Xứ Mỹ

TÂM THƯ XÂY DỰNG QUAN ÂM PHẬT ĐÀI

Thái Độ Bồ Tát: Làm Thế Nào Để Dâng Hiến Cuộc Đời Bạn Cho Người Khác

Maha Prajna – Maha Karuna (Đại Bát Nhã Và Đại Từ Bi)

Ca nhạc Phật giáo: Tỉnh Thức (FullHD)

Trí tuệ Phật sâu đến mức nào?

Các Tông Phái Đạo Phật

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

The Sixth Patriarch Hui-neng’s Meditation

Tin mới nhận

Nỗi buồn của người mẹ

Học theo gương hạnh Đức Phật

Nụ cười của Đức Phật

Bồ-tát Thích Quảng Đức: Ngọn lửa & Trái tim

Tôi vẽ Phật

Lời Phật dạy về đẹp và xấu

Đức Phật có phủ nhận việc cầu nguyện?

Đại dịch và kinh người biết sống một mình

Lời Phật dạy về lòng từ bi và sự sống muôn loài

Lời Phật dạy: Khen chớ vội mừng, bị chê chớ vội buồn

Mười lý do nên tu tập từ bi quán

Nữ diễn viên màn bạc Việt Trinh: Phật dạy thân thể chúng ta cũng chỉ là cõi tạm

Ứng dụng lời Phật dạy để nuôi dưỡng con cái tốt hơn

Có niềm tin ở Đức Phật là đã gieo được quả ngọt

Lời Phật dạy sâu sắc cho người lận đận về tình duyên

Phật dạy: Không thể đánh giá con người qua vẻ bề ngoài

Vào chùa là tìm sự trong sạch của chính mình

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Nguyên nhân gây ra sợ hãi và đau khổ

Vì sao ta bệnh mà chẳng ai ngó ngàng?

Tin mới nhận

Chuyện Cửa Thiền: “TUỆ NHÃN”

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 334)

Giác Ngộ Đạo Đăng Luận Của Atisha

Đến đi thong dong Thơ: Sư Ông Làng Mai Nhạc và trình bày: Thầy Pháp Niệm

Tô Đông Pha Những Phương Trời Viễn Mộng

Không Nên Hoãn Sang Ngày Hôm Sau

Tỉnh giác với lợi dưỡng

Nhân khóa tu “Tuổi trẻ và hành trang vào đời”

Hội Họa và Thiền Tập

Ý nghĩa căn bản của giới luật

Về Khái Niệm Phương Tiện Thiện Xảo

Trường Đại Học Hoằng Pháp Phật Giáo Nguyên Thủy Quốc Tế

Walden – Một Mình Sống Trong Rừng – Henry David Thoreau

Thay đổi suy nghĩ, thay đổi cuộc đời

Làm Sao Khi Chét – Vấn Có Nụ Cười Trên Môi ?

Chữa trị chấn thương (Song ngữ Vietnamese-English)

Cùng Đi Chung Một Đoạn Đường

Thanh Tịnh Tâm

Học từ đời thường

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 47)

Tin mới nhận

Audio Book Kinh Kim Cang

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 309)

Giới Hạnh Người Tu – Trích: Kinh Sa-môn Quả (Sāmannaphala Sutta), Trường Bộ 2

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 62)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 11)

Khái Luận Triết Lý Kinh Hoa Nghiêm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 367)

Phật Thuyết Đương Lai Biến Kinh Giảng Ký

Kinh Akkosa: Sự Nhục Mạ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 337)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Giới Thiệu Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

APUTTAKA-SUTTA

423 lời vàng của Đức Phật trong Kinh Pháp cú

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

Cúng dường cho vị Tăng bệnh, được phúc báu đại cát đại phú

Kinh Bách Dụ: Nông phu mơ tưởng công chúa

Quảng Ngãi: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiết giới thọ An cư

Luận Về Pháp Hoa Kinh – An Lạc Hạnh Nghĩa

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 91)

Đệ Tử Chân Thật Của Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 97)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 278)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 18)

Nhìn Thấu Là Trí Tuệ Chân Thật

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 17)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 71)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 40)

Bước Sen Trong Cõi Tịnh Độ

Tổ Huệ Viễn Với Pháp Môn Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 181)

Tịnh Độ Trong Lòng Đạo Phật Việt

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 37)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 300)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 333)

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 3)

Thiền Tịnh Mật – Phương Pháp Tu Tập Đặc Thù Của Đạo Phật Việt

Thi Kệ Niệm Phật

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 4)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese