PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phương Pháp Truyền Đạt Trong Giáo Dục Phật Giáo Và Trong Môi Trường Gđpt

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN ĐẠT
TRONG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO
VÀ TRONG MÔI TRƯỜNG GĐPT
Tâm Minh Vương Thúy Nga

A. NHẬP:

     Mục đích Giáo dục ở nơi nào và
    lúc nào cũng có mục đích làm thăng hoa cuộc sống, và chủ yếu của giáo dục là truyền đạt cho thế hệ kế thừa; Giáo Dục GĐPT cũng không ngoại lệ,
    qua các trại huấn luyện cũng như qua tu học.

     Nếu chỉ là phương pháp truyền đạt thì Đông Tây không khác nhau lắm, nếu chỉ là trong nhà Trường thì các phương pháp giáo dục và truyền đạt hiện đại cũng gần như nhau; ở đây, chúng ta nhấn mạnh về hai điểm đáng chú ý, đó là Giáo Dục Phật Giáo
    và môi trường GĐPT.

     Giáo dục Phật Giáo dạy những điều mà Luận Lý học Tây Phương không có, ví dụ như Chân Đế và Tục Đế,
    đó là 2 loại chân lý (Sự Thật), Chân lý tương đối (hay Tục Đế) và Chân lý tuyệt đối (hay Chân Đế). Tây phương với Tam đoạn Luận thì chỉ có một chân lý mà thôi; Luận Lý học Phật Giáo cũng có Tam đoạn luận mà còn có Tứ Tất Đàn (là 4 tiêu chuẩn để trình bày sự Thật). Giáo dục Phật giáo còn có những phủ định làm sáng vấn đề hay làm cho người nghe không thể nào hiểu lầm được; ví dụ như đức Phật dạy: “trong 49 năm qua, ta chưa hề
    nói một lời nào” đó không phải là Ngài đã phủ nhận tất cả Kinh điển mà ngài đã nói ra sao ? nhưng đó cũng làm cho chúng ta không chấp chặt vào những lời dạy đó để rồi dẫn đến những hiểu lầm tai hại. Sự phủ nhận này cũng tương tự như lời dạy: “Chân lý là mặt trăng, kinh điển là ngón tay chỉ đến mặt trăng, đừng bao giờ lầm ngón tay với mặt trăng” v..v..

     Một huynh trưởng GĐPT khi truyền đạt một bài học cho các em của mình (về Phật Pháp, Hoạt Động Thanh Niên, Việt ngữ…) hay một vấn đề quan trọng giữa một đại hội huynh trưởng hay giữa một cuộc hội thảo… không hoàn toàn giống với một thầy/cô
    giáo giảng bài cho học trò của mình trên lớp. cũng không giống một nhà sư thuyết pháp cho quần chúng hay một nhà truyền giáo Tây phuong đi rao giảng Kinh Thánh v..v..

     Vì sao? – xin thưa, vì đối tượng truyền đạt của chúng ta đủ mọi thành phần, mọi trình độ về học vấn, về ngôn ngữ, cả về văn hoá nữa! Ngoài ra người huynh trưởng chúng ta vừa dạy vừa học, có nghĩa là những điều chúng ta dạy các em chúng ta đã thực hành rồi hay là đang thực hành chứ không phải chỉ giảng bài, ghi
    lên bảng đen là xong đâu! Xa hơn nữa, đối tượng của chúng ta (là các em, là các huynh trưởng tham dự) sau khi nghe vấn đề chúng ta
    trình bày nhưng không đủ khả năng nhận thức biết vấn đề ấy có thể áp dụng thực tế hay không, chứng tỏ người ấy chưa lãnh hội được vấn đề!
    Tất nhiên trách nhiệm không hoàn toàn ở người truyền đạt nhưng ít ra cũng 50% thuộc về trách nhiệm của người ấy !!

     Do đó, ở đây chúng ta chỉ khảo
    sát kỹ 3 vấn đề ảnh hưởng đến sự truyền đạt; đó là Tâm Lý Đối Tượng, Nhị Đế và Tứ Tất Đàn

    1. B. TÂM LÝ ĐỐI TƯỢNG:

    Muốn thành công trong việc truyền đạt, theo quan điểm Phật giáo, chúng ta cần phải biết tâm lý đối tượng để có thể lôi cuốn họ vào mục đích của mình:

    I. Xác định nội dung:
    nội dung đây là nội dung của tâm lý đối tựợng không phải nội dung bài giảng. Sự xác định nội dung của tâm lý đối tuợng tùy theo tư cách và vị trí xã hội của nguời giảng; ví dụ:

    một cư sĩ Phật tử giảng Phật Pháp cho quần chúng

    một vị xuất gia nói Pháp cho đồng bào Phật tử

    một Huynh trưỏng GĐPT dạy Phật Pháp cho các em

    một Huynh trưởng dạy HĐTN cho đoàn sinh

    một Huynh trưởng dạy Việt ngữ

    v..v..

    tất cả những trường hợp trên đều là những nội dung khác nhau, đòi hỏi những cách ứng xử khác nhau để thích hợp cũng như để thành công trong việc truyền đạt.

    II. Tư chất đạo đức & phong cách tư duy

     Phong cách tư duy và ngôn ngữ giúp chúng ta chuyển tải nội dung giáo lý ấy hay vấn đề ấy; phong cách này biểu hiện qua khả năng phân tích và lý luận, biện giải vấn đề một cách thông suốt nhạy bén, sắc sảo (như Na Tiên Tỳ kheo trả lời vua Milanda là
    một ví dụ). Phong cách này ở đây được gọi chung là 4 vô ngại giải mà trình độ thành tựu khác nhau tùy theo quá trình tu tập, rèn luyện.

    1. Pháp vô ngại giải:
      đây là khả năng nắm bắt, phán đoán, lảnh hội một cách nhạy bén, vận dụng một cách thông suốt, tự tại các từ ngữ chuyên môn,… của một sự kiện
      hay một chủ đề giáo lý
    2. Nghĩa vô ngại giải:
      khả năng thông suốt, nhạy bén đối với nội hàm của các từ ngữ; tất nhiên
      từ ngữ phải tương xứng với trình độ, tập quán ngôn ngữ, và nhận thức của người nghe
    3. Từ vô ngại giải:
      thông thạo ngôn ngữ địa phương của thính chúng; nói năng lưu loát truyền cảm và đừng quên sự truyền cảm của tiếng mẹ đẻ là điều đã được chứng minh rất nhiều qua các sáng tác văn học.
    4. Biện vô ngại giải: còn gọi là lạc thuyết hay  nhạo thuyết vô ngại giải; đây
      là khả năng “biện tài vô ngại,” diễn đạt, biện luận khúc chiếc rành mạch. Khả năng này do trí tuệ của diễn giả, trình độ tập trung tư tưởng và y cứ trên định tuệ, diễn giả trả lời, đối đáp trôi chảy với những câu
      hỏi vấn nạn, làm nguời nghe hứng thú vì hiểu rõ những vấn đề (đây là một biệt tài của tôn giả Phú Lâu Na, vị đệ tử thuyết pháp đệ nhất của đức Phật hay của Na Tiên Tỳ kheo trong những câu chuyện đối thoại với vua Milanda làm chúng ta say mê theo dõi). Ngoài ra, người biện tài vô ngại phải có trực giác chính xác và nhạy bén đối với mức độ tiếp thu của
      thính chúng đối với đề tài được thuyết giảng.

    III. Đặt vấn đề và phân tích vấn đề.

    Mỗi vấn đề có bản chất lý luận riêng, Xác định được vấn đề thuộc loại nào, chúng ta có thể giúp người nghe có cơ sở lý luận để lảnh hội dễ dàng hơn; có 4 chiều hướng để đặt vấn đề (và phân tích vấn đề):

    1. Nhất hướng: ví dụ đề tài “Mọi người đều phải chết” vấn đề hiển nhiên, không cần bàn cãi

    2. Phân biệt: Ví dụ đề tài “Sau khi chết, cái gì đi tái sinh?”: tùy theo tín ngưỡng tôn giáo, câu trả lời khác nhau và cơ sở lý luận là dựa vào giáo lý của tôn giáo ấy

    3. Cật vấn: ví dụ đề tài “Địa vị con nguời trong Đạo Phật là cao hay thấp?” không thể trả lời
    dứt khoát vì phải biết đặt con người trong những tương quan khác nhau (Trời, A Tu La, Súc sanh v..v..)

    4. Xả Trí: ví dụ đề tài
    “Thế giới này hữu hạn hay vô hạn” Câu hỏi này vượt quá trí tuệ loài người, cũng có thể là một vấn đề siêu hình hay khoa học… nhưng thấy trước không thể vượt qua được vì không có cơ sở chung (trình độ về khoa học, về tôn giáo, sự khác biệt tín nguỡng, văn hoá…) cho nên nếu tranh luận hay lý luận đều không có lối thoát; những vấn đề này phải gác qua một bên! J J !!

    Bốn trường hợp trên được coi là bản chất
    của đề tài / vấn đề được thảo luận. Bản chất ấy có khi khách quan, có khi chủ quan, có nghĩa là một số vấn đề được coi là nhất hướng, cật vấn hay xả trí… còn tùy thuộc nhận thức chủ quan của người nghe cũng như tùy
    thuộc
    vào cơ sở tư tưởng và ngôn ngữ đồng hay bất đồng giữa diễn giả và
    thính chúng. Vì vậy đôi khi để tránh cho buổi thuyết giảng khỏi bị dẫn đến tranh luận không lối thoát, diễn giả cần liên hệ với thính giả để xác định đề tài sẽ được trình bày thuộc trường họp nào trong 4 trường hợp trên.

    IV. Quan sát đối tượng: có 4 phương diện để nhận định đối tượng nghe có dễ dàng chấp nhận, lảnh hội những điều diễn giả sẽ nói hay không.

    1. Xứ/phi xứ: phán đoán
    các trường hợp: nên làm hay không nên làm; sự việc có thể xảy ra hay không thể xảy ra; vấn đề có kết luận hợp lý hay không hợp lý. Trình độ phán đoán của đối tượng tùy thuộc nhiều yếu tố như tuổi tác, sự phát triễn của trí tuệ, học lực, thành phần xã hội, tín nguỡng, tôn giáo, truyền thống và những điều kiện môi trường sinh hoạt nữa…

    2. Thuyết Dụ:
    trong khi thuyết giảng. diễn giả hay dùng những giả thuyết, những thí dụ đề minh hoạ. Thuyết dụ là trình độ liên tưởng, khả năng lảnh hội những thí dụ, những giả thuyết v..v.. được sử dụng. Một ví dụ thông thường như nói “Phật như là sư tử giữa loài người hay tiếng của Phật là tiếng sư tử hống…” thính chúng có trình độ hiểu ngay phạm vi của thí dụ,
    mà không nhầm lẫn hiểu rằng Phật là một con sư tử! J J !!

    3. Sở tri: trình độ phán đoán của người nghe đối với vấn đề được trình bày; trình độ cần thiết để người nghe có thể phân biệt được trong những điều mình nghe, cái gì thuộc thế gian, cái gì thuộc xuất thế gian, cái gì thuộc kinh nghiệm người đời, cái gì thuộc sở tri, sở chứng của bậc Thánh…

    4. Đạo tích: khả năng phán đoán xem vấn đề được trình bày có liên hệ hay không liên hệ với sự tu tập. Mỗi vấn đề đều có khía cạnh áp dụng thực tiễn của nó. Những gì chỉ là lý thuyết suông phải được xem là không có nội dung của chân lý. Một thính giả nếu sau khi nghe xong một vấn đề mà không biết vấn đề ấy có thể áp dụng thực tế hay không thì rõ ràng người ấy chưa lảnh hội được
    vấn đề. Khả năng này tùy thuộc kinh nghiệm tu tập của người nghe cho nên người nghe chỉ có thể nắm bắt nhạy bén và thông suốt đề tài nào mình
    từng hành trí / rèn luyện, chứ không phải tùy thuộc đề tài mình đã nghe
    nhiều lần

    C. NHỊ ĐẾ:

    Nhị đế là 2 sự thật, 2 chân lý hay “một thực tại 2 cách nhìn” hay như đã nói ở trên là “chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối”.

    Còn nhiều cách nói khác, đó là “2 mặt của một vấn đề,” “bản chất và hiện tượng” hay “Tánh và Tướng”, “bản môn” và “tích môn”…

    Lấy một ví dụ cho dễ hiểu: khi ta nói đến “nước” với chủ ý nói đến thành phần hoá học (hydro và oxy) của nó, hay về tính ướt của nó thì đó là nói đến bản chất, nhưng nếu ta nói đến “sóng” thì đó là nói về hiện tượng; bản chất thì không thay đổi, hiện tượng thì thay đổi liên miên. Tương tự như vậy, nuớc đá, nước sôi, hơi nước, sương v..v.. đều cùng một bản chất nưóc (tánh) nhưng ở dưới những dạng khác nhau (tướng) vì những điều kiện về nhiệt độ, áp suất của môi trường khác nhau…

    Ví dụ, khi nói: đức Phật Thích Ca sắp giảng Kinh Pháp Hoa đó là nói về 1 sự kiện lịch sử (“tích môn”), còn khi
    nói rằng “đức Phật đã giảng Kinh Pháp Hoa trong nhiều đời nhiều kiếp xa
    xưa,” đó là nói đến “bản môn” (chân lý đã có tự muôn đời)

    Đây là nói với Huynh Trưởng còn với đoàn
    sinh bao giờ chúng ta cũng giới hạn trong những sự kiện lịch sử (tích môn) chứ nếu không, các em sẽ hiểu lầm là mê tín, dị đoan v..v..

    D. TỨ TẤT ĐÀN:

    I. Thế giới tất đàn

    II. Vị nhân tất đàn

    III. Đối trị tất đàn

    IV. Đệ nhất nghĩa tất đàn

    Đây là nét đặc sắc của Giáo dục Phật Giáo nói chung hay giáo dục của đức Thế Tôn nói riêng. Trong một thời Pháp của đức Thế tôn lúc ngài còn tại thế, Ngài thường vận dụng 4 tiêu chuẩn hay 4 nguyên tắc để trình bày một vấn đề (một sự thật, một chân lý…)

    Trước hết, Ngài tùy thuận thính chúng, nói những điều thế gian ưa thích, không nói những cái cao siêu, để họ thấy dễ nắm bắt vấn đề, dễ gần gũi với người nói; đó là thế giới tất đàn

    Tùy theo căn cơ trình độ, tâm lý, những chủng tử đã huân tập của từng chúng sanh, mà đức Phật thuyết pháp thẳng những vấn đề của họ, sâu hay cạn, cao hay thấp tùy theo đó, làm cho họ phát khởi lòng tin, sự an lạc để nuôi lớn thiện căn v..v.. đó là vị nhân tất đàn.

    Tùy theo tâm bệnh của chúng sinh (bệnh tham dục, ngã mạn, si mê, độc ác…) ngài dạy họ về tâm từ, về đức khiêm cung, về Nhân quả, Nhân duyên, Duyên Khởi v..v.. và vô số Pháp dược khác
    để đối trị, nghĩa là chữa lành bệnh cho họ, làm cho tâm họ được cân bằng và an ổn trở lại, dứt được tà kiến, ác tâm… đó là đối trị tất đàn

    Đối với những người có căn cơ cao, đầy đủ trí tuệ, và cơ duyên đã thuần thục, đức Phật mới nói thẳng về Thật tướng của các Pháp cho họ để họ có thể “thực chứng” được chân như, đó là
    đệ nhất nghĩa tất đàn

    Vận dụng Tứ tất Đàn vào công việc giảng dạy đàn em chúng ta cũng vậy, ví dụ bài Quy y Tam Bảo, với các em Oanh Vũ chúng ta chỉ nhắc qua, với ngành Thiếu đã có khác biệt, ví dụ nói chi
    tiết
    về 5 Giới, ngành Thanh cao hơn một chút, ví dụ liên hệ 5 Giới với 5
    Điều Luật và khi nói với anh chị em huynh trưởng lại nói sâu hơn, về lý
    qui sự qui, về ý nghĩa của Thanh Văn giới, Bồ tát Giới v..v..

    Một ví dụ khác, khi nói về Lịch sử đức Phật Thích Ca, chúng ta đâu có thể nói với các em Oanh Vũ rằng “Ngài là Bồ tát Hộ Minh từ cõi Trời…” (bởi vì nói như vậy các em sẽ hỏi tới, chúng ta không thể trả lời được! J J !!) nhưng với Huynh trưởng chúng ta
    còn có thể nói “tất cả những sự kiện như đản sanh, xuất gia, thành đạo…
    đều là thị hiện…” chữ thị hiện các em nhỏ không thể hiểu được; chúng ta còn có thể nói về 10 đạo quân của Ma Vương
    hay những quyến rũ của chúng mà Thái Tử Tất Đạt Đa (Sidhartta) đã chiến
    thắng v..v..

    E. KẾT:

    Mặc dù chúng ta chú trọng thực hành chứ không quá coi trọng lý thuyết, mặc dù chúng ta chủ trương làm nhiều hơn nói v..v.. nhưng chúng ta cần phải trao truyền lại cho đàn em của chúng ta những kỷ năng chúng ta đã có, và chúng ta cũng phải được anh chị của
    chúng ta trao truyền lại cho chúng ta… mà việc trao truyền không thể thiếu ngôn ngữ, thiếu chữ viết được! Do vậy mà chúng ta cần có tài liệu,
    lý thuyết, cần góp nhặt những kiến thức của những người đi trước, và biến những lý thuyết ấy thành hiểu biết của mình, khả năng của mình, đó chính là mục đích tối hậu của sự trao truyền, truyền đạt, truyền nghề v..v..

    Người Huynh trưởng ĐST cần phải trang bị
    cho mình những hiểu biết không chỉ thuộc phạm vi chuyên môn của mình mà
    còn ở nhiều lảnh vực, bởi vậy, tuy không đứng lớp giảng dạy nhưng vẫn phải nắm nguyên tắc truyền đạt, không dạy Phật Pháp nhưng vẫn phải biết những Trại A Dục, Lộc Uyển, Huyền Trang đã được giảng dạy những nội dung
    Phật Pháp nào v..v..

    Về phương pháp truyền đạt thì không bao giờ cũ nhưng những trợ huấn cụ cho việc trao truyền, giảng dạy thì luôn luôn mới; ngày xưa chúng ta chỉ có máy quay ronéo, projector, ngày nay đã có computer, máy in, laptop hay rộng rãi hơn là trên Internet, trong các diễn đàn… làm cho những buổi giảng trở nên linh hoạt, sống động, gây
    chú ý cho người nghe, tạo nhiều thuận lợi cho người nói… Tuy nhiên trong trường hợp phải giảng bài trong rừng, thiếu ánh sáng, không có điện, không thể sử dụng bất cứ loại máy móc nào, nghĩa là ở những nơi thiếu những phuơng tiện hiện đại, người HTr./GĐPT nói chung, người ĐST nói riêng vẫn có thể nói chuyện, giảng bài… được như thường; đó là vì người HTr./GĐPT không chỉ biết ghi bài trên giấy mà còn biết ghi trong tâm, trong óc; không chỉ ngồi trên bàn mới học được mà ngồi dưới gốc cây, trên bãi cỏ,… vẫn học được, bằng cớ là chúng ta vẫn ghi nhận những bản tin, giải những mật thư… trong rừng hay giữa đường, và những câu chuyện lửa tàn, câu chuyện dưới cờ, đâu có ai ghi mà sao vẫn nhớ?

    Tuy nhiên, phương pháp nào cũng phải kèm
    theo nghệ thuật; phương pháp dù có hay bao nhiêu mà truyền đạt không có
    nghệ thuật, nghĩa là không khéo léo, không biết vận dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ, ý tứ, đề tài thiếu hấp dẫn, thiếu thực tế, lý luận thiếu tính cách thuyết phục, v..v.. thì sự truyền đạt khó có thể thành công nghĩa là không hữu hiệu, người nghe không thu thập được nhiều.

    Do đó, tài liệu chỉ là chữ nghĩa, cách thức mình trình bày, truyền đạt mới là chủ yếu; chúng ta phải thường xuyên tập luyện mới có thể thành công trong vấn đề truyền đạt trọn vẹn nội dung của một đề tài được giao phó.

    Tâm Minh Vương Thúy Nga

    Tin bài có liên quan

    Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

    Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

    Ý Nghĩa Và Điều Kiện Xuất Gia

    Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

    Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

    Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

    Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

    Xả Bỏ Tự Ngã Khi Thuyết Pháp

    Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

    Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

    Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

    Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

    Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

    Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

    Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

    Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

    Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

    Load More

    Discussion about this post

    Clip “Thầy Trò Đường Toong Đi Thỉnh… Bao Cao Su” Một Sản Phẩm Không Có Tính Nhân Văn – Minh Nguyên

    Clip “Thầy Trò Đường Toong Đi Thỉnh… Bao Cao Su” Một Sản Phẩm Không Có Tính Nhân Văn – Minh Nguyên

    Clip “THẦY TRÒ ĐƯỜNG TOONG ĐI THỈNH… BAO CAO SU” một sản phẩm không có tính nhân văn Minh Nguyên...

    Từ nô bộc thành quốc sư

    TỪ NÔ BỘC THÀNH QUỐC SƯ Tiểu Lục Thần Phong    Đã ba năm bỏ triều cống laị còn cho...

    Phật Giáo Tuyển Luận Tập 1 Song Ngữ Vietnamese-English Pdf

    Phật Giáo Tuyển Luận Tập 1 Song Ngữ Vietnamese-English PDF

      THIỆN PHÚC PHẬT GIÁO TUYỂN LUẬN SELECTIVE ESSAYS  ON BUDDHISM  TẬP I Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All...

    Con Đường Xa Lìa Thế Tục

    Con Đường Xa Lìa Thế Tục

    CON ĐƯỜNG XA LÌA THẾ TỤC Philippe Cornu Hoang Phong chuyển ngữ  Vai trò của Phật giáo đối với vấn...

    Chẳng Có Ai Cả

    Chẳng Có Ai Cả

    CHẲNG CÓ AI CẢ Ajahn Chah - Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch Việt Như Lai Thiền Viện, San Jose, Hoa...

    Vô Úy Tự Tại

    Vô Úy Tự Tại

    VÔ ÚY TỰ TẠI Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã có buổi Pháp thoại tại Viện Teen Murti, thủ đô...

    Sự Tiến Hóa Của Con Người

    Sự tiến hóa của con người

    SỰ TIẾN HÓA CỦA CON NGƯỜINguyễn Thế Đăng   Ở đây chúng ta theo khoa học để nói về lịch...

    Thêm Một Câu Chuyện Về Não Bộ

    Thêm Một Câu Chuyện Về Não Bộ

    THÊM MỘT CÂU CHUYỆN VỀ NÃO BỘQuán Như Phạm Văn Minh Sinh học Di Truyền đã làm một cuộc cách...

    Ý Nghĩa “Quán Pháp” Ở Trong Tứ Niệm Xứ

    Ý Nghĩa “Quán Pháp” Ở Trong Tứ Niệm Xứ

    Ý NGHĨA “QUÁN PHÁP” Ở TRONG TỨ NIỆM XỨ NHƯ KHÔNG (gsnhukhong@gmail.com)   Trong 4 đề mục quán của TỨ...

    Kinh Nghiệm Thiền Quán 45 Ngày Theo Pháp Môn Vipassana Goenka (Phần 1)

    Kinh Nghiệm Thiền Quán 45 Ngày Theo Pháp Môn Vipassana Goenka (Phần 1)

    BÁT CHÁNH ĐẠO : CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT KHỎI MỌI KHỔ ĐAU : PHƯƠNG PHÁP TU TẬP BÁT CHÁNH ĐẠO...

    Sách Đại Niệm Xứ

    Sách Đại Niệm Xứ

    SÁCH ĐẠI NIỆM XỨThiền sư U Silananda - Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch ViệtNhư Lai Thiền Viện, San Jose, Hoa Kỳ 1999 Bài Kinh...

    Thiền-Tịnh-Tự Tri

                                           ...

    Hãy Để Cho Các Pháp Tự Vận Hành!

    Hãy để cho các pháp tự vận hành!

    HÃY ĐỂ CHO CÁC PHÁP TỰ VẬN HÀNH! Tô Đăng Khoa   “Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính...

    Chắp Cánh Cho Con.. Chân Hiền Tâm

    Chắp Cánh Cho Con.. Chân Hiền Tâm

    Mẹ sinh con ra nhưng khi con còn rất nhỏ, mẹ lại không có điều kiện để chăm sóc con....

    Công Trình Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam

    Công Trình Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam

    Yo vo, ānanda, mayā dhammo ca vinayo cadesito paññatto, so vo mamaccayena satthā.I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHIÊN DỊCHTrước khi nhập Niết-bàn, đức...

    Clip “Thầy Trò Đường Toong Đi Thỉnh… Bao Cao Su” Một Sản Phẩm Không Có Tính Nhân Văn – Minh Nguyên

    Từ nô bộc thành quốc sư

    Phật Giáo Tuyển Luận Tập 1 Song Ngữ Vietnamese-English PDF

    Con Đường Xa Lìa Thế Tục

    Chẳng Có Ai Cả

    Vô Úy Tự Tại

    Sự tiến hóa của con người

    Thêm Một Câu Chuyện Về Não Bộ

    Ý Nghĩa “Quán Pháp” Ở Trong Tứ Niệm Xứ

    Kinh Nghiệm Thiền Quán 45 Ngày Theo Pháp Môn Vipassana Goenka (Phần 1)

    Sách Đại Niệm Xứ

    Thiền-Tịnh-Tự Tri

    Hãy để cho các pháp tự vận hành!

    Chắp Cánh Cho Con.. Chân Hiền Tâm

    Công Trình Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam

    Tin mới nhận

    Hành vi thiện ác của mỗi người qua vầng trăng

    Chúng Ta Bỏ Quá Nhiều Tiền Để Xây Cất Chùa Chiền Mà Không “Xây Dựng” Con Người Nguyên Tác Anh Ngử: Alvin Wong – Chúc Thanh Dịch Từ Anh Sang Việt

    Ý nghĩa ngày Phật đản trong đời sống người Việt

    Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?

    Dấu hiệu yêu quý hòa bình của Đức Phật thời niên thiếu

    Giữ tâm trí an tịnh theo lời Phật dạy

    Phật dạy đời người có 4 thứ không tồn tại vĩnh cửu

    Thư Ngỏ Xây Dựng Chùa Hương Sen

    Lãng phí một hạt gạo, một ly nước là giảm một phần phúc phận

    Nhờ thờ Phật mà thoát khổ

    Da Du Đà La người vợ nhiều kiếp của Đức Phật là ai?

    Trói buộc chắc hơn gông cùm xiềng xích

    7 việc Phật dạy không đáng “hy sinh” trong đời

    “Trên đời này, người như thế nào đáng yêu nhất?”

    Tâm Thư của Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

    Tôi không xấu hổ khi là một Phật tử

    Kinh Phật nói ân nặng của cha mẹ khó báo đáp

    Bản chất đạo Phật bi quan hay lạc quan?

    Tri ân Ma Da Thánh Mẫu – Người mẹ vĩ đại với lời nguyện hạ sinh một vị Phật

    Tu Viện Namgyal Xin Yểm Trợ Để Hoàn Tất Công Trình Xây Chùa Thời Luân Quốc Độ

    Tin mới nhận

    108 Giải Luận Về Thiền Vipassana (Ebook PDF)

    Sự Hình Thành Tư Tưởng Phật Pháp Tại Thế Gian Của Thiền Tông

    Pháp Hành Đưa Đến Bình An

    Ba Hạnh Của Sa Môn

    Trung Quán Luận

    Phật Giáo Nhìn Một Thoáng (Buddhism At A Glance) Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

    Hiệu Lực Cầu Nguyện

    Hàng Nghìn Người Rước Phật Trên Đường Phố Ở Huế

    Từ Bi Trong Đạo Phật Là Gì ? – Hoang Phong

    Những Con Đường Đưa Về Núi Thứu (Sách PDF)

    Đóa Sen Việt Giữa Thiên Trời Vạn Hạnh – Kinh Tâm Thích Pháp Bảo

    Lời Đức Phật dạy cho thế giới hiện đại

    Chuyến Trở Lại Việt Nam 1964 Hồi Ký Bs. Erich Wulff – Minh Nguyện (Việt Dịch)

    Bốn thắc mắc mong được giải đáp

    Sống và chết theo quan niệm của Phật giáo

    Tết Bính Thân – Nói Chuyện Khỉ

    Sự Bất Hạnh Của Kiếp Người

    Tự Tri 48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

    Ngài Thân Loan Và Chân Tông Tịnh Độ

    Ngôi Chùa Nơi Vua Minh Mạng Chào Đời

    Tin mới nhận

    Lễ kính Phật – dung nhan từ xấu thành đẹp

    Kinh Tiểu Bộ Tập Vi (Khuddhaka Nikàya)

    Kinh Bách Dụ: Đường cống Ma Ni

    Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 268)

    Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 323)

    Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông

    Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 53)

    Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 41)

    Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 181)

    Tám Điều Giác Ngộ – Ứng Dụng Kinh Bát Đại Nhân Giác Trong Cuộc Sống

    Làm Sao Biết Một Vị A La Hán

    Kinh Tiểu Bộ Tập Iii (Khuddhaka Nikàya)

    Quảng Ngãi: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiết giới thọ An cư

    Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 262)

    Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 05)

    Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải (sách)

    Lược Giải Kinh Pháp Hoa

    Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 370)

    Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải

    Kinh Bách Dụ: Bắt chước tổ tiên ăn nhanh

    Tin mới nhận

    Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 346)

    PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 44)

    LÀM THẾ NÀO HÀNG PHỤC PHIỀN NÃO (Phần cuối)

    Thiền Tịnh Song Tu

    Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 84)

    Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 1)

    Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 123)

    TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 1

    Ht. Tịnh Không Chính Thức Trả Lời Những Hiểu Lầm Về Dự Báo Đại Nạn Năm 2012

    Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 238)

    Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 256)

    NHẪN NHỤC BA LA MẬT

    Nhận Thức Về Tái Sinh – Chứng Ngộ – Vãng Sanh

    Tịnh Học Thù Thắng – Thích Hân Hiền

    Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 12)

    Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 126)

    Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 359)

    Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 295)

    Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 76)

    Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 37)

    2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
    Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

    • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Điều khoản sử dụng
    • Quyền riêng tư
    • Công đức vô lượng
    Menu
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Điều khoản sử dụng
    • Quyền riêng tư
    • Công đức vô lượng
    No Result
    View All Result
    • Điều khoản sử dụng
    • Giới thiệu
    • Kim Cương thừa
    • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
    • Pháp Luận
    • Phật Pháp Nhiệm Màu
    • Quyền riêng tư
    • Thiền
    • Tịnh Độ
    • Tịnh Không Pháp Ngữ
    • Trang chủ
    • Tri thức và Phật pháp
    • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

    © 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.