PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phương cách đối phó với bệnh tật

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Đức Phật khuyên chúng ta nhìn bệnh từ một quan điểm rộng rãi hơn; đó là dầu ta có tìm được phương thuốc phù hợp để chữa bệnh, ta cũng cần tìm hiểu nguồn gốc của bệnh. Bệnh xảy ra khi con người phải sinh ra trong vòng luân hồi. Một khi đã được sinh ra, chúng ta sẽ phải có bệnh, trừ khi cái chết đã đến trước rồi. Nguyên nhân gì khiến ta tái sinh trong vòng luân hồi? Chính là tâm bám víu vào tham, sân, si và nghiệp (các hành động ở thân, ở miệng và ở ý). Những thứ này hợp lại để thành nguyên nhân chính: là sự bám víu vào ngã, là vô minh. Vô minh khiến ta không hiểu về bản chất của thực tại. Do đó giải thoát bản thân khỏi sự vô minh này là điều tiên quyết.

Phần đông chúng ta đồng ý, “Đúng, đúng, tôi phải loại bỏ si mê. Nhưng, tôi sẽ làm điều đó sau này. Hiện giờ tôi đang mạnh khỏe. Tôi trẻ trung và cuộc đời đang ở phía trước. Tôi có thể làm rất nhiều thứ. Tôi muốn ở bên cạnh những người tôi quan tâm. Tôi cần trải nghiệm cuộc sống. Tôi muốn có một nghề nghiệp. Tôi muốn du lịch. Tôi muốn có những dục lạc mới. Tôi muốn sáng tạo nghệ thuật, hay thể thao. Tôi muốn làm điều này và điều nọ. Tôi sẽ quan tâm về vòng luân hồi sau này”.

Qua hàng tỷ kiếp, chúng ta đã dùng dằng khi đối mặt với nguyên nhân gây ra đau khổ cho ta. Sự dùng dằng kéo dài và những lời biện hộ đã đưa chúng ta đi đâu? Chúng ta cứ tiếp tục nói như thế từ kiếp này sang kiếp khác. Tại sao chúng ta trì hoãn? Bởi vì tham ái.

Khổ bắt nguồn từ si mê và tham ái. Để loại bỏ chúng, trước tiên chúng ta phải thấy toàn cảnh luân hồi như thế nào một cách rõ ràng. Điều này liên quan đến việc phát triển lòng can đảm to lớn để quán sát nội tâm, để truy tìm nguồn gốc của luân hồi, các giải pháp khác (giải thoát), và con đường đến giải thoát. Chúng ta phải học về và dồn sức lực vào việc nhận thức bản chất tột cùng của thực tại, sự trống vắng của hiện hữu của tất cả mọi người và mọi vật. Chỉ có như thế, thì chúng ta mới có thể loại bỏ si mê là nguồn gốc tạo ra sinh, già, bệnh và chết.

Tôi sẽ nói thêm về những cách quen thuộc để đối phó với bệnh, nhưng vì theo sát giáo lý của Đức Phật, tôi muốn trước hết bàn đến đề tài này trong cái nhìn đúng đắn. Bỏ qua việc giải thích vòng luân hồi để giúp bạn được ích lợi đối với những vấn đề ngay trước mắt sẽ là dối gạt bạn. Tái sinh trong luân hồi mới đích thực là vấn đề và nhận thức được bản chất thực sự của thực tại một cách trực tiếp mới là giải pháp của vấn đề. Tuy nhiên, cho tới khi chúng ta đạt đến điểm đó, cho tới khi chúng ta nhận thức được sự trống vắng của hiện hữu, thì đây là một số cách khác để đối phó với bệnh hoạn:

1. Bấm nút dừng sợ hãi

Hãy quán sát tâm và nhìn xem chúng ta phản ứng như thế nào đối với bệnh. Tôi không biết bạn có giống như thế không, nhưng khi bệnh, tâm tôi rất sợ hãi và thường nghĩ đến “tình trạng tệ hại nhất” để kết luận. Thí dụ, tôi có cảm giác lạ ở ngực thì liền nghĩ rằng tôi sẽ bị đột quỵ. “Nếu tim có vấn đề khi tôi đang ở trong thất của mình thì sẽ như thế nào? Biết có ai tìm ra tôi kịp không? Liệu họ có đưa tôi đến bệnh viện đủ nhanh không? Ở Mỹ, chúng tôi không có chương trình bảo trợ sức khỏe rẻ tiền, nên những tổn phí về sức khỏe sẽ như thế nào?”. Chỉ là một cảm giác khác lạ nhỏ, nhưng tâm tôi đã phóng đại nó, “Liệu bệnh tim này có đe dọa cuộc sống của tôi không!”. Lại một màn khác: bụng của ta hơi khó chịu, ta liền nghĩ, “Đây chắc là ung thư bao tử rồi”. Khi đầu gối ta đau lúc ngồi thiền, ta liền nghĩ, “Tôi phải chuyển tư thế ngay lập tức, nếu không tôi sẽ bị tàn phế cả đời”. Tâm của bạn có trở nên hoang dại và tạo ra những câu chuyện khủng khiếp như thế không?

Lúc bắt đầu, chỉ là một cảm giác khó chịu ở trong thân – một cảm giác vật lý. Tùy thuộc vào việc chúng ta xem cảm giác vật lý đó như thế nào, chúng ta có thể tạo ra rất nhiều khổ tâm. Nếu chúng ta có thể bấm cái nút “Dừng lại” trên tâm sợ hãi và chỉ ý thức về cảm giác vật lý, ta sẽ không tạo ra phiền não cho tâm. Đó chỉ là một cảm giác, không có gì đáng sợ. Chúng ta không phải căng thẳng. Cảm giác chỉ là cảm giác, hãy để nó như thế.

Khi hành thiền, chúng ta trải nghiệm những cảm giác vật lý khác. Nếu ta gán cho một cảm giác là “đau”, thì mọi thứ thực sự bắt đầu đau. Tuy nhiên, nếu ta chỉ nói “cảm giác”, và không tạo ra một cái tưởng mạnh mẽ hay hình dung trong tâm về đầu gối của mình, thì nó chỉ là cảm giác. Hãy quán niệm: Đâu là cảm giác? Đâu là thân?

Hãy thử nghiệm nhiều cách với cái đau nơi thân khi hành thiền, thay vì lặp lại thói quen trở nên căng thẳng và sợ hãi khi đau.

2. Điều gì khiến cảm giác này là “của tôi”?

Có bao giờ bạn tự hỏi điều gì đã khiến bạn căng thẳng, sợ hãi khi bạn trải nghiệm một cảm giác nào đó? Nếu quán sát, ta sẽ thấy đó là vì ta gán cho nó là của tôi, “Tôi đau.  Lưng tôi nhói buốt”. Ngay khi được dán nhãn “của tôi”, thì một cảm giác mạnh mẽ về “cái tôi” phát khởi, và cảm giác đau đó trở thành ghê gớm. Trong lúc hành thiền, chúng ta có thể tự hỏi mình, “Điều gì khiến cảm giác này là của tôi? Cái gì là tôi hay của tôi trong cảm giác này?”. Khi tâm quán chiếu sâu xa về điều này, là cách ta chất vấn ý thức mạnh mẽ về một “cái tôi” bền vững. “Cái tôi” và “Của tôi” có hiện hữu đúng như ta tưởng không? Từ đó ta quán về sự không có mặt của một hiện hữu độc lập hay một chủ thể thường hằng.

3. Hãy nghĩ, “Tốt! Bệnh cũng tốt!”

Một cách khác để đối phó với bệnh là hãy nghĩ, “Tôi bệnh à, tốt thôi!”. Đây là một cực đoan đối nghịch với cách chúng ta thường suy nghĩ phải không? Thuốc chữa của Pháp đối với hầu hết những khó khăn của chúng ta đều chính là sự đối nghịch lại đối với những gì tâm ta thường tự động nghĩ. Đức Phật khuyên ta làm ngược lại với những gì mà bản ngã muốn làm. Trong trường hợp này khi bệnh, ta nên nhủ, “Tốt! Có bệnh tôi cũng vui!”.

Có thể bạn sẽ nghĩ, “Điên à? Làm sao có thể nói, tôi vui khi bị bệnh?”. Hãy nhìn sự việc theo cách này: bệnh của ta là do nghiệp xấu mà ta đã tạo ra trong quá khứ. Giờ thì nghiệp đó đã ra quả dưới hình thức bệnh, nó không còn che mờ tâm trí ta nữa. Có thể nghiệp xấu đó có năng lực khiến ta phải tái sinh đọa vào những nơi ghê gớm (như địa ngục, ngạ quỷ hay súc sanh) một thời gian dài, nhưng thay vào đó giờ nó chỉ trổ quả mà nếu so sánh thì ít khổ hơn nhiều. Nếu ta quán chiếu như thế, thì căn bệnh mà ta hiện đang mang thực sự trở nên khá bình thường. Không có gì phải làm ầm ĩ. Không đến nỗi tệ; nếu so với một kiếp sống đọa đày hàng tỷ kiếp, thì việc này chỉ như cơn gió nhẹ! Thực ra, nếu có thể thanh tịnh hóa những nghiệp xấu đáng kinh của ta dễ dàng như thế, thì ta không màng nếu có phải bệnh nặng hơn chút đỉnh!

Một sư tỷ của tôi lúc đang nhập thất, bị một mụt hạch to nổi lên ở miệng. Rất đau. Khi cô đang đi bách bộ sau một thời khóa thiền, cô gặp sư phụ chúng tôi, ngài Lama Zopa Rinpoche. Ngài hỏi, “Cô khỏe không?”. Cô rên rỉ, “Con bị mụt hạch…”. Rinpoche trả lời, “Tốt! Tuyệt vời! Cô may mắn quá!”. Dĩ nhiên, cô chẳng muốn nghe những lời như thế. Cô cần những lời thương hại. Nhưng Rinpoche lại tiếp, “Tốt quá! Cô đang trả quả cho những nghiệp xấu đến nỗi có thể khiến cô phải đọa đày, chỉ bằng bị một mụt hạch. Cô thật may mắn!”.

Nếu nhìn sự việc theo cách đó, ta sẽ nhận thấy rằng căn bệnh hay cái đau mình đang mang thực sự không quá tệ. Ta có thể chịu đựng khi nghĩ rằng nó còn có thể trổ nghiệp tệ hơn. Thêm nữa, ta cảm thấy may mắn vì nghiệp này đã chín, nó không còn ám ảnh tâm trí ta nữa. Không còn bị nó che mờ tâm, thì việc thực hiện được con đường giải thoát sẽ dễ dàng hơn. Đây là một phương cách khác mà ta có thể sử dụng khi đau bệnh.

4. Hãy tử tế với người

Mấy năm trước đây, một người bạn tôi ở tuổi chớm ba mươi đi khám bệnh vì cô không thấy khỏe. Bác sĩ chẩn đoán là cô đang mắc một căn bệnh nan y, cô sẽ phải bệnh một thời gian dài và có thể phải chết.

Phản ứng tức thì của cô bạn ngay lúc đó, dĩ nhiên, là sợ hãi, phiền muộn. Cô bắt đầu rơi vào trạng thái trầm cảm, tự thương hại và cáu gắt. Rồi bất chợt, cô dừng lại và tự hỏi, “Nếu Đức Đạt-lai Lạt-ma ở trong hoàn cảnh như mình, thì ngài sẽ cảm thấy thế nào? Ngài sẽ ứng xử thế nào trong hoàn cảnh đó?”. Suy nghĩ nhiều về điều đó, cuối cùng cô nghĩ là ngài sẽ kết luận, “Hãy sống tử tế”.

Do đó, cô chấp nhận “Hãy sống tử tế” như một câu châm ngôn. Cô nghĩ, “Mình sẽ phải vào ở trong bệnh viện một thời gian và sẽ gặp đủ loại người ở đó – y tá, y sĩ, điều trị viên, bác sĩ, nhân công, các bệnh nhân khác, người thân trong gia đình và nhiều người khác nữa. Tôi sẽ tử tế với tất cả mọi người”. Cô quyết tâm sẽ tử tế với tất cả những ai cô gặp trong quá trình ở bệnh viện và ở khu điều trị.

Một khi tâm đã quyết sống tử tế, nó trở nên bình an. Cô đã chấp nhận bệnh của mình, và cô đã có phương thức hành động, đó là sống tử tế. Cô nhận ra rằng dầu khi bị bệnh, cuộc đời của cô cũng có thể mang lại lợi ích cho người. Cô có thể chia sẻ sự tử tế với người khác để cải tiến chất lượng cuộc sống của họ. Cô có thể là một bệnh nhân biết hợp tác, vui vẻ và biết ơn, người có thể mang hạnh phúc đến cho các nhân viên bệnh viện và các bệnh nhân khác.

Cuối cùng câu chuyện kết thúc là, sau khi bác sĩ của cô làm thêm các xét nghiệm, ông thông báo là sự chẩn đoán đầu tiên không chính xác: Cô không bị bệnh hiểm nghèo đến thế. Dĩ nhiên là cô thấy nhẹ nhõm khi nghe như thế, nhưng cô nói rằng việc rèn luyện tâm để đối mặt với bệnh là một kinh nghiệm quý báu đối với cô. Giờ bệnh không còn nguy hiểm đến tính mệnh thì việc tử tế với mọi người càng trở nên dễ dàng hơn.

5. Luyện tâm để sống cho xứng đáng

Trong những năm 1987 và 1988 khi sống tại Singapore, tôi được gặp một thanh niên trẻ rất dễ thương, nhưng đang đối mặt với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Anh đang ở vào những năm cuối của tuổi hai mươi mà trước khi phát bệnh, cuộc đời anh tràn đầy niềm vui. Anh vừa được nhận vào học cao học tại một trường đại học ở Mỹ, và anh đang rất háo hức được du học xa. Nhưng sau khi ngã bệnh, tất cả mọi dự tính đều ngưng giữa dòng. Một lần tôi đến thăm, anh buồn rầu nói, “Giờ con chỉ là người vô dụng. Muốn ngồi dậy đi ra khỏi phòng cũng không được”. Chúng tôi đang ngồi cạnh cửa sổ, nên tôi nói, “Hãy nhìn ra cửa sổ. Có rất nhiều người lái xe qua lại, hay di chuyển đến các nhà ga, bận rộn đi chỗ này, chỗ kia. Anh có nghĩ là cuộc sống của họ rất xứng đáng? Họ có thể bận rộn đi đây, đi đó với bao nhiêu công việc, nhưng có phải vì thế mà cuộc đời của họ đáng sống hơn không?”. Rồi tôi tiếp tục giải thích rằng một cuộc đời đáng sống không phải là nhờ luôn bận rộn. Sống xứng đáng tùy thuộc vào việc ta sử dụng tâm mình như thế nào. Ngay như thân ta có bị bại liệt, nếu ta dùng tâm trí mình để hành Pháp, thì cuộc sống của ta cũng trở nên rất hữu ích. Không cần phải đủ sức khỏe mới hành Pháp được.

Dĩ nhiên, nếu có sức khỏe thì việc tu tập sẽ dễ dàng hơn, tuy nhiên nếu bệnh, ta vẫn có thể sử dụng bất cứ thời gian nào, năng lực nào còn lại để tu hành. Ngay cả khi ta không thể ngồi dậy nổi, phải nằm liệt giường, ngay cả khi ta bị hôn mê nhiều giờ, ngay cả khi ta yếu sức, không còn nhìn thấy rõ, ta vẫn có thể nghĩ đến những điều thiện lành và quán tưởng đến bản chất thực sự của thực tại. Chúng ta có thể quán về nghiệp và an trú trong Tam bảo (Phật, Pháp và Tăng). Có bao nhiêu pháp hành ta có thể thực hành ngay cả khi ta đang đau bệnh. Khi ta lợi dụng hoàn cảnh này để thực hành những điều Phật dạy, là ta đang khiến cuộc sống của mình tràn đầy ý nghĩa.

Đừng nghĩ rằng cuộc đời của bạn có ý nghĩa chỉ vì bạn chạy đây chạy đó làm những việc không tên. Đừng nghĩ rằng vì có tiền, vì bận rộn công việc, sở hữu bao nhiêu thứ và có biết bao bạn bè là chất lượng của một cuộc sống có ý nghĩa. Đôi khi, nhìn bề ngoài cuộc sống của chúng ta có vẻ tuyệt vời. Chúng ta có nhiều bằng khen, nhiều của cải vật chất để làm biểu tượng cho những nỗ lực của ta, nhưng trong quá trình tạo ra chúng, ta có thể đã tạo ra bao nghiệp xấu ác. Nghiệp xấu đó không phải là sản phẩm hữu ích trong các hoạt động của ta. Thí dụ, do có nhiều ham muốn hay tham vọng chấp ngã để được danh tiếng, chúng ta có thể dối trá, lường gạt người khác. Ta có thể nói xấu người khác, làm bại hoại danh tiếng của họ, phá hủy tình bằng hữu và nói xấu kẻ khác để đạt được điều mình muốn. Dù ta có thể thỏa mãn những ước vọng của mình, tất cả những dấu hiệu thành công bên ngoài rồi sẽ phai nhòa, đến khi ra đi, chỉ có nghiệp sẽ đi theo ta mà thôi.

Trái lại, chúng ta có thể bị bệnh, phải nằm một chỗ, nhưng nếu ta dùng tâm mình để tạo ra những nghiệp xây dựng tích cực, là ta đang tạo ra nhân cho sự tái sinh tốt đẹp. Nếu ta quán từ bi, hành thiền cũng như chỉ bày cho người hành thiền khi đang nằm một chỗ, tâm ta sẽ trở nên gần gũi hơn với giác ngộ, giải thoát. Về lâu về dài, điều đó làm cho cuộc sống của chúng ta vô cùng ý nghĩa.

Chớ coi thường sức mạnh của tâm. Tâm rất dũng mãnh. Ngay cả khi ta bệnh, uy lực của những tư tưởng tích cực mà ta tạo tác cũng có thể ảnh hưởng đến những người quanh ta. Những tư tưởng và tình cảm tử tế, khôn ngoan cũng có thể mang đến các sự tái sinh tốt đẹp và đưa ta đến con đường giác ngộ.

Ni sư THUBTEN CHODRON
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ
(Từ Dealing With Life’s Issues)

 

Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

Từ Quả Ha-Lê-Lặc Trong Phật Điển Đến Cây Chiêu Liêu Ở Việt Nam

Từ Quả Ha-lê-lặc Trong Phật Điển Đến Cây Chiêu Liêu Ở Việt Nam

TỪ QUẢ HA-LÊ-LẶC TRONG PHẬT ĐIỂNĐẾN CÂY CHIÊU LIÊU Ở VIỆT NAM Chúc PhúViết để tặng bạn tôi, Thiền môn-Bác...

Lễ Kỷ Niệm 35 Năm Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tp. Hcm

Lễ kỷ niệm 35 năm Học viện Phật Giáo Việt Nam TP. HCM

LỄ KỶ NIỆM 35 NĂM THÀNH LẬP HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP. HỒ CHÍ MINHNgày 08-12-2019 (13-11...

Thơ: Rời Bến Qua Sông

Thơ: Rời Bến Qua Sông

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Niệm Phật Chính Là Thâm Diệu Thiền

NIỆM PHẬT CHÍNH LÀ THÂM DIỆU THIỀN Pháp Sư Tịnh Không Phật ở trong Kinh Đại Tập nói được rất...

Gương Sáng Thầy Xưa Tập 4 Sách Song Ngữ Vietnamese-English Ebook Pdf

Gương Sáng Thầy Xưa Tập 4 Sách song ngữ Vietnamese-English Ebook PDF

THIỆN PHÚCGƯƠNG SÁNG THẦY XƯABRILLIANT EXAMPLES OF MASTERS IN THE PASTTẬP 4 | VOLUME 4 GƯƠNG SÁNG THẦY XƯA -4Copyright © 2022 by...

Cái Gì Là Lõi Cây

CÁI GÌ LÀ LÕI CÂY Nguyên Đức Bài kinh dùng hình ảnh người đi tìm lõi cây để ám chỉ...

Tôn Giáo Của Trí Tuệ

Tôn Giáo Của Trí Tuệ

TÔN GIÁO CỦA TRÍ TUỆThích Châu Viên trích dịch từ cuốn sách “Đạo đức học phật giáo” của giáo sư tiến...

Ý Nghĩa “Duy Ngã Độc Tôn”

Ý Nghĩa “Duy Ngã Độc Tôn”

Ý NGHĨA “DUY NGÃ ĐỘC TÔN” Ngày Lễ Phật đản, chúng ta thường được nghe nhắc đến hình ảnh Đức...

Lời Phật Dạy Về Giá Trị Đạo Đức Cho Một Xã Hội, Quốc Gia

Lời Phật dạy về giá trị đạo đức cho một xã hội, quốc gia

Trên cơ sở của thuyết nghiệp, Phật muốn trước hết con người phải làm thiện từ tâm, thân, khẩu, chính...

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 2)

Chúng ta phải có năng lực phán đoán chính xác thì mới có thể chọn lựa đúng được. Một người...

Vị Tha Tầm Nhìn Của Phật Giáo Về Công Bằng Xã Hội

VỊ THA TẦM NHÌN CỦA PHẬT GIÁO VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Tác giả: Sungtaek Cho TN.Tịnh Quang dịch Tóm...

Tượng Đá Có Buồn Không?

Tượng đá có buồn không?

TƯỢNG ĐÁ CÓ BUỒN KHÔNG? (Viết để tưởng nhớ bạn tôi, thầy Đức Trí, người vừa rong chơi miền phương...

Kim Cang Diệu Cảm

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Lục Bát Tiễn Năm Cũ, Đón Xuân Mới

Lục Bát Tiễn Năm Cũ, Đón Xuân Mới

ĐÓN XUÂN Tung chăn vui tiễn đông tàn Đón xuân giữa chợ, nhặt hàng đỏ đen Hoa vàng nắng đẹp...

Ơn Đời Chứa Chan – Tràm Cà Mâu

ƠN ĐỜI CHỨA CHAN Tràm Cà Mâu Tuổi già, buổi sáng thức dậy, nghe gân cốt đau rêm mà mừng,...

Từ Quả Ha-lê-lặc Trong Phật Điển Đến Cây Chiêu Liêu Ở Việt Nam

Lễ kỷ niệm 35 năm Học viện Phật Giáo Việt Nam TP. HCM

Thơ: Rời Bến Qua Sông

Niệm Phật Chính Là Thâm Diệu Thiền

Gương Sáng Thầy Xưa Tập 4 Sách song ngữ Vietnamese-English Ebook PDF

Cái Gì Là Lõi Cây

Tôn Giáo Của Trí Tuệ

Ý Nghĩa “Duy Ngã Độc Tôn”

Lời Phật dạy về giá trị đạo đức cho một xã hội, quốc gia

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 2)

Vị Tha Tầm Nhìn Của Phật Giáo Về Công Bằng Xã Hội

Tượng đá có buồn không?

Kim Cang Diệu Cảm

Lục Bát Tiễn Năm Cũ, Đón Xuân Mới

Ơn Đời Chứa Chan – Tràm Cà Mâu

Tin mới nhận

“Lửa Thiêng Soi Toàn Thế Giới” Trong Đoản Khúc “Việt Nam Việt Nam” Của Phạm Duy Là Lửa Gì?

Đức Phật đã từ bỏ tất cả để có được tất cả

Bốn pháp giải thoát

Tình yêu của Phật

Phật dạy: Giữ giới như giữ rễ cho cây

Làm thế nào để gặp được Phật và vị thầy của mỗi chúng ta? 

Duyên Đến Chùa Vạn Hạnh, Saugus, Ma

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Trí huệ quang minh Phật chiếu khắp tâm chúng sinh

Lời Đức Phật dạy về quản lý kinh tế gia đình

Lời Phật dạy về pháp thiểu dục tri túc

Lời Phật dạy sâu sắc cho người lận đận về tình duyên

Học làm Phật

Chiếc hộp bí ẩn đựng hài cốt hỏa táng của Đức Phật

Phật dạy lo việc tang lễ đúng theo chánh Pháp

Phật dạy tu trong lúc uống, ăn

Tản mạn về ngộ đạo (II)

Trái Tim Không Nói Hận Thù, Thích Nguyên Hùng

Tin mới nhận

Hơn 120 cuốn sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền tập cho người bận rộn

Tiếng Khuya, Tiếng Khua

Biết an lạc một mình

Tính Khoa Học Trong Duy Thức

Sự Thật Tà Đạo “Tâm Linh Hồ Chí Minh”

Huyền Thoại Ngôn Ngữ Hoa Sen (song Ngữ Việt Anh)

Chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 6

Nước đứng trùng dễ sinh, đá lăn rêu không mọc

Đi tu không phải là một nghề!

Đời Là Bóng Hiện Của Cảnh Tâm

Hiến chương trái đất

Làng Mai trong lòng nước Pháp

Sân khấu lịch sử

Đức Phật Nói Gì Về Hôn Nhân Đồng Tính Thích Minh Trí Biên Dịch

A-tì-đạt-ma Giới Thân Túc Luận

Phản ứng chính trị đến với bình đẳng

Sư Tây phố núi

Để Chánh pháp trường tồn

Thiền Sư Nhất Hạnh Thăm Ban Trị Sự Thpg & Giao Lưu Với Văn Nghệ Sĩ

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Người nghèo giả tiếng chim uyên ương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 107)

Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇa Sutta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 330)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 272)

Trao 100 suất học bổng cho sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 61)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 313)

Kinh Bách Dụ: Đòi không có vật

Kết quả sau khi thân hoại mạng chung của người bố thí

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 42)

Kinh Đại Bát Niết Bàn

Lược Giải Tâm Kinh

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 281)

Sn 4.1 — Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 — Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 17)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 23)

Kinh Bách Dụ: Đôi chim bồ câu

Giảng Giải Kinh Xa Lìa Sắc Dục

Tin mới nhận

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 10)

Chương 1 bài 2 mục 3 Luận Tồn Tâm Lập Phẩm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 32)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

Phát Nguyện Vãng Sanh Cực Lạc

Nhắc Nhở Tu Hành

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 70)

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm. (Phần 2)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 17)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 16)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 25)

Kinh A Di Đà Lược Giải

Đọc sách ngàn lần – Tập 9

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 34)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 19)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 6)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 1)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 20)

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 69)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese