PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phật Giáo và việc chữa trị bệnh tật

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

PHẬT GIÁO VÀ VIỆC CHỮA TRỊ BỆNH TẬT  
Hoang Phong dịch 
Nhà xuất bản Hồng Đức 2016

Phat Giao Va Viec Chua Tri Benh Tat BiaLời tựa

Tất cả chúng ta đều nghĩ đến và chăm lo sức khỏe của mình, chỉ ít hay nhiều tùy theo mình còn trẻ hay già yếu và ốm đau. Thế nhưng sức khỏe không phải chỉ thuộc lãnh vực thân xác mà còn liên quan đến lãnh vực tâm thần. Như vậy thì tín ngưỡng nói chung và Phật giáo nói riêng có giữ một vị trí hay vai trò nào đối với mối quan tâm đó hay không.

Trong cuộc sống thường nhật cũng như qua các sinh hoạt xã hội, chúng ta thường xuyên bị chi phối bởi sự chăm lo sức khỏe đó, thế nhưng thường thì không mấy khi chúng ta ý thức được một cách sâu sắc và rõ rệt về sự quan tâm bàng bạc đó. Một mặt, chúng ta tìm kiếm sự bổ dưỡng, các thực phẩm “sạch” trong từng bữa cơm, miếng bánh, tìm đọc các sách dưỡng sinh, ngừa bệnh…, một mặt thì tập thể dục, múa tài chí khí công, tập thở tập hít, chuyển cho nhau các “tài liệu” trên mạng về các loại hoa quả, rau trái có đặc tính ngừa hay trị bệnh, v.v… Trên phương diện sinh hoạt xã hội thì đóng tiền các quỹ tương trợ, y tế, dọ hỏi các bác sĩ giỏi, bệnh viện tốt. Tất cả các mối quan tâm đó đều hướng vào sức khỏe trên thân xác. Các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần thì mơ hồ hơn nhưng không kém phần tích cực, lý do là vì mình không nhận biết được rõ rệt tình rạng sức khỏe của tâm thức mình. Nhằm làm giảm bớt các sự căng thẳng, lo lắng và hoang mang trong tâm thức thì ở cấp bậc thấp nhất là xem phim, nghe nhạc, mua sắm, đi hội chợ, dự lễ lạc, đình đám, say sưa, ma túy…, và ở cấp bậc cao hơn và tinh tế hơn là các hình thức nghệ thuật, văn chương, thi phú, âm nhạc, kịch nghệ, triết học, v.v…, nói chung là các cách che lấp và xoa dịu những đòi hỏi và lo sợ tàng ẩn sâu kín bên trong tâm thức mình. Các hình thức tranh chấp xã hội, chính trị kể cả chiến tranh, dưới một góc nhìn nào đó, cũng phản ảnh một cách gián tiếp và kín đáo các mối quan tâm về sức khỏe thân xác và tâm thần của mỗi cá thể con người trong xã hội.

Các phòng đợi của các bác sĩ đầy người ngồi chờ, các bệnh viện đầy bệnh nhân, ngân quỹ y tế thiếu hụt. Số người bệnh tâm thần cũng rất đông, nhưng những người có “tâm trí khỏe mạnh” thường là không muốn trông thấy họ, và trong bất cứ một xã hội nào dù văn minh hay đang phát triển, các dưỡng trí viện đều được đặt ở những nơi kín đáo. Tất cả các sự kiện này cho thấy là vấn đề sức khỏe nói chung không được giải quyết một cách thỏa đáng bằng cách ăn uống, thể dục, giải trí, nghệ thuật… nêu lên trên đây. Dù có giải quyết được phần nào đi nữa thi sự già nua và cái chết vẫn cứ âm thầm diễn tiến một cách đều đặn, không buông tha bất cứ một ai cả. Đấy là mảnh đất phát triển của tín ngưỡng, gián tiếp nói lên vị trí và vai trò của tôn giáo trong xã hội.

Sự kiện trên đây cho thấy vì sao trong các xã hội tân tiến – chẳng hạn như các nước Tây Phương – nơi mà y khoa và các ngành hiểu biết khác phát triển mạnh, thì tôn giáo lại thụt lùi. Chẳng qua là vì người ta bắt đầu hiểu được nguyên nhân và điều trị được rất nhiều thứ bệnh, con người nói chung bớt sợ hãi và ít cần đến “đức tin” và sự “cầu khẩn” hơn. Thế nhưng tín ngưỡng Phật giáo dù mới đặt chân vào các xã hội này không lâu, dường như cho thấy có vẻ thích nghi và phù hợp hơn so với các tôn giáo lâu đời của các xã hội đó. Tại sao lại có hiện tượng này?

Chẳng qua là vì trong các xã hội đó, các ngành y khoa liên quan đến thân xác đạt được các tiến bộ vô cùng ngoạn mục, nhưng các ngành phân tâm học, tâm lý trị liệu… vẫn còn lẹt đẹt phía sau, người ta vẫn còn tiếp tục dấu diếm các dưỡng trí viện và cảm thấy bất lực và xấu hổ trước những người điên loạn. Điều đó cho thấy Phật giáo không nhất thiết là một tôn giáo xây dựng trên “đức tin” và sự “cầu khẩn”, mà là một “phương pháp trị liệu”, rất cần cho các xã hội vật chất Tây Phương. Nói chung Phật giáo là một “tín ngưỡng” có một chút gì đó khác hơn với các tôn giáo độc thần. Vị phát minh ra “phương pháp trị liệu” lâu đời nhất của nhân loại về các căn bệnh sợ hãi, lo âu, các hình thức bấn loạn tâm thần của con người – nói chung là “vô minh” – mà ngày nay gọi là “ Phật giáo”, thường được xem là một vị Y Sĩ. Thật vậy tuy Đức Phật đôi khi cũng được xem là một vị “sáng lập” ra một tôn giáo, thế nhưng rất khó tìm thấy các điểm tương đồng của vị Y Sĩ đó để so sánh với các vị Tiên Tri (Prophets) nói lên những lời thần khải, mang tính cách khuyến dụ và hăm dọa, chẳng hạn như: thiên đường, địa ngục, hồng thủy, tận thế, tội lỗi, v.v…

Thế nhưng nếu nhìn trở lại châu Á nơi mà Phật giáo phát triển đã lâu đời, thì người ta lại thấy tín ngưỡng này suy yếu một cách trầm trọng tại một số quốc gia. Thật ra cũng không khó để nhận thấy nguyên nhân của sự kiện này: các quốc gia mà Phật giáo đang suy yếu là các quốc gia chạy theo các chủ nghĩa vật chất do người Tây Phương sáng chế ra, và bị lợi dụng như một phương tiện phục vụ cho chính trị. Hậu quả mang lại là Phật giáo tại các nước này trở nên quá “yếu” và trở thành một “tôn giáo đại chúng”, không phải là “Phật giáo” của Đức Phật và không còn đúng là một “phương pháp trị liệu” thuần túy của một vị Y Sĩ khác thường và siêu việt của nhân loại.

Các khía cạnh ứng dụng trong việc trị liệu – nhất là trên phương diện tâm thần – của Phật giáo đã từng được phát triển suốt trên dòng lịch sử phát triển của tín ngưỡng này, và ngày nay rất được quan tâm trong thế giới Tây Phương, chẳng hạn như phép luyện tập thiền định được mang ra áp dụng trong một số các trường học và bệnh viện. Các phương pháp trị liệu cũng như các bài khảo luận về chủ đề “Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật” vô cùng phong phú. Quyển sách nhỏ này cũng chỉ là một hạt cát, gom góp một vài bài viết và bài giảng ngắn qua các góc nhìn của một số học giả và các nhà sư Tây Phương – thuộc Phật giáo Theravada, Kim Cương Thừa, Thiền học, Phật giáo Tây Tạng, Đại Thừa… – về chủ đề này. Thế nhưng bên trong hạt cát đó cũng có thể chứa đựng những sự hiểu biết siêu việt, chẳng hạn như bài sau cùng trong quyển sách với tựa “Ý nghĩa của khổ đau trong Phật giáo” của nhà sư người Mỹ Ajhan Sumedho, trụ trì ngôi chùa nổi tiếng Amaravati ở Anh Quốc, có thể giúp chúng ta tẩy sạch các thứ bệnh tật – biết đâu có thể cả cái chết – bên trong tâm thức của chính mình.

Bures-Sur-Yvette, 
22.03.16 
Hoang Phong

MỤC LỤC
Lời tựa
Hãy đến với Đức Phật để chữa trị bệnh tật
Một phương thuốc đúng lúc và vượt thời gian
Ngay cả Đức Phật cũng phải chịu đựng mọi thử thách
Tâm thức là vị lương y tốt nhất
Tọa thiền và việc chữa trị bệnh tật
Ý nghĩa của khổ đau trong phật giáo

Pdf_Download_2
Phật Giáo Và Việc Chữa Trị Bệnh Tật
 (PDF)

Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

Thực Hành Nhẫn Nhục

Thực Hành Nhẫn Nhục

THỰC HÀNH NHẪN NHỤCĐức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII khai thị Ngày 23 tháng 7 năm 2011 tại...

Trái Tim Bất Diệt Của Bồ Tát Quảng Đức Hiện Đang Ở Đâu?

Trái Tim Bất Diệt Của Bồ Tát Quảng Đức Hiện Đang Ở Đâu?

TRÁI TIM BẤT DIỆT CỦA BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC HIỆN ĐANG Ở ĐÂU? Hoàng Độ Pháp nạn Phật giáo 1963...

Tâm Như Trí Thủ (Toàn Tập)

Tâm Như Trí Thủ (Toàn Tập)

TÂM NHƯ - TRÍ THỦ TOÀN TẬP Hoà Thượng Thích Trí Thủ Đức Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ...

Yêu Thương Từ Bi

Yêu Thương Từ Bi

YÊU THƯƠNG TỪ BINguyên tác: CompassionTác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Budapest 2010Chuyển ngữ: Tuệ Uyển   Tôi rất...

Bụt Và Tổ Trong Ta

Bụt Và Tổ Trong Ta

BỤT VÀ TỔ TRONG TA Thị giả Năm nay Sư Ông đã 87 tuổi. Nếu tính từ ngày xuất gia...

Con Đường Cũ Xa Xưa (Bát Chánh Đạo)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

“ngưng” hay “dừng”; “chân dung” hay “tiểu sử”?

“NGƯNG” hay “DỪNG”; “CHÂN DUNG” hay “TIỂU SỬ”?Đào Văn Bình Hiện nay trong nước không biết dùng chữ “ngưng” mà...

Bậc Trưởng Lão

BẬC TRƯỞNG LÃO  Thích Quảng Tánh   Một thời, Tôn giả Mahà Kaccàna trú ở Madhurà. Rồi Bà la môn...

Tặng Một Vầng Trăng

Tặng một vầng trăng

TẶNG MỘT VẦNG TRĂNGLâm Thanh Huyền | Vũ Công Hoan dịch   Một vị thiền sư ẩn tu trong am...

Đức Phật, Bậc Y Vương (Video Clip)

Đức Phật, bậc Y vương (Video Clip)

ĐỨC PHẬT LÀ BẬC Y VƯƠNG Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc   Tại sao Đức Phật được xưng tụng là...

Tản Mạn Về Đạo Lý: “Lương Sư Hưng Quốc

Tản Mạn Về Đạo Lý: “lương Sư Hưng Quốc

Tản mạn về đạo lý: “LƯƠNG SƯ HƯNG QUỐC” 良 師 興 國 Minh Đức Triều Tâm Ảnh Nhân ngày...

Sự bình an không gì lay chuyển

SỰ BÌNH AN KHÔNG GÌ LAY CHUYỂNThiền sư Ajhan ChaNgười dịch: Sư Tâm Pháp   Một bài pháp thiền sư...

Kinh Thánh Giáo Nhập Lăng-Già Phạn Văn Toàn Dịch – Chương 1

Kinh Thánh giáo Nhập Lăng-già Phạn văn toàn dịch – Chương 1

KINH THÁNH GIÁO NHẬP LĂNG-GIÀPHẠN BẢN TOÀN DỊCH(SADDHARMALAṄKĀVATĀRASŪTRAM)~Phước Nguyên dịch & chú~ ******************* Chương 1LĂNG-GIÀ VƯƠNG KHUYẾN THỈNH  I Tôi...

Phật Thuyết Kinh Quyết Định Nghĩa

Phật Thuyết Kinh Quyết Định Nghĩa - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0762- Dịch Phạn sang Hán: Tây...

Tứ Diệu Đế, Bài Thiền Quán Số 2

TỨ DIỆU ĐẾ - BÀI THIỀN QUÁN SỐ 2 Lozang Ngodrub, Lozang Pema   1. Nguồn gốc của Khổ 2. Diệt Khổ 3. Con...

Thực Hành Nhẫn Nhục

Trái Tim Bất Diệt Của Bồ Tát Quảng Đức Hiện Đang Ở Đâu?

Tâm Như Trí Thủ (Toàn Tập)

Yêu Thương Từ Bi

Bụt Và Tổ Trong Ta

Con Đường Cũ Xa Xưa (Bát Chánh Đạo)

“ngưng” hay “dừng”; “chân dung” hay “tiểu sử”?

Bậc Trưởng Lão

Tặng một vầng trăng

Đức Phật, bậc Y vương (Video Clip)

Tản Mạn Về Đạo Lý: “lương Sư Hưng Quốc

Sự bình an không gì lay chuyển

Kinh Thánh giáo Nhập Lăng-già Phạn văn toàn dịch – Chương 1

Phật Thuyết Kinh Quyết Định Nghĩa

Tứ Diệu Đế, Bài Thiền Quán Số 2

Tin mới nhận

Tìm về chân hạnh phúc nơi cửa sổ tâm hồn

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào?

Nghệ thuật tán dương của Đức Phật Thích Ca

Đạo Phật đã cho tôi những gì?

Lòng từ bi Karuna và tiếng hát của một bà lão ăn xin

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Ni Xá Tu Viện Long Hưng Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Con dao trong tâm

3 thành tựu siêu việt Đức Phật chứng đạt được trong đêm Ngài thành đạo

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

Lời Phật dạy về cách tạo dựng phúc đức cho sinh mệnh con người

Ý nghĩa ngày Phật đản trong đời sống người Việt

Giết gì được Phật khen?

Chỉ cần lương thiện trời xanh ắt sẽ an bài

Vì sao con người làm khổ nhau?

Cuộc đời đức Phật và môi trường

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

Đức Phật dạy: trong tất cả các loại bố thí, bố thí Pháp là vĩ đại hơn hết

Lời Phật dạy: Khen chớ vội mừng, bị chê chớ vội buồn

Voi điên tấn công Đức Phật và 2 bài học quý báu về cách sống

Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo (8/12 âm lịch)

Tin mới nhận

Định Hướng

Hạnh phúc và phước đức trong thiền quán

Những vết thương

Về hay đi

Xin Cho Biết Sự Khác Biệt Giữa Phật Giáo Và Các Tôn Giáo Triết Thuyết Khác?

Phật Bồ Tát Có Nhập Niết Bàn Không?

Lòng từ bi – đáp án cho một thế giới bất ổn

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (5)

Tỉnh Thức Và Cảnh Giác

Hiểu biết trọn vẹn

Hoa Ưu Đàm Lại Nở

Ảnh hưởng của Phật giáo trong cách đón Tết của người việt

Tự Tình Giêng – Hai

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 145)

Sự Sống và Sự Chết trong Phật Giáo

Tỳ Kheo Giới Và Tỳ Kheo Ni Giới

Kinh Samiddhi – Samiddhi Sutta (sn 1.20)

Đi Tìm Hướng Đi Nên

Tinh Tấn Magazine – Tạp chí Phật Giáo Số 2 – 12-2018

10 bức tranh chăn trâu của Đại Thừa và của Thiền Tông

Tin mới nhận

Kinh Chanda (Chiên Đà)

Sn 4.3 — Dutthatthaka Sutta: Kinh Về Tà Kiến

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 301)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 93)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 234)

Khái Quát Lịch Sử Truyền Bá Kinh Điển Và Những Đặc Điểm Của Kinh Tạng Nikaya

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 246)

Niệm Phật và niệm chú Đại Bi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 251)

Tôn kính Đức Phật Dược Sư – Kinh Dược Sư Phạn bản tân dịch

Quảng Ngãi: Trang nghiêm kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 368)

Bộ Kinh Liên Kết (Tương Ưng Kinh Bộ) Ebook PDF

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Khái Luận Triết Lý Kinh Hoa Nghiêm

Bát Nhã Ba La Mật Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Kinh Duy Ma

Kinh Không Sợ Hãi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 262)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 161)

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 68)

Cực Lạc Thù Thắng

Đọc sách ngàn lần – Tập 3

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 322)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 34)

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 351)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 364)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 313)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 136)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 40)

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Các Tổ Chức Phật Giáo Quốc Tế

Lời Giáo Huấn Của Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Công Trình Biên Soạn Và Phiên Dịch Kinh Sách Của Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Nhận thức Phật Giáo (Phần 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 157)

Bớt Duyên – Chuyên Tâm Niệm Phật

Tu Tịnh Độ Không Phải Chỉ Tụng Kinh Vô Lượng Thọ

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 11)

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.