PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phật Pháp Trong Đời Sống

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Phật Pháp Trong Đời Sống Bìa 2

Phật pháp trong đời sống (nhà xuất bản Hồng Đức 2014)

LỜI GIỚI THIỆU

“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại.

Dầu được viết trong nhiều thời điểm khác nhau cho nhiều đối tượng độc giả, tác giả chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựng niềm tin bằng lý trí, giới thiệu đạo Phật từ góc độ ứng dụng trong đời sống, so sánh những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thống và tín ngưỡng khác.

Phát xuất từ nhận thức đạo Phật không thể bị đồng hóa với những tôn giáo nhất thần và đa thần, tác giả giới thiệu các vấn đề Phật học căn bản dưới hình thức vấn đáp. Từ những câu hỏi liên hệ đến bản chất của đạo Phật, các học thuyết nền tảng của Phật giáo như tứ diệu đế, thiện và ác, nhân quả, nghiệp báo… cho đến các câu hỏi về sự tu học… đều được tác giả giới thiệu khái quát trong tác phẩm này.

Tác giả phê phán hủ tục đốt vàng mã, vừa mê tín dị đoan, vừa lãng phí và ô nhiễm, vốn có nguồn gốc từ tín ngưỡng Trung Quốc, không nên tiếp tục tồn tại trong đạo Phật.

Do sợ hãi và cường điệu hóa vai trò của phong thủy, nhiều người đã bị lệ thuộc vào các hình thức bói toán và tử vi. Không chỉ tự rước về nỗi lo, người mê tín còn tốn kém nhiều tiền bạc một cách vô ích trong việc dâng sao giải hạn, cầu Thượng đế và thần linh gia hộ. Nhờ tiếp cận chánh tín, người tu học Phật giải phóng khỏi ách nô lệ về Thượng đế và thần linh.

Tụng kinh trong Phật giáo là phương pháp giúp cho tâm an và tăng trưởng trí tuệ nhờ hiểu thấu đáo lời Phật dạy. Hộ niệm cho người bệnh, cúng kiến và cầu siêu cho người quá cố là sự thể hiện quan tâm của thân quyến, nhằm giúp cho người bệnh được bình an, người quá vãng được siêu thoát.

Phân tích nhân quả qua tục ngữ, nhắc nhở những điều không nên làm trong dịp đầu xuân, phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm thầy tu, thầy chùa, thầy cúng, đánh giá về hôn nhân đồng tính… được tác giả giới thiệu từ cái nhìn Phật giáo, vừa mang tính khai phóng, vừa mang tinh thần định hướng chân chính cho người đọc trong việc xây dựng đời sống bình an.

Phật Pháp Trong Đời Sống Bìa 1

Ảnh bìa trước và sau: Phật Pháp Trong Đời Sống –
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014

Tác giả khéo phân tích sự khác nhau về quan điểm giải thoát trong Phật giáo và Bà-la-môn giáo, nhằm khẳng định Phật giáo không phải là tôn giáo tích hợp tín ngưỡng Bà-la-môn giáo. Chân lý được Phật khám phá có khả năng soi sáng nhận thức, huấn luyện đạo đức và chuyển hóa nỗi khổ niềm đau. Phối hợp thiền trong thể dục, kể chuyện tái sinh thời hiện đại nhằm giáo dục đạo đức, giới thiệu mô hình sống hạnh phúc hiện tiền… được tác giả khái quát thiệu rất cô đọng, gợi mở, nhằm hướng đến lối sống lành mạnh và thanh cao theo tinh thần Phật dạy.

Các bài viết trong tác phẩm này được phổ biến trên trang nhà “thư viện hoa sen” do chính tác giả thiết kế và chủ biên, nay được xuất bản trong tuyển tập này nhằm giúp người đọc có cái nhìn bao quát về những điều Phật giảng dạy, vốn rất khác và vượt lên trên các phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các tôn giáo nhất thần và đa thần.

Giá trị của tác phẩm ngoài việc giới thiệu một đạo Phật chánh tín, còn góp phần định hướng lối sống đạo đức, thiền định và trí tuệ của đạo Phật. Vì tính dẫn nhập bao quát về đạo Phật, tác phẩm này được xem là tuyển tập về các thông tin nhập môn về Phật giáo.

Vì những thông tin bổ ích của tác phẩm, tôi trân trọng giới thiệu tác phẩm này đến quý độc giả và mong rằng người đọc không còn ngộ nhận và đồng hóa đạo Phật với những tín ngưỡng và tôn giáo khác.

Giác Ngộ, ngày 3-7-2014

TT. Thích Nhật Từ

Tổng Biên tập Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay

LỜI TỰA

Trong một bài giảng về chánh tín và mê tín trong đạo Phật, Hòa thượng, Thiền sư Thích Thanh Từ, một bậc cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại đã nói:

“Mê tín và chánh tín là hai con đường tối sáng khác nhau. Nếu đi bên tối là không thấy bên sáng, nếu đi bên sáng thì không kẹt trong tối. Đạo Phật chủ trương chánh tín, không bao giờ chấp nhận mê tín. Do vì người truyền đạo không thông lý đạo, nên ghép những tập tục thế gian vào trong đạo, khiến người ta hiểu lầm đạo Phật mê tín.

Bản chất của đạo Phật là trí tuệ, là giác ngộ, làm sao dung nạp được mê tín. Nếu người ta thấy trong chùa chiền hiện nay còn những hiện tượng mê tín, vội phê bình đạo Phật mê tín. Đây là những oan tình của đạo Phật. Tất cả những kinh Phật không có nói những việc mê tín ấy, chẳng qua một số người vì tùy tục, vì thiếu hiểu Phật pháp vẽ bày ấy thôi.

Người học Phật chân chánh phải gan dạ loại bỏ những tập tục sai lầm ấy, phải can đảm dứt khoát đập tan mọi tệ đoan làm suy giảm giá trị Phật pháp.

Có khi dẹp bỏ những điều đó, có thể thiệt thòi chút ít quyền lợi của mình. Song chúng ta cương quyết vì chánh pháp, chớ không vì lợi dưỡng, vì đưa người ra khỏi đường mê, không vì sợ mất mát bản đạo. Được thế, chúng ta mới xứng đáng là người lãnh đạo tín đồ, mới không hổ thẹn là hàng Tăng bảo”.(1)

Để tránh tình trạng đạo Phật dạy một đàng, mà Phật tử làm một nẻo, khiến Phật giáo từng có những thời kỳ bị coi là một tôn giáo mê tín, không gì hơn là người học Phật hãy tìm hiểu và nghiên cứu những giáo lý của nó trên cơ sở chánh tín, hãy suy xét thấu đáo để hiểu rõ hơn về đạo Phật, mới hiểu được thế nào là chánh tín theo đúng tinh thần nhà Phật.

Trong quyển sách nhỏ này chúng tôi giới thiệu những nét căn bản và cốt tủy của giáo lý nhà Phật qua dạng hỏi đáp, sau đó là một số bài nói lên tình trạng mê tín dị đoan đang hiện diện trong đời sống xã hội hiện nay để quý độc giả suy xét và cuối cùng là một vài bài ứng dụng Thiền trong đời sống hàng ngày.

Với hoài bão Phật giáo không còn bị coi là một tôn giáo mê tín, ước mong “người học Phật chân chánh phải gan dạ loại bỏ những tập tục sai lầm, phải can đảm dứt khoát đập tan mọi tệ đoan làm suy giảm giá trị Phật pháp” như lời khuyên nhủ của Hòa thượng Thích Thanh Từ nói ở trên.

Tâm Diệu

MỤC LỤC

1. Phật pháp căn bản

2. Đạo nào cũng là đạo

3. Đốt vàng mã một hủ tục mê tín cần hủy bỏ

4. Quan điểm của Phật giáo về vấn đề xem tử vi bói toán

5. Cúng sao giải hạn

6. Cầu nguyện và tụng kinh

7. Vấn đề cúng lễ người quá vãng 

8. Xét lại câu tục ngữ “Đời cha ăn mặn đời con khát nước” qua lăng kính đạo Phật

9. Hái lộc đầu xuân

10. Bơ và những viên đá cuội (dịch)

11. Hôn nhân đồng tính 

12. Thầy tu, Thầy chùa hay Thầy cúng

13. Bài pháp rất ngắn của đức Đạt Lai Lạt Ma dành cho Phật tử Việt Nam trên đỉnh Dharamsala

14. Quan niệm giải thoát trong Phật giáo và Bà-la-môn giáo

15. Đức Phật có thuyết pháp hay không thuyết pháp

16. Tâm chân như và tâm sinh diệt

17. Ứng dụng Thiền vào việc luyện tập thể dục

18. Cuộc đời thì vô thường, sự sống chỉ có mặt ngay trong giây phút hiện tại 

19. Sống trong giây phút hiện tại

Tin bài có liên quan

Ý Thức Về Tội Lỗi

Ý thức về tội lỗi

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Quy Y Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Yếu Lược Các Giai Đoạn Trên Đường Tu Giác Ngộ

Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Xã Hội Và Đạo Đức Nhân Quả

Xã hội và đạo đức nhân quả

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Vô Minh Và Tuệ Giác

Load More

Discussion about this post

Phật Giáo Và Sự Tiến Hóa Tư Tưởng Của Nhân Loại

PHẬT GIÁO VÀ SỰ TIẾN HÓA TƯ TƯỞNG CỦA NHÂN LOẠI Trần Chung Ngọc  Cách đây hơn 25 thế kỷ,...

Mai Tôi Đi

Mai Tôi Đi

MAI TÔI ĐI(Thơ song ngữ)Bản tiếng Việt của Phước Tuyền Ngô Quang Huynh Bản dịch tiếng Anh của Roberto Wissai/NKBa Mai...

Hiện Tượng Trầm Cảm

Hiện Tượng Trầm Cảm

HIỆN TƯỢNG TRẦM CẢM Nguyên Giác Trầm cảm là hiện tượng đang thấy rõ trong giới trẻ tại Việt Nam,...

Đạo Giản Dị Theo Triết Lý Nhà Phật

Đạo giản dị theo triết lý nhà Phật

Ai cũng cần bốn vật dụng: thực phẩm, y phục, sàng tọa, thuốc men, quan trọng là cần vừa phải...

Hai Tác Phẩm Thiếu Nhi Đầu Tiên Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Được Xuất Bản

Hai tác phẩm thiếu nhi đầu tiên của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xuất bản

'Mỗi hơi thở một nụ cười' và 'Con gà đẻ trứng vàng' là hai ấn phẩm của thiền sư Thích...

Mẹ Hiền Quán Thế Âm

Mẹ Hiền Quán Thế Âm

MẸ HIỀN QUÁN THẾ ÂM                                                                    Tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Chùa Linh Ứng - Sơn Trà,thành...

Nói Chuyện Cùng Sống Tập 3

Nói Chuyện Cùng Sống Tập 3

NÓI CHUYỆN CÙNG SỐNG COMMENTARIES ON LIVING Third Series Lời dịch: Ông Không TẬP III/III – Tháng 7-2013 –Đây là...

Đồng Tính Luyến Ái Trong Xã Hội Ngày Nay

Đồng tính luyến ái trong xã hội ngày nay

ĐỒNG  TÍNH LUYẾN ÁI  TRONG  XÃ HỘI NGÀY NAYBs thú y Nguyễn Thượng Chánh, DVM   Tâm Sự Nhói Lòng...

Niêm Hoa Vi Tiếu (Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia)

Niêm Hoa Vi Tiếu (Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia)

NIÊM HOA VI TIẾU Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Niêm hoa vi tiếu (zh:拈花微笑, j: nenge-mishō) nghĩa tiếng Việt:...

Chiến Tranh – Nhân Loại Tương Tàn ! …

CHIẾN TRANH – NHÂN LOẠI TƯƠNG TÀN ! … Thích Đồng Trí Đùng ! Đùng ! Đùng ! … U Krai...

Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới 2010 Sẽ Được Tổ Chức Tại Kuala Lumpur, Malaysia

Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới 2010 Sẽ Được Tổ Chức Tại Kuala Lumpur, Malaysia

HỘI NGHỊ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI 2010SẼ ĐƯỢC TỔ CHỨC TẠI KUALA LUMPUR, MALAYSIA Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới...

Đại Thừa Tuyệt Đối Luận Thích Duy Lực

Đại Thừa Tuyệt Đối Luận Thích Duy Lực

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Giáo, Sinh Thái Học Và Đạo Đức Toàn Cầu Trần Phương Lan Dịch

Phật Giáo, Sinh Thái Học Và Đạo Đức Toàn Cầu Trần Phương Lan Dịch

PHẬT GIÁO, SINH THÁI HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC TOÀN CẦU Trần Phương Lan dịch      NHẬP ĐỀ Các quốc...

Chiến Lược Triệt Thoái: Năm 1963 John F. Kennedy Ra Lệnh Cho Rút Toàn Bộ Khỏi Việt Nam

Chiến lược triệt thoái: Năm 1963 John F. Kennedy ra lệnh cho rút toàn bộ khỏi Việt Nam

Lời Ban Biên Tập: Phong trào Phật giáo 1963 là một sự kiện lịch sử đấu tranh đòi quyền tự do và bình đẳng tôn giáo của Phật giáo tại miền Nam Việt...

Sắc Màu Chân Thực Của Giáo Pháp

Sắc màu chân thực của giáo pháp

Khi hiểu hạnh phúc là hành trình, bạn sẽ có một cuộc sống tươi đẹp và trải nghiệm niềm hạnh...

Phật Giáo Và Sự Tiến Hóa Tư Tưởng Của Nhân Loại

Mai Tôi Đi

Hiện Tượng Trầm Cảm

Đạo giản dị theo triết lý nhà Phật

Hai tác phẩm thiếu nhi đầu tiên của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xuất bản

Mẹ Hiền Quán Thế Âm

Nói Chuyện Cùng Sống Tập 3

Đồng tính luyến ái trong xã hội ngày nay

Niêm Hoa Vi Tiếu (Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia)

Chiến Tranh – Nhân Loại Tương Tàn ! …

Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới 2010 Sẽ Được Tổ Chức Tại Kuala Lumpur, Malaysia

Đại Thừa Tuyệt Đối Luận Thích Duy Lực

Phật Giáo, Sinh Thái Học Và Đạo Đức Toàn Cầu Trần Phương Lan Dịch

Chiến lược triệt thoái: Năm 1963 John F. Kennedy ra lệnh cho rút toàn bộ khỏi Việt Nam

Sắc màu chân thực của giáo pháp

Tin mới nhận

Cúng dường cơm cháy chuyển nghiệp đọa địa ngục thành sinh thiên

Vận mệnh trong lòng bàn tay

THƯ NGỎ v/v Xây Dựng Chánh Điện Chùa Kỳ Viên Khánh Phú

Đức Phật hiện diện giữa cuộc đời

Tắm Bụt từng ngày

Nhân duyên đức Phật nói pháp Tứ Thánh đế

Phật đã đến như muôn vầng ánh sáng

Trí viên giác chiếu soi vô minh

20 cách giúp bạn tận hưởng một ngày mới tuyệt vời

Phật dạy lo việc tang lễ đúng theo chánh Pháp

Phật dạy: Phải nhớ nghĩ quy luật vô thường để sống ý nghĩa hơn

Câu chuyện Valentine: Lời Phật dạy về yêu thương trong tình yêu

Phật dạy tu trong lúc uống, ăn

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

Phật pháp tại thế gian

Lời Đức Phật dạy về quản lý kinh tế gia đình

Chân thân của Đức Phật

Đạo giản dị theo triết lý nhà Phật

Những lời dạy cuối cùng của Đức Phật

Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

Tin mới nhận

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (2)

Những Bước Chân Đầu Tiên, Đi Vào Thiền Phật Giáo (song ngữ)

Một Học Giả Đại Hàn Ở Bồ Đề Đạo Tràng

Tục cầu vong, thờ cúng ở châu Á trong mắt học giả Phương Tây

Thành Kiến, Minh Niệm

Tinh Thần Cầu Nguyện Trong Kinh Vu Lan

Vu lan & triết lý nhân quả

Niệm Phật, Ăn Chay, Phóng Sanh Và Dứt Nghiệp Sát Hại

Trung Tâm Thiền Pa Auk Miến Điện – Thích Hạnh Thức

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 16)

Khi ai đó bỏ một nhúm muối vào cuộc đời bạn…

Bước tiếp vì ai

Năm Tầng Pháp Như Lai (Phần 3)

Ít ăn ngủ, sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn

Nhập Giòng

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Giáo dục – đề tài muôn thuở của nhân loại

Kinh Từ Bi (Metta Sutta)

Lời Phật dạy về ngày tốt

Kinh Công Đức Tắm Tượng

Tin mới nhận

Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch – Chú Kinh Pháp Hoa (saddharmapundarīkasūtra)

Sổ Tay Mục Lục Tam Tạng Pāḷi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 316)

Lược Giải Kinh Địa Tạng

Những điều kiện cần thiết trước khi đọc tụng kinh Phật

Kinh Tiểu Bộ Tập V (Khuddhaka Nikàya)

Chiếc Bè

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 20)

Đại Lễ Phật Đản Vesak Năm 2022 tại Liên Hợp Quốc và Tòa Bạch Ốc

Lễ kính Phật – dung nhan từ xấu thành đẹp

Quảng Ngãi: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiết giới thọ An cư

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 128)

Giới Hạnh Người Tu – Trích: Kinh Sa-môn Quả (Sāmannaphala Sutta), Trường Bộ 2

Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya)

Những Sứ Giả Cõi Trời, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh Bách Dụ: Năm chủ một tớ

Kinh Bách Dụ: Rửa ruột

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 195)

Tin mới nhận

Khuyên Người Niệm Phật Tập 3

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 53)

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 1

Những Bản Văn Căn Bản Của Phật Giáo Tịnh Độ (A Di Đà) Nhật Bản

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 23)

Tinh Tấn Ba La Mật

Nghi Thức Phật Đảnh Tôn Thắng Vô Cấu Quang Đàn Pháp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 153)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 27)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 36)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 33)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 287)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 292)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 8)

Ban Tổ Chức Lễ Tang Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Niệm Phật Sám Pháp

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 2)

Tu Tịnh Độ Không Phải Chỉ Tụng Kinh Vô Lượng Thọ

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.