PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phương Pháp Giáo Dục Qua Tam Vô Lậu Học

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC QUA TAM VÔ LẬU HỌC
Thích Trung Định

Tam-Vo-Lau-HocTrong rất nhiều phương pháp giáo dục của Phật giáo, giáo dục giới, định, tuệ được xem là phương pháp giáo dục hữu hiệu, đúng đắn và trọn vẹn nhất. Đối với cuộc đời thì ba pháp học này sẽ kiện toàn về tư cách đạo đức, kiến thức và kinh nghiệm; còn đối với người xuất gia thì đó là đạo lộ thanh tịnh giải thoát trọn vẹn được bắt đầu từ sự chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, bước tiếp là sự phòng hộ các căn môn, tiết chế phòng hộ các dục và các bất thiện pháp, đoạn trừ ngũ triền cái, chứng đắc các cấp độ thiền và thành tựu tuệ giác.

Đức Phật được xem là nhà giáo dục vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Tất cả lời dạy của ngài điều hàm chứa nội dung giáo dục con người theo nhiều cấp độ. Giáo lý của Đức Phật có công năng chuyển mê khai ngộ, đánh thức tiềm năng giác ngộ trong tâm thức, và mở ra kho tàng trí tuệ giải thoát.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một lộ trình giáo dục được mô phỏng theo kết cấu của tam vô lậu học như được đề cập trong nhiều bài kinh thuộc kinh tạng Pāli, đó là: ‘Giáo dục dần dần’, ‘Giáo dục toàn diện’ và ‘Giáo dục đưa đến đoạn tận khổ đau’.

1. Đào tạo dần dần

Phương pháp tiếp cận giáo dục của Đức Thế Tôn có thể được phân loại thành hai loại: đốn ngộ (magga ekayano) và tiệm tu (anupubbikatha). Phương pháp đốn ngộ chỉ có thể áp dụng trong việc thực hành Thiền định, trong đó bao gồm các thiền ngữ và thực hiện các bước thiết thực để thực hành, áp dụng chúng thông qua những kinh nghiệm để thể nhập và đạt được các cấp độ trong thiền định. Phương pháp tiệm tu tức nói đến việc tiếp cận qua phương pháp đào tạo dần dần, dẫn đến sự tiến bộ trong đời sống tâm linh, bằng cách thiết lập niềm tin dần dần, giác ngộ dần về Phật đạo. Sự giác ngộ này tùy thuộc vào khả năng trí tuệ của từng cá nhân mà dẫn đến các mực độ thành tựu tâm linh khác nhau.[1] Giáo dục theo phương pháp đốn tu (ekayano magga) chỉ có thể áp dụng cho những đối tượng có căn cơ trình độ cao, như thiền ngữ thường hay nói: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.’[2] Đó là phương pháp dĩ tâm truyền tâm, rất khó và ít người có thể lảnh hội được.

Đào tạo dần dần được thấy rõ trong kết cấu của tam vô lậu học giới, định và tuệ. Giới là bước đầu tiên, định là cấp độ kế tiếp và cuối cùng là tuệ. Trung Bộ kinh 70, kinh Kītāgiri Đức Phật chỉ ra rằng: “Trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ.”[3] “Ví như, này Pahārāda, biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm. Cũng vậy, này Pahārāda, trong Pháp và Luật này, các học pháp là tuần tự, các quả dị thục là tuần tự, các con đường là tuần tự, không có sự thể nhập chánh trí thình lình.”[4] Từ quan điểm này, Đức Phật đã đề xuất các giải pháp mà bất cứ ai muốn đi tìm chân lý sự thật trước tiên nên quán sát toàn diện rằng nó có xứng đáng là con đường thánh thiện để mình gia nhập. Nếu sau khi quán sát toàn diện, vị ấy thấy rằng đó là bậc thầy xứng đáng cung kính, tôn trọng, xứng đáng hầu cận cúng dường, từ đó vị ấy bắt đầu thực hành theo một số bước xem xét như sau: ( 1) xem xét kiểm tra, (2) có niềm tin, (3) đi đến gần, (4) tiếp cận tỏ sự kính lễ, (5) vị ấy lóng tai, (6) vị ấy nghe pháp, (7) vị ấy thọ trì pháp, (8) vị ấy suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì, ( 9) các pháp được chấp thuận, (10) ước muốn sanh khởi, (11) vị ấy nỗ lực, (12) vị ấy cân nhắc, (13) vị ấy tinh cần  phấn đấu chứng được sự thật tối thượng. Theo Đức Phật, mười ba bước như vậy là hoàn toàn cần thiết cho việc thực hiện sứ mệnh đi tìm chân lý sự thật và mỗi bước có một nhiệm vụ nhất định trong việc đạt đến mục đích khác.[5] Như vây, rõ ràng giáo lý của Đức Phật trình bày trong một hình thức tiếp cận dần từ thấp đến cao.

Đối với người xuất gia, Đức Phật cũng đưa ra phương pháp giáo dục dần dần theo tình tự từ Thánh giới uẩn (adhi-sīla), Thánh định uẩn (adhi-citta), và Thánh Tuệ uẩn (adhi-panññā). Tam vô lậu học là con đường tuần tự tăng dần từ nông đến sâu, thấp đến cao. Một trong những công cụ giảng dạy phổ biến nhất của Đức Phật sử dụng để đáp ứng cho các hội chúng với môi trường thuận lợi nhất cho sự thức tỉnh là phương thức đào tạo dần dần, hoặc kỹ thuật tiến bộ, ‘ngôn ngữ tăng dần’ (anupubbī, katha). Phương pháp giảng dạy này dẫn đến sự thành tựu về định niệm và pháp nhãn (con mắt pháp).[6] Ba phần chính của lời dạy về giới, định và tuệ của Đức Phật: xuất hiện từ trong những bài kinh sớm của Phật giáo Nguyên thủy và những bài kinh của thuộc king tạng Bát nhã muộn hơn về sau. Phương pháp đào tạo dần dần là một sự mở rộng gồm ba phần, chúng mở rộng bằng cách cung cấp thực hành chi tiết dẫn đến các kỹ năng cần thiết để hoàn thiện trọn vẹn.[7]

Đoạn trích dẫn sau đây từ kinh Kinh Ganaka Moggallāna cho chúng ta thấy quá trình đào tạo dần dần diễn ra trong Tam vô lậu học giới, định, tuệ. Bà la môn hỏi Đức Phật có thể trình bày chăng, thưa Tôn giả Gotama, trong Pháp và Luật này, cũng có một tuần tự học tập, một tuần tự công trình, một tuần tự đạo lộ, Đức Phật trả lời:

“Có thể trình bày, này Bà-la-môn, trong Pháp và Luật này, có một tuần tự học tập, có một tuần tự công trình, có một tuần tự đạo lộ. … trước tiên Như Lai huấn luyện người ấy như sau: ‘Hãy đến Tỷ-kheo, hãy giữ giới hạnh, hãy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và học tập các học giới”. Sau khi hoàn thiện về giới ‘Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: ‘Hãy đến Tỷ-kheo, hãy hộ trì các căn, Này Bà-la-môn, sau khi Tỷ-kheo hộ trì các căn rồi, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: “Hãy đến Tỷ-kheo, hãy tiết độ trong ăn uống, chơn chánh giác sát thọ dụng món ăn, ..Này Bà-la-môn, sau khi Tỷ-kheo tiết độ trong ăn uống rồi, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: ‘Hãy đến Tỷ-kheo, hãy chú tâm cảnh giác! …Này, Bà-la-môn, sau khi vị Tỷ-kheo chú tâm tỉnh giác, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm rằng: “Hãy đến Tỷ-kheo, hãy lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như rừng, để bắt đầu thực tập thiền định an trú chánh niệm trước mặt. Tiếp tục vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, ..Từ bỏ hôn trầm thụy miên, từ bỏ trạo cử hối tiếc, từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với các thiện pháp.

Khi đoạn trừ năm triền cái ấy, những pháp làm ô nhiễm tâm, làm trí tuệ yếu ớt, vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, Thiền thứ hai, và Thiền thứ ba. Này Bà-la-môn, đối với những Tỷ-kheo nào là bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu sự vô thượng an tịnh các triền ách, đó là sự giảng dạy của Ta như vậy đối với những vị ấy. Còn đối với những vị Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát, những pháp ấy đưa đến sự hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác.”[8]

Như vậy giới định tuệ được bản kinh giới thiệu tuần tự tăng dần theo cấp độ tu tập từ sơ cơ đến hoàn thiện trọn vẹn đạo quả giải thoát. Theo đó, giới là nền tảng đầu tiên trong chương trình đào tạo, định và tuệ là bước tiếp theo và cuối cùng tuệ là để hoàn tất đạo lộ đó. Tiến trình này được thực hiện một cách khoa học và sư phạm. Đó là phương pháp đào tạo cơ bản, phổ thông để áp dụng đồng bộ trong tất cả các trường phái Phật giáo, cũng như áp dụng trong tất cả mọi nền giáo dục. Đào tạo dần dần làm cho người học dễ dàng nắm bắt tiếp thu có hiệu quả tùy theo độ tuổi, trình độ kiến thức cũng như khả năng. Nhờ sự giải thích rõ ràng, ngắn gọn và thấu đáo về việc đào tạo dần dần mà Đức Phật đã giảng dạy cho chư vị đệ tử và cho bất kỳ ai cũng có thể nắm bắt và thực hành để đạt được kết quả theo sự thực hành đó.

Việc đức Phật chú trọng vào phương pháp đào tạo dần dần có thể được hiểu từ thực tế rằng những tập khí, lậu hoặc huân tập trong con người làm phát sinh đau khổ trong một thời gian quá dài, thành ra muốn đoạn trừ chúng thì cũng phải đoạn trừ dần dần từng bước theo đúng phương pháp và phải mất một thời gian dài nổ lực mới hoàn thiện trọn vẹn.[9] Tất cả những điều này cho chúng ta thấy rằng đào tạo dần dần như là một nguồn đáng tin cậy để hỗ trợ trong việc tìm hiểu chính xác những gì Đức Phật đã dạy.[10]

Đức Phật đã nhiều lần chỉ rõ sự giác ngộ không thể diễn ra ngay lập tức, đột ngột khi chưa được thực hành, tâm chưa thực sự sẵn sàng mà nó phải được nuôi dưỡng, nỗ lực phấn đấu thực hành trong thời gian dài qua nhiều giai đoạn. Vô số sinh viên trong nhiều thế kỷ đã đầu tư thời gian và năng lượng của họ cho câu hỏi, ‘Có phải giác ngộ ‘bất ngờ’ hay là ‘dần dần’?” Những điều này và những đoạn khác của kinh tạng như đã trình bày ở trên cho chúng ta thấy rõ ràng về quan điểm của Đức Phật rằng: ‘Cái tâm phát triển dần dần, cho đến khi nó chín muồi là cả một quá trình trước khi tâm tỏ ngộ bừng sáng đạt đến giác ngộ hoàn toàn.’[11]

2. Giáo dục toàn diện

Ở đây, chúng ta hãy bắt đầu với khái niệm toàn diện. Toàn diện nghĩa là không khiếm khuyết, không chênh lệch, mà là sự kiện toàn, đầy đủ, trọn vẹn và cân bằng. Như vậy giáo dục toàn diện là con đường giáo dục phải đáp ứng trọn vẹn những yêu cầu trên.

Chủ trương của hầu hết các hệ thống giáo dục đương thời là đào tạo con người trên ba phương diện: trí dục, đức dục và thể dục nhằm tạo ra một mẫu người toàn diện theo cách nhìn thông thường của thế gian. Và ở một mức độ nào đó ta thấy rằng nếu có một người viên mãn cả ba phương diện này là đã kiện toàn một mẫu người để có thể đáp ứng được các nhu cầu cấp thiết cho cuộc đời. Tuy nhiên, vấn đề sanh, lão, bệnh, tử, phiền não, khổ đau vẫn chưa giải quyết được và hãy còn đó. Một nền giáo dục mà chưa giải quyết được nỗi khổ đau cho nhân loại, chưa mang lại hạnh phúc thiết thực và dài lâu cho chúng sanh thì chưa phải là một nền giáo dục toàn diện.

Theo H.T Thích Chơn Thiện, “một nền giáo dục chỉ dạy những kiến thức chuyên môn để một chiều đáp ứng các mục tiêu xã hội thì không phải là giáo dục toàn diện. Một nền giáo dục chỉ cung cấp kiến thức, rèn luyện sức khoẻ và một số vấn đề luân lý, đạo đức, đầy ước lệ cũng không phải là toàn diện. Một nền giáo dục trao truyền kiến thức, thể dục, đức dục, mỹ dục, sinh lý và lao động cũng chưa nói lên được ý nghĩa toàn diện. Vấn đề đường hướng giáo dục này trở nên toàn diện hay không là do đó có cái nhìn nhất quán và toàn diện về con người hay không. Đặt vấn đề như thế là đặt vấn đề về mẫu người giáo dục. Con người là gì cần được xác định trước khi quyết định nội dung phải dạy con người những gì và dạy như thế nào. Các đường hướng giáo dục tiên tiến vẫn thường bất ổn trong việc xây dựng mẫu người này. Phật giáo đặc biệt nổi bật ở trí tuệ, nhìn thấy con người và sự vật như thật, nên hy vọng sẽ đề bạt được một mẫu người khả dĩ lý tưởng.[12]

Giới định tuệ là một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh về đạo đức, tâm và tuệ. Ở phần đào tạo dần dần trong tam vô lậu học, nó sẽ tạo nên sự kết nối, bổ sung để đưa đến sự hoàn thiện trọn vẹn. Trong đó, điểm mấu chốt của phương pháp giáo dục này vẫn nằm ở tuệ học. ‘Trí tuệ như thế là tối thượng của toàn bộ hệ thống giáo dục Phật Giáo, và tất cả những bước căn bản trong hệ thống giáo dục Phật Giáo nên ăn khớp với đức tính tối thượng này. Đó là với bước căn bản này thì giáo dục đạt được sự hoàn thiện.’[13]

Trọng điểm của giáo dục là chỉ rõ lòng tham ái, chấp thủ, là gốc của khổ đau mà không phải là thế giới vật lý thường xuyên trôi chảy, và đồng thời chỉ rõ gốc của an lạc, hạnh phúc thực sự là trí tuệ hay trí tuệ giải thoát. Từ đây, nhà giáo dục Phật giáo cần xác định một số nội dung của giáo dục: Trí tuệ (wisdom) chứ không phải là kiến thức (knowledge). Kiến thức chỉ là sản phẩm của tư duy ngã tính, một phần tố của con người, mà không phải là con người toàn diện. Nó không nói lên thực tại vô ngã và hạnh phúc chân thật vô ngã. Chỉ có khi trí tuệ (chánh kiến và chánh tư duy) có mặt thì con người toàn diện mới có mặt. Giáo dục toàn diện là giáo dục vừa cung cấp kiến thức vừa tạo điều kiện cho trí tuệ ấy sinh khởi. Đó là con đường giáo dục giới, định, tuệ.

Trong kinh Tiểu Kinh Phương Quảng (Cùlavedalla sutta), Trung Bộ 44, cho chúng ta thấy sự bao hàm rộng lớn của Tam vô lậu học qua cuộc đối thoại giữa đức Phật và hiền giả Visakha như sau:

“Thưa Ni sư, ba uẩn được Thánh đạo Tám ngành thâu nhiếp hay Thánh đạo Tám ngành được ba uẩn thâu nhiếp?  Hiền giả Visakha, ba uẩn không bị Thánh đạo Tám ngành thâu nhiếp; Hiền giả Visakha, Thánh đạo Tám ngành bị ba uẩn thâu nhiếp. Hiền giả Visakha, chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng, những pháp này được thâu nhiếp trong giới uẩn. Chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định, những pháp này được thâu nhiếp trong định uẩn. Chánh tri kiến và chánh tư duy, những pháp này được thâu nhiếp trong tuệ uẩn.”[14]

Thánh đạo Tám nghành được xem là Đạo đế trong Tứ diệu đế, là con đường Trung đạo xa rời hai cực đoan, là đạo lộ duy nhất đưa đến đoạn tận khổ đau, chứng nhập Niết bàn giải thoát. Vậy mà Thánh đạo Tám ngành bị ba uẩn (giới – định – tuệ) thâu nhiếp như lời Thế Tôn vừa trình bày đủ để thấy sự trọn vẹn, viên dung và rộng lớn của Tam vô lậu học.

Ở đây, vì Bát chánh đạo bị ba uẩn thâu nhiếp trong nó, do đó, vì tính đặc trưng, ​​nó được bao gồm trong ba uẩn như một thành phố của một vương quốc.Vì vậy, tại sao nói rằng Bát chánh đạo gồm trong ba uẩn, nhưng không phải ngược lại? Gethin giải thích: Ba uẩn giới, định, tuệ là một mô hình toàn diện của các giai đoạn trong con đường tâm linh. Về mặt nội dung nó bao gồm các giai đoạn đầy đủ, và toàn diện. Trong khi phản ánh bản chất chung của các giai đoạn thực tế của con đường, nó còn đại diện cho một cái gì đó trong một phần của kế hoạch lý tưởng. Trong khi đó, các chi phần của Bát Thánh đạo (maggo ariyo aṭṭhaṅgiko) đều mang một nội dung, ý nghĩa riêng biệt. Nên nó không thể ôm trọn bao quát nội dung đầy đủ của ba uẩn giới, định, tuệ. Tám chi phần của Bát chánh đạo mang tám nội dung riêng biệt, và nó chỉ có thể hổ tương cho nhau để hoàn thiện nhau trong khi ứng dụng thực hành. Đây là tám chi phần đại diện cho một tập thể của thánh đạo tám ngành (nên nhớ là Bát chánh đạo là thánh đạo tám nghành chứ không phải, thánh đạo có tám con đường), được phân chia thành ba uẩn (giới, định, tuệ), vì vậy mà Bát thánh đạo (ariyo aṭṭhaṅgiko maggo) có thể được xem như là chưng cất thiết yếu của các uẩn (giới, định, tuệ). Nói cách khác, sự phát triển của giới, định, tuệ trong tất cả các khía cạnh khác nhau đạt đến sự toàn bích trong chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tin tấn, chánh niệm, và chánh định. Giới, định, tuệ là ba khía cạnh thiết yếu của thực hành tâm linh trong sự cân bằng hoàn hảo. Chỉ bằng cách này việc xử lý của Bát thánh đạo (ariyo aṭṭhaṅgiko maggo) trong Tiểu kinh Phương quảng (Cùlavedalla sutta) trở nên dễ hiểu.[15]

Lại nữa, như chúng ta biết, thành tựu Tam minh của Phật là do viên mãn về giới, định, tuệ. Thiên nhãn, túc mạng, lậu tận. Thiên nhãn thuộc tuệ, túc mạng thuộc định, lậu tận thuộc giới. Đức Phật là hiện thân của tất cả các đức tính tuyệt vời. Trong Ngài là hiện thân của đạo đức cao nhất (sīla), thiền định sâu nhất (samādhi) và trí tuệ sáng suốt nhất (paññā) – chất lượng vượt trội và chưa từng có trong lịch sử loài người.[16] Như vậy, giáo dục giới định tuệ là con đường giáo dục toàn diện nhất, không có con đường giáo dục nào khác toàn diện hơn con đường này.

3. Giáo dục đưa đến đoạn tận khổ đau

Rất nhiều bản kinh trong tạng Pāli đức Phật nói đến nguyên nhân của khổ đau là do không liễu tri về giáo lý tứ đế, chính vì không thâm hiểu về thập nhị nhân duyên mà chúng sinh hiện tại rối ren như tổ kén, không thể nào ra khỏi, ác thú đọa xư, sanh tử. Như giải thích ở phần trước, tuệ là sự thấu biết như thật về khổ, vô thường, vô ngã. Một nơi khác định nghĩa tuệ là hiểu rõ về Tứ đế, Thập nhị nhân duyên…nên tuệ là yếu tố duy nhất chặt đứt phiền não lậu hoặc, chấm dứt khổ đau.

Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ 16, khẳng định: do không liễu tri, không thâm nhập về giới, định và tuệ mà chúng sinh phải trôi lăn vào ra trong vòng luân hồi lục đạo chịu nhiều đau khổ. “Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt bốn Pháp mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Giới mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Định mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Tuệ mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.”[17]

Và bản kinh cũng khẳng định, khi thánh giới, thánh định và thánh tuệ được giác ngộ khi đó sự khổ đau sanh tử luân hồi mới được đoạn tận. “Này các Tỷ-kheo, khi Thánh Giới được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Định được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Tuệ được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Giải thoát được giác ngộ, được chứng đạt, thời tham ái một đời sống tương lai được trừ diệt, những gì đưa đến một đời sống mới được dứt sạch, nay không còn một đời sống nào nữa.”[18]

Nhờ có giới chế ngự được các nguyên nhân gây nên tham ái, nhờ có định và tuệ cắt đứt tận cùng gốc rễ của vô minh và tham ái nên đoạn tận được khổ đau. Như vậy Tam vô lậu học là phương tiện duy nhất đưa đến chấm dứt khổ đau sanh tử luân hồi: ‘Bởi vì, khi vị Tỷ kheo dấn mình vào việc vượt qua sa mạc sinh tử bằng phương tiện ba môn học…như người muốn qua sông dùng bè, vượt biển dùng tàu vậy.’

Như vậy, Tam vô lậu học là một chương trình giáo dục, một hệ thống tu học hoàn chỉnh cho hàng đệ tử Phật. Đây là một hệ thống giáo lý tốt ở điểm khởi đầu, ở chặng giữa và đoạn cuối. Ba phương pháp giáo dục như nêu ở trên cho thấy sự trọn vẹn của một con đường. Chúng như một hạt mưa hàm chứa trong đó tất cả sông ngòi và biển lớn. Không có nó thì mặt đất sẽ trở thành hoang mạc. Nếu thiếu giới, định, tuệ thì nhân loại hoang tàn trong đau khổ, tranh chấp và triền miên trong sinh tử.

Thành ra giới định tuệ là mảnh đất kim cương để hành giả tự đào luyện thân tâm và nuôi lớn lý tưởng phụng sự cuộc đời. Ngang qua thực hành, hành giả có đầy đủ các tố chất để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc cống hiến và phụng sự nhân sinh. Mảnh đất kim cương này đòi hỏi chúng ta phải khéo léo sử dụng sao cho phù hợp nhằm phát huy hết các tính năng, mang lại hiệu quả cao trong lộ trình tìm cầu chân lý giải thoát.

Tài liệu tham khảo

[1] Dr. Ch. Venkata Siva Sai, Buddhist education Theory and practice, Prashant Publishing House, Delhi, 2014, p. 3.

[1]Ibid, p. 39-40.

[2] For Translation see D.T. Suzuki, Esays in Zen Buddhis, Rider and Company Ltd, London, 1949, vol.1, p. 176.

[3]Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikhu Bodhi, (trans.), Majjhima nikāya,The Middle Length Discourses of the Buddha, Wisdom Publication, Bostion, 2009 (4th ed), p. 583-84.

[4] E. M. Hare, The Book of the Gradual Sayings, Vol. IV, Motilal Banarsidass,Delhi, 2006, p.138.

[5]Ibid, pp. 363-365.

[6]Sīla Samādhi Paññā Moral virtue, concentration, wisdom [The three trainings in early Buddhism], An introduction by Piya Tan 2007, p. 99. http://dharmafarer.org/wordpress/wp-content/uploads/2009/12/21.6-Sila-samadhi-panna.pdf. 11.06.2016.

[7] Right Concentration: A Practical Guide to the Jhanas, http://rc.leighb.com/more/The_Gradual_Training.htm, 19.05.2016.

[8] Trung Bộ kinh, kinh, 107. Kinh Ganaka Moggallàna (Ganakamoggallàna sutta), Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikhu Bodhi, (trans.), Majjhima nikāya, The Middle Length Discourses of the Buddha, Wisdom publication,Boston, 2009 (4th ed), pp. 874-876.

[9]From Wikipedia, the free encyclopedia, https://en.wikipedia.org/wiki/Gradual_training, 18.05.2016.

[10] Polak (2011) p. 36 says “This scheme is a very important description of the Buddhist path to liberation, and probably a very ancient one.”

[11] Dhamma 2005, A Gradual Training, http://www.accesstoinsight.org/ptf/dhamma/19.05.2016.

[12] Thich Chon Thien, Phat hoc Khai luan, NXB Ton Giao, p. 97.

[13] Bhikkhu Bodhi, Aims of Buddhist Education, The Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka, 1998, p.2.

[14] Trung Bộ Kinh, Tập 1, Tiểu Kinh Phương Quảng, 44, NXB Tôn Giáo, 2016, p. 369.

[15] R M. L. Gethin, The Buddhist Path to Awakening. [EJ Brill, 1992] Oxford: Oneworld Publications, 2001, p. 212.

[16] Ven. Dr. K. Sri Dhammananda, Great Virtues of the Buddha, p. 1. http://www.dhammatalks.net, 31.05.2016.

[17] Thích Minh Châu (dịch), Trường Bộ Kinh, Kinh Đại Bát Niết Bàn, NXB, Tôn Giáo, 2016, p. 314.

[18] Sđd, tr. 315.
Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 285

 

 

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Nghĩa Và Điều Kiện Xuất Gia

Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Thuyết Pháp

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Load More

Discussion about this post

Đức Hạnh Của Sự Điềm Đạm

Đức hạnh của sự điềm đạm

ĐỨC HẠNH CỦA SỰ ĐIỀM ĐẠM Quang Minh Cuộc sống có muôn hình vạn trạng, và cuộc đời là sự...

Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu

Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 59)

Xin chào các vị đồng tu, chào mọi người!Hôm qua,tôi đã giảng đến câu"Hư vu trá ngụy, công kiết tông...

Ban Điều Hành Tang Lễ Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu

Ban Điều Hành Tang Lễ Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ăn Chay Và Lợi Ích

Ăn chay và lợi ích

Từ “chay” của ta bắt nguồn từ chữ “trai” trong tiếng Hán, có nghĩa là giữ cho lòng dạ thanh...

Sự Dung Hợp Thiền Và Tịnh Độ ở Trung Quốc

SỰ DUNG HỢP THIỀN VÀ TỊNH ĐỘ Ở TRUNG QUỐC Thích Hằng Thanh - Nguyên Hiệp dịch Phật giáo Trung Quốc...

Thay Đổi Cách Nhìn Về Loài Vật – Tâm Linh Chuyển Ngữ

Thay đổi cách nhìn về loài vật Tâm Linh chuyển ngữ Hồng hạc mẹ mớm mồi cho con tại vườn...

Vài Câu Chuyện Ở An Phú Đông

Vài Câu Chuyện Ở An Phú Đông

VÀI CÂU CHUYỆN Ở AN PHÚ ĐÔNG Thị Giới Chiếc phà máy nhỏ đưa chúng tôi qua con sông đục...

Trái Đất Đang Bị Hủy Diệt Vì Con Người Ăn Nhiều Thịt

Trái Đất Đang Bị Hủy Diệt Vì Con Người Ăn Nhiều Thịt

TRÁI ĐẤT ĐANG BỊ HỦY DIỆT VÌ CON NGƯỜI ĂN NHIỀU THỊT Dưới đây là 8 lý do khiến cho...

Lời Nguyện Đêm Thành Đạo – Thích Đồng Hoàng

Lời Nguyện Đêm Thành Đạo – Thích Đồng Hoàng

LỜI NGUYỆN ĐÊM THÀNH ĐẠO Thích Đồng HoàngKính lạy ngài ! Trong màn sương lạnh lẽo của đêm tháng chạp...

Buddha Yoga Của Thượng Tọa Thích Huệ Đăng

Buddha Yoga của Thượng Tọa Thích Huệ Đăng

BUDDHA YOGA của THƯỢNG TỌA THÍCH HUỆ ĐĂNG Phóng sự của Lê Trúc Nếu nói tập yoga chỉ để có...

Ai Làm Mình Khổ?

Ai làm mình khổ?

AI LÀM MÌNH KHỔ?Thích Đạt Ma Phổ Giác Trong kinh Phật dạy, “cái khổ lớn nhất của con người không...

Kinh Bốn Mươi Hai Chương

KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG Hán dịch: Ca-Diếp Ma-Đằng và Trúc-Pháp Lan đời Hậu-Hán đồng dịch. Việt-dịch: Thích-Tâm-Châu   Sau...

Đạo Phật Có Phải Là Một Tôn Giáo?

ĐẠO PHẬT CÓ PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO? Thích Huệ Đăng Yếu tố niềm tin vào thực thể tâm linh (tylor 1871) hay các yếu tố giáo...

Niềm Tin Vào Chánh Pháp: Chiếc Chìa Khoá Vàng Khai Mở Tự Tâm

Niềm tin vào chánh pháp: chiếc chìa khoá vàng khai mở tự tâm

NIỀM TIN VÀO CHÁNH PHÁP: CHIẾC CHÌA KHOÁ VÀNG KHAI MỞ TỰ TÂM Thích Thiền Minh   Sống trên cuộc...

Đức hạnh của sự điềm đạm

Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 59)

Ban Điều Hành Tang Lễ Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu

Ăn chay và lợi ích

Sự Dung Hợp Thiền Và Tịnh Độ ở Trung Quốc

Thay Đổi Cách Nhìn Về Loài Vật – Tâm Linh Chuyển Ngữ

Vài Câu Chuyện Ở An Phú Đông

Trái Đất Đang Bị Hủy Diệt Vì Con Người Ăn Nhiều Thịt

Lời Nguyện Đêm Thành Đạo – Thích Đồng Hoàng

Buddha Yoga của Thượng Tọa Thích Huệ Đăng

Ai làm mình khổ?

Kinh Bốn Mươi Hai Chương

Đạo Phật Có Phải Là Một Tôn Giáo?

Niềm tin vào chánh pháp: chiếc chìa khoá vàng khai mở tự tâm

Tin mới nhận

Lời nguyện đêm thành đạo

Voi điên tấn công Đức Phật và 2 bài học quý báu về cách sống

Bàn về luân hồi và số mệnh

Hiệu dụng của việc niệm Phật

Bồ Tát Quảng Đức: Trái Tim Từ Bi Và Sự Thật Thích Giác Tâm

Duyên và nợ trong Đạo Phật

Lời Phật dạy về tác hại của việc uống rượu

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Tu pháp gì để được an vui lâu dài

Bụt là một con người, không phải là một vị thần linh

The Self-immolation Of Thich Quang Duc – Smsu

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Tam Bảo

Lời Phật dạy về minh và vô minh

Dự án xây dựng sân biện kinh (tranh biện) cho tu viện Sera May

Học theo gương hạnh Đức Phật

Phật dạy người cư sĩ Phật tử

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Đường xưa mây trắng

Nghiệp qua sự ẩn dụ sâu sắc từ lời Phật dạy

Lòng tôn kính Phật vô biên

Tin mới nhận

Định Hướng Phát Triển Hệ Thống Giáo Dục Phật Giáo Trong Thời Đại Mới – Thích Thiện Hạnh

Hỏi đáp về nhiều vấn nạn của thời đại

Trà Đàm Với Đức Đạt Lai Lạt Ma – Đức Đạt Lai Lạt Ma Trả Lời Phỏng Vấn Của Pico Iyer – Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 202)

Những Dữ Kiện Về Hiến Tặng Bộ Phận Cơ Thể

Nhập Trung Quán Luận

Phật Giáo Trong Một Thế Giới Dân Chủ – Prof. Kurt F. Leidecker – Thích Minh Diệu Chuyển Ngữ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 65)

Nối một nhịp cầu

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Các Tổ Chức Phật Giáo Quốc Tế

Phàm Tâm Thánh Tâm (sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Thanh Niên Phật Giáo Thành Công Trên Con Đường Xây Dựng Sự Nghiệp – Đại Sư Tinh Vân – Đạt Ma Khả Triết Dịch

Huyền Trang – Nhà Chiêm Bái Và Học Giả

Vào nhà đạo có nên tính theo đời?

Lê Quý Đôn Với Phật Giáo

Tìm Hiểu Một Bài Thơ Xuân Của Vương Duy

Kính Nhớ Trưởng Lão Ht. Thích Minh Châu: Ngàn Vì Sao Cho Trăng – Thích Pháp Bảo

Kinh Tham Luyến

Ứng dụng theo lời dạy của Phật, xã hội sẽ được những gì

Ca sĩ Sỹ Luân: Sau biến cố, thấm thía giá trị cuộc sống

Tin mới nhận

Luận Thích Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Tư Tưởng Thiền Học Trong Kinh Kim Cang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già

Kinh Bách Dụ: Vợ chồng đánh cuộc để ăn bánh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 163)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 97)

Sự Tồn Tại Của Diệu Pháp – Tương Ưng, Sn-xlvi.25

Nghe Giảng Kinh Của Quý Ht. Huyền Vi, Tâm Thanh Và Thanh Từ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 72)

So sánh nhân duyên công đức của sự bố thí

Tám Điều Giác Ngộ – Ứng Dụng Kinh Bát Đại Nhân Giác Trong Cuộc Sống

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

Kinh Tạng Pali (.Prc)

Kinh Bách Dụ: Vắt sữa lừa

Bất bình đẳng sai khác của chúng sanh là do nghiệp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 142)

Về Bài Kinh Kalama

Kinh Chú Tâm Tỉnh Giác

Tin mới nhận

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 6)

Oai Đức Câu Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 342)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 251)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 35)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 32)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 352)

Tịnh Độ Quyết Nghi Luận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 111)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 21)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 119)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 107)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 1)

Niệm Phật Viên Thông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 32)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 319)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 21)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 36)

Giải Đáp Thắc Mắc

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.