PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Quán Niệm Sáu Sai Lầm

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

QUÁN NIỆM SÁU SAI LẦM
MICHAEL CARROLL 
Chuyển ngữ : Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh &
Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

 

AwakeatworkNếu
muốn tỉnh thức trong công việc, trước tiên chúng ta cần phải hiểu “ngủ” trong
công việc là như thế nào. Khám phá được điều này là một vấn đề thực sự rất
riêng tư. Nhận ra được các yếu điểm, các thói quen khó chịu, những niềm hy vọng
và lo âu của chúng ta, có thể làm cho chúng ta cảm thấy bị vạch trần, bị tổn
thương
. Chúng ta có thể cảm thấy xấu hổ do thiếu tự tin và lo âu, coi vấn đề chỉ
là những phiền nhiễu hoặc tự giận bản thân mình “yếu đuối” và “hèn nhát”. Mỗi
người chúng ta phải đối mặt với lo âu và sai lầm theo cách riêng của mình. Tuy
nhiên
, chiêm nghiệm những sự sai lầm như thế không nhất thiết phải là điều đáng
xấu hổ hay ghê gớm gì. Việc quán sát cẩn thận cách chúng ta tự giam hãm bản
thân
như thế nào trong công việc có thể là một hành động cao quý, một cử chỉ thẳng
thắn
, có thể hướng ta đến con đường phát triển tính xác thực trong công việc.

Trong
Phật giáo Tây Tạng, các hành giả chiêm nghiệm sáu sai lầm như là một cách để hiểu
chúng ta bị trói buộc trong cuộc sống như thế nào. Sáu sai lầm minh họa việc
chúng ta chạy đuổi theo sự bền vững như thế nào trong một cuộc sống luôn thay đổi
và không có gì bảo đảm. Thay vì tỉnh giác trước thực tại là không có gì để bám
víu
vào, thì chúng ta lại xây dựng một sự tự lừa mị to lớn, sống với một nỗ lực
sai lầm để xác nhận cảm giác về ngã một cách vững bền – một cảm giác rằng “tôi
sẽ ổn thôi”. Nỗ lực để chắc chắn về bản thân – rằng cuộc sống của ta, công việc
làm
của ta, thực ra chính sự hiện hữu của chúng ta dường như được bảo đảm – thường
được mô tả như là một bánh xe với sáu cây căm quay tròn, quay tròn trong một cuộc
đấu tranh đau khổ không dừng dứt được gọi là vòng luân hồi.

Cốt
lõi
của cuộc đấu tranh này là nỗi sợ hãi của con người rằng cuộc sống có thể chấm
dứt
hay bỗng nhiên trở nên bất ổn vào bất cứ giây phút nào. Chúng ta trở nên
hoang mang bởi thực tại này và tìm kiếm sự đảm bảo rằng nó không phải thế.
Chúng ta tìm kiếm sự an toàn trong thế giới này một cách mù quáng, bao bọc bản
thân
với những thứ quen thuộc và có thể dự đoán trước được, cố gắng loại bỏ bất
cứ điều gì đáng ngờ và đe dọa. Để rồi cuối cùng, chúng ta trở nên hoảng loạn
khi thấy việc làm này là vô ích; đơn giản là chúng ta không thể tránh được cái
chết hoặc sự bất toàn trong cuộc sống. Trong cơn hoảng loạn chúng ta càng vùng
vẫy, thì chúng ta ngày càng trở nên bất mản với cuộc sống hơn và dễ bị hoàn cảnh
làm chủ mình.

Vòng
quay của sáu sai lầm thể hiện một sự mỉa mai sâu sắc. Nó cho ta thấy rằng khi cố
gắng
tự giải thoát khỏi các vấn đề trong cuộc sống thì ta thực sự kết thúc bằng
sự giam hảm bản thân trong đó. Càng cố gắng để bảo vệ bản thân, thì chúng ta
càng bị lầm lạc. Sáu sai lầm thực sự ra là sáu phong cách hoặc sáu nếp suy nghĩ
mô tả chúng ta đã tự giam mình trong công việc như thế nào.

ĐIỀU
SAI LẦM THỨ NHẤT: XEM CÔNG VIỆC NHƯ GÁNH NẶNG

Công
việc là gánh nặng là trạng thái tâm lý nghĩ mình làm thân trâu ngựa – bướng bỉnh,
hẹp hòi và cộc cằn. Chúng ta cúi đầu, làm theo chỉ thị và chỉ biết đưa tay ra
lãnh lương. Chúng ta lùi bước trước bất cứ điều gì khác thường hoặc mới lạ.
Chúng ta thích cuộc sống với những công việc dễ dàng, không mang tính bất ngờ,
nên ta trôi lăn, bám chặt vào điều lệ, bất chấp các khả năng thay đổi và thể nhập
của tất cả mọi thứ. Một thái độ như vậy có thể làm cho chúng ta cảm thấy không
bén nhạy, ù lì. Đó là tâm trạng của người thâu ngân bất đắc dĩ, của viên kế
toán bướng bỉnh, của người cảnh sát không thân thiện, và của tất cả những ai có
nếp suy nghĩ rằng công việc là gánh nặng.

Người
có tâm lý xem công việc là gánh nặng thường âm thầm mong mình đang ở một nơi
nào khác, lảng tránh công việc để quay về cuộc sống. Chúng ta cảm thấy công việc
là một trở ngại cho cuộc sống chứ không phải là một cơ hội để sống. Chúng ta
tách việc mưu sinh ra khỏi các sinh hoạt còn lại của cuộc đời: Công ăn việc làm
trở thành một thứ sưu thuế mà ta phải trả trước khi được trở về nhà. Khi chấp
nhận
tâm lý đó, chúng ta trở thành câm điếc với môi trường làm việc quanh ta,
không thể đóng góp hay giúp ai một tay. Chúng ta cảm thấy vụng về và có phần xấu
hổ
về sự mưu sinh của mình, không sẵn sàng để thấy bất cứ điều gì ngoài nhu cầu
sinh
tồn. Giống như thân trâu ngựa, chúng ta muốn luôn đeo miếng che mắt, và chỉ
muốn quay về chuồng, nơi chúng ta có thể được sống cuộc sống của mình.

Nếu
quan sát kỹ hơn trạng thái tâm lý xem công việc là gánh nặng này, chúng ta khám
phá
ra rằng gánh nặng không phải là do công việc làm mà là do thái độ đối kháng
của ta. Việc chúng ta không sẵn lòng để ngẩng đầu lên chính là gánh nặng chớ
không phải do công việc.

ĐIỀU
SAI LẦM THỨ HAI: XEM CÔNG VIỆC LÀ ĐẤU TRANH

Một
nếp suy nghĩ khác của chúng ta là xem công việc là đấu tranh. Đây là tâm trạng
thành-bại, được-thua. Sự mưu sinh của ta chỉ có ý nghĩa khi ta thắng cuộc, vì kẻ
bại trận thường phải chịu sự dè bĩu, khinh khi, và vị thế đó đối với chúng ta
là thấp kém. Chúng ta gạn lọc việc mưu sinh của mình xuống thành một định đề
đơn giản: Tất cả mọi thứ liên quan đến công việc đều là thù địch trừ khi chúng
được chứng minh ngược lại. Chúng ta liên tục thử nghiệm thế giới của mình: Bất
cứ người nào, điều gì, hay hoàn cảnh ra sao, nếu không ích lợi gì cho ta thì bị
gán cho là thù địch hoặc nhẹ hơn một chút, là không đáng kể. Mỗi hành động của
chúng ta nhắm vào việc bảo đảm thành công và loại trừ thất bại. Chúng ta bị
giam
hãm trong trò chơi một-người-chiến-thắng không dừng dứt trong thế giới
công việc của mình.

Tâm
lý
xem công việc làm như đấu tranh, là nếp suy nghĩ rất phổ thông: Thí dụ, các
chính trị gia chiến-thắng-bằng-mọi-giá, các thương nhân ở Phố Wall, những kẻ đột
kích công ty, các luật sư về ly hôn. Phong thái hung hăng như thế trong công việc
giam giữ ta trong bản năng luôn muốn giữ vững quan điểm của mình. Cả thế giới của
ta luôn phải trong trạng thái “đối phó” và làm chủ. Chúng ta trở nên vướng mắc
trong trò chơi sân hận để bảo vệ cái nhìn của ta về việc ta là ai.

Nếu
quan sát kỹ tâm lý công việc-là-đấu tranh, chúng ta phát hiện ra rằng cuộc chiến
của ta không phải là với công việc, mà là với chính sự bất an trong ta. Xấu hổ
vì các nỗi sợ hãi và tính dễ bị tổn thương của mình, trước tiên chúng ta tấn
công thế giới làm việc của mình để ngăn chặn bất kỳ khả năng có thể bị thua cuộc
hoặc bị mất mặt. Do đó chính sự bất an trong ta mới là kẻ thù thực sự, chứ
không phải công việc của ta.

ĐIỀU SAI LẦM THỨ BA: NGHIỆN
LÀM VIỆC

Nghiện
làm việc là một trạng thái tâm lý bị ám ảnh bởi việc phải khắc phục một cảm
giác
thiếu sót. Bất cứ chúng ta làm gì ở cơ quan và dù chúng ta luôn tham gia
vào các công việc khó khăn nhưng lúc nào ta cũng thấy như chưa đủ. Vì vậy,
chúng ta bắt mình phải làm nhiều, nhiều hơn, và nhiều hơn nữa. Chúng ta có thể
thấy mình làm việc tám mươi giờ một tuần, cuối tuần lại xem xét giấy tờ, sổ
sách. Chúng ta bị ám ảnh về công việc, nghĩ suy về công việc, suy gẫm về các vấn
đề
và lập kế hoạch để hoàn thành nhiệm vụ. Chúng ta có thể tự thấy mình quá tải,
khiến việc mưu sinh, và các hoạt động nơi làm việc thành quá phức tạp. Chúng ta
luôn bị ám ảnh bởi một cảm giác rằng còn nhiều việc nữa phải làm.

Tâm
lý
nghiện-làm-việc thường bị các trở ngại, những sự gián đoạn làm cho hụt hẫng.
Nhân viên “thiếu khả năng”, máy vi tính bị trục trặc, bút chì bị gãy – bất cứ
điều gì cản trở ta hoàn thành công việc – đều khiến ta bực bội, đôi khi khiến
ta muốn điên lên. Người nghiện làm việc (workaholic), cũng thường là kẻ
cầu toàn. Mỗi sáng dậy đúng bon giờ giấc; nhạy bén, đáng tin cậy trong công việc,
và rất tự hào về các tiêu chuẩn cao cấp của mình. Những lời khen ngợi từ cấp
trên hay đồng nghiệp đều làm ta sung sướng, nhưng sự hài lòng chỉ là thoáng qua
và không bao giờ đủ. Chúng ta cảm thấy mình nằm trong vòng xoáy của sự thất vọng
lặp đi, lặp lại – không thỏa mãn, nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh cuộc sống của mình
trong cơn nghiện làm việc.

Nếu
quán sát kỹ sự nghiện ngập này, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng không phải ta
nghiện làm việc nhưng ta bị tê liệt bởi chính cảm giác nghèo nàn, đông cứng
trong một mô hình của sự thất vọng về nhiều ước muốn chưa thành hiện thực. Công
việc trở thành một loại thuốc tê – loại thuốc làm tê cứng nỗi đau.

ĐIỀU SAI LẦM THỨ TƯ: XEM
CÔNG VIỆC LÀ TRÒ GIẢI TRÍ

Quan
niệm
xem công việc là trò giải trí dựa trên mối hoài nghi sợ rằng chúng ta sẽ bỏ
lỡ bao niềm vui. Ta nhìn quanh cơ quan, thấy người khác hớn hở, tươi cười, vui
vẻ
trong công việc, nên ta nghi rằng ta đã bị bỏ quên. Người khác thì thăng tiến,
được bay đến Bahamas để dự các buổi hội thảo kinh doanh, họ mặc quần áo thời
trang hiện đại, tham dự các cuộc họp quan trọng có thết đãi bánh ngọt Đan Mạch.
Người khác dường như làm chủ công việc của họ, còn ta thì tụt hậu. Chúng ta
cũng muốn được hưởng những niềm vui, sự phấn khởi trong công việc; chúng ta muốn
được có danh dự và được ăn bánh Đan Mạch miễn phí.

Khi
phát triển tâm lý xem công việc như trò giải trí, chúng ta hướng đến công việc
như là một nguồn vui và chỗ nghỉ ngơi. Chúng ta tập trở thành bậc thầy của sự đề
cao, quảng cáo, khoa trương sự thành công, quyền lực, và những gì có lợi cho
mình – dĩ nhiên là với sự kiềm chế, nhưng đủ rõ ràng để thu hút sự chú ý. Chúng
ta
tích lũy những gì có lợi cho mình tựa trẻ con với đồ chơi, thâu thập các nút
để bấm ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào – tại nhà, trong xe hơi, nơi văn phòng
và trên máy bay – để điều khiển mọi việc. Công việc của chúng ta trở thành một
loại trò chơi, trò giải trí. Chúng ta tin rằng mình có quyền hưởng những tiện
nghi
đó, rằng chúng ta rất xứng đáng với vị thế và những sự hưởng thụ.

Để
công việc có thể khiến ta cảm thấy nhẹ nhàng, như một trò giả trí, thì những
cái không tốt đẹp thường bị dẹp khuất mắt, vì vậy chúng ta trở thành chuyên
viên ém nhẹm các tin không tốt lành và rắc rối. Chúng ta cố gắng lôi kéo người
khác vào việc làm cho công việc có vẻ ngăn nắp, êm xuôi. Thư ký, phụ tá, kế
toán, công ty tư vấn, thậm chí các tổ chức từ thiện, tất cả đều được coi như những
cánh tay giúp che giấu các khó khăn trong công việc. Chúng ta muốn thế giới của
mình được êm xuôi, dễ đoán, và khăng khăng – thường là thông qua một người nào
đó – rằng những mong đợi của chúng ta được đáp ứng và như vậy là chúng ta ngồi
thoải mái mà tận hưởng thành quả. Tâm lý xem công việc như trò giải trí là thái
độ
coi thường công việc nhưng lại muốn tận hưởng quyền lợi và thành quả mà công
việc mang đến.

Các
nơi như tổ chức chính phủ, trường đại học, văn phòng đầu não các công ty, văn
phòng
các chủ tịch, đầy rẫy các nhân sự có tâm lý này. Nhưng hiện tượng này
không chỉ xảy ra ở các tổ chức lớn. Nó cũng dễ dàng có mặt ở một tòa án nhỏ hoặc
ở một tiệm bán bàn ghế. Chính sự mê đắm quyền hành, uy tín, hoặc vị trí có thể
được dàn xếp từ những nơi tồi tàn hay cao sang nhất đã giam giử chúng ta. Nếu
phân tích kỹ tâm lý xem công việc-là-trò-giải-trí này, chúng ta sẽ khám phá ra
rằng ta không thực sự hưởng thụ lạc thú cuộc đời mà lại bị mắc kẹt trong một
‘thiên đường’ mật ngọt xa rời thực tế – thậm chí không thể biết trong đời còn
có gì khác hơn là tích lũy các trò tiêu khiển và đắm mình trong dục lạc.

ĐIỀU SAI LẦM THỨ NĂM: XEM
CÔNG VIỆC LÀ PHIỀN TOÁI

Tâm
lý
xem công việc là phiền toái cho rằng nhu cầu kiếm sống là một thứ tai họa đã
xảy đến cho chúng ta. Chúng ta không đáng bị những khó khăn trong công việc gây
phiền phức. Chúng ta đáng được nhiều hơn nữa. Chúng ta có quyền có một cuộc sống
tốt đẹp và tất cả bao bề bộn trong công việc – như giải quyết xung đột, sửa chữa
sai lầm, khiến cho tàu “chạy đúng giờ” – là một sự áp đặt, một cái gì đó hạ cấp
đối với chúng ta.

Chúng
ta
mường tượng rằng mình là một nghệ sĩ, một thi sĩ hay người làm vườn hữu cơ;
thì việc phải kiếm một ngân phiếu lãnh lương quả là một bước ngoặt khó chịu khỏi
những điều vĩ đại như thế. Chúng ta cần cống hiến cho những chuyện quan trọng
hơn chẳng hạn như tô màu cho bức tranh hay viết lách diễn tả tâm tư. Hoặc chúng
ta
có thể là một nhà quản lý, một bác sĩ hay giáo sư thành công được mời tham
gia
trong ban chấp hành của tổ chức từ thiện để giúp đỡ người vô gia cư – phù hợp
với khả năng và sự hiểu biết của ta – nhưng trước khi chấp nhận vào cuộc, chúng
ta
muốn chắc rằng sự mạo hiểm đó phải tương xứng với vị trí xã hội của chúng
ta
. Thí dụ, có thể vị thống đốc đã ký chứng từ xác nhận rằng đó một tổ chức từ
thiện
quan trọng hoặc có thể là một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng đã tham dự một
hoặc hai cuộc họp trong quá khứ và đã chụp ảnh lưu niệm với các thành viên hội
đồng
quản trị khác. Chúng ta không coi công việc chứng nhận đó là phiền phức,
vì ta nghĩ là mình xứng đáng được có những sự công nhận cao quý như thế.

Tâm
lý
xem công-việc-là-phiền-toái khiến ta ở trong trạng thái phòng thủ và kiêu ngạo,
luôn luôn cảnh giác đối với việc mình có thể là nạn nhân của các tình huống
trong công việc. Ta trở nên hoang tưởng và luôn lo sợ mình bị ‘hố’. Chúng ta
luôn so sánh số phận, vị thế của mình với kẻ khác, và luôn cảm thấy bị lừa dối.
Không tin tưởng vào những gì mắt thấy, tai nghe, chúng ta bắt đầu sàn lọc các
thông điệp liên quan đến công việc, bỏ qua các ý kiến phản hồi mà ta thấy không
phù hợp với cách đánh giá của ta.

Nếu
phân tích kỹ tâm lý đó, chúng ta khám phá ra rằng không phải công việc làm là
phiền toái mà chính cái cảm giác đáng được hưởng quyền lợi luôn ám ảnh, khiến
ta quá mệt mỏi. Chính nỗi sợ bị làm nạn nhân là phiền phức, chớ không phải là
công việc làm.

ĐIỀU SAI LẦM THỨ SÁU: XEM
CÔNG VIỆC LÀ VẤN ĐỀ

Tâm
lý
xem công việc là vấn đề giả định rằng chúng ta cần phải giải quyết công việc
– bắt công việc phải theo ý ta, không được quá bất ngờ và bề bộn. Chúng ta cho
rằng mình có thể làm chủ công việc nếu mọi thứ đều diễn ra một cách trật tự –
và chúng ta chính là người thực hiện điều đó! Quan niệm đó thật là lý tưởng và
ngây thơ một cách kỳ quặc. Chúng ta tin một cách đầy thuyết phục rằng có một giải
pháp
tốt nhất, một cách làm hay, làm đúng đối với công việc của mình, và ta
khao khát được làm người đóng góp phần quan trọng đó.

Người
mang tâm lý này luôn đầy tham vọng, luôn tìm kiếm kỹ thuật, chiến lược mới. “Nếu
tất cả mọi người làm theo những lời khuyên trong quyển sách nhỏ này, Who
Stole My Baloney?
(Ai đã trộm món Baloney của tôi?), thì cuối cùng
chúng ta sẽ có thể hiểu vấn đề trong công việc và tất cả sẽ được dễ chịu hơn”.
Hoặc có thể thiền sẽ giải quyết vấn đề, giảm bớt căng thẳng cho chúng ta, rồi
công việc sẽ trở lại dễ dàng đúng như bản chất của nó – vui, sáng tạo, và xuôi
chèo mát máy. Trong thâm tâm, ta muốn thực hiện một sự đóng góp có tính cách
anh hùng như thế, một đóng góp đáng được khen ngợi, được công nhận. Chúng ta có
thể ngưỡng mộ một ai đó tại nơi làm việc, một người thực sự hành thiền, hoặc sống
đúng theo lời chỉ dẫn trong quyển “Ai đã trộm món Baloney của tôi?”
Chúng ta muốn được giống như người đó. Những người không thực hành theo sách
Baloney khiến ta khó chịu, và thất vọng. Tâm lý xem công-việc-là-vấn-đề khiến
ta tin rằng công việc, về cơ bản, là một bài thực tập đầy logic, và những vấn đề
như là xung đột trong quan hệ, phán đoán sai lầm, các lầm lỗi thông thường, các
cảm xúc – tất cả các khía cạnh đầy lộn xộn, vô trật tự này của công việc, có thể
được “sửa chữa” nếu ta học được các bài học phù hợp, áp dụng đúng kỹ thuật, và
thu thập thông tin chính xác.

Nếu
phân tích tâm lý này, chúng ta sẽ khám phá ra rằng công việc làm không phải là
vấn đề. Chính là tham vọng và sự cố gắng không ngừng để giải quyết công việc, mới
là vấn đề thực sự, chứ không phải công việc với bản chất luôn bề bộn và khó kiểm
soát
của chúng.

Khi
chiêm nghiệm sáu sai phạm này, chúng ta có thể nhận ra được tâm tính của mình.
Có thể chúng ta bị ‘nghiện’ làm việc, quá đắm mình trong công việc, không thể để
việc làm lại phía sau. Hoặc có thể chúng ta đang không thích công việc của
mình, do đó công việc đã trở thành một gánh nặng. Khi quá căng thẳng, ta nhận
thấy
mình có xu hướng tỏ ra cao ngạo, hung hăng – tâm lý xem công-việc-như-đánh-giặc.
Các khía cạnh của tất cả sáu tâm lý này có thể phát sinh và diệt tùy theo trường
hợp
. Bằng cách chiêm nghiệm và phân tích sáu sai lầm ngày càng nhiều, chúng ta
bắt đầu nhận ra các tính cách thiếu tự tin của mình, và hiểu rõ hơn về cách
chúng ta tự giam mình trong công việc. Càng tìm hiểu, chúng ta càng tự hỏi: “Làm
thế nào để có thể ra khỏi vòng lẩn quẩn? Làm thế nào để đừng tự giam cầm bản
thân?
’’.

Chỉ
chiêm nghiệm sáu điều sai lầm không thôi thì không thể giúp chúng ta thoát khỏi
nỗi sợ hãi và sự lo lắng đã gắn chặt với công việc. Phát triển nỗ lực cân bằng,
quay về bản tính chân thật của mình, buông bỏ thiên kiến, và nhiều thứ nữa là
điều cần thiết để giúp ta vượt qua các thử thách của sáu tâm lý sai lầm. Tuy
nhiên
, nhận thức được rằng chính chúng ta chớ không công việc đang gò bó, giam
giữ ta là điều quan trọng, nếu như ta muốn tìm lại sự bình an trong việc mưu
sinh của mình. Lòng sân hận, sự mệt mỏi và cảm giác phải có quyền là các chấn
song của ngục tù ở nơi làm việc; chúng là các gánh nặng bào mòn ta, làm cho ta
lo lắng và sợ hãi về những gì có thể xảy ra. Chiêm nghiệm sáu sai lầm này giúp
chúng ta nhìn lại thực tế hiển nhiên của công việc trong cuộc sống. Chúng ta
không cần phải đổ lỗi cho công việc, cho đồng nghiệp hoặc cho các tình huống xảy
ra trong công việc vì những sai lầm của bản thân. Chúng ta cũng không cần phải
trách bản thân. Tuy nhiên chúng ta cần phải có một cái nhìn nghiêm túc về việc
chúng ta đã để những cố gắng để bảo vệ mình khỏi những vấn đề trong công việc
đã giam cầm ta hết lần này đến lần khác như thế nào.

Nguyên tác: Awake at Work (Tỉnh Thức Trong Công Việc)

 

VỀ TÁC GIẢ


Michael Carroll, trong sự nghiệp kinh doanh suốt 25 năm của mình đã giữ các chức
vụ điều hành ở nhiều công ty như American Express, Simon & Schuster và Walt Disney. Ông con tư vấn và tập huấn về kinh doanh thương mại cho các công ty như Procter & Gamble, Starbucks, AstraZeneca, v.v…

Michael đã nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng từ năm 1976, đã hoàn tất chương trình Phật học năm 1982, và là một giáo thọ được truyền thừa
trong dòng thiền của thiền sư Tây Tạng Chogyam Trunpa.


Michael đã dạy ở
các trường như đại học Columbia, đại học St. Mary, trường Cao Đẳng Swarthmore, Tu viện Sơn Thiền (Zen Mountain) và nhiều trung tâm tu học khác ở khắp nước Mỹ , Canada và Âu Châu.

 

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Tu Hành Cần Phải Vững Tâm

Tu hành cần phải vững tâm

TU HÀNH CẦN PHẢI VỮNG TÂM Quảng Tánh   Con đường tu hành vốn dĩ không bằng phẳng, nhiều chông...

Từ Bi Trong Đạo Phật

Từ bi trong đạo Phật

TỪ BI TRONG ĐẠO PHẬT Thích Nhật Từ Vào ngày 28/11/2015, TT. Thích Nhật Từ đã có buổi chia sẻ...

Đám Ma Con Kiến

Đám ma con kiến

Tôi hỏi một đứa nhỏ tuổi nhất: - Chết rồi? Sao nó chết vậy? Tôi lại hỏi một đứa lớn...

Ánh Sáng Lung Linh Đầu Ngọn Nến: Từ Hận Thù Tới Tình Thương Rộng Lớn

Ánh Sáng Lung Linh Đầu Ngọn Nến: Từ Hận Thù Tới Tình Thương Rộng Lớn

ÁNH SÁNG LUNG LINH ĐẦU NGỌN NẾN: TỪ HẬN THÙ TỚI TÌNH THƯƠNG RỘNG LỚN La Sơn Phúc Cường   ...

Chú Lăng Nghiêm Tiếng Phạn Shurangama Mantra in Sanskrit

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tịnh Độ Vấn Đáp

TỊNH ĐỘ VẤN ĐÁPSƯU TẬP Tỳ Kheo Thích Giác Nhàn LỜI GIỚI THIỆU  Một học sinh khi còn ở cấp...

Quan Niệm Về Trợ Tử Của Đạo Phật Nguyễnphúc Bửu Tập

QUAN NIỆM VỀ TRỢ TỬ CỦA ĐẠO PHẬTNguyễnPhúc Bửu Tập Gần đây, trên thế giới nhất là tại Mỹ, dư...

Sơ Thiền, Ly Dục Ly Bất Thiện Pháp, Đúng Sai Tự Minh Định

Sơ Thiền, Ly Dục Ly Bất Thiện Pháp, Đúng Sai Tự Minh Định

SƠ THIỀN, LY DỤC LY BẤT THIỆN PHÁP, ĐÚNG SAI TỰ MINH ĐỊNH Tâm Tịnh cẩn tập   Kính số...

Đức Phật Biết Tất Cả Là Do Đâu?

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

Thế Tôn là bậc Giác ngộ, thể nhập làm một với pháp tính thì thông tỏ hết vạn pháp. Đức...

Mở Lớn Con Đường (Sách)

Mở lớn con đường (sách)

Thích Thái HòaMỞ LỚN CON ĐƯỜNGNhà Xuất Bản Hồng Đức - 2018 Con Đường Khoan Dung.Con Đường Giáo Dục Kho Báu Vô...

Cụ Bà 104 Tuổi Ở Bình Định Làu Thông Kinh Phật

Cụ bà 104 tuổi ở Bình Định làu thông kinh Phật

Ở tuổi 104, ít ai được như cụ bà Nguyễn Thị Ân (Pháp danh Hồng Quy, sinh năm 1916), sống...

Trí Nhớ Mù Sương

Trí nhớ mù sương

TRÍ NHỚ MÙ SƯƠNG Nguyên Giác Rất mực gian nan để kể lại chuyện của rất nhiều thập niên trước....

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 61)

 Các vị đồng tu, xin chào mọi người!Hôm nay hội trường của chúng ta có rất nhiều đồng tu đến...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 57)

Xin chào các vị đồng tu, xin chào mọi người.Hai ngày qua, tâm của mọi người đều bị địa chấn...

Những Lời Khai Thị

Những Lời Khai Thị

NHỮNG LỜI KHAI THỊ Từ Cam Lồ Trọng Yếu Của Ý Nghĩa Sâu Xa: Các Chỉ Dẫn Khẩu Truyền Và...

Tu hành cần phải vững tâm

Từ bi trong đạo Phật

Đám ma con kiến

Ánh Sáng Lung Linh Đầu Ngọn Nến: Từ Hận Thù Tới Tình Thương Rộng Lớn

Chú Lăng Nghiêm Tiếng Phạn Shurangama Mantra in Sanskrit

Tịnh Độ Vấn Đáp

Quan Niệm Về Trợ Tử Của Đạo Phật Nguyễnphúc Bửu Tập

Sơ Thiền, Ly Dục Ly Bất Thiện Pháp, Đúng Sai Tự Minh Định

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

Mở lớn con đường (sách)

Cụ bà 104 tuổi ở Bình Định làu thông kinh Phật

Trí nhớ mù sương

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 61)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 57)

Những Lời Khai Thị

Tin mới nhận

Giảng nghĩa chữ Phật

Người thầy thuốc của Đức Phật

Đức Phật và lời nguyện độ vị đệ tử cuối cùng trong nhiều kiếp

Phật là gì?

Phật dạy thế nào là một người con con gái đẹp

Lời dạy của Đức Phật để có cuộc sống an lành?

Những câu chuyện về Đức Phật nhập Niết Bàn

Có khổ nhưng không có người khổ

Phật dạy: Bản ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương

Học theo hạnh Phật

Lễ Khánh Thành Công Trình Tượng Đài Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Đức Phật xuất hiện – mở ra con đường giác ngộ

Phật ở đâu?

Vì sao Hoàng hậu Mallikā được đức Phật ngợi khen là hương thơm đức hạnh của người trì giới

Vai trò của trung đạo trong hệ thống giáo lý Phật giáo

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 5)

Những phép lạ và thần thông của Đức Phật trong kinh điển Phật giáo

Tôi không xấu hổ khi là một Phật tử

Đức Phật quán nhân duyên giáo hóa năm ẩn sĩ Kiều Trần Như

Hà Nội: Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ

Tin mới nhận

Phật Giáo Triết Học

Exodus: Bản Nhạc Hay- Biểu Tượng Của Đi Tìm Tự Do Thoát Khỏi Độc Tài Trị

Để Thi Cử Không Còn Là Nỗi Ám Ảnh

Đảo Réunion, Dấu Chân Lưu Đầy Hai Vị Vua Việt.

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Số 272 Đặc biệt Phật Đản 2017

Lành Thay Nếu Được Là Học Trò Của Đức Phật

Thượng Tọa Và Chú Tiểu

Điều gì làm nên hạnh phúc và thành đạt?

35. Đốt Vàng Mã: Một Hủ Tục Cần Huỷ Bỏ

Lãng Mạn Khúc Du Xuân – Cư Sĩ Liên Hoa

Triết Học Tính Không & Hư Vô Chủ Nghĩa

Nhạc xuân chọn lọc

Câu Trả Lời Của Phật Giáo Đối Với Các Thách Thức Về Vấn Đề Khí Hậu

Vô thường, khổ & vô ngã

Tu Tập Tánh Không

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thiên Quang

Lục Bát Chốn Cao Sơn

Trang kinh rọi sáng lòng tin

Ngũ ngôn mang đạo vào đời (thơ)

Im lặng sấm sét: Vô ngã (II)

Tin mới nhận

Tính Khế Lý Và Khế Cơ Trong Kinh Kim Cang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 237)

Sn 4.3 — Dutthatthaka Sutta: Kinh Về Tà Kiến

Kim Cang Tứ Tướng Hay Nơi Tâm Không Mở Bày Cõi Diệu Hữu

Mục Lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 9)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 185)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 113)

Kinh Phật và các nghi lễ: Nghi thức phóng sinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Kinh Akkosa: Sự Nhục Mạ

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) PDF

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 146)

Kinh Tập

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

Hà Nội: Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 tại Trụ sở Trung ương GHPGVN

Đại Bi Chú Giảng Giải

Tin mới nhận

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 123)

TÍN NGUYỆN CHUYÊN TRÌ DANH HIỆU PHẬT (Phần cuối)

Đọc sách ngàn lần – Tập 13 (Tập cuối)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 46)

Pháp Môn Tịnh Độ – Con Đường Tu Tắt

Khuyên Tu Pháp Môn Tịnh Độ – Cư Sĩ Thiện Thông

CÁCH CỨU GIÚP NGƯỜI THÂN BẤT NGỜ GẶP NẠN

Lời Tưởng Niệm Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Của Tư Ghpgvn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

Hoàn Tướng Hồi Hướng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 97)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 90)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 104)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 7)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 66)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 119)

Niệm Phật Kính

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.