PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phật Dạy Quán Niệm Sự Chết – Cư Sĩ Nguyên Giác

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

PHẬT DẠY QUÁN NIỆM SỰ CHẾT
Cư Sĩ Nguyên Giác

Chết là một tài sản chung, có sẵn nơi mọi người, không lìa một
ai. Ông bà mình cũng đã thấy như thế, rằng từ cao nhất thế gian như một vị vua
cũng phải chết và thấp nhất tới người mang nợ tứ phương cũng phải chết.

Tác phẩm Ca Dao Tục Ngữ Phật Giáo Việt Nam do Thầy Lệ
Như Thích Trung Hậu sưu tập đã ghi lại:

“Vua Ngô bâm sáu tàng vàng,
Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì.
Chúa chổm uống rượu tì tì,
Chết xuống âm phủ khác gì vua Ngô.””

Y hệt như không khí, chết là một đặc tính tự nhiên nằm sẵn
trong các pháp. Chỉ thoát được khi đã đạt quả vô sinh, tức là vào thánh vị bất tử
mà Đức Phật gọi là bậc A La Hán, hay là “đoạn diệt sinh tử.”

Đức Phật đã dạy nhiều pháp khác nhau cho nhiều bậc thánh đệ
tử
khác nhau. Trong đó, đặc biệt Đức Phật dạy rằng đời người chỉ trong một hơi
thở
ra, và hãy giữ chánh niệm về sự chết cho miên mật, đừng phóng dật.

Tại sao chúng sinh ưa thích hoan lạc, ưa thích “thọ lạc” hơn
là “thọ khổ,” mà Đức Phật lại dạy niệm về sự chết?

Các pháp vốn là như thị, vốn là như thế, thấy ngay thực tướng
các pháp, thấy ngay cái chết trong từng hơi thở của mình, thì sẽ xa lìa hết phiền
não
. Trong cái chết, không còn thời gian nữa, không có cái gọi là ngày hôm qua hay ngày mai, và cũng xa lìa hẳn cái mà các
đạo độc thần thường gọi là “hiện tại nhiệm màu,” hay “hồng ân,” hay “ơn thánh linh.”

Hỷ lạc là một phần của định, và tu sĩ ngoại đạo khi đắc một
phần định đã chấp hỷ lạc là ơn sủng từ Thượng Đế, nhằm “hiệp thông với con người.” Cho nên, bên Thiên Chúa Giáo La Mã có những
khóa Tĩnh Tâm, và bên Tin Lành có những khóa Bồi Linh, giúp tín đồ định tâm và
từ đây có hỷ lạc. Có một phần định, rồi có hỷ, có lạc… thế là vui sướng quá,
sẽ thấy cõi này tuyệt vời vì đã “có ngài trong tôi.” Nhà Phật gọi như thế là chấp.

Thiền Nhà Phật sẽ bước qua giai đoạn này của định, và sẽ xả ly cả lạc và bất lạc.

Thiền là chánh niệm trong thực tướng, tức là trong thế giới
hiển lộ tương ưng qua tâm mình, các sát na tâm sinh diệt liên tục trong luồng hộ
kiếp.

Đức Phật dạy quán niệm về sự chết là để chúng ta nhìn ngay dòng
chảy của nghiệp lực, để trực nhận tánh “vô thường” các pháp, để thấy tánh “vô ngã” trong dòng chảy tâm mình,
và từ đây bước qua dòng sông sinh tử.

Niệm sự chết không có nghĩa là gớm bỏ sự sống. Thực ra lại là
quý trọng sự sống. Bởi vì Đức Phật đã dạy rằng thân người khó được, Phật Pháp
khó nghe.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuốn The Path To Bliss đã viết,
“… các bạn hãy có một niềm tin sâu sắc rằng thân mình hiện nay có tiềm năng lớn,
và đừng bao giờ hoang phí dù một phút của thân này. Mặt khác, không tận dụng được
thân người quý giá của bạn hiện nay, hay chỉ làm hoang phí, thì y hệt gần như là
uống thuốc độc dù biết rõ ràng về hậu quả của việc như thế.”

Đừng phí một phút nào của đời mình. Cũng tương tự như Phật dạy,
giữ chánh niệm về sự chết không lìa, vì nó nằm ngay từng hơi thở ra.

Quán niệm về sự chết là một pháp môn mãnh liệt. Không chỉ thích
hợp
cho người thành niên, mà còn thích hợp cho cả thiếu niên. Chính Đức Phật đã
dạy một bé gái 16 tuổi quán niệm về sự chết, và cô này liên tục trong 3 năm đã
quán niệm về sự chết.

Kinh kể rằng, Đức Phật về lại thành Alavi 3 năm sau, vì quán
sát
thấy bé gái đã sắp vào thánh quả Dự Lưu và biết cô sẽ chết ngay trong ngày
gặp lại Đức Phật.

Tới đây, cần ghi chú giữa các bản dịch. Bản dịch Tích Truyện
Pháp
Cú do Thiền Viện Viên Chiếu thực hiện từ cuốn “Buddhist Legends” của Eugène
Watson Burlingame nói rằng cô bé chết và lên cõi trời Đâu Suất. Tuy nhiên, bản Anh
văn do Daw Mya Tin dịch từ tiếng Pali do Hội
Burma
Tipitaka Association Rangoon phổ biến thì
chỉ nói đơn giản là cô chết vì tai nạn thoi dệt đâm trúng, nhưng không nói là
sinh vào đâu.

Nhưng các dị bản cùng viết rằng, bé gái 16 tuổi đã nghe lời
Phật dạy về quán niệm sự chết, tự cô tu bằng cách quán niệm sự chết “ngày và đêm,”
và 3 năm sau (khi 19 tuổi) chỉ nghe Phật nói thêm mấy câu là đắc quả Dự Lưu.

Sau đây là trích “Tích Truyện Pháp Cú Tập 2,” bản dịch của Thiền
viện
Viên Chiếu, Phẩm XIII về “Cô Bé Dệt Vải”:

“…Một hôm, đức Phật đi đến Alavi. Dân chúng Alavi thỉnh Phật
thọ trai. Thọ trai xong, đức Phật dạy một bài pháp ngắn:

“Hãy quán niệm về sự chết, các người hãy tự nhủ rằng: đời
sống
của ta mong manh. Cái chết của ta là điều cố nhiên. Chắc chắn ta sẽ chết.
Cái chết sẽ chấm dứt đời ta. Đời sống không cố định, cố định là cái chết. Ai
không quán niệm về sự chết, sẽ sợ hãi khi giờ lâm chung đến, và sẽ chết trong sợ
hãi
kinh hoàng, như một người đi đường gặp rắn, không có gậy trong tay, run rẫy
dường nào. Còn người có quán niệm về sự chết, sẽ không sợ hãi trong giây phút
cuối của cuộc đời, và như một người gan dạ thấy rắn từ xa, đã cầm gậy hất nó
đi. Vì thế, hãy quán niệm về sự chết.”

Mọi người nghe xong lại trở về đời sống bình thường. Chỉ có
một cô bé thợ dệt mười sáu tuổi tự nhủ “Lời dạy của đức Phật thật kỳ diệu,
phần ta, ta sẽ quán niệm về sự chết.” Và cô bé quán niệm suốt cả ngày đêm. Đức
Thế Tôn
rời Alavi đến Kỳ Viên. Cô bé cũng tiếp tục quán niệm về sự chết trong
ba năm.

Vào một ngày, sáng sớm Thế Tôn quán sát thế gian, Ngài nhìn
thấy cô bé xuất hiện trong tầm quan sát của Ngài. Ngài tự hỏi “Những gì sẽ
xảy ra?” Ngài chú ý đến sự diễn tiến tiếp theo: “Từ ngày cô bé này
nghe Ta nói Pháp, đã thực hành quán niệm về sự chết trong ba năm. Bây giờ, Ta sẽ
đế Alavi và hỏi cô bé ấy bốn câu, Ta sẽ khen cô bé, và Ta sẽ nói Pháp Cú: Đời
này thật mù quáng. Nghe xong cô bé ấy sẽ chứng quả. Nhờ vậy, thính chúng sẽ
thâm hiểu lời dạy của Ta. Thế là Thế Tôn cùng năm trăm Tỳ kheo lên đường đến
Tinh xá Aggàlava.

Dân chúng Alavi nghe tin Thế Tôn đến, họ vào Tinh xá thỉnh
Phật
thọ trai. Cô bé con người thợ dệt cũng nghe tin ấy, tràn đầy hân hoan. Cô
nghĩ: “Thế Tôn đã đến, bậc từ phụ của ta, bậc đạo sư, bậc Thầy quý kính
dung mạo như trăng rằm, đức Cồ Đàm Phật Đà.” Cô tự nhủ “Bây giờ, lần đầu
trong ba năm nay, ta mới gặp Thế Tôn, người thân sắc vàng chói, giờ đây ta được
đảnh lễ thân kim sắc của Ngài, và nghe Ngài giảng pháp vi diệu thấm đầy mật ngọt.”

Nhưng cha cô trước khi đến xưởng dệt, đã dặn cô:

– Này con, trên khung cửi của cha còn một khổ vải chưa dệt
xong, cha phải dệt xong hôm nay. Con hãy quấn chỉ vào thoi cho đầy và mang gấp
đến cha.

Cô gái nghĩ thầm: “Ta rất mong được nghe đức Phật thuyết
pháp
, nhưng cha ta đã căn dặn như thế. Ta sẽ đi nghe pháp hay đánh sợi cho cha
ta?” Cô nghĩ tiếp: “Nếu ta không mang thoi đến, cha ta sẽ đánh ta. Vậy
thì
phải đánh sợi cho đầy mấy con thoi, đem đến cho ông, đợi dịp khác đi nghe
pháp
.” Cô ngồi vào ghế và đánh sợi.

Dân chúng Alavi đợi chờ Thế Tôn, cúng dường thức ăn, sau khi
ăn xong họ dọn bát và nghe Ngài chỉ dạy. Đức Thế Tôn tự nhủ: “Ta đến đây
qua một khoảng đường ba mươi dặm chỉ vì một cô bé, cô ấy chưa có mặt. Khi cô ấy
đến, Ta sẽ giảng pháp.” Vì thế, Ngài ngồi im, thính chúng cũng lặng yên đợi chờ…”(hết
trích)

Đọc tới đây, chúng ta thấy Đức Phật rất mực từ bi. Đi ba mươi
dặm, tới ngồi chờ một cô bé, người đã quán niệm về sự chết từ 3 năm.

Khi cô tới, Đức Phật ra dấu bảo cô bé vào giữa pháp hội. Đức
Phật
hỏi, nơi đây sẽ dịch phần vấn-đáp theo bản Daw Mya Tin:

(1) Con từ đâu
tới? (1) Bạch Thế Tôn, con không biết.

(2) Con sắp
đi đâu? (2) Con không biết.

(3) Có phải
con không biết? (3) Vâng, con biết.

(4) Con có
biết không? (4) Bạch Thế Tôn, con không biết.

Thính chúng không hiểu, khi nghe như thế. Bấy giờ, Đức Phật
yêu cầu cô giải thích, và cô nói, “Bạch Thế Tôn! Bởi vì ngài biết con từ nhà tới,
nên câu hỏi đầu tiên là Thế Tôn hỏi con từ kiếp quá khứ nào tới, con mới nói là
không biết. Câu thứ nhì là hỏi về kiếp vị lai, con mới nói là con không biết. Câu
thứ ba Thế Tôn hỏi là con có biết rằng con sẽ chết một ngàỳ nào đó, con mới đáp
là con biết. Câu cuối Thế Tôn hỏi là con có biết khi nào con sẽ chết, con mới nói
con không biết.” (hết trích dịch) 

Bấy giờ, Phật mới nói bài kệ thứ 174 trong Kinh Pháp Cú. Lập
tức
, cô chứng quả Dự Lưu. Khi về nhà, cha cô kéo thoi dệt, vô ý trúng ngực cô,
làm cô chết tức khắc. Bấy giờ, người cha xin xuất gia, tu học và rồi chứng quả
A La Hán.

Như thế, chúng ta thấy pháp môn quán niệm sự chết thích nghi
cả cho thiếu niên và có diệu dụng vô lường.

Chúng ta có thể tu quán niệm sự chết ra sao? Bạn hãy thử, diệu
dụng
có thể thấy ngay trong vòng mươi phút, hay nửa tiếng. Bạn hãy nằm duỗi thẳng
người, hình dung rằng mình đã chết từ đầu tới chân, tất cả các tâm vui mừng hờn
giận
tự nhiên biến mất dễ dàng, bắp thịt toàn thân thư giãn ra, các niệm trong
tâm tự biến mất. Khi tập cảm nhận sự chết, điều duy nhất bạn sẽ thấy là toàn thân
chỉ còn luồng hơi thở phập phồng, dịu dàng. Hãy giữ tâm thức đó.

Đi đứng nằm ngồi, bạn cũng hãy cảm nhận là đang chết, và sẽ
thấy chỉ còn duy nhất một hơi thở là cái giữ thân thể bạn với cõi này. Hãy tập
như thế trong một buổi, trong một ngày, và rồi cả đời. Cô bé 16 tuổi tập được,
và tất cả chúng ta đều tập được. Không hoang phí một phút nào cả. Rồi sẽ cảm nhận
sự chết, tự nhiên như sự sống, gắn bó trong hơi thở, phập phồng, dịu dàng.

Và như Đức Phật dạy, chúng ta sẽ bước qua cõi sinh tử này.

Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

Sách Phật Giáo Tại Hội Sách Lớn Nhất Thế Giới Frankfurt Book Fair 2016

Sách Phật giáo tại hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair 2016

SÁCH PHẬT GIÁO TẠI HỘI SÁCH LỚN NHẤT THẾ GIỚI FRANKFURT BOOK FAIR 2016 Ký sự của Thiện Đức Nguyễn...

Hãy Tập Buông, Để Cho Sự Tái Sanh Được Nhẹ Nhàng Đi Lên

Hãy tập buông, để cho sự tái sanh được nhẹ nhàng đi lên

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Chúc Tết

Chúc Tết

CHÚC TẾT Tết này xin chúc mọi ngườiSống vui chánh niệm sáng ngời thân tâmYêu thương hiểu biết trọn nămCon...

Ăn Chay Để Bảo Vệ Môi Trường Sống Bài 2

Ăn Chay Để Bảo Vệ Môi Trường Sống Bài 2

ĂN CHAY ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG Có rất nhiều cách để sống "xanh". Trong đó, ăn chay, có...

Bodhinyāna Giác Minh

Bodhinyāna Giác Minh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Món Nợ Lớn Nhất Của Đời Người Là Tình Cảm

Món Nợ Lớn Nhất Của Đời Người Là Tình Cảm

MÓN NỢ LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ TÌNH CẢM Thích Đạt Ma Phổ Giác Thất tình lục dục là...

Câu Chuyện Về Thánh Josaphat Hay Là Chuyện Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo Từng Phong Thánh Cho Đức Phật (Hoang Phong Chuyển Ngữ)

Câu Chuyện Về Thánh Josaphat Hay Là Chuyện Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo Từng Phong Thánh Cho Đức Phật (Hoang Phong Chuyển Ngữ)

CÂU CHUYỆN VỀ THÁNH JOSAPHAThay là chuyện Nhà thờ Thiên Chúa Giáo từng phong thánh cho Đức PhậtTài liệu của...

Con Đường Tịnh Độ

CON ĐƯỜNG TỊNH ĐỘ (Nhật ký vãng sanh) Chấp tay nhất niệm Di Đà Trái tim Tịnh Độ nở hoa...

Thiền Định Cho Mọi Giới

THIỀN ĐỊNH CHO MỌI GIỚI ĐẠI-LÃN Ở đây chúng tôi nêu lên chủ đề trên, có lẽ ai cũng có thể...

Không Nương Tựa

Không nương tựa

KHÔNG NƯƠNG TỰA Thích Tâm Hạnh I. DẪN NHẬP Điểm yếu lớn nhất của con người chúng ta và cũng...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 232)

****************Khi tôi đi đến Hong Kong đã quen biết được một số vị pháp sư, những vị pháp sư ấy...

Hướng Về Thành Đạo – Thích Thái Hòa

Hướng Về Thành Đạo – Thích Thái Hòa

HƯỚNG VỀ THÀNH ĐẠOThích Thái Hòa Đức Thế Tôn thành đạo bằng con đường nào? Bằng con đường chí thiện,...

Tu Dưỡng Tâm Từ Bằng Thiền Chánh Niệm

Tu dưỡng tâm từ bằng thiền chánh niệm

TU DƯỠNG TÂM TỪ BẰNG THIỀN CHÁNH NIỆMThiền sư Ajahn PasannoTrần Trọng Hiếu chuyển ngữTỳ Kheo Thích Thiện Tâm hiệu...

Kinh Atthaka Vagga Chương Bốn – Phẩm 8 Kinh Tập – Sutta Nipata -The Octet Chapter

Kinh Atthaka Vagga Chương Bốn – Phẩm 8 kinh Tập – Sutta Nipata -The Octet Chapter

HT. Thích Minh Châu dịch HT. Thích Nhất Hạnh dịch Sn 4.1: Kama Sutta — Sensual Pleasure. Kinh về dục....

Tại Sao Đạo Sư Thinley Nguyên Thành Lại Nhìn Thấy Quần Lót Trên Mạng ?

Tại Sao Đạo Sư Thinley Nguyên Thành Lại Nhìn Thấy Quần Lót Trên Mạng ?

TẠI SAO ĐẠO SƯ THINLEY NGUYÊN THÀNHLẠI NHÌN THẤY QUẦN LÓT TRÊN MẠNG ?Chí Đức & Huệ Như   Gần...

Sách Phật giáo tại hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair 2016

Hãy tập buông, để cho sự tái sanh được nhẹ nhàng đi lên

Chúc Tết

Ăn Chay Để Bảo Vệ Môi Trường Sống Bài 2

Bodhinyāna Giác Minh

Món Nợ Lớn Nhất Của Đời Người Là Tình Cảm

Câu Chuyện Về Thánh Josaphat Hay Là Chuyện Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo Từng Phong Thánh Cho Đức Phật (Hoang Phong Chuyển Ngữ)

Con Đường Tịnh Độ

Thiền Định Cho Mọi Giới

Không nương tựa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 232)

Hướng Về Thành Đạo – Thích Thái Hòa

Tu dưỡng tâm từ bằng thiền chánh niệm

Kinh Atthaka Vagga Chương Bốn – Phẩm 8 kinh Tập – Sutta Nipata -The Octet Chapter

Tại Sao Đạo Sư Thinley Nguyên Thành Lại Nhìn Thấy Quần Lót Trên Mạng ?

Tin mới nhận

Chùa Vĩnh Phúc an vị tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu Nói Về Việc Tự Thiêu Của Bồ Tát Quảng Đức

Chỉ cần lương thiện trời xanh ắt sẽ an bài

Phật dạy về phái yếu

Soi sáng lời Phật dạy

HT. Thích Bảo Nghiêm: Nương tựa vào danh hiệu Phật để nhớ hạnh Phật, lời Phật dạy

Đức Phật: Sự hoá độ viên mãn

Đức Phật giảng về viễn cảnh thời Mạt pháp

Có phải bạn đang yêu sai cách?   

Cư sĩ được Phật khen là ngọc quý, sen thơm

4 sự kiện trước khi Đức Phật thành đạo

Phật thuyết Bát Chánh Đạo Kinh

Bức thông điệp từ con người của Đức Phật

Lời Phật dạy về sự chung thủy trong tình yêu

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người, hướng con về nẻo thiện lành

Lời Phật dạy về 3 điều người mẹ nên làm để tích phúc cho con cái

Đức Phật – Ngài là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian

Truyện ngắn: Thế gian cái gì quý nhất?

Lời Phật dạy về hai hạng người không biết chán đủ

Tịnh Xá Ngọc Phước 39/1 Tô Ngọc Vân- Thạnh Xuân- Q12-tphcm

Tin mới nhận

Hiếu thuận được phước làm vua cõi trời

Lý Tính Duyên Khởi Trong Tụng Mở Đầu Trung Luận

Địa Vị Người Đàn Bà Trong Kinh Phật Nguyễn Phúc Bửu Tập

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 104)

Khảo Sát Về Câu Chuyện Nàng Sujata & Ngôi Tháp Gạch Bên Bờ Sông Niranjana – Chúc Phú

Sướng khổ và niết bàn theo quan điểm của Phật giáo

Tuệ Trí Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Sự Suy Tàn Của Phật Giáo Ấn Độ

Giới Tỳ Kheo

Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu

Truyền Thông Trong Họat Động Hoằng Pháp – Tt. Thích Thiện Bảo

Vu Lan – Hiếu Đạo Tinh Thần Giáo Dục Nhân Bản Phật Giáo – Thích Nhật Hiếu

Chiếc Gậy Tôn Giáo Và Bánh Xe Dân Chủ Của Miến Điện

Hoa Kỳ Muốn Liên Hợp Quốc đưa vấn đề kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma

Giới thiệu trường đại học Phật giáo Dongguk – Hàn quốc

Thánh Bồ Tát Long Thọ

Vai Trò Thích Hợp Của Tôn Giáo Trong Thế Giới Hiện Đại – Đức Đạt Lai Lạt Ma

Lời Của Biển

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Thurman

Hạt Giống Như Lai

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Uống nước trong thùng gỗ

Kinh Phật và các nghi lễ: Nghi thức phóng sinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 147)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

Giảng kinh Chiếc Lưới Ái Ân

Năm Điều Mong Ước, Kinh Tăng Chi Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 278)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 242)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 132)

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) – Đa Ngữ: Việt – Anh – Pháp – Đức

Khổ Đau Phát Sinh Và Vận Hành Như Thế Nào? Kinh Acela-sutta

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (2)

A Hàm – Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 56)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 77)

Kinh Bách Dụ: Giết cả đàn trâu

Toát Yếu Nội Dung Các Kinh Trường A Hàm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 107)

Kinh Chanda (Chiên Đà)

Chúng ta thường không chú ý đến chính bản thân mình

Tin mới nhận

Hướng Về Miến Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 177)

Khai thị ngạ quỷ cô hồn

Pháp Môn Một Đời Thành Phật

CÁCH CỨU GIÚP NGƯỜI THÂN BẤT NGỜ GẶP NẠN

Luận Về Vấn Đề Hộ Niệm Lúc Lâm Chung Theo Kinh Tạng Nikaya

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 18)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 291)

Khóa Hư Lục

Lược Khảo Về Năm Dị Bản Kinh Vô Lượng Thọ

Giải Đáp Thắc Mắc

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 2)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 26)

Sông Lửa, Sông Nước – Giới Thiệu Truyền Thống Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Đường về cực lạc, tịnh độ nhân gian

Niệm Phật Tam Muội

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 151)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 1)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese