PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Những nhận thức sai lầm khi đi lễ chùa đầu năm

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NHỮNG NHẬN THỨC SAI LẦM KHI ĐI LỄ CHÙA ĐẦU NĂM
Cao Tuân

Le Chua Dau Nam

Người dân đi lễ chùa đầu xuân

Thực tế, nhiều người không hiểu rõ bản chất về lễ chùa dẫn đến những việc làm và suy nghĩ sai lầm…

Đi lễ chùa đầu năm là một hoạt động không thể thiếu của mỗi người dân dịp Tết đến, xuân về. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt Nam. Thế nhưng, nhiều năm gần đây, việc lễ chùa hay tìm đến những chốn tâm linh đang bị nhiều người làm lệch lạc đi nét đẹp này.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, Giảng viên Khoa Văn học – trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội về câu chuyện đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng.

Ông Nguyễn Hùng Vỹ chia sẻ: “Phật Giáo là một tư tưởng triết học lớn, do đức Thích Ca Mâu Ni là người khởi xướng. Chính vì vậy hình tượng Đức Phật là đại diện Phật Giáo chính là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn đem đến cho người dân. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp”. 

Vị chuyên gia này phân tích: Đi chùa có năm cái: 

Thứ nhất là lễ bái (thân, tâm, khẩu phải trang nghiêm); 

Thứ hai là cúng dường (mình bỏ tiền công đức giúp đỡ chùa. Vấn đề này tùy tâm, tùy hoàn cảnh chứ không đánh giá cái tâm qua ít nhiều); 

Thứ ba là giác ngộ (sám hối, hướng đến chân lý cơ bản); 

Thứ tư là cầu may (hiểu đơn giản đó là ngũ công đức mình cầu cho kiếp sau: Hình tướng đẹp, giọng nói hay, nhiều của cải, sinh ra ở nơi cao sang và lúc mất được lên với trời); 

Thứ năm là du ngoạn (đến chùa để giải trí, thanh tịnh, thoải mái tâm hồn).

Cũng theo ông Nguyễn Hùng Vĩ, người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.
Vì vậy Đức Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần thánh. Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ai cũng hiểu đúng bản chất của việc này. 

Hay việc mọi người quan niệm cứ cầu lộc, cầu phúc, cầu may mắn bằng ít tiền lễ và xoa tay vào tượng là đạt được lời cầu. Đó là hành động phải tội, thiếu đi sự tôn kính đối với nhà Phật, mà lại mất đi sự tôn nghiêm, ảnh hưởng đến mỹ thuật của pho tượng.

Không phải cứ cầu cúng thật nhiều tiền vàng thì sẽ nhận lại được nhiều như thế. Giá trị vật chất không tồn tại trong các không gian linh thiêng. Kể cả chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi… tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật… 

“Thực tế, vì tham vọng của con người nặng nên người ta đến chùa bằng những thân khác, tâm khác, khẩu khác chứ không theo nghi thức Phật Giáo. Điều này đã sai lệch đi mục đích tốt đẹp từ xa xưa của chùa. Cái tham trong ba nghiệp là tham sân si, người ta nghĩ cúng dường nhiều thì được nhiều hiệu quả, thoát tội cho chính mình gây ra. Lại có một bộ phận cán bộ, quan chức coi chùa chiền là nơi “hối lộ” thần thánh để thoát tội nên lễ bái phải to, phải hoành tráng.

Trong khi đó, trong quan niệm của Phật giáo tránh hai cái: 

Thứ nhất là tà lễ (cầu tài bằng danh lễ) và thứ hai là tâm kiêu mạn lễ (khinh tam bảo, khinh chùa, khinh sư, khinh những người cùng đi chùa). Nếu vướng vào nghiệp sân si thì nghiệp chướng rất nặng”, ông Nguyễn Hùng Vĩ nói.

Theo ông Vĩ, sở dĩ có điều này vì giá trị về hạnh phúc bị đảo ngược, hệ thống trật tự của quan niệm xã hội bị đảo ngược. Ngày xưa lên chùa, người ta đều có tâm niệm cầu cho sự siêu thoát của những người đã khuất và cầu sức khoẻ, may mắn cho gia đình, bạn bè, cầu cho quốc thái dân an. Đình, đền, chùa còn là nơi hội tụ các lễ hội văn hóa truyền thống của các một vùng.

Người ta lên chùa còn để gặp gỡ, giao lưu đàm đạo chuyện thơ phú; trai gái gặp gỡ, tâm tình chứ không chỉ đơn giản lên chùa vì tâm linh. Đấy là một nét đẹp của văn hóa dân tộc, cần phải giữ gìn, nâng niu. Còn hiện nay, việc lễ chùa nhiều khi bị dung tục hóa, thương mại hóa.

Rất nhiều người lợi dụng dịp du khách lễ chùa đầu năm để trục lợi, như ăn xin, bói toán, trông xe, bán lễ lạt với giá cắt cổ, lừa đảo, trộm cắp… Nhiều người nghĩ rải càng nhiều tiền thì phúc lộc sẽ càng đầy. Một số người rải tiền chỉ đơn giản là tìm sự giải tỏa tâm lý.

“Đây là những cách nhìn nhận sai lệch vì quan niệm của Đạo Phật là đến lễ chùa là để tìm sự giải thoát, thanh tịnh cho tâm hồn. Phúc đức nhận được nhiều hay ít là do con người có tu nhân tích đức nhiều hay không. Phật ở tại tâm và đừng cầu tài lộc bằng cách “hối lộ” Phật để cầu tài danh.

Vấn đề quan trọng nhất là mỗi người cần có cái nhìn chuẩn mực khi đến chùa chiền. Thành tâm, tín ngưỡng là tốt nhưng đừng để chùa chiền trở thành nơi mua bán tài lộc thì tội nặng thêm”, nhà giáo Nguyễn Hùng Vĩ nhấn mạnh.

Cao Tuân

Báo Gia đình & Xã hội

Người gửi bài: Kim Trần

 

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Đức Phật Cũng Cạo Tóc Như Những Tỳ-Kheo Khác

Đức Phật Cũng Cạo Tóc Như Những Tỳ-kheo Khác

Theo kinh điển thì Đức Phật cũng mang hình thức “đầu tròn áo vuông”. Bài viết này xin được nêu...

Chẳng Trụ Vào Đâu Để Sanh Tâm Mình

Chẳng trụ vào đâu để sanh tâm mình

CHẲNG TRỤ VÀO ĐÂU ĐỂ SANH TÂM MÌNH Đào Văn Bình Đối với các bậc đạo sư thì ngồi trong...

Khủng Hoảng Kinh Tế Nhìn Từ Quan Điểm Phật Giáo – Hồ Hoàng Hùng

Trong buổi đầu bình minh của nhân loại, cuộc sinh kế của con người chủ yếu qua phương cách tự...

Đại Cương Về Giới Luật Tu Sĩ

ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI LUẬT TU SĨHòa thượng Thích Thiện Siêu Khi đức Phật nhập diệt rồi, cuộc kiết tập...

Lục Ba La Mật Là Gì?

LỤC BA LA MẬT LÀ GÌ?Hoang Phong Phật giáo dùng một thí dụ dễ hình dung và đầy thi vị...

Hạnh Phúc Bây Giờ Và Ở Đây

Hạnh Phúc Bây Giờ Và Ở Đây

HẠNH PHÚC BÂY GIỜ VÀ Ở ĐÂYThích Nữ Chân Tại Ngiêm dịch Buổi sáng khi chúng ta thức dậy, chúng...

Một Ngày Lễ Vu Lan Sầu Thảm

Một Ngày Lễ Vu Lan Sầu Thảm

MỘT NGÀY LỄ VU LAN SẦU THẢMTịnh Thủy (Tâm Linh) Với sự trợ giúp tích cực của người Pháp thông...

Hoà Âm Cùng Thiên Lý Độc Hành Ca

Hoà Âm Cùng Thiên Lý Độc Hành Ca

  HOÀ ÂM CÙNG THIÊN LÝ ĐỘC HÀNH CA Tâm Nhiên   “Một con én một đoạn đường lay lấtMột...

Khi Nào Chim Sắt Bay: Hành Trình Phật Giáo Về Phương Tây

Khi Nào Chim Sắt Bay: Hành Trình Phật Giáo Về Phương Tây

Giới thiệu sách: Khi nào chim sắt bay - Hành trình Phật giáo về phương Tây Là một cuốn sách...

Phật Tại Tâm: Chìa Khóa Mở Vào Cửa Phật

Phật tại Tâm: Chìa khóa mở vào cửa Phật

Dù học Phật trong bao nhiêu sách vở, tụng bao nhiêu kinh điển đi chăng nữa, cũng không thể nào...

Tạp Thí Dụ Kinh

ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM Kinh Số 204  Tạp Thí Dụ Kinh   Sa môn  Chi Lâu Ca Sấm dịch từ chữ...

Niềm Hy Vọng Trong Cơn Cùng Cực

Niềm hy vọng trong cơn cùng cực

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng

Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng

Bị nhốt trong chuồng của một nông dân đang tìm cách thoát ra.Không chờ đợi bất cứ điều gì.Đang lùa...

Đức Phật Chuyển Pháp Luân

Đức Phật Chuyển Pháp Luân

ĐỨC PHẬT CHUYỂN PHÁP LUÂNThích Thái Hòa “Bạch đức Thế Tôn! Xin Ngài hãy thuyết pháp! Bạch đức Thiện Thệ,...

Kính Mừng Phật Đản Đúng Nghĩa

Kính mừng Phật Đản đúng nghĩa

KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN ĐÚNG NGHĨA Thích Viên Thành   Mỗi hàng năm Phật Đản về vạn nẻoChư Tăng, Ni,...

Đức Phật Cũng Cạo Tóc Như Những Tỳ-kheo Khác

Chẳng trụ vào đâu để sanh tâm mình

Khủng Hoảng Kinh Tế Nhìn Từ Quan Điểm Phật Giáo – Hồ Hoàng Hùng

Đại Cương Về Giới Luật Tu Sĩ

Lục Ba La Mật Là Gì?

Hạnh Phúc Bây Giờ Và Ở Đây

Một Ngày Lễ Vu Lan Sầu Thảm

Hoà Âm Cùng Thiên Lý Độc Hành Ca

Khi Nào Chim Sắt Bay: Hành Trình Phật Giáo Về Phương Tây

Phật tại Tâm: Chìa khóa mở vào cửa Phật

Tạp Thí Dụ Kinh

Niềm hy vọng trong cơn cùng cực

Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng

Đức Phật Chuyển Pháp Luân

Kính mừng Phật Đản đúng nghĩa

Tin mới nhận

Có ai thấy Phật không?

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Bồ tát Thích quảng đức tự thiêu qua lời kể của ông nguyễn văn thông

Sự vĩ đại của vị thầy có một không hai ở đời

Đức Phật giảng như thế nào về cái chết và quy luật sinh lão bệnh tử trên đời?

Con không còn sợ cô đơn…

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Bồ Tát Thích Quảng Đức Từ Lời Nguyện Đến Trái Tim

Lời Phật dạy: Phụ nữ cần làm gì khi phát hiện chồng ngoại tình?

Nhân quả tu hành theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy về 4 phép giao tiếp cơ bản

Tôi không xấu hổ khi là một Phật tử

Được gặp Đức Phật

Đức Phật quán nhân duyên giáo hóa năm ẩn sĩ Kiều Trần Như

Hành trì theo lời Phật dạy

Không giận không oán sẽ không đau khổ

Lời Phật dạy về những khổ não bị tác động trong thực tế

Chùa Long Phước, 34 Ấp Long An,thị Trấn Cái Tắc, Huyện Châu Thành A,tỉnh Hậu Giang

Án phạt tử hình nhân danh công lý – góc nhìn đặc biệt từ Phật giáo (kỳ cuối)

Bốn pháp giải thoát

Tin mới nhận

Angulimala G.k. Ananda Kumarasiri Việt Dịch: Đồng An

Tâm Và Tướng

Kinh Điển Và Căn Mạng Đời Người

Xuân này không còn mẹ

Thiền tập khi mang thai

Đóng Góp Của Cư Sĩ Trong Việc Hoằng Pháp Tại Hải Ngoại

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 36)

Thơ Xuân Cửa Thiền

Cúng tế nhiều chưa hẳn phước đã nhiều

Ảnh hưởng của Phật giáo trong cách đón Tết của người việt

Phật Học Căn Bản | HT. Giới Đức (Video)

Tôi không phải là một người đặc biệt

Hạnh phúc được làm con Phật

Vấn Đề Của Thế Gian

14 Lý Do Nên Ăn Khoai Lang Hàng Ngày

Quan Hệ Giữa Nhà Nước Quân Chủ Lý Trần Với Phật Giáo

Câu chuyện người Kalama

Lời Phật dạy – Chết đi về đâu?

Pháp Hành Đưa Đến Bình An

Quan Điểm Phật Giáo Về Sinh Thái

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 259)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 163)

Kinh Pháp Hoa Đề Cương

Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải Tập 1

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 6)

Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇa Sutta)

Kinh Kim Cang Lược Giải : cuộc đàm luận giữa Phật và tôn giả Tu-bồ-đề

Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Toát Yếu Kinh Trung Bộ

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 45)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 60)

Milinda Vấn Đạo Người Dịch: Tỳ Khưu Indacanda

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 3

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 251)

Kinh An Ban Thủ Ý Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 225)

Tìm Hiểu Ý Nghĩa “Đại Kinh Xóm Ngựa”

Vài Cảm Nghĩ Về Bát Nhã Tâm Kinh

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 16)

Tin mới nhận

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 2)

Niệm Phật Sám Pháp

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 61)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 7)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 39)

Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp

Lâm Chung Những Điều Cần Biết

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 18)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 114)

Luận Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 38)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 12)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 125)

Niệm Và Niệm Phật

Tín, Nguyện, Chuyên Trì Danh Hiệu Phật (Phần 2)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 74)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 121)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 79)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 8)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.