PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phật tử có được buôn bán thực phẩm “mặn” (sử dụng thịt làm thức ăn)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

PHẬT TỬ CÓ ĐƯỢC BUÔN BÁN THỰC PHẨM “MẶN”
(SỬ DỤNG THỊT LÀM THỨC ĂN)
Nhiên Như – Quảng Tánh

Buon Ban ThitHỎI: Tôi được nghe, trong 5 nghề Phật cấm người Phật tử không nên làm có nghề bán thú vật và bán thịt. Vậy điều này có đúng không? Xuất xứ từ kinh sách nào? Người Phật tử kinh doanh buôn bán thực phẩm có sử dụng thịt thì có rơi vào trường hợp này không? (NGUYÊN NIỆM, xuandinh.nguyenle@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Nguyên Niệm thân mến!

Kinh Tăng chi bộ, Đức Phật dạy:  “Có năm nghề buôn bán, này các Tỳ-kheo, một nam cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm? Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc” (Chương 5, phẩm Nam cư sĩ, phần Người buôn bán).

Vấn đề đáng bàn ở đây là lời dạy không buôn bán thịt. Hiện có nhiều luận giải khác nhau về lời dạy này, tựu trung có hai khuynh hướng: 1- Không làm nghề đồ tể (không bán thịt-trực tiếp giết hại), 2-Không những chẳng giết hại mà còn không buôn bán thú vật, không bán thịt sống và cả thịt chín (không bán thịt-dù không trực tiếp giết hại).

Trước hết là vấn đề bán thú vật. Trong bối cảnh xã hội nông nghiệp thời Phật, người nông dân chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi nên việc buôn bán hoặc trao đổi gia súc là đương nhiên. Do đó, không buôn bán thịt không hẳn là Phật cấm buôn bán hoặc trao đổi gia súc, thú vật nói chung.

Đối với vấn đề bán thịt, thời xưa, những người bán thịt hầu hết đều kiêm luôn giết mổ. Muốn có thịt để bán thì người hàng thịt phải sát sanh. Cho nên nghề đồ tể, sát sanh lấy thịt đem bán là chắc chắn không được làm vì tạo nghiệp sát rất nặng nề.

Còn ngày nay, người bán thịt (bán hàng ăn, các loại thực phẩm “mặn”) thì đa phần không trực tiếp sát sanh. Trong trường hợp này, họ tuy có liên hệ nhưng không tạo nghiệp sát hại. Người Phật tử trong những ngày không ăn chay, ra chợ mua các thực phẩm về thọ dụng cũng có liên hệ nhưng không tạo nghiệp sát hại.

Vì vậy, xét theo quan điểm tạo ác nghiệp, không buôn bán thịt là không làm nghề đồ tể (bán thịt-trực tiếp giết hại) hoàn toàn xác đáng. Còn luận giải, không buôn bán thịt là không bán thịt sống và thịt chín (dù không giết hại), về ngữ nghĩa thì rất chính xác nhưng xét về bản chất tạo ác nghiệp thì không xác đáng bằng.

Dĩ nhiên người Phật tử thì không nên mở cửa hàng, tiệm sạp chuyên bán thịt tươi sống. Vì những hình ảnh thịt xương máu huyết ngổn ngang ám ảnh lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm thức. Nhưng “kinh doanh buôn bán thực phẩm có sử dụng thịt”, trong chừng mực nào đó, nếu chưa tìm được nghề khác để mưu sinh thì có thể tạm chấp nhận. Vì như đã nói, nếu không trực tiếp giết hại thì họ chỉ có liên hệ mà không tạo nghiệp sát.

Trong cuộc sống, mỗi nghề mỗi nghiệp, không ai mà không tạo nghiệp. Người Phật tử nguyện sống theo tinh thần Chánh mạng (nuôi mạng chơn chánh) có thể tránh được hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các biệt nghiệp xấu ác nhưng cũng không thể tránh hết các liên hệ cộng nghiệp. Do đó, thành tâm sám hối nghiệp chướng hàng ngày, trong mỗi nửa tháng là việc cần làm. Song hành với sám hối là nỗ lực làm mọi việc phước thiện, tốt lành trong khả năng có thể để vun bồi phước đức.

Người Phật tử luôn phát huy trí tuệ và từ bi để tìm một nghề mưu sinh thích hợp với hoàn cảnh của mình. Không chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cả nhưng cũng không quá cứng nhắc, không dám làm gì vì thấy nghề nào cũng có tội. Vì thế trung đạo là tinh thần căn bản mà mỗi người cần suy nghiệm để cân nhắc và quyết định nên và không nên trong việc chọn việc mưu sinh cho chính mình.

Thầy Henepola Gunaratana (người Tích Lan), có đưa ra một vài nguyên tắc mà một người khi thực hành công việc mưu sinh cần nên suy xét. Chúng ta có thể tham khảo thêm những nguyên tắc này để sống theo tinh thần Chánh mạng:

“Xem xét phương tiện kiếm sống có làm cản trở việc phát triển tâm linh của ta hay không. Xem xét một nghề nghiệp được coi là Chánh mạng hay không bằng việc thực hiện một sự khảo sát ba bậc: 1. Xem xét công việc đó có làm hại người và mình hay không. 2. Xem xét công việc đó có khiến ta phạm năm giới cấm hay không. 3. Xem xét những yếu tố khác mà chúng liên quan đến công việc đó có khiến cho tâm ta khó định tĩnh hay không. Nếu không có những ý định gây hại, tâm ta sẽ không bị tổn hại bởi những kết quả tiêu cực của công việc” (Henepola Gunaratana, Eight mindful steps to happiness: Walking the Buddha’s Path, 2001, tr.148).

Chúc bạn tinh tấn!

Tin bài có liên quan

Công Án Là Gì?

Bình Thường Tâm Thị Đạo

Xin Cho Biết Lễ Điểm Đạo Là Gì?

Nghĩa Của Sư Tử Hống Là Gì? Có Liên Hệ Gì Đến Lời Đàm Dân Gian “Hà Đông Sư Tử Rống” Không?

Xin Cho Biết Sự Khác Biệt Giữa Phật Giáo Và Các Tôn Giáo Triết Thuyết Khác?

Sự Khác Biệt Giữa Phật Pháp Và Ngoại Đạo

Đồng Tính Luyến Ái Có Thể Đi Vào Chùa Lễ Phật Được Không?

Làm Thế Nào Để Chữa Khỏi Được Bệnh Căng Thẳng Tinh Thần Theo Phương Cách Của Nhà Phật ?

Tượng Phật Di Lặc Và Tượng Ông Thần Tài

Ăn Chay Trường Và Vấn Đề Ăn Trứng Gà

Load More

Discussion about this post

Cảm Nhận Về Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm 50 Năm

CẢM NHẬN VỀ Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm 50 NămMặc Tử Hòa vào khung cảnh và không khí trang nghiêm...

Mười Chuẩn Mực Đạo Đức Cơ Bản Của Phật Giáo

MƯỜI CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO Chúc Phú Đạo đức Phật giáo y cứ vào giới...

Xu Hướng Truyền Bá Phật Giáo Đời Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều

1. Tính phương thuật của Phật giáo:2. Tính luân hồi của Phật giáo:3. Tính đạo đức của Phật giáo:Lúc Phật...

Suy Nghĩ Mùa World Cup

Suy nghĩ mùa World Cup

SUY NGHĨ MÙA WORLD CUP Nguyên Giác Thế giới đang sôi nổi với các trận bóng đá World Cup 2018....

Chuyển Đổi Chế Độ Ăn Uống Từ Thịt Cá Sang Rau Đậu – Tâm Diệu

Chuyển đổi chế độ ăn uống từ thịt cá sang rau đậu Tâm Diệu Từ nhiều chục năm qua, hàng...

Địa Tạng Mật Nghĩa

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 350)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng ThọTrang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác KinhTập 350  Chướng ngại lớn nhất của người...

Quán Không Của Tam Luận

QUÁN KHÔNG CỦA TAM LUẬNĐại sư Ấn Thuận - Thích Nguyên Chơn dịch (Trích từ Diệu Vân Tập) Không là...

Hà Nội: Cung Rước Xá-Lợi Phật Kính Mừng Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2566

Hà Nội: Cung rước xá-lợi Phật kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Tối ngày 14-5, GHPGVN và chùa Quán Sứ đã long trọng tổ chức lễ rước xá-lợi Phật kính mừng ngày...

Tâm Hành Đạo Pháp

Tâm hành đạo pháp

  Chữ Tâm: (Thư pháp: Xuân Thanh) Giá trị của tâm là sự thương yêu và chân thực. Nếu một...

Ai Thấy Phật Là Người Ấy Thấy Pháp, Ai Thấy Pháp Là Người Ấy Thấy Phật

Ai thấy Phật là người ấy thấy pháp, ai thấy pháp là người ấy thấy Phật

Nội dung mà chúng ta sẽ thảo luận trong bài viết ngắn này là “Ai thấy pháp là người ấy...

Đạo Phật Trụ Thế, Xuất Thế Rồi Nhập Thế

Đạo Phật Trụ Thế, Xuất Thế Rồi Nhập Thế

ĐẠO PHẬT TRỤ THẾ, XUẤT THẾ RỒI NHẬP THẾ Đào Văn Bình             Cách đây khoảng 2000 năm, Đạo Phật,...

Nghiệp Báo Và Thảm Họa Thiên Nhiên

Nghiệp Báo Và Thảm Họa Thiên Nhiên

NGHIỆP BÁO VÀ THẢM HỌA THIÊN NHIÊNQuestions Concerning Collective Karma and Natural DisastersTác giả: Alexander Berzin đối thoại với J....

Tư Tưởng Không Trong Kinh Bát Nhã

TƯ TƯỞNG KHÔNG TRONG KINH BÁT NHÃHòa thượng Thích Thanh Kiểm Ban biên tập: Tư Tưởng Không Trong Kinh Bát...

Lộ Trình Thành Đạo Của Bồ Tát Siddharta

Lộ Trình Thành Đạo Của Bồ Tát Siddharta

Đêm Bồ-tát Siddhartha vượt thành xuất gia, cả hoàng thành Kapilavatthu chìm trong im ắng và hoang lạnh. Không khí...

Cảm Nhận Về Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm 50 Năm

Mười Chuẩn Mực Đạo Đức Cơ Bản Của Phật Giáo

Xu Hướng Truyền Bá Phật Giáo Đời Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều

Suy nghĩ mùa World Cup

Chuyển Đổi Chế Độ Ăn Uống Từ Thịt Cá Sang Rau Đậu – Tâm Diệu

Địa Tạng Mật Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 350)

Quán Không Của Tam Luận

Hà Nội: Cung rước xá-lợi Phật kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Tâm hành đạo pháp

Ai thấy Phật là người ấy thấy pháp, ai thấy pháp là người ấy thấy Phật

Đạo Phật Trụ Thế, Xuất Thế Rồi Nhập Thế

Nghiệp Báo Và Thảm Họa Thiên Nhiên

Tư Tưởng Không Trong Kinh Bát Nhã

Lộ Trình Thành Đạo Của Bồ Tát Siddharta

Tin mới nhận

Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Phật dạy trách nhiệm của người tại gia

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Lặng Lẽ 400 Năm, Chùa Xưa Tỉnh Thái Bình

Đôi nét về cuộc đời và sự giáo hóa của Đức Phật

Vậy mà chẳng phải vậy

Xin lỗi Phật, con từng nghĩ sẽ quay lưng với chùa

Góp nhặt những lời dạy tinh hoa trong nhà Phật

Tản mạn về ngộ đạo (II)

5 nguy hại dành cho người nói đặt điều, 5 lợi ích dành cho người nói đúng!

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

Đức Phật và lòng từ bi rộng lớn

HT. Thích Bảo Nghiêm: Nương tựa vào danh hiệu Phật để nhớ hạnh Phật, lời Phật dạy

Đức Phật và pháp môn niệm Phật

Quét sân chùa

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Lời Phật dạy: Biết đủ thường vui

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

Quan hệ giữa Đức Phật và chúng đệ tử (I)

Buôn chuyện bị Phật rầy

Tin mới nhận

Động đất kinh hoàng ở Nepal

Quả Báo Sát Sinh

Làm Gì Khi Chúng Ta Gặp Thị Phi?

Sống để bụng chết mang theo

Cách Phát Tâm Bi (Tiến sĩ Alexander Berzin, Matt Lindén)

Mục Đích Chúng Ta Có Mặt Trong Cuột Đời Này

Tâm Lý Nóng Nảy

Bụt Hay Phật (Phần 1)

BÁCH TÙNG ĐẠI TRƯỞNG LÃO

Thông Bạch Vu Lan Phật Lịch 2561

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam

Mandala – Sự Hợp Nhất Của Từ Bi Và Trí Tuệ Theo Quan Kiến Kim Cang Thừa

Lời Phật dạy về tám nạn chẳng được tu hành phạm hạnh

Tư tưởng Trung đạo qua Bát bất

Lý giải chuyện nàng Bhadda

Nghi Thức Thọ Giới Bồ Tát Du Già (Trung Hoa)

An Ủi Lớn Nhất Của Đời Người Là Bố Thí

Cửa Giải Thoát

Dưới Cội Bồ Đề

Đính Chính Về Chữ Evaṃ mayāśrutaṃ – Như Thị Ngã Văn

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 38)

Sự Phát Triển Của Tư Tưởng Bát Nhã Tại Trung Quốc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 359)

Tổng Luận Đề Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Phạn – Tạng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 24)

Kinh Đại Bát Niết Bàn

Kinh Bách Dụ: Nông phu mơ tưởng công chúa

Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy

VÀI CẢM NGHĨ VỀ BÁT NHÃ TÂM KINHLê Tấn Tài

Giới Thiệu Kinh Trung A Hàm

Làm thế nào để hiểu kinh Phật?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 33)

Kinh Bách Dụ: Nếm xoài

Bình Giảng Kinh Mâu Ni

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 180)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 135)

Cúng dường cho vị Tăng bệnh, được phúc báu đại cát đại phú

Giới Thiệu Và Giải Thích Đề Kinh Kim Cương Bát Nhã

Bát Nhã Tâm Kinh Việt Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 95)

Tin mới nhận

Đã đến lúc nhìn lại Phật giáo nước nhà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 306)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 112)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 30)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 29)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

7 Câu Hỏi Tìm Hiểu Về Pháp Môn Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 358)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 141)

MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN (Phần cuối)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 266)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 28)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 39)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 127)

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Ghpgvntn Hải Ngoại Tại Canada

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 32)

Đọc sách ngàn lần – Tập 9

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 16)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.