PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Oan Hồn Có Tồn Tại Ở Bệnh Viện Không? Làm Thế Nào Để Hóa Giải?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Oan Hồn Có Tồn Tại Ở Bệnh Viện Không?
Làm Thế Nào Để Hóa Giải?
HT. Thích Giác Quang trả lời

VẤN: Chúng con là một nhóm các sinh viên y khoa và bác sĩ nội trú năm nhất thường thực tập và trực ở bệnh viện vào ban đêm. Ngày trước chúng con có nghe các anh chị sinh viên đi trước kể về các oan hồn họ thường thấy ở bệnh viện hay nhà xác nhưng chúng con cũng không tin là mấy. Dạo gần đây một số bạn trong nhóm kể thường thấy có bóng người lui tới lúc nửa khuya , kể cả nghe tiếng nước chảy nhưng khi vào nhà tắm thì chẳng thấy ai, cả nhóm cho là hoa mắt. Có một số bạn chẳng biết thế nào vừa đến ca trực người cảm thấy mê mệt, chỉ muốn ngủ, không phải vì bạn ấy thiếu ngủ và đôi khi nằm ở góc nào trong phòng trực ngủ rất ngon nhưng ngắn, khi tỉnh dậy người cứ như trên mây một lúc mới bình thường trở lại. Một số bạn còn có triệu chứng khó thở, người rất xanh nhợt nhạt sau những lần thực tập ở khoa chấn thương nhiều người liên tục qua đời. Có một bạn trong nhóm biết chút Phật pháp khuyên nên niệm Phật hay trì Chú Đại Bi và có lần bạn ấy trì chú thì một bạn hôn trầm đã tỉnh dậy. Con phân vân không hiểu là những gì chúng con thấy có đúng không? Có oan hồn thật sự trong bệnh viện không? Tại sao họ chưa siêu thoát? Nếu chúng con phải trì chú thì nên trì chú nào là đúng nhất? Chúng con xin cảm ơn Sư ạ.

ĐÁP:

Oan hồn, hồn ma, ma, cô hồn gọi chung là “ma”:

Bàn đến “ma”, “hồn ma bóng uế” đối với Phật giáo là việc không tưởng! Người Phật giáo cũng không tin là có ma. Phật giáo quan niệm ma là những nghiệp lực, chướng duyên cản trở quá trình tu chứng của người đệ tử đức Phật, như: ma tiền tài, ma danh vọng, ma sắc đẹp, ma ngủ nghỉ, ma ngũ dục… chứ không có vấn đề ma nhác, ma hiện hình cho người đời thấy, ma báo mộng, đưa tin…

Theo từ điển Việt Nam của Thanh Nghị thì hồn ma, oan hồn là bóng hình quái dị của người đã chết mà lắm người tin rằng có thể hiện ra. Như nói “ma da” là ma dưới nước, oan hồn, ma xó, cô hồn. Hồn ma là sự ám ảnh đối với người sống, “hồn ma” là hiện tượng mà mọi người tin là có, hoặc có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và “hồn ma” có thể xuyên qua khe hở, qua cửa, qua tất cả vật thể để đến với người sống, lúc bấy giờ người sống gọi là “ma nhác”. Câu chuyện “ma” là câu chuyện vô cùng hấp dẫn, nói mãi không hết chuyện “ma”. Người sợ “ma” bao nhiêu thì thích nghe nói chuyện “ma” bấy nhiêu… Thật ra “hồn ma” là một hiện tượng “vô thể” đối lập với “hữu thể”!

Như người bệnh mới vừa bị cưa mất khúc chân, người đó vẫn còn cảm giác bên khúc chân bị cưa mất về sự đau đớn, nhức nhối. Sự đau đớn nhức nhối ở khoản không bên khúc chân vừa bị cưa mất gọi là “chân ma”.

Nghe nói có người chết trên giường bệnh trong một bệnh viện lớn, vắng vẻ, xe hồng thập tự vừa đưa xác người chết xuất viện về quê… việc nầy đối với các Bác sĩ thì chẳng là gì! Nhưng với người bình thường vừa đến đây có cảm giác lành lạnh sờ sợ, khi vào bên trong đi ngang các phòng bệnh, nghe chuyền tai nơi đây hôm qua có người chết vừa đem ra khỏi giường… Cái cảm giác có người chết nằm trên giường, hôm qua còn người nằm, hôm nay không còn người nằm, liền nảy sanh sợ chỗ đó gọi là “sợ hồn ma bóng uế”.

Đối với các tôn giáo:

Nói đến ma, hồn ma, oan hồn, mọi người tiến bộ trên hành tinh nghĩ ngay đến tôn giáo, chỉ có những người làm công tác tôn giáo mới hóa giải vấn đề hồn ma. Một số tôn giáo và nền văn hóa dân gian quan niệm, con người gồm thể xác (mang tính chất vật chất) và linh hồn (mang tính chất phi vật chất). Khi thể xác chết, linh hồn xuất khỏi thể xác. Nếu linh hồn đó không có cơ hội đầu thai hoặc nơi trú ngụ chung với các linh hồn khác mà tương tác với cõi thực có con người sẽ gọi là “ma”, “hồn ma”; nhưng nếu các phần phi vật chất đó tương tác với cõi thực của con người theo tình cảm, theo trách nhiệm được giao của các tôn giáo thì lại gọi là “hồn”, “linh hồn”, “thánh”, “thần”, “thiên sứ”.

Theo Phật giáo:

Con người, nói chung là chúng sanh sau khi chết, không có một linh hồn, oan hồn nào tồn tại sau khi thân ngũ uẩn tan rã! Thân chúng sanh gọi là thân ngũ uẩn hay ngũ ấm, gồm có sắc, thọ, tưởng hành và thức: sắc dụ cho máu thịt gân xương v.v… và tâm (thọ, tưởng, hành, thức) dụ cho tâm thức, sự hiểu biết tạo ra nghiệp lực, hình thành một con người.

Có thể hiểu cách khác: thân người gồm có đất, nước, lửa, gió (là máu, thịt, gân, xương), tâm là thức đại, không đại (là sự hiểu biết); sau khi qua đời, đất, nước, lửa, gió được trả về với đất, nước, lửa, gió; thức đại, không đại được trả về với hư không và sau 49 ngày tái sanh theo nghiệp lực đã tạo. Như vậy, không còn gì ở lại thế gian nữa, làm gì có hồn ma hay oan hồn?

Việc cúng cầu siêu cho hương linh người qua đời, ngày kỵ giổ mời ông bà về thọ hưởng là đứng về mặt tín ngưỡng tưởng niệm người quá cố. Tưởng niệm không phải tin rằng có linh hồn tồn tại sau khi chết, tưởng niệm nói lên đạo đức của người con Phật, không quên ân sâu nghĩa nặng của cửu huyền thất tổ, ông bà cha mẹ, quá thế nhiều đời, cũng như cha mẹ tại tiền. Tưởng niệm cũng chính là để đáp ân sanh thành dưỡng dục của người con Phật mà thôi, hoặc cúng thí thực cho các “oan hồn” được siêu thoát là vì phát huy lòng từ thiện: người chết còn nghĩ đến huống gì người đói nghèo!

Con người hình dung về hồn ma:

Cho đến nay, hồn ma vẫn là bí ẩn đối với nhân loại, có những câu chuyện hư cấu về hồn ma, nhưng cũng không thể kết luận được có phải hư cấu hay không. Sự bí ẩn của hồn ma xuất phát từ giới hạn tri thức và hiểu biết của con người (nói chung) và các nhà khoa học (nói riêng).

Hồn ma thường được miêu tả là một dạng người, nhưng thông thường là “trắng bạc”, “cái bóng lờ mờ”, “nửa trong suốt”, hay “tựa như sương mù”, “đống đen thùi lùi”. Hồn ma không có cơ thể sống như con người, hoặc chỉ là bộ xương người biết đi. Xã hội của các oan hồn theo nhiều người là “âm phủ” còn chỗ ở của hồn ma là cái mộ (sống cái nhà, thác cái mồ) vì vậy họ xây dựng nhà mồ rất đẹp có nhiều nghĩa địa khang trang như một thành phố. Nhưng hồn ma cũng có thể vương vất ở những nơi tăm tối, vắng vẻ nơi có liên quan đến họ khi còn sống.

Ở một số tín ngưỡng dân gian:

Người có “duyên” với hồn ma mới có thể nhìn thấy hồn ma hoặc chỉ những người có khả năng đặc biệt còn gọi là các nhà ngoại cảm là có thể thấy và tương tác với hồn ma. Nhiều người cho rằng oan hồn (ma) có khả năng biết tất cả những gì người sống nghĩ, có khả năng biết được các việc đã, đang và sắp xảy ra, hoặc có khả năng tác động lên thể xác, lời nói của người sống như hiện tượng lên đồng, tác động lên cảm quan người sống như dắt người sống đi lạc vào bụi, xúi người sống ăn đất mà tưởng ăn bánh hoặc hồn ma có thể tác động lên vật chất như tạo ra tiếng động, tắm trong nhà tắm nữa đêm, rung cây, xô lệch bàn ghế…

Oan hồn theo nghĩa đen tức là người chết không do từ một nguyên nhân cố định (bệnh chết, già chết) như xe đụng hết, bị lạc đạn chết, bị chết vì nước, lửa, lốc xoáy… gọi là chết oan, chết tức tửi. Người chết không có người cứu, không có người tụng kinh, đưa linh, nên người đời gọi đó là những oan hồn, còn ẩn khuất đâu đây chưa siêu thoát. Cứ nghĩ như thế mãi theo thời gian và cho rằng người chết đó không siêu thoát nên thành “ma đói, ma ngã ba đường cái, ma oán, oan hồn, cô hồn”.

Lời khuyên:

Bạn có thấy những oan hồn, nghe những sinh hoạt của oan hồn, nghe tiếng nước chảy trong bồn tắm, nghe trong người của Bạn có hiện tượng khác, ngầy ngật, ợ ngáp, khó thở… đó là do nghiệp thức của Bạn cảm ứng.

Người đời nói chuyện “hồn ma” vì thấy có “hồn ma”. Khi các Bạn nghĩ đến ma, thấy ma, nói chuyện ma, nghi có ma ở nơi nào đó thì Bạn cảm thấy sợ sệt, nhất là những nơi vắng vẻ… Theo Sư thì hôm nay chúng ta sợ “ma sống” hơn là “ma chết”, “ma xã hội đen” đấy Bạn ạ!

Về đạo đức tâm linh, Bạn niệm thần chú Vãng sanh, thần chú thất Phật diệt tội chân ngôn (Thập chú trong kinh Nhựt Tụng), Bạn chỉ còn thấy đức Phật, Bồ Tát, nên không còn thấy “hồn ma bóng uế” nữa!

HT Thích Giác Quang (Quán Âm Tu Viện – TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai)

Tin bài có liên quan

Công Án Là Gì?

Bình Thường Tâm Thị Đạo

Xin Cho Biết Lễ Điểm Đạo Là Gì?

Nghĩa Của Sư Tử Hống Là Gì? Có Liên Hệ Gì Đến Lời Đàm Dân Gian “Hà Đông Sư Tử Rống” Không?

Xin Cho Biết Sự Khác Biệt Giữa Phật Giáo Và Các Tôn Giáo Triết Thuyết Khác?

Sự Khác Biệt Giữa Phật Pháp Và Ngoại Đạo

Đồng Tính Luyến Ái Có Thể Đi Vào Chùa Lễ Phật Được Không?

Làm Thế Nào Để Chữa Khỏi Được Bệnh Căng Thẳng Tinh Thần Theo Phương Cách Của Nhà Phật ?

Tượng Phật Di Lặc Và Tượng Ông Thần Tài

Ăn Chay Trường Và Vấn Đề Ăn Trứng Gà

Load More

Discussion about this post

Kinh Tứ Thập Nhị Chương – Đối Chiếu Và Nhận Định (Thích Chúc Phú)

Kinh Tứ thập nhị chương – đối chiếu và nhận định (Thích Chúc Phú)

KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNGĐỐI CHIẾU & NHẬN ĐỊNHTHÍCH CHÚC PHÚ Nhà xuất bản : Hồng Đức 2014 LỜI NÓI ĐẦU          ...

Thiền Và Vũ Sĩ Đạo

Thiền và vũ sĩ đạo

THIỀN VÀ VŨ SĨ ĐẠO (Zen and the Samurai) Nguyên tác: Suzuki Daisetsu Dịch chú: Nguyễn Nam Trân Đôi lời giới thiệu: Bài...

Lời Khuyên Của Thầy

Lời Khuyên Của Thầy

LỜI KHUYÊN CỦA THẦY Trulshik Rinpoche giảng Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ  Từng có một học trò, người đến...

Du Học Phật Học Viện Viên Quang Ở Đài Loan – Thích Hạnh Bình

Viên Quang là một trong nhiều Phật học viện ở Taiwan, cơ sở được xây dựng khá qui mô trên...

Giác Ngộ Trong Kinh Bát Đại Nhân Giác

Giác Ngộ Trong Kinh Bát Đại Nhân Giác

GIÁC NGỘ TRONG KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC Thích Viên Giác Kinh Tám Điều Giác Ngộ có hai mục đích:...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 199)

Nhẫn Lực Thành TựuKinh văn: "Bất kế chúng khổ, thiểu dục tri túc, chuyên cầu bạch pháp, huệ lợi quần...

Công Trình Biên Soạn Và Phiên Dịch Kinh Sách Của Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Công Trình Biên Soạn Và Phiên Dịch Kinh Sách Của Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đức Hạnh

Đức Hạnh

ĐỨC HẠNH Vĩnh Hảo   Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không...

Kinh Thắng Man Phu Nhân Hội

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Kim Cương Kinh Giảng Nghĩa

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thở Để Nhìn Thấy Chính Mình

Thở để nhìn thấy chính mình

THỞ ĐỂ NHÌN THẤY CHÍNH MÌNH Thích Đạt Ma Phổ GiácDưỡng khí là cái tối cần thiết cho cơ thể...

Vào Thiền

Vào Thiền

Cuối tháng 10 qua, trong một buổi họp mặt của Hội Cựu Giáo chức và Thân hữu ở Houston, nhà...

Cái Gì Là Lõi Cây

CÁI GÌ LÀ LÕI CÂY Nguyên Đức Bài kinh dùng hình ảnh người đi tìm lõi cây để ám chỉ...

Hàng Ngày Ngồi Thiền, Đọc Kinh Có Thể Thành Phật Được Không?

Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?

Con người trước tiên là phải vứt bỏ hết thảy tư tâm và dục vọng của mình, thì mới có...

Kinh Không Sợ Hãi

Kinh Không Sợ Hãi

Then Janussonin the brahman went to the Blessed One and, on arrival, exchanged courteous greetings with him. After an exchange...

Kinh Tứ thập nhị chương – đối chiếu và nhận định (Thích Chúc Phú)

Thiền và vũ sĩ đạo

Lời Khuyên Của Thầy

Du Học Phật Học Viện Viên Quang Ở Đài Loan – Thích Hạnh Bình

Giác Ngộ Trong Kinh Bát Đại Nhân Giác

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 199)

Công Trình Biên Soạn Và Phiên Dịch Kinh Sách Của Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Đức Hạnh

Kinh Thắng Man Phu Nhân Hội

Kim Cương Kinh Giảng Nghĩa

Thở để nhìn thấy chính mình

Vào Thiền

Cái Gì Là Lõi Cây

Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?

Kinh Không Sợ Hãi

Tin mới nhận

Thế nào là tu huệ?

Dạy con như Đức Phật: 5 nguyên tắc vàng tạo nên những đứa trẻ tuyệt vời

Bụt dạy về mười hai nhân duyên

Phật dạy về ngày tốt

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Bài học nào cho chúng ta hôm nay?

Phật là cơm

Trí tuệ Phật sâu đến mức nào?

Ý nghĩa cội rễ của Luật Nhân Quả

Lời Phật dạy về nhân quả đẹp, xấu, giàu, nghèo của phụ nữ

40 Năm Thành Lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam: Hơn 20 Năm Xẻ Núi Xây Chùa Núi Rừng Bị Cào Nát Lớp Áo Xanh.

Lời Phật dạy: Cách để có được hành vi tốt

Lời Phật dạy: ‘Nghe” là một pháp tu thù thắng

Hòa thượng Viên Minh: Cô đơn là điều tuyệt diệu

Lời Phật dạy về lòng tham của con người

Thư Ngỏ V/v: tôn tạo sửa chữa lại Chùa sau mùa mưa bão

Người đẹp tuyệt trần

Phật dạy về phái yếu

Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân theo lời Phật dạy

Chùa Long Phước, Ấp Giồng Chùa, Xã Nhuận Phú Tân, Huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre

Tin mới nhận

Tại sao thiền là nguyên tắc căn bản của sự thành công

Sn 4.3 — Dutthatthaka Sutta: Kinh Về Tà Kiến

Theo Dấu Chân Phật- Kỳ 3

Luận Đại Thừa Chưởng Trân 大乘掌珍論

Chùa Tôi Và Mẹ Tôi – Ngọc Huyền

Kinh A Di Đà, Ban Phiên Dịch Việt Ngữ Vạn Phật Thánh Thành

Vai Trò Của Trường Phái Sarvastivada Ở Afghanistan Nguyên Tác: C. S. Upasak Thích Giác Hoàng Dịch

Tìm về chân hạnh phúc nơi cửa sổ tâm hồn

So Sánh Triết Học Bà La Môn (Triết Học Ấn Độ) Và Đạo Lý Phật Giáo (Hoàng Nguyên)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 40)

Hạnh phúc ở quanh đây

Nghiên cứu về vấn đề cúng tế và cứu độ hương linh trong kinh tạng Nikāya

Chánh Pháp Số 15 – Giai Phẩm Xuân Quý Tỵ 2013

Đức Vua Asoka Của Tích Lan

Cõi Âm Có Hay Không? Nhận Thức Của Phật Giáo Đối Với Vấn Đề Này

Địa Vị Người Phụ Nữ Trong Giáo Lý Đức Phật – Thích Nữ Huệ Hướng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 13)

Từ Ái và Bi Mẫn Trong Hành Động

Mùa Phật Đản Trong Ký Ức Tuổi Thơ

Tiệc chay tất niên sớm theo kiểu con nhà Phật

Tin mới nhận

Kinh Tụng – Thích Trí Thoát

Tầm quan trọng của việc giữ giới theo kinh điển Phật giáo

Người Phật tử đọc kinh Phật phải chân thành và cung kính

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 07)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 45)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 282)

Tìm hiểu chữ Tâm trong kinh tạng A Hàm

Đại Lễ Phật Đản Vesak Năm 2022 tại Liên Hợp Quốc và Tòa Bạch Ốc

Kinh Bách Dụ: Xem nắn bình

PHẬT NÓI KINH DIÊN /DUYÊN MỆNH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 107)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 89)

GIỚI THIỆU NGUỒN GỐC A-DI-ĐÀ 

Audio Book Kinh Kim Cang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 374)

Kinh Bách Dụ: Người hay sân hận

Chánh pháp là ngọn đèn (song ngữ)

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng

Tin mới nhận

Nhận thức Phật Giáo (Phần 4)

Pháp Môn Một Đời Thành Tựu

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 14)

Tịnh độ ngũ kinh

Phật Pháp Viên Dung Không Chướng Ngại

Thiết Lập Tịnh Độ – Kinh A Di Đà Thiền Giải

Phật học vấn đáp liên quan đến pháp môn tịnh độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 13)

Con Đường Tây Phương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 360)

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 160)

Đọc sách ngàn lần – Tập 12

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 110)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 116)

Lược Thuật Hành Trạng Hòa Thượng Quảng Khâm

Kinh A Di Đà Sớ Sao

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 11)

Pháp Môn Tịnh Độ

Luận Về Vấn Đề Hộ Niệm Lúc Lâm Chung Theo Kinh Tạng Nikaya

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.