PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

 PHÁT HUY CHÁNH KIẾN
TRƯỚC NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC ĐẠO PHẬT  

Nhiên Như – Quảng Tánh

Hoa Sen 0135HỎI: Tôi là một Phật tử trẻ, đang tìm hiểu về Phật pháp để ứng dụng trong đời sống. Hiện tôi đang phân vân về giá trị của đạo Phật bởi một số ý kiến phản biện như sau: Họ nói, đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu… vì những người này gần như đã buông bỏ tất cả các nhu cầu về cuộc sống, cần một bến đỗ bình yên, tâm hồn thanh thản trước khi rời khỏi cuộc sống này. Đạo Phật mang khuynh hướng từ bỏ tất cả mọi thứ như mong muốn vật chất, tình yêu…, nên giới trẻ đến với đạo Phật sẽ không năng động, không mang tinh thần cầu tiến, cống hiến, từ đó sẽ làm cho xã hội không phát triển được, nói chung là mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn. 

Họ lại nói, nếu cho con trẻ đi chùa, ăn chay, học Phật thì dần dần tính cách của chúng sẽ điềm đạm, hiền từ, chỉ biết buông xả… nên lớn lên vào đời sẽ rất khó thành công. Tôi rất mong được quý Báo giải đáp và chia sẻ để thiết lập niềm tin vững chắc vào đạo Phật.

(PHÚ QUỐC, dophuquoc927@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Phú Quốc thân mến!

Đạo Phật ra đời vì lợi ích, vì an lạc cho tất cả chúng sinh. Có thể nói, khi nào con người còn vô minh, tham ái, phiền não, khổ đau thì còn cần đến các giải pháp trị liệu và chuyển hóa của đạo Phật. Tùy theo tuổi tác, điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm riêng của mỗi người mà có cách ứng dụng Phật pháp vào đời sống khác nhau. Cụ thể, một người từ khi bắt đầu thọ thai, đến lúc sinh ra và lớn lên học tập, cho đến khi trưởng thành có sự nghiệp, lúc nghỉ hưu, già yếu và chết đi, cả đời người đều cần đến các giá trị của đạo Phật.

Nên nói, “đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu…” là phiến diện, không đúng. Tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, xã hội, cộng đồng là đặc điểm nổi bật của người già, vì có tác động tích cực lên đời sống tinh thần của họ. Sở dĩ người lớn tuổi, người nghỉ hưu đi chùa, tham dự các lễ hội, những khóa tu nhiều hơn những người khác, đơn giản vì họ có thời gian hơn. Không phải chỉ có người già mới “cần một bến đỗ bình yên, tâm hồn thanh thản” mà tất cả mọi người, nhất là tuổi trẻ đều rất cần. Có điều, người trẻ có cách tiếp cận với đạo Phật khác với người già. Vì không có nhiều thời gian nên họ chỉ tranh thủ đến chùa những lúc có thể, nên khi nhìn vào những buổi lễ ở chùa thấy người trẻ ít hơn. Trong quá trình học tập và làm việc, những người trẻ rất cần đến các giá trị đạo đức Phật giáo để tự răn và hoàn thiện mình, để làm chủ bản thân trước mọi cám dỗ. Dù không có thời gian để đi chùa nhiều nhưng giới trẻ luôn ứng dụng Phật pháp để tạo ra những “khoảng lặng” cần thiết nhằm nghỉ ngơi, thư giãn, thanh lọc và làm mới thân tâm, đồng thời chiêm nghiệm về các giá trị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, để sống có ý nghĩa, lợi mình và lợi người.

Kế đến, nói “đạo Phật mang khuynh hướng từ bỏ tất cả mọi thứ như mong muốn vật chất, tình yêu…” cũng rất phiến diện và thiển cận. Đạo Phật không hề phủ định các giá trị của vật chất, tình yêu… mà chỉ phê phán sự tham lam, khát khao sở hữu chúng một cách mù quáng, vô độ mà thôi. Buông xả vì tham lam, vun vén cho riêng mình nhiều quá sẽ không tạo ra hạnh phúc, thậm chí ngược lại chỉ tạo ra đau khổ. Vật chất, tình yêu…, hay mọi thứ cần cho cuộc sống nói chung đều được đạo Phật trân trọng nhưng chỉ xem đó là phương tiện.

Luôn vận dụng sự tỉnh thức, dùng trí tuệ để soi sáng nhằm đem vật chất phục vụ đời sống, không để mình phải phụ thuộc, bị vật chất sai khiến. Với tình yêu cũng vậy, tham ái và chiếm hữu sẽ giết chết tình yêu, thành ra yêu nhiều thì đau khổ nhiều. Muốn tình yêu mang đến hạnh phúc thực sự thì thay thế tham ái bằng từ ái, không chiếm hữu mà trân trọng và hiến dâng, yêu người như yêu mình. Đạo Phật kêu gọi tu tập buông xả, chuyển hóa tâm tham ái và chiếm hữu chứ không phủ nhận hay chối bỏ các phương diện của đời sống. Nên quy kết “giới trẻ đến với đạo Phật sẽ không năng động, không mang tinh thần cầu tiến, cống hiến, từ đó sẽ làm cho xã hội không phát triển được, nói chung là mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn” là một sự xuyên tạc có dụng ý riêng.

Nói “cho con trẻ đi chùa, ăn chay, học Phật thì dần dần tính cách của chúng sẽ điềm đạm, hiền từ, chỉ biết buông xả… nên lớn lên vào đời sẽ rất khó thành công” lại càng sai lầm. Ai cũng biết, đạo đức vốn cần thiết hơn cả tài năng, “có tài mà không có đức là người vô dụng”. Đạo đức cần dạy dỗ từ khi còn tấm bé, như măng được uốn nắn thì tre mới thẳng. Nên cần nói ngược lại, nếu trẻ mà không được dạy dỗ cho hiền từ, điềm đạm, biết xả buông… đến khi lớn khôn vào đời chắc chắn sẽ thất bại. Để thành công trong cuộc sống, con người cần có nhân cách đạo đức, trầm tĩnh và nghị lực, thông minh và khéo léo (đạo Phật gọi là Giới-Định-Tuệ) chứ không phải nhờ tranh đoạt, mạnh được yếu thua, khôn ranh lõi lọc, lợi mình mà hại người.

Hiện nay, mọi người đều sống trong sự bất an, chất lượng cuộc sống ở mọi phương diện bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là sự xuống cấp đạo đức xã hội, nhất là trong giới trẻ. Đây là quả báo xấu có nhân duyên một phần từ việc chối bỏ, thậm chí hủy hoại các giá trị đạo đức và tâm linh truyền thống mà tổ tiên đã dày công tạo dựng. Trong các mối nguy thì tà kiến (quan điểm sai lầm, nhận thức không đúng) sẽ khiến cho nhiều thế hệ bị ảnh hưởng và hệ lụy. Mặt khác, người Phật tử cần cảnh giác, phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc từ những phần tử xấu, cố tình bóp méo nhận thức về đạo Phật để tiến hành cải đạo.

Hiện nay, các giá trị đạo đức, nhân văn của đạo Phật được các bậc trí thức trên thế giới tôn vinh, họ hy vọng giáo lý từ bi và trí tuệ của Phật giáo sẽ cứu vãn cho các xung đột, bất an trên thế giới. Bạn đã có duyên lành quy y rồi thì cố gắng học tập, nghiên cứu giáo pháp. Đạo Phật chủ trương “đến để thấy”. Một khi đã nhận thức đúng đắn về Chánh pháp (chánh kiến) ắt sẽ có hành động đúng và giúp bạn kiến tạo cuộc sống với đầy đủ thành công, cống hiến, hạnh phúc và an vui.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin bài có liên quan

Công Án Là Gì?

Bình Thường Tâm Thị Đạo

Xin Cho Biết Lễ Điểm Đạo Là Gì?

Nghĩa Của Sư Tử Hống Là Gì? Có Liên Hệ Gì Đến Lời Đàm Dân Gian “Hà Đông Sư Tử Rống” Không?

Xin Cho Biết Sự Khác Biệt Giữa Phật Giáo Và Các Tôn Giáo Triết Thuyết Khác?

Sự Khác Biệt Giữa Phật Pháp Và Ngoại Đạo

Đồng Tính Luyến Ái Có Thể Đi Vào Chùa Lễ Phật Được Không?

Làm Thế Nào Để Chữa Khỏi Được Bệnh Căng Thẳng Tinh Thần Theo Phương Cách Của Nhà Phật ?

Tượng Phật Di Lặc Và Tượng Ông Thần Tài

Ăn Chay Trường Và Vấn Đề Ăn Trứng Gà

Load More

Discussion about this post

Quan Điểm Của Albert Einstein Về Đạo Phật – Tân Vật Lý Và Vũ Trụ Luận (Vtv1)

Quan điểm của Albert Einstein về Đạo Phật – tân vật lý và vũ trụ luận (VTV1)

QUAN ĐIỂM CỦA ALBERT EINSTEIN VỀ ĐẠO PHẬT TÂN VẬT LÝ VÀ VŨ TRỤ LUẬN(Chương Trình Mỗi Ngày Một Cuốn...

Đoạn Kết Của Thời Gian – J. Krishnamurti And David Bohm – Lời Dịch: Ông Không

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Cải Đạo Là Đi Ngược Thông Điệp Của Chúa – Hoang Phong (Dịch)

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Cải Đạo Là Đi Ngược Thông Điệp Của Chúa – Hoang Phong (Dịch)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:CẢI ĐẠO LÀ ĐI NGƯỢC THÔNG ĐIỆP CỦA CHÚA Hoang Phong (dịch) Trả lời phỏng vấn...

Người Xuất Gia “Sinh Là Khổ” Sao Còn Ăn Mừng Sinh Nhật – Hộ Pháp

NGƯỜI XUẤT GIA "SINH LÀ KHỔ" SAO CÒN ĂN MỪNG SINH NHẬT Hộ Pháp Trong giáo lý nhà Phật, sinh...

Nét Đẹp Xuất Thế Trong Kinh Pháp Cú

Nét đẹp xuất thế trong kinh Pháp Cú

NÉT ĐẸP XUẤT THẾ TRONG KINH PHÁP CÚThích Nữ Giới Hương(Tài Liệu Khóa Tu học cho Gia Đình Phật Tử...

Góp lời về Thiền Giác Ngộ

GÓP LỜI VỀ THIỀN GIÁC NGỘ (*) Tuệ Thiền Lê Bá Bôn   1) Kinh luận Đại thừa đốn giáo...

Vu Lan Thực Hành Đạo Hiếu

Vu Lan Thực Hành Đạo Hiếu

VU LAN THỰC HÀNH ĐẠO HIẾU Hoàng Phước Đại Lễ Vu Lan hay còn gọi lễ báo hiếu, được tổ...

Chung Một Niềm Đau

Chung Một Niềm Đau

CHUNG MỘT NIỀM ĐAU Tâm Diệu Trong cuộc tấn công khủng khiếp, hồi 9 giờ sáng thứ ba 11 tháng 9...

Một Quan Điểm Phật Giáo Về Quyền Của Loài Vật Gs. Ronald Epstein

MỘT QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ QUYỀN CỦA LOÀI VẬTGS. Ronald Epstein Đại Học Pháp Giới Phật Giáo và Đại...

Xã Hội Tân Tiến Và Sự Mưu Tìm Hạnh Phúc Cho Con Người

Xã Hội Tân Tiến Và Sự Mưu Tìm Hạnh Phúc Cho Con Người

Xã Hội Tân Tiến Và Sự Mưu Tìm Hạnh Phúc Cho Con NgườiĐức Đạt Lai Lạt MaThích Trí Chơn chuyển...

Cứu Độ Những Chúng Sanh Đang Khổ Nạn ở Tam Ác Đạo

CỨU ĐỘ NHỮNG CHÚNG SANH ĐANG KHỔ NẠN Ở TAM ÁC ĐẠO Pháp Sư Tịnh KhôngDuyên Do Phát Thanh Về...

Sách Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Trong Top Đáng Đọc Nhất

Sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong top đáng đọc nhất

(13-10-2004 – 13-10-2020). Với chủ đề “Đô thị thông minh”, top 10 cuốn sách đáng đọc nhất do bạn đọc...

Thiền Viện Nguyên Thủy – Ký Sự Của Phạm Doãn

Thiền Viện Nguyên Thủy – Ký Sự Của Phạm Doãn

THIỀN VIỆN NGUYÊN THỦYKý sự của Phạm Doãn Lịch sử Chùa Nguyên Thuỷ thành lập năm 1970 do cố Hoà...

Đức Phật Báo Ân Cha Mẹ

Đức Phật Báo Ân Cha Mẹ

ĐỨC PHẬT BÁO ÂN CHA MẸ Toàn Không (Lược Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân) 1)- NHÂN DUYÊN:  Một thời đức Phật...

Hãy Buông Ra

HÃY BUÔNG RA   Tôi nghe buổi Thuyết Pháp tại chùa Thiên Môn. Xin thuật lại để quí vị cùng...

Quan điểm của Albert Einstein về Đạo Phật – tân vật lý và vũ trụ luận (VTV1)

Đoạn Kết Của Thời Gian – J. Krishnamurti And David Bohm – Lời Dịch: Ông Không

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Cải Đạo Là Đi Ngược Thông Điệp Của Chúa – Hoang Phong (Dịch)

Người Xuất Gia “Sinh Là Khổ” Sao Còn Ăn Mừng Sinh Nhật – Hộ Pháp

Nét đẹp xuất thế trong kinh Pháp Cú

Góp lời về Thiền Giác Ngộ

Vu Lan Thực Hành Đạo Hiếu

Chung Một Niềm Đau

Một Quan Điểm Phật Giáo Về Quyền Của Loài Vật Gs. Ronald Epstein

Xã Hội Tân Tiến Và Sự Mưu Tìm Hạnh Phúc Cho Con Người

Cứu Độ Những Chúng Sanh Đang Khổ Nạn ở Tam Ác Đạo

Sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong top đáng đọc nhất

Thiền Viện Nguyên Thủy – Ký Sự Của Phạm Doãn

Đức Phật Báo Ân Cha Mẹ

Hãy Buông Ra

Tin mới nhận

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người

Bình tĩnh thản nhiên với sự vu oan giá họa

Phật dạy: Nhìn nước để thấy người

Lời Phật dạy sâu sắc về cách làm giàu chân chính

Hiểu đúng về Đức Phật

Câu chuyện Đức Phật và 3 người đàn ông cùng bài học xương máu

Bụt dạy về mười hai nhân duyên

The Self-immolation Of Thich Quang Duc – Smsu

Bồ Tát Thích Quảng Đức, Cuộc Đời Và Hạnh Nguyện, Nhìn Qua Các Văn Bản Và Khảo Cứu

Sư ông Trúc Lâm giảng về “Tuệ giác của Đức Phật”

Lời nguyện đêm thành đạo

Tôi không xấu hổ khi là một Phật tử

Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại

Đức Phật dạy về đối tượng lễ bái qua kinh Thiện Sanh

Tin lời Phật dạy giúp ta chuyển hóa nỗi khổ niềm đau bằng chánh tín nhân quả

Chùa Từ Đức P. Thủy Xuân, Tp. Huế Thừa Thiên

Tư duy lời Phật dạy nhân mùa dịch

Dòng sông tâm thức (II)

Tài hùng biện xuất chúng của Tôn giả Sư Tử

Bảo vệ cuộc sống con người

Tin mới nhận

Thưa Thầy

Người khuyết tật tặng quà cho người nghèo đón tết yêu thương

Lời hay trong lẽ đạo

Kho Báu Nhà Thiền

Ai Trói Mình? (Song ngữ Vietnamese-English)

Bốn Nỗi Khổ Tinh Thần

Giọt Sương Đầu Ngọn Cỏ

Phát Tâm Bồ-đề – Đức Đạt Lai Lạt Ma sách song ngữ PDF

Gặp họa do nói không đúng lúc

Thử nghiệm sự thân chứng của chúng ta

Mộng Hay Thực Huỳnh Trung Chánh

Hành tinh của chúng ta là một thế giới duy nhất

Vesak 2014 Các Bài Tham Luận Hội Thảo

Phật Giáo Và Môi Trường

Tinh Hoa Đạo Học Đông Phương – Nguyễn Duy Cần

Lòng tham của con người không có gì sánh bằng

Nửa Hồn Xuân (Truyện Ngắn) – Thích Nữ Tịnh Quang

Điều Gì Xẩy Ra Khi Ta Chết – Bác Sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, M.d

Phật dạy: Có hai hạng người lo toan ở đời

Tình Người Trong Cuộc Sống

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 249)

Chú Giải Kinh Phạm Võng

Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama (song ngữ Anh-Việt)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 373)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 64)

Làm Bạn Với Kinh Pali

Kinh Lăng Già Tâm Ấn

Kinh Saṃyuktāgama 17: Bứng Gốc Và Buông Bỏ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 295)

Kinh Tâm Bát Nhã Ba La Mật Đa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 131)

Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 182)

Lược Giải Kinh Pháp Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 300)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 37)

GIỚI THIỆU KINH TẠP A-HÀM

Những pháp đoạn trừ và nuôi dưỡng năm triền cái

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 366)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

Tin mới nhận

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 54)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 290)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 13)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 15)

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 3

Tính Không Là Gì?

Lời Giáo Huấn Của Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 32)

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 2)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 84)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 33)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 79)

Đọc sách ngàn lần – Tập 8

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 205)

Kinh A Di Đà Lược Giải

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 22)

Tu Tịnh Độ Không Phải Chỉ Tụng Kinh Vô Lượng Thọ

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese