PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Những loại tín ngưỡng nhân gian không phải là Đạo Phật

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NHỮNG LOẠI TÍN NGƯỠNG NHÂN GIAN
KHÔNG PHẢI LÀ ĐẠO PHẬT

Minh Mẫn

TÍN NGƯỠNG NHÂN GIAN:

Den Tho Phu Day

Phủ Dầy Nam Định trong ngày lễ hội

Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại. Một quốc gia có tuổi càng cao, có chiều dài lịch sử càng nhiều, gắn liền với nền văn hóa bản địa là có một số tín ngưỡng bản địa. Riêng Việt Nam, tín ngưỡng nhân gian gồm có: – Tín ngưỡng phồn thực  – Tam phủ, Tứ phủ – Thờ động vật và thực vật – Tín ngưỡng sùng bái con người. 

Việt Nam thuộc quốc gia nông nghiệp gần vùng nhiệt đới. Vụ mùa tùy thuộc thổ nhưỡng và khí hậu thiên nhiên; lúc bấy giờ chưa có khoa học kỹ thuật, con người chưa chủ động được thành quả lao tác. Thời vụ chỉ duy nhất mỗi năm một mùa thu hoạch. Chính những yếu tố đó và thời gian còn lại gọi là nông nhàn, người dân hướng về quyền lực siêu nhiên, lo sợ trước mọi áp lực vô hình đe dọa, sanh tâm cầu khấn và tôn thờ.

Khi được giao lưu thương mãi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cận biên, người dân có thêm một số tín ngưỡng ngoại nhập; từ đó, tín ngưỡng đa thần xuất hiện. Tuy nhiên, với tinh thần bao dung và cải biên, những tôn giáo hay tín ngưỡng thần học được tục hóa cho thích hợp với căn cơ bản địa, vì thế tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng tôn giáo song hành tồn tại dung hòa trong xã hội.

TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC

Khởi phát từ sự sanh sôi nẩy nở của hoa màu, con người thời bấy giờ có những lễ hội cúng hiến phẩm vật. Về con người, con cháu đông đúc cũng là một quà tặng của tạo hóa, vì thế họ thờ Linga và Yoni biểu tượng cho sự sung mãn phát triển. Không riêng Việt Nam, Ấn Độ và một vài nước vẫn có tục lệ thờ cúng vụ mùa và thờ cúng dương vật.

TAM PHỦ, TỨ PHỦ

Phủ là đền thờ ba vị: Mẫu Thượng Thiện – Mẫu Thượng Ngàn – Mẫu Thoải.     

Mẫu Thượng Thiện biểu tượng cho mẹ Trời, mẫu Thượng Ngàn biểu tượng mẹ cai quản núi rừng, mẫu Thoải biểu tượng mẹ cai quản sông nước. Sau đó người dân thêm vào Mẫu Địa phủ cai quản đất đai trên cõi dương và dưới cõi âm. Từ đó có Tứ phủ. Loại tín ngưỡng nầy khởi xuất từ cuộc sống nông nghiệp của dân ta. Về sau, khi tiếp biến văn hóa Trung Quốc, người dân thờ thêm Thổ công, Hà Bá và Ngọc Hoàng Thượng đế. Ngoài ra, xã hội nhà nông còn tôn thờ Mây-mưa-sấm-chớp. Đến khi tiếp nhận tín ngưỡng Đạo Phật, tín ngưỡng nhân gian đó được cải biến dưới dạng tứ pháp: 

• Pháp Vân (thần mây) thờ ở chùa Bà Dâu
• Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu
• Pháp Lôi (thần sấm) thờ ở chùa Bà Tướng
• Pháp Điện (thần chớp) thờ ở chùa Bà Dàn

Được cai quản chung bởi Phật Mẫu Man nương. Đời nhà Lý đã biến tín ngưỡng Tứ pháp thành Tứ Khí thờ ở chùa Pháp Vân tại Hưng Yên. Theo tục lệ dân làng, mỗi khi hạn hán, cần mưa cho vụ mùa, họ đón tượng Pháp Vân, ra khỏi chùa, cùng với tượng của các bà Pháp Lôi, Pháp Vũ ở các chùa gần đó đến chùa Ôn Xá (được gọi là chùa Un) – nơi thờ bà Pháp Điện để làm lễ cầu mưa.

TÍN NGƯỠNG SÙNG BÁI CON NGƯỜI

Quan niệm nhân gian, ngoài thể xác, con người có hồn và vía. Hồn là Tinh-khí-thần, nên gọi là ba hồn. Vía là các khiếu, nam có bảy, nữ có chín. Tục gọi là ba hồn bảy vía mỗi khi cầu khấn. Do quan niệm nầy mà người chết được cúng kiến, đốt vàng mã, những nhu cầu lúc còn sống để phần hồn được thụ hưởng nơi cõi âm. Vì vậy mà người quá cố được cúng giỗ hàng năm, cho dù tổ tiên vạn đại lâu đời cũng được bái thỉnh vào giáp tết gọi là cúng rước ông bà về đoàn tụ với cháu con trong ba ngày tết. 

Tri ân người quá cố là tập quán đạo đức của người xưa, đó là nét đẹp văn hóa tình người, nhưng tín ngưỡng nhu thế, trong Phật giáo nguyên thủy không hề có. Phật giáo quan niệm người chết sẽ đầu thai chứ không còn ở cõi âm, nhưng tập tục tín ngưỡng nhân gian thì ông bà cha mẹ trên cao, tồn tại ở cõi Thần Tiên thượng giới. Do vậy mà sùng bái cúng kiến thờ phượng được duy trì. Đó là đạo thờ ông bà. Chính vì vậy mà Nguyễn Đình Chiểu đã viết:

Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn sáng mắt cha ông không thờ. 
(Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên)

Ngoài ra, nghề nghiệp đều có Tổ, gọi là Tổ nghề. Tổ nghề là người đầu tiên sáng lập một nghề, người đời sau nhớ ơn nên chọn ngày để cúng hàng năm. Đàn ca hát xướng, may vá, đánh bắt, thợ mộc, thợ nề, mọi nghiệp vụ đều có Tổ, tuy không trở thành một tín ngưỡng chuyên biệt rộng rãi, chỉ trong phạm vi nghề nghiệp chuyên môn, nhưng đó cũng là đức tin của kẻ hậu học.

Thành hoàng thổ địa cũng thuộc loại tín ngưỡng tôn thờ vị cai quản làng xã về họa phúc cho mỗi làng; thường là những người có công, có tiếng, có địa vị tại địa phương. Những bậc minh quân, chiến sĩ trận vong hy sinh cho đất nước cũng được tôn thờ như Thần. Vua cũng được tôn thờ như vua Hùng. được xem là vua tổ đầu tiên của người Việt. Cũng có những vị được xem là Thánh đi vào tín sử của người Việt như: bốn vị thánh bất tử, đó là Tản Viên, Thánh Gióng, Chữ Đồng Tử và Liễu Hạnh, gọi là “Tứ Bất Tử”.

Cô hồn hoạnh tử cũng được người dân bái vọng cúng kính do tình thương đối với những vong linh không ai thờ cúng. Người dân thường lập khánh thờ cô hồn ngoài vỉa hè, chốn hoang vu hay những nơi thường xảy ra tai nạn giao thông.

Ngoài ra, còn tùy thuộc ngành nghề phát sanh một số tín ngưỡng khác như ngư dân thờ “Ông”. Truyền tích từ thời vua Gia Long bị quân Tây Sơn truy sát, chạy ra biển gặp sóng to gió lớn, bỗng cá ông xuất hiện đưa thuyền vào bờ an toàn, sau đó Gia Long truy tặng  cá ông là “Nam Hải đại tướng quân”. Ngư dân trước khi xuất bến thường đến cúng vái “Ông” hoặc xin keo. Hàng năm ngư dân thường cúng giỗ Ông vào ngày 20 tháng chạp âm lịch tại lăng thờ Ông ở làng Thanh Thủy.

SỰ KHÁC BIỆT

Tín ngưỡng nhân gian là sự khát vọng, tôn kính một nhân vật liên hệ trực tiếp đến nhu cầu trần tục, nhân vật đó có thể là hiện thực, có thể là siêu nhiên đủ đáp ứng niềm an ổn của sự mong cầu. Tín ngưỡng nhân gian không có tổ chức hệ thống chặt chẽ như tôn giáo, nhưng nó vẫn được lưu truyền lâu dài song hành với tôn giáo.

Tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, có hệ thống giáo lý, có giới luật. Có giáo hội, có cơ sở đào tạo giáo dục tu sĩ, cán bộ đạo sự. Có sự liên hệ chặt chẽ giữa con người và đấng giáo chủ thông qua tín điều, giáo điều, đạo lý… còn tín ngưỡng nhân gian là một huyền thoại, thần tích, truyền thuyết gắn liền với đời sống trần tục.

Đạo Phật không phủ nhận những hình thức tín ngưỡng nhân gian, nhưng giải trình theo quan điểm Nhân Quả,nghiệp báo để hướng người dân trở về chánh tín. Tuy nhiên, một số chùa do các sư thiếu nội hàm và kiến thức Phật học, nên tùy thuận chúng sanh theo hình thức mê tín càng đưa đạo Phật vào chỗ hỗn dung tín ngưỡng. 

Riêng Phật giáo Nguyên Thủy vẫn giữ được nét truyền thống nên tín ngưỡng nhân gian khó thâm nhập. Phật giáo Phát Triển do bao dung thích ứng với mọi nét văn hóa trong mọi quốc độ nên dung nạp quá nhiều hình thái tín ngưỡng nhân gian mà không chuyển hóa, dưới cái nhìn của ngoại cuộc, Phật giáo Việt Nam theo phái Phát Triển có màu sắc mê tín.

Thật ra, những hình thái tín ngưỡng nhân gian chỉ để đáp ứng nhu cầu thực dụng mà không giải quyết tận căn những nguyên nhân khổ đau của kiếp sống. Đáp ứng được nhu cầu thực dụng hay không là chuyện khác, còn tùy phước báu nhân quả. Tín ngưỡng nhân gian cũng không thể phát triển lòng từ bi sang mọi lĩnh vực khác ngoài phạm vi của mình. Trong khi mục đích của đạo Phật là tìm rõ căn nguyên của khổ đau, đưa ra phương thức giải quyết hiện thực mà không cầu khấn nương tựa bất cứ thần linh nào khác. Có nghĩa con người tự làm chủ chính mình từ ý tưởng, hành động và lời nói. Sự khác biệt cơ bản như thế, tín ngưỡng nhân gian không thể là loại tín ngưỡng của đạo Phật.

MINH MẪN

18/01/2016

Tin bài có liên quan

Câu Chuyện Về Hai Vị Thiền Sư Tác Giả Văn Đan, Như Nguyện Dịch

Câu Chuyện Về Hai Vị Thiền Sư Tác Giả Văn Đan, Như Nguyện Dịch

Biết Đâu Là Khởi Điểm Cuộc Rong Chơi

Biết Đâu Là Khởi Điểm Cuộc Rong Chơi

Ba Bản Kịch Thơ: A Dục Vương, Thăng Long Xuân Chiến Thắng Và Hội Nghị Diên Hồng – Giới Lạc Mai Lạc Hồng Biên Soạn

Ẩn Sĩ Thời Mạt Pháp – Truyện Ngắn: Trần Hạ Tháp

Ảo Hóa – Hermann Hesse – Ni Sư Trí Hải Chuyển Ngữ

Xóc Thẻ, Xin Âm Dương, Đốt Vàng Mã Là Của Đạo Khác Xen Lẫn Vào Đạo Phật

Xóc thẻ, xin âm dương, đốt vàng mã là của đạo khác xen lẫn vào Đạo Phật

Xin Đừng Lạy Đức Phật

Xin đừng lạy Đức Phật

Xây Chùa Để Làm Gì? Nguyễn Hữu Đức

Xây Chùa Để Làm Gì? Nguyễn Hữu Đức

Xá Lợi Thật Của Đức Phật Và Xá Lợi Niềm Tin

Xá lợi thật của Đức Phật và xá lợi niềm tin

Xá Lợi

Xá Lợi

Load More

Discussion about this post

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 21)

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn...

Vượt Khỏi Danh Tướng

Vượt khỏi danh tướng

VƯỢT KHỎI DANH TƯỚNG Nguyễn Thế Đăng   Về hương và vị, kinh Pháp hội Văn-thù-sư-lợi phổ môn dạy quán...

Phật Bồ Tát Có Nhập Niết Bàn Không?

Phật Bồ Tát Có Nhập Niết Bàn Không?

PHẬT BỒ TÁT CÓ NHẬP NIẾT BÀN KHÔNG? (Bài viết của Diệu Âm Trí Thành) Kinh Vô Lượng Thọ bảo,...

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Vấn Đề Xem Tử Vi Bói Toán – Tâm Diệu

Quan điểm của Phật giáo về vấn đề xem tử vi bói toán Tâm Diệu Có lẽ ai cũng biết...

Tinh Tấn Magazine

Tinh Tấn Magazine

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đại Niệm Xứ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Đản Rạng Niềm Vui

Phật Đản Rạng Niềm Vui

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đại Đức Thích Giác Hoàng (Phương Trời Thong Dong 7)

Đại Đức Thích Giác Hoàng (Phương Trời Thong Dong 7)

PHƯƠNG TRỜI THONG DONG 7 ĐẠI ĐỨC THÍCH GIÁC HOÀNGGiác Hạnh Hoa giới thiệu | MC Lâm Ánh NgọcChùa Giác...

Kinh Nghiệm Tu Thiền | Ht Giới Đức

Kinh Nghiệm Tu Thiền | HT Giới Đức

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Lăng Già Sư Và Thiền Tông Trung Quốc – Thích Ngộ An Lược Dịch

"Lăng Già Sư" và thiền tông Trung Quốc Thích Ngộ An lược dịch Từ tổ Đạt-ma đến tổ Hoằng Nhẫn,...

Tham Quan Thánh Tích Ấn Độ

Tham Quan Thánh Tích Ấn Độ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Chân Như Quan Của Phật Giáo – Kimura Taiken – Thích Quảng Độ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thế Gian Pháp Tức Phật Pháp – Pháp thoại Thích Phước Tiến

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (15)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (15)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (15)Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt MaChuyển ngữ: Tuệ Uyển     HỎI: Ngài...

Đường Phật Đi 2

2.001 Đời thứ 34. Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744)2.002 Đời thứ 35. Thiền sư Giang Tây Đạo Nhất...

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 21)

Vượt khỏi danh tướng

Phật Bồ Tát Có Nhập Niết Bàn Không?

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Vấn Đề Xem Tử Vi Bói Toán – Tâm Diệu

Tinh Tấn Magazine

Đại Niệm Xứ

Phật Đản Rạng Niềm Vui

Đại Đức Thích Giác Hoàng (Phương Trời Thong Dong 7)

Kinh Nghiệm Tu Thiền | HT Giới Đức

Lăng Già Sư Và Thiền Tông Trung Quốc – Thích Ngộ An Lược Dịch

Tham Quan Thánh Tích Ấn Độ

Chân Như Quan Của Phật Giáo – Kimura Taiken – Thích Quảng Độ

Thế Gian Pháp Tức Phật Pháp – Pháp thoại Thích Phước Tiến

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (15)

Đường Phật Đi 2

Tin mới nhận

Khai Mạc Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Quảng Đức

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Chùa Cổ Trăm Năm Đất Thái Bình – Vĩnh Hảo

Đắm say trong dục vui ít khổ nhiều

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (I)

Đức Phật thành đạo và giá trị thực tiễn

Lời di huấn của Thế Tôn

THƯ NGỎ v/v Xây Dựng Chánh Điện Chùa Kỳ Viên Khánh Phú

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Sùng Hưng

Làm thế nào để thoát khỏi bóng đen của những nỗi buồn phiền?

Ai cũng có bệnh

Một nhà sư có thể làm việc như một bác sĩ không?

Dự án xây dựng sân biện kinh (tranh biện) cho tu viện Sera May

Đức Phật chỉ bày năm pháp làm gia tăng tuổi thọ

Niệm Phật phải đặt trọn niềm tin vào lời Phật dạy

Văn Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tinh Thần Ngọn Lửa Bồ-tát Thích Quảng Đức

Phật dạy: Phải nhớ nghĩ quy luật vô thường để sống ý nghĩa hơn

Đức Phật dạy: trong tất cả các loại bố thí, bố thí Pháp là vĩ đại hơn hết

Tin mới nhận

Phật tử có nên biểu tình?

Món Quà Sinh Nhật Dâng Mẹ

Trầm Tư Về Loại Cô Hồn “Truy Y Thích Tử Chi Lưu” Nhiên Như – Quảng Tánh

Giáo hội yêu cầu, nhưng liệu sẽ hết ‘loạn’ dâng sao giải hạn?

Mười loại thực phẩm giúp thông tắc mạch máu

Sống với tâm từ

Ứng dụng và tu tập bát chánh đạo

Xót xa tiệc mặn ở chùa

Đức Đạt Lai Lạt Ma Tiếp Xúc Với Đoàn Phật Tử Từ Việt Nam Tại Dharamshala

Thương nhau mà sống

Lục Tổ Huệ Năng

Phật Pháp Ứng Dụng Vào Quản Trị Doanh Nghiệp Hiện Đại

Ứng Dụng Các Nguyên Lý Phật Giáo Vào Nghiên Cứu Và Phát Triển Trong Khoa Học – Làng Đậu

Phương Cách Giải Quyết Các Vấn Đề

Phật có trước hay Pháp có trước?

Vài Điều Căn Bản Về Phong Trào Phật Giáo Cao Huy Thuần

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 10)

Mùa đại dịch: hộ trì sáu phương

Khái luận về tu tập

VÔ BIÊN TRONG HẠT CÁT

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 277)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 50)

Ý Nghĩa Câu – Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm – Trong Kinh Kim Cang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 308)

Kinh Phật là gì?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 322)

Bồ Tát Tại Gia, Bồ Tát Xuất Gia – Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Kinh Bách Dụ: Nếm xoài

Những vấn đề liên quan đến đại tạng kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 327)

Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 38)

Hạt muối

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 210)

Giới Thiệu Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Khái Quát Về Nguồn Gốc Kinh A Hàm

Ý Nghĩa Đề Kinh Kim Cang

Tìm Hiểu Ý Nghĩa “Đại Kinh Xóm Ngựa”

Hiện Trạng Đại Tạng Kinh – Tháng 4, 2011

Tin mới nhận

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 39)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 61)

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 5

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 31)

Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 205)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 223)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 68)

Nhìn Thấu Là Trí Tuệ Chân Thật

Vì sao niệm Phật không vãng sanh ?

Niệm Phật Vô Tướng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 177)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 167)

Đức Phật A Di Đà Là Ai

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 36)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 18)

Khuyên Người Niệm Phật Tập 4

48 Cách Niệm Phật

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese