PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phương pháp thực hành thiền chỉ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH THIỀN CHỈ
Sakyong Mipham Rinpoche | Nguyễn Văn Nghệ dịch

 

Ngoi Thien Rung GiaTrong Thiền Chỉ, chúng  ta đang  cố gắng  đạt đến  trạng  thái tâm  tĩnh lặng. Điều chúng  ta bắt đầu khám phá ra là sự tĩnh lặng, hay sự hài hòa này, là một trạng thái tự nhiên của tâm. Khi thực hành Thiền Chỉ, chúng ta đang phát triển và tăng cường trạng thái đó, và sau rốt chúng ta có thể giữ được tâm an bình mà không cần cố gắng gì cả. Tâm chúng ta tự nhiên cảm thấy bình an.

Một điểm quan trọng là khi chúng ta ở trong trạng thái chánh niệm, trí óc chúng ta vẫn minh mẫn. Không phải chúng ta hoàn toàn không hay biết gì cả. Đôi khi người ta nghĩ rằng một người vào sâu trong thiền định thì không biết những  gì đang  xảy ra nữa – giống như đang  ngủ. Sự thật thì có những trạng thái thiền định trong đó giác quan không hoạt động  nữa, nhưng  đây không phải là điều chúng ta muốn đạt đến khi thực hành Thiền Chỉ.

Tạo một môi trường thuận lợi

Có một số những điều kiện giúp cho việc thực hành Thiền Chỉ được thuận  lợi hơn. Khi chúng ta tạo ra được môi trường thuận lợi thì việc thực hành sẽ dễ dàng hơn.

Nếu nơi bạn  ngồi thiền, cho dù chỉ là một  khoảng không nhỏ hẹp trong một căn hộ, giúp ta có được một cảm giác thăng  hoa và thiêng  liêng thì rất tốt. Nhiều người cũng nói rằng bạn nên ngồi thiền ở một nơi không quá ồn ào hay nhiều phiền toái, và bạn không nên ở vào một tình thế mà tâm bạn dễ nổi cơn giận hờn, ghen tức hay dính vào những cảm xúc khác. Nếu bạn bị quấy rầy hay cảm thấy khó chịu, việc thực hành thiền của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Bắt đầu thực hành thiền

Tôi khuyến khích người ta ngồi thiền  thường  xuyên nhưng trong những khoảng thời gian ngắn – mười, mười lăm hay hai mươi phút. Nếu bạn thúc ép quá, việc thực hành thiền sẽ mang nhiều cá tính; nên biết, việc luyện tâm phải rất mực đơn giản. Vì vậy bạn có thể ngồi thiền mười phút  buổi sáng và mười phút  buổi tối và trong khoảng thời gian đó bạn thực sự điều chỉnh tâm của mình. Rồi bạn dừng lại, đứng dậy và đi đâu đó.

Rất nhiều khi chúng ta cứ vội vã ngồi thiền và để cho tâm đưa chúng ta đi bất cứ đâu cũng được. Chúng ta phải tạo ra một ý thức kỷ luật riêng. Khi chúng ta ngồi xuống, chúng ta có thể tự nhắc nhở mình rằng, “Ta ngồi đây để điều chỉnh cái tâm của mình. Ta ngồi đây để luyện tâm mình”. Bạn có thể nói với chính mình một cách cụ thể như thế khi bạn ngồi xuống. Chúng ta cần có cảm nghĩ như vậy khi chúng ta bắt đầu thực hành thiền định.

Tư thế ngồi

Phương pháp  của Phật giáo là tâm và thân kết nối. Năng lượng lưu thông  tốt hơn khi ta ngồi thẳng  lưng, còn khi lưng cong lại thì sự lưu thông của năng lượng bị thay đổi và điều đó ảnh hưởng đến quá trình tư duy. Vì vậy có một bài tập yoga về cách ngồi thẳng lưng. Chúng ta không ngồi thẳng  lưng vì chúng ta muốn là những học sinh ngoan; mà vì tư thế ngồi của chúng ta thực sự có ảnh hưởng đến tâm chúng ta.

Những người cần phải sử dụng  ghế để ngồi thiền thì phải ngồi thẳng  lưng và hai bàn  chân  chạm  đất. Những  người dùng  tấm  đệm  hay bồ  đoàn  để  ngồi thiền thì phải tìm cho mình một tư thế ngồi thoải mái với hai chân tréo nhau và hai bàn tay để trên hai bắp vế với lòng bàn tay úp xuống. Hai bắp vế không xoay về phía trước quá khiến gây ra sự căng thẳng  và hai bắp vế cũng không nghiêng  về phía sau quá làm bạn bắt  đầu ngã chúi xuống. Bạn phải có một cảm giác vững vàng và mạnh mẽ.

Khi chúng ta ngồi xuống, điều đầu tiên chúng ta cần làm là thực sự sống trong thân mình – phải thực sự có ý thức về thân mình. Rất nhiều khi chúng ta ngồi xuống thẳng lưng và cứ cho là chúng ta đang thực hành thiền định, nhưng chúng ta không cảm nhận gì về thân chúng ta; thậm chí chúng ta không cảm nhận được thân đang ở đâu. Đúng ra, chúng ta cần phải ở ngay tại đây. Vì vậy khi bạn bắt đầu một buổi ngồi thiền, bạn có thể bỏ một chút thời gian lúc đầu để ổn định tư thế ngồi. Bạn có thể cảm thấy xương sống của bạn đang được kéo lên từ phía đỉnh đầu nên tư thế của bạn kéo dài ra và rồi ổn định.

Nguyên tắc căn bản là phải giữ một tư thế ngồi thẳng. Bạn ở trong một tư thế vững vàng: hai vai ngang nhau, hai bắp vế ngang nhau, xương sống thẳng. Bạn có thể tưởng tượng bạn sắp xếp xương cốt của bạn đâu vào đấy và để cho da thịt phủ lên bộ xương ấy từ trên xuống. Chúng ta sử dụng tư thế này để giữ được sự thư thái và tỉnh thức. Việc thực hành thiền định của chúng ta rất nghiêm ngặt. Tuy rằng bạn đang ngồi bình thản, nhưng bạn phải rất tỉnh thức. Nếu bạn thấy mình uể oải, lơ mơ hay buồn ngủ bạn hãy kiểm tra lại tư thế ngồi của mình.

Mắt nhìn

Khi thực hành Thiền Chỉ nghiêm  túc, mắt phải nhìn xuống tập trung vào một điểm trước mũi chúng ta khoảng 5cm. Đôi mắt mở nhưng không nhìn chăm chú; bạn nhìn nhẹ nhàng thôi. Chúng ta đang cố gắng giảm tối đa ảnh hưởng từ bên ngoài vào giác quan chúng ta. Nhiều người nói, “Chúng ta không nên có ý thức gì về chung quanh ta hay sao?”nhưng đó không phải là mối quan tâm của chúng ta trong việc thực hành Thiền Chỉ này. Chúng ta đang cố gắng luyện tâm của chúng ta và mắt chúng ta ngước nhìn lên càng cao thì chúng ta bị phân tâm càng nhiều. Giống như bạn có một ngọn đèn trên đầu bạn soi sáng khắp căn phòng  rồi đột nhiên bạn tập trung ánh đèn xuống ngay trước mặt bạn. Bạn đang cố ý lờ đi những gì đang xảy ra chung quanh bạn. Bạn đang cố gắng đưa con ngựa của tâm bạn vào trong một vòng rào nhỏ hơn.

Hơi thở

Khi chúng ta thực hành Thiền Chỉ, chúng ta càng ngày càng quen thuộc với cái tâm của mình hơn, và đặc biệt là chúng ta biết được cách nhận ra sự chuyển động của tâm mà chúng ta biết đến như là những ý nghĩ. Chúng ta làm việc này bằng cách sử dụng một đối tượng của thiền định để cho chúng ta một cái tương phản hay một đối âm với những gì đang xảy ra trong tâm của chúng ta. Ngay khi chúng ta đổi dòng suy nghĩ và bắt đầu nghĩ về một điều gì đó, ý thức về đối tượng thiền sẽ đem ta trở lại. Chúng ta có thể đặt một tảng đá trước mặt chúng ta và dùng nó để tập trung tâm của chúng ta, nhưng dùng hơi thở làm đối tượng thiền là đặc biệt hữu ích vì nó giúp ta thư giãn.

Khi bạn bắt đầu ngồi thiền, bạn có ý thức về thân của mình và ý thức mình đang ở đâu, và rồi bạn bắt đầu để ý đến hơi thở. Toàn bộ cảm nhận về hơi thở rất là quan trọng. Dĩ nhiên hơi thở không nên gượng ép; bạn nên thở một cách tự nhiên. Thở vào rồi thở ra, vào rồi ra. Ta trở nên thư giãn với từng hơi thở.

Những ý tưởng

Bất kỳ ý tưởng gì xuất hiện, bạn nên tự nhủ, “Đây có thể là một vấn đề quan trọng trong cuộc sống của ta, nhưng bây giờ không phải là lúc ta nghĩ đến chuyện đó. Bây giờ ta đang thực hành thiền định”. Như vậy là ta rất thành thật, rất trung thực với chính mình, trong từng buổi ngồi thiền.

Bất kỳ ai cũng có đôi lúc rơi vào trạng thái đắm chìm trong suy tư. Bạn có thể suy nghĩ như thế này,“Mình không tin là mình lại dính dáng sâu xa đến một chuyện như vậy”, nhưng  hãy cố gắng đừng làm cho chuyện đó trở thành riêng tư quá. Hãy cố gắng vô tư chừng nào tốt chừng đó. Tâm chúng ta thường buông lung và chúng ta phải nhận ra điều đó. Chúng ta không thể tự thúc ép mình được. Nếu chúng  ta cố gắng  giữ cho tâm hoàn  toàn  không vọng tưởng và không suy nghĩ lan man gì hết thì tâm sẽ hết buông lung.

Cho nên, nếu chúng ta đặt tên sự việc, chúng ta sẽ thấy sự lan man của chúng ta. Chúng ta để ý rằng tâm chúng ta đã đắm chìm trong suy tư, chúng ta đặt tên cho nó là“suy nghĩ” – một cách thoải mái và không phán xét – và chúng ta trở lại với hơi thở. Khi chúng ta có một ý nghĩ – cho dù là một ý nghĩ điên rồ hay kỳ quặc đến đâu – chúng ta hãy để nó qua đi và chúng ta trở lại với hơi thở, trở lại với hiện trạng.

Mỗi một buổi ngồi thiền là một hành trình khám phá để hiểu sự thật cơ bản chúng ta là ai. Ngay từ lúc ban đầu bài học thiền định quan trọng nhất là thấy được tốc độ của tâm chúng  ta. Nhưng truyền thống  thiền định nói rằng tâm không nhất thiết phải như thế này; chỉ là bởi vì nó chưa được điều chỉnh.

Những gì chúng ta đang nói đến rất là thực tế. Thiền Chỉ đơn giản và hoàn toàn có thể thực hiện được. Và bởi vì chúng ta đang làm việc với cái tâm vốn trải nghiệm cuộc sống một cách trực tiếp, tuy chỉ ngồi thôi và không làm gì cả, chúng ta đang làm rất nhiều việc. 

Chú thích:

1. Hai pháp thiền căn bản của Phật giáo là: Chỉ (Samatha) và Quán (Vipassana). Thiền Chỉ cũng được gọi là Thiền Chánh niệm hoặc Thiền nói chung. Chỉ là phần căn bản để đi vào Quán. (Ghi chú của người dịch).

Sakyong Mipham Rinpoche là người lưu giữ truyền thừa Phật giáo và Shambala  của Chogyam Trungpa  Rinpoche.  Ông đã thụ giáo với nhiều bậc đại sư của thế kỷ XX, bao gồm cả Dilgo Khyentse Rinpoche, Penor Rinpoche và thân  phụ  của ông  là Trungpa Rinpoche. Năm 1995 ông được thừa  nhận là hóa thân của Đại sư Mipham Rinpoche của thế kỷ XIX.

Bài báo này,“How to do Mindfulness Meditation”, lần đầu tiên được in trong số tháng 1/2000 của tờ Shambala Sun, và được trích lại trong tuyển tập những bài giáo lý về Thiền học hay nhất nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 30 của tờ tạp chí trong số tháng 1/2010.

Tin bài có liên quan

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Chánh Niệm

Về Chánh Niệm

Vấn Đáp Về Thiền Vipassanā

Vấn Đáp về Thiền Vipassanā

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 2

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 2

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 1

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 1

Tuyển Tập Các Câu Hỏi – Đáp Cùng Thiền Sư U. Ottamasara Sayadaw

Tuyển tập các câu hỏi – đáp cùng thiền sư U. Ottamasara Sayadaw

Load More

Discussion about this post

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 14)

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hòan...

Người Giải Thoát Như Bánh Xe Quay Tròn Đều, Thông Suốt

Người giải thoát như bánh xe quay tròn đều, thông suốt

Người giải thoát giống như một bánh xe quay tròn đều, không bị mắc kẹt, vướng bận, thanh thoát, thông...

Đừng Bỏ Người Thương

Đừng bỏ người thương

Dửng dưng là một thái độ chúng ta cần phải buông bỏ. Ghét bỏ cũng là thái độ chúng ta...

Quan Âm (Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia)

Quan Âm (Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia)

Tượng Quan Thế Âm tại chùa Linh Ứng, Sơn Trà, Đà Nẵng, đây là bức tượng Quan Âm cao nhất...

Mục Tiêu Của Đạo Phật Là Gì?

Mục tiêu của đạo Phật là gì?

MỤC TIÊU CỦA ĐẠO PHẬT LÀ GÌ?THÍCH NỮ HẰNG NHƯ   Ni sư Thích Nữ Hằng Như Mục tiêu cao...

Giảng Nhập Trung Luận (Tuệ Sỹ, 2017)

Giảng Nhập Trung Luận (Tuệ Sỹ, 2017)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Mười hai bộ kinh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN (Phần cuối)

MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN (Trích từ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Phẩm Tỳ Lô...

Chuyển Đổi Chế Độ Ăn Uống Từ Thịt Cá Sang Rau Đậu – Tâm Diệu

Chuyển đổi chế độ ăn uống từ thịt cá sang rau đậu Tâm Diệu Từ nhiều chục năm qua, hàng...

Nakulapita Sutta – Kinh Về Tuổi Già Và Sự Sáng Suốt

NAKULAPITA SUTTAKinh về Tuổi già và sự Sáng suốtHoang Phong Nakulapita là một người chủ gia đình sinh sống trong...

Mẹ Hiền – Thanh Thúy Hải Ngoại

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Hương Tích Phật Học Luận Tập Tập 1 (Pdf)

Hương Tích Phật Học Luận Tập Tập 1 (PDF)

HƯƠNG TÍCHPHẬT HỌC LUẬN TẬPTập 1Kính Mừng Phật Đản PL.2561Chủ Trương: TUỆ SỸ Thực Hiện:Thư quán Hương Tích và, Nguyễn...

Thích Trí Quang Và Mục Tiêu Chính Trị Phật Giáo Tại Nam Việt Nam

Thích Trí Quang Và Mục Tiêu Chính Trị Phật Giáo Tại Nam Việt Nam

Bản Ghi Nhớ Tình Báo:THÍCH TRÍ QUANG và Mục Tiêu Chính Trị Phật Giáo tại Nam Việt NamVĂN PHÒNG GIÁM...

Kiến Tánh Thành Phật

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Buổi Thuyết Trình “Hơi Thở Nhiệm Màu”

Buổi Thuyết Trình “Hơi Thở Nhiệm Màu”

THIỀN: NHIỀU CÁCH NHÌN VÀ CŨNG NHIỀU CÁCH DÙNGMinh Thạnh Một bạn đọc, trong lời thư phản hồi, có đề...

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 14)

Người giải thoát như bánh xe quay tròn đều, thông suốt

Đừng bỏ người thương

Quan Âm (Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia)

Mục tiêu của đạo Phật là gì?

Giảng Nhập Trung Luận (Tuệ Sỹ, 2017)

Mười hai bộ kinh

MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN (Phần cuối)

Chuyển Đổi Chế Độ Ăn Uống Từ Thịt Cá Sang Rau Đậu – Tâm Diệu

Nakulapita Sutta – Kinh Về Tuổi Già Và Sự Sáng Suốt

Mẹ Hiền – Thanh Thúy Hải Ngoại

Hương Tích Phật Học Luận Tập Tập 1 (PDF)

Thích Trí Quang Và Mục Tiêu Chính Trị Phật Giáo Tại Nam Việt Nam

Kiến Tánh Thành Phật

Buổi Thuyết Trình “Hơi Thở Nhiệm Màu”

Tin mới nhận

Gặp Phật ở đâu?

Đức Phật – Nhà trị liệu tâm lý vượt thời gian

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 5)

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

Giản dị trong nếp sống

Lời Phật nói không tin, vậy lời ai đáng tin?

Bốn pháp giải thoát

Chùa Bình A Tổ Chức Lễ Đặt Đá Trùng Tu Chánh Điện Và Kiến Tạo Đại Tượng A Di Đà Phật

Nhân quả hiện tại

Đức Phật có phủ nhận việc cầu nguyện?

Niềm tin trong cuộc sống

Lời Phật dạy dành cho những người hay phiền muộn

Lòng tôn kính Phật vô biên

Nghe kinh thấy Phật đản sinh ở lòng

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Ni Xá Tu Viện Long Hưng Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Phật tại tâm là gì?

Đức Phật dùng sen độ người

10 cách gieo trồng phước đức theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy về ngày tốt

Phật dạy tâm bi tình yêu thương chân thật

Tin mới nhận

Thiền trong Đạo Phật Tập 3 song ngữ Việt Anh

Những Lợi Ích Diệt Trừ Tham Ái

Vài Suy Nghĩ Về Con Đường Hoằng Pháp Của Tăng Già Việt Nam Tại Mỹ – Thích Thông Hải

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 77)

Thầy ơi! Con đã về

Sống tự do bất cứ nơi nào ở đâu

Dear My love

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo Số 376

‘Tạp chí Phật Học Từ Quang

Thầy Chính Trung xuất khẩu văn hóa Phật Giáo Việt Nam ngay tại Việt Nam

Con Ma Dễ Thương Hùynh Trung Chánh

Vượt qua mọi sự đau khổ (song ngữ)

Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ)

Tìm Hiểu Về Giòng Tộc Thích Ca

Muôn vật trên đời đều do duyên sinh nên không có thật

Các cấp độ nhận thức

Phật Giáo Đối Với Nhân Sinh Vũ Trụ – Lê Sỹ Minh Tùng

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Tạp Chí Rolling Stone

Bụt có một người yêu: “Người yêu cô đơn”

Thiền Sư Daisetsu Teitaro Suzuki, Người Đưa Thiền Vào Mỹ

Tin mới nhận

Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Kinh Đầu Tiên Của Đức Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 25)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Kinh Bách Dụ: Bị bọn cướp đoạt áo lông

Ta Không Tranh Luận Với Đời – Kinh Bông Hoa (Puppha Sutta, Sn 22.94)

Khổ Đau Phát Sinh Và Vận Hành Như Thế Nào? Kinh Acela-sutta

Kinh Bách Dụ: Nấu nước đường

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 80)

Tính Khế Lý Và Khế Cơ Trong Kinh Kim Cang

Chuyện ba con chim (Tiền thân Tesakuna)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Thiện pháp chân chánh ( P.2 )

So sánh nhân duyên công đức của sự bố thí

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 242)

Sự Tiếp Nối Của Nghiệp, Kinh Tăng Chi Bộ (Song ngữ)

Kinh Người Áo Trắng (Ưu Bà Tắc Kinh, Kinh Số 128 Của Bộ Trung A Hàm)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 290)

Phật Thuyết Đương Lai Biến Kinh Giảng Ký

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 285)

Tin mới nhận

Ngài Thân Loan Và Chân Tông Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 22)

Khai Thị

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật – Ht. Thích Trí Tịnh Việt Dịch

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

25 Đại Nguyện Của Đức Phật Bất Động Tôn Giáo Chủ Cõi Diệu Hỷ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 364)

Các Cách Niệm Phật

Oai Đức Câu Niệm Phật

Sự Mầu Nhiệm Và Nét Đẹp Của Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 256)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 41)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 27)

Tịnh Độ Tông Với Xã Hội Ngày Nay

Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Giáo Lý Tịnh Độ Qua Lăng Kính Duy Thức Học

Buông Bỏ Chấp Trước Mới Thoát Khỏi Luân Hồi

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 6)

Phá giới, phá chấp và phá kiến

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese