PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Những câu chuyện luân hồi dưới cái nhìn của bậc Bồ tát

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Ảnh minh họa.

Thuở xưa vào triều đại nhà Lương ở Trung Hoa có Thiền sư Chí Công là một bậc Đại đức cao tăng. Không sử sách nào ghi lại song thân của Thiền sư là ai.

Người ta thường kể với nhau rằng: Một hôm nọ, có người phụ nữ nghe tiếng khóc của một hài nhi trên cành cây cao. Cô ta trèo lên, thấy một hài nhi nằm trong tổ chim ưng, bèn đem hài nhi về nuôi. Tuy thân thể hài nhi này hoàn toàn giống như người nhưng những móng tay, móng chân giống như móng chim ưng. Khi trưởng thành, xuất gia tu đạo, chứng được ngũ nhãn lục thông. Không biết cha mẹ Ngài là ai, chỉ biết Ngài sinh trong tổ chim ưng nên mọi người đều phỏng đoán Ngài được sinh ra từ trứng chim ưng vậy.

Ảnh Minh Họa.

Ảnh minh họa.

Giác ngộ lý luân hồi

Thời ấy, vua Lương Vũ Đế cũng như mọi người đều rất kính trọng và tin phục các Thiền sư. Bất luận khi họ gặp những sự kịên gì trong đời sống, như sinh con, cha mẹ qua đời, cưới hỏi… họ đều cung thỉnh các Thiền sư đến để tụng kinh chú nguyện.

Một hôm, có một gia đình giàu có thỉnh Thiền sư đến tụng kinh chú nguyện nhân dịp đám cưới người con gái của họ, đồng thời thỉnh Thiền sư ban cho vài lời chúc mừng để mong rằng trong tương lai, việc hôn nhân đều được tốt lành như ý. Thiền sư Chí Công đến nhà ấy, khi nhìn thấy cô dâu chú rể, Ngài liền nói:

“Thật cổ quái, thật cổ quái! Cháu cưới bà nội.”

“Thật cổ quái” nghĩa là xưa nay chưa từng có một việc như vậy. Đây không phải là chuyện xưa nay thường xảy ra. Thật kỳ lạ khi nhìn một đứa cháu cưới bà nội mình làm vợ. Trên thế gian này, nếu không thông đạt những nhân duyên trong thời quá khứ thì không thể nào lý giải được những mối quan hệ cha con, mẹ con, vợ chồng, anh em, bè bạn… của nhau. Vì sao? Vì mọi người đều có thể là chồng hoặc vợ của nhau trong đời trước. Một người có thể là cha hoặc là con của nhau trong nhiều đời trước. Hoặc một người đều là mẹ và con gái của nhau trong đời trước. Ông nội của quí vị trong đời trước lại kết hôn với cháu gái của quí vị trong đời này. Hoặc là bà ngoại đời trước lại tái sinh làm con gái của quí vị. Tất cả mọi việc đều có thể xảy ra, và đều chịu sự biến hóa khôn lường.

Trong nhà này, chuyện “cháu cưới bà nội” là do trước kia, khi bà nội sắp mất, bà trăn trối lại với toàn gia quyến: “Con trai ta vừa mới cưới vợ và đã có con nối dòng. Con gái ta cũng đã có chồng, ta không còn bận tâm gì nữa”. Bà ta hoàn toàn thỏa mãn và đã gạt mọi sự bận tâm qua một bên, ngoại trừ một điều: còn đứa cháu nội, “tương lai rồi sẽ ra sao? Ai sẽ chăm sóc nó? Liệu người vợ của nó có đảm đang hay không? Ta không thể nào không lo cho nó được!”

Bà nắm tay đứa cháu nội và qua đời. Người ta bảo rằng nếu mọi việc đều toại nguyện, lúc lâm chung có được tâm trạng thơ thới thì người chết sẽ nhắm mắt. Còn nếu không, thì người chết không nhắm mắt được. Bà lão nói: “Bà rất lo lắng cho cháu, bà chết không nhắm mắt được”. Nói xong, bà ra đi mà mắt vẫn mở. Thần thức của bà vẫn còn lo âu. Khi đến gặp Diêm vương, bà ta than khóc, thưa rằng:

– Tôi còn đứa cháu nội, không ai chăm sóc nó.

Diêm vương đáp:

– Được rồi, bà hãy trở lại dương gian chăm sóc cho nó.

Nói xong, bà ta được đầu thai trở lại trong cõi trần. Khi đến tuổi thành hôn, bà ta lấy người cháu nội trước đây của bà ta. Vì vậy nên nói “cháu lấy bà nội”. Quí vị thấy có phải là cổ quái thật không?

Chỉ vì một niệm ái luyến không buông xả được mà tạo nên biết bao duyên nghiệp buộc ràng về sau. Bà ta chỉ vì bận tâm vì đứa cháu, mà về sau phải làm vợ cho nó. Quí vị thử nghĩ lại xem, đây chẳng phải là chuyện cổ quái hay sao?

Quí vị sẽ hỏi: “Làm sao mà Thiền sư Chí Công biết được điều ấy?” Thiền sư biết được là vì Ngài đã đạt được ngũ nhãn và lục thông. Nên chỉ cần nhìn qua, là Ngài liền biết được ngay kiếp trước của cô dâu vốn là bà nội của chú rể. Chỉ vì bà nội đã khởi một niệm ái luyến sai lầm nên nay phải đầu thai trở lại làm người, và làm vợ của đứa cháu nội mình. Một niệm lành còn như thế huống gì là niệm ác, hoặc khởi trùng trùng niệm ác thì luân hồi trong tam đồ lục đạo biết bao giờ dứt, biết bao giờ mới mong ra khỏi.

Thiền sư lại nhìn trong số khách đến dự đám cưới, có một bé gái đang ăn thịt, Ngài nói: “Con gái ăn thịt mẹ”.

Vì miếng thịt mà em bé đang ăn là thịt dê, con dê này vốn là mẹ của em bé đầu thai lại. Kiếp trước bà ta đã tạo nghiệp ác quá lớn nên đã phải đọa làm dê. Nay lại bị chính con mình ăn thịt. Vòng oán nghiệp khởi dậy do vô minh của chúng sinh không lời nào kể hết được. Chư Bồ Tát thương xót, phát tâm cứu độ chúng sinh là do điểm này.

Khi Thiền sư nhìn các nhạc công, thấy có vị đang đánh trống. Ngài nói: “Con trai đang đánh bố”.

Vì cái trống ấy bịt bằng da lừa. Con lừa này chính là cha của anh nhạc công đầu thai vào. Con lừa này bị giết thịt, lấy da làm mặt trống. Thật là đau thương cho kiếp luân hồi.

Ngài nhình quanh đám cưới, nói tiếp: “Heo dê ngồi ở trên”.

Ngài thấy có vô số loài heo, cừu, dê, gà được đầu thai trở lại làm người, nay họ đều là bà con thân quyến của nhau nên cũng đến dự đám cưới này.

Nhìn trong bếp, Ngài nói: “Lục thân bị nấu trong nồi”.

Chính là cha mẹ, anh em, bà con, bè bạn do kiếp trước đã sát sinh heo, gà quá nhiều để ăn, nay lại bị đọa làm heo, dê, gà trở lại; rồi bị giết thịt, bỏ vào nồi chiên nấu trở lại.

Ngài nói tiếp: “Mọi người đều vui vẻ chúc mừng nhau”.

Mọi người đến dự đám cưới đều rất vui vẻ mà chúc tụng nhau. Ngài tự than với mình rằng:

“Trông thấy cảnh ấy mà lòng đau xót, ta biết đó chính là những oán nghiệp xoay vần vay trả, tạo nên nỗi khổ chất chồng”.

Thiền sư Chí Công biết rõ nhân quả khi nhìn vào gia đình này. Làm sao chúng ta có thể hiểu được hết chuỗi nhân quả của từng gia đình với trùng trùng khác biệt nhau ra sao. Cho nên những người tu đạo phải rất cẩn trọng trong khi tu nhân, vì khi nhân duyên chín mùi sẽ gặt lấy quả tương ứng với nhân đã gieo. Tại sao người lại trở lại làm người? Là để trả nợ, trả những món nợ nhân quả ở thế gian. Nếu quí vị không tìm cách trả món nợ này thì nợ nần vẫn tiếp tục, như món nợ đã vay của ngân hàng vậy.

Tôi nhớ một câu chuyện này nữa. Có một gia đình nuôi một con lừa, dùng nó để kéo cối xay và chuyên chở. Người chủ thấy lừa quá chậm chạp nên thường dùng roi đánh nó để thúc giục. Con lừa làm việc miệt mài trong cực nhọc cho đến khi chết. Nó được đầu thai làm người. Khi người chủ hay đánh đập lừa chết, lại đầu thai làm một người phụ nữ. Khi cả hai người này đến tuổi thành hôn thì họ cưới nhau.

Quí vị có biết cặp vợ chồng này sống với nhau như thế nào không? Suốt ngày người chồng đánh đập người vợ. Ông đánh vợ bất kỳ lúc nào, bất luận đang cầm vật gì trên tay, cả lúc đang ăn cơm cũng đánh vợ bằng đũa. Ông ta vừa đánh vừa chửi, cho dù người vợ chẳng làm điều gì sai trái.

Một hôm Thiền sư Chí Công đi qua nhà họ. Người phụ nữ bèn thưa với Ngài:

– Chồng con ngày nào cũng đánh và chửi con qúa chừng mà con không biết tại sao. Bạch Ngài, xin Ngài hãy dùng ngũ nhãn, lục thông bảo cho con biết mối tương quan nhân quả của chúng con đời trước ra sao mà đời này chồng con đánh đập và chửi mắng con hoài vậy?

Thiền sư Chí Công đáp:

– Tôi sẽ nói rõ tương quan nhân quả của hai người cho mà nghe. Trong đời trước, bà là một người đàn ông. Ngày nào bà cũng đánh đập chửi mắng con lừa, thúc giục nó phải kéo cối xay bột.

Ông chủ ấy thường đánh con lừa bằng cái chổi tre. Nay ông chủ được đầu thai lại làm người phụ nữ, đó chính là bà. Còn con lừa thì được đầu thai làm người chồng. Nay ông ta thường hay đánh đập chửi mắng bà cũng như kiếp trước bà đã thường đánh chửi ông tức là con lừa vậy. Nay bà đã hiểu rõ nhân quả tương quan với nhau rồi, tôi sẽ bày cho một cách để chấm dứt vòng oán nghiệp này. Bà hãy cất giấu tất cả mọi dụng cụ trong nhà ngoại trừ cái chổi đuôi ngựa (chổi dây). Khi người chồng thấy chẳng còn vật gì dùng để đánh cô, anh ta sẽ cầm chổi dây này để đánh. Cứ để cho anh ta đánh vài trăm roi, thì nợ cũ của bà mới được trả. Lúc đó, bà mới báo cho anh ta biết nhân đời trước và quả đời sau báo ứng với nhau rất rõ ràng như tôi vừa giải thích cho bà. Anh ta sẽ không còn đánh bà nữa.

Người phụ nữ làm đúng như lời Thiền sư Chí Công chỉ dạy. Khi người chồng về đến nhà, ông ta liền kiếm vật gì đó để đánh vợ. Chỉ còn thấy chiếc chổi đuôi ngựa, ông ta cầm lấy và đánh. Thông thường như mọi khi, cô ta tìm cách chạy trốn. Nhưng lần này cô ta kiên nhẫn ngồi đó chịu đòn cho đến khi ông chồng ngừng tay.

Thấy lạ, ông ta hỏi tại sao bà không bỏ chạy. Cô ta kể lại việc được Thiền sư Chí Công giải thích cặn kẽ tương quan nhân quả của hai người. Ông chồng nghe xong ngẫm nghĩ: “Như thế thì từ nay ta không nên đánh chửi cô ta nữa. Nếu còn đánh, thì kiếp sau cô ta sẽ đầu thai trở lại rồi tìm ta để đánh chửi”. Từ đó ông chồng không còn đánh mắng người vợ nữa.

Luân hồi sẽ là vô tận đối với người không thông đạt chánh Pháp

Thế nên quí vị phải biết mọi người đều có sự quan hệ với nhau tương ứng với nhân đã tạo. Quí vị chẳng thể nào biết được trong đời trước, ai đã từng là mẹ, là anh, là cha hay là chị em của mình. Cái nhân đã tạo ở đời trước sẽ tạo thành quả đời này và nhất định có liên quan đến bà con quyến thuộc của mình. Nếu quí vị hiểu được đạo lý nhân quả, thì quí vị có thể chuyển hóa, biến cải được nhân bằng cách từ bỏ những việc ác.

Còn một chuyện nữa về Thiền sư Chí Công. Một ngày Ngài ăn hai con chim bồ câu. Ngài rất thích món ăn này. Người đầu bếp nghĩ rằng món thịt bồ câu chắc là rất ngon nên ngày nọ anh ta quyết định nếm thử. Anh ta làm việc này với hai ý nghĩ: một mặt là muốn thử xem thức ăn hôm nay mình làm có ngon hay không; một mặt khác anh ta nghĩ rằng Ngài Chí Công ngày nào cũng thích ăn bồ câu, nhất định đây là một món ăn rất ngon, nên muốn thưởng thức một chút rồi mới đem đến cho Thiền sư dùng.

Khi người đầu bếp mang thức ăn đến. Ngài nhìn đĩa thức ăn và hỏi:

– Hôm nay có ai nếm trộm thức ăn này? Có phải chính anh không?

Người đầu bếp liền chối. Thiền sư liền bảo:

– Anh còn chối. Tôi sẽ cho anh thấy tận mắt ai là người nếm trộm. Hãy nhìn đây!

Ngài liền ngồi ăn. Ăn hết hai con bồ câu rồi, Ngài liền há miệng rộng, trong đó, một con bồ câu liền vẫy cánh bay ra còn con kia thì bị mất một cánh, không thể bay lên được.

Thiền sư mới bảo:

– Anh thấy đó, nếu anh không nếm trộm thì tại sao con bồ câu này không thể bay được? Chính là vì ông đã ăn hết một cánh của nó.

Chuyện này làm cho anh đầu bếp biết Thiền sư Chí Công không phải là người thường. Ngài chính là hóa thân của Bồ tát. Thế nên Ngài có năng lực biến những con bồ câu bị nấu thành thức ăn rồi thành bồ câu sống. Không phải là Bồ tát, không làm chuyện này được.

Thiền sư Chí Công còn thường ăn một loại cá gọi là Tuệ Ngư. Cũng đem cá ra nấu nướng rồi Ngài ăn từ đuôi lên đầu. Nhưng sau đó Ngài lại há miệng ra làm cá sống lại. Vì vậy, những việc này là rất thường đối với cảnh giới của hàng Bồ – tát. Thiền sư Chí Công là một vị Bồ – tát, nhưng không bao giờ Ngài nói: “Các ngươi biết không, ta là một vị Bồ – tát, ta đang giáo hóa chúng sanh, ta có đại nguyện này, hạnh nguyện kia…” Các vị không bao giờ mong khởi ý niệm ấy. Cho nên chúng ta là hàng phàm phu, dù có thấy Chư Phật hay Bồ – tát cũng không thể nào nhận biết được. Việc làm của Bồ – tát cũng gần như hành xử của người thường, nhưng thực chất lại không giống nhau. Là vì phàm phu khi hành động chỉ nghĩ đến lợi ích của chính mình, không nghĩ đến sự giúp đỡ cho người khác. Còn Bồ – tát thì chỉ nghĩ đến lợi ích của người khác mà không nghĩ đến mình. Khác nhau là ở điểm này. Bồ – tát thì tự làm lợi ích cho mình còn lo làm lợi ích cho người khác. Tự giác ngộ mình xong rồi giúp cho người khác giác ngộ. Tự độ hoàn toàn, lợi tha hoàn toàn.

Trích từ bài pháp Giảng Giải Chú Đại Bi

Hòa thượng Tuyên Hóa

Tin bài có liên quan

Cùng Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Đi Gặp Mùa Xuân (1)

Cùng Thiền sư Thích Nhất Hạnh đi gặp mùa xuân (1)

Hãy Sờ Đất Và Làm Mới Từng Ngày

Hãy sờ đất và làm mới từng ngày

Lời Chúc Đầu Năm Của Sư Ông Làng Mai

Lời chúc đầu năm của Sư Ông Làng Mai

Không Có Sinh Diệt, Chỉ Có Sự Tiếp Nối

Không có sinh diệt, chỉ có sự tiếp nối

‘Thư Pháp Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Đậm Chất Dân Tộc Và Tuệ Giác’

‘Thư pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh đậm chất dân tộc và tuệ giác’

Nghe Pháp Để Tưới Tẩm Hạt Giống Trí Tuệ, Hạt Giống Từ Bi Bên Trong Con Người Mình

Nghe Pháp để tưới tẩm hạt giống trí tuệ, hạt giống từ bi bên trong con người mình

Thương Yêu Với Hiểu Biết Là Một

Thương yêu với hiểu biết là một

Đường Xưa Mây Trắng Bạt Ngàn

Đường xưa mây trắng bạt ngàn

Tháo Gỡ Nội Kết

Tháo gỡ nội kết

Từ Bi Sẽ Không Thể Có Được Nếu Không Có Hiểu Biết

Từ bi sẽ không thể có được nếu không có hiểu biết

Load More

Discussion about this post

Chết – Thể Dạng Trung Gian – Tái Sinh

Chết – Thể Dạng Trung Gian – Tái Sinh

CHẾT – THỂ DẠNG TRUNG GIAN – TÁI SINHDagpo Rimpoché(Hoang Phong chuyển ngữ) Lời giới thiệu của người dịch :...

Đạo Nghĩa Vợ Chồng Theo Lời Phật Dạy

Đạo nghĩa vợ chồng theo lời Phật dạy

Nếu vợ chồng biết chung sống với đầy đủ trách nhiệm và bổn phận theo năm cách đã nói ở...

Đạo Đức Kinh Tế Theo Quan Điểm Của Phật Giáo Peter Harvey Đỗ Kim Thêm Dịch

Đạo Đức Kinh Tế Theo Quan Điểm Của Phật Giáo Peter Harvey Đỗ Kim Thêm Dịch

ĐẠO ĐỨC KINH TẾTHEO QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁOPeter HarveyĐỗ kim Thêm dịch Nguyên bản Anh ngữ của bản dịch...

Quán Chiếu Mọi Vật Lệ Thuộc Trên Tư Tưởng Như Thế Nào

Quán Chiếu Mọi Vật Lệ Thuộc Trên Tư Tưởng Như Thế Nào

  QUÁN CHIẾU MỌI VẬT LỆ THUỘC TRÊN TƯ TƯỞNG NHƯ THẾ NÀONguyên bản: Noticing how everything depends on thoughtTác...

Ngày Tình Yêu (Valentine’s Day) Nhìn Từ Góc Độ Phật Giáo

Ngày Tình Yêu (Valentine’s Day) nhìn từ góc độ Phật giáo

Theo phong tục Tây phương, hàng năm vào ngày 14 tháng 2 DL là ngày Tình Yêu (Valentine’s Day). Dựa...

Niêm Hoa Vi Tiếu

NIÊM HOA VI TIẾU Niêm: Cầm đưa lên. Hoa: cái bông. Vi: nhỏ. Tiếu: cười. Niêm hoa: cầm cái hoa...

Một Di Tích Phật Giáo Quan Trọng Ở Afghanistan Sắp Biến Mất Do Công Ty Trung Quốc Khai Thác Quặng Đồng

Một Di Tích Phật Giáo Quan Trọng Ở Afghanistan Sắp Biến Mất Do Công Ty Trung Quốc Khai Thác Quặng Đồng

Các di tích nằm khoảng 25 dặm về phía đông nam thủ đô Kabul Hơn 250 người Afghanistan đang làm...

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Toàn Tập

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Toàn Tập

Thiền Viện Trúc Lâm KINH THỦ LĂNG NGHIÊM GIẢNG KÝTOÀN TẬPTác Giả: Thích Thông PhươngDịch Giả: Thích Phước HảoNhà Xuất Bản...

Phật Ra Đời Vì Một Nhân Duyên Lớn: “Khai Thị Chúng Sinh Ngộ Nhập Phật Tri Kiến”

Phật ra đời vì một nhân duyên lớn: “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”

Người đời thường nói một cách hời hợt cho qua chuyện, “Ðạo nào cũng tốt!”. Lời nói ấy, hoặc vì...

Khi Khoa Học Nhìn Thấy Đức Phật

Khi Khoa Học Nhìn Thấy Đức Phật

KHI KHOA HỌC NHÌN THẤY ĐỨC PHẬT Nhụy Nguyên Bầu trời chúng ta đang ngước nhìn, khoa học ước đếm có...

Nghiệp Và Tái Sinh Nên Được Hiểu Như Thế Nào

Nghiệp và tái sinh nên được hiểu như thế nào

NGHIỆP VÀ TÁI SINH NÊN ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO Bhante Kovida |  Biên dịch : Nguyễn Văn Nhật Bhante Kovida trưởng thành trên một hòn...

Bóng Sắc

Bóng Sắc

BÓNG SẮC Quảng Tánh Người đẹp thì dù đi tu, đầu cạo trọc, khoác cà-sa vẫn đẹp. Ở đời cũng...

Các Cảnh Giới Thiền Định – Hòa Thượng Tuyên Hóa Khai Thị

Các Cảnh Giới Thiền Định – Hòa Thượng Tuyên Hóa Khai Thị

CÁC CẢNH GIỚI THIỀN ĐỊNH Hòa Thượng Tuyên Hóa Khai Thị Ngồi Thiền, ngồi tới lúc trong không có thân tâm,...

Giải Thoát Và Từ Ái

Giải thoát và từ ái

GIẢI THOÁT VÀ TỪ ÁI Đức Đạt Lai Lạt Ma Tuệ Uyển chuyển ngữ Phiền Não TRONG DẠNG THỨC cội...

Chuyện Chiếc Hộp Yêu Thương

Chuyện chiếc hộp yêu thương

CHUYỆN CHIẾC HỘP YÊU THƯƠNG Nguyễn Ngọc Mai   Đức Phật dạy chúng ta trí tuệ và yêu thương. Học...

Chết – Thể Dạng Trung Gian – Tái Sinh

Đạo nghĩa vợ chồng theo lời Phật dạy

Đạo Đức Kinh Tế Theo Quan Điểm Của Phật Giáo Peter Harvey Đỗ Kim Thêm Dịch

Quán Chiếu Mọi Vật Lệ Thuộc Trên Tư Tưởng Như Thế Nào

Ngày Tình Yêu (Valentine’s Day) nhìn từ góc độ Phật giáo

Niêm Hoa Vi Tiếu

Một Di Tích Phật Giáo Quan Trọng Ở Afghanistan Sắp Biến Mất Do Công Ty Trung Quốc Khai Thác Quặng Đồng

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Toàn Tập

Phật ra đời vì một nhân duyên lớn: “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”

Khi Khoa Học Nhìn Thấy Đức Phật

Nghiệp và tái sinh nên được hiểu như thế nào

Bóng Sắc

Các Cảnh Giới Thiền Định – Hòa Thượng Tuyên Hóa Khai Thị

Giải thoát và từ ái

Chuyện chiếc hộp yêu thương

Tin mới nhận

Lắng lòng thanh tịnh trong giây phút thiêng liêng của Đại lễ Phật đản

Hưởng thụ lạc được Như Lai khen ngợi

Hoa sen trong người

Phật dạy: Bí quyết cho giấc ngủ ngon

Phật dạy: “Bỏ tất cả mới được tất cả”

Phật dạy: Nghiệp tốt do mình tạo, không phải sức thiêng liêng nào ban

Lời nguyện đêm thành đạo

Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?

Ăn mày cửa Phật

Từ lời dạy của Đức Phật với Rāhula – nghĩ về tuổi trẻ Phật giáo

Lời Phật dạy về hai hạng người chìm trong nước

Tại sao tay đức Phật chạm đất?

”Trang điểm” đời mình bằng những lời Phật dạy

Xin lỗi Phật, con từng nghĩ sẽ quay lưng với chùa

Sự vĩ đại của vị thầy có một không hai ở đời

Đức Phật và pháp môn niệm Phật

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Ba: Kính Thuận

Bài học từ câu chuyện Đức Phật và hồ nước

Phật thuyết Bát Chánh Đạo Kinh

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về trí tuệ

Tin mới nhận

Bát Chánh Đạo là phương pháp phát triển trí tuệ và đạo đức cho xã hội

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 170)

Thắng Man Giảng Luận

Thánh Tích Bồ-đề Đạo Tràng – Nguyên Tác: Tiến Sĩ A.d.t.e. Perera – Thích Nữ Liên Hòa Dịch

Chất thiền trong Tổng thống Barack Obama

Nguồn gốc tư tưởng Trung Quán Luận

Hư Vân Hoà Thượng: Những Bài Giảng

Thượng Tọa Pomnyun Trở Thành Một Nhà Sư, Như Thế Nào? (song ngữ)

Bảy Bước Chân Đi – Tiêu Biểu Bảy Yếu Tố Giác Ngộ

50 chân lý bất biến của cuộc đời

Từ Bi Và Tánh Không Trong Kinh Đại Bát Nhã

Nhẫn

Đạt Ma Tổ Sư Luận (song ngữ Việt Anh)

Con nhện

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 2

HT Giới Đức: Giải đáp Phật Pháp tại Vô Môn Thiền Tự ngày 07/5/2016

Đối Thoại Với Trần Kiêm Đoàn Qua Bài: “Bóng Mây Bay Thoáng Qua Trên Đường Về Xứ Phật” Quảng Hạo

Nên Đọc Kinh Như Thế Nào (song ngữ Anh – Việt)

Một Ngày Qua…

Hương Sen Vạn Đức

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 256)

Kinh Bách Dụ: Được chuột vàng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 79)

Sách “Nhận Thức Quán – Mười liệu pháp chánh niệm” của tác giả Henepola Gunaratana

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 117)

Bát Nhã Tâm Kinh Thiền Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 65)

Kinh Trường Bộ Thi Hóa

Về việc dịch Tam Tạng Pali sang tiếng Việt

Giới Thiệu Kinh Kim Cang Edward Conze – Dịch Việt: Thích Nhuận Châu

Pháp Hoa thất dụ – Dụ thứ nhất: Ngôi nhà lửa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 242)

Bẩy Loại Vợ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh cha mẹ ân trọng khó báo đáp

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 22)

Kinh Chánh Kiến, Hay Kinh Ca Chiên Diên (Kaccayanagotta)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 41)

Oán thù nên giải – Không nên kết

Chiêm ngưỡng tháp Đại Nhạn hùng vĩ nơi thầy Đường Tăng dịch những bộ kinh Phật đầu tiên

135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (cùlakammavibhanga sutta) song ngữ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Thiền Tông Và Tịnh Độ Tông: Chỗ Gặp Gỡ Và Không Gặp Gỡ

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần cuối)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 347)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Niệm Phật Trong Tinh Thần Giới Định Tuệ

Khuyên Tu Pháp Môn Tịnh Độ – Cư Sĩ Thiện Thông

Gương Sáng Niệm Phật

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật?

Ẩn Tu Ngẩu Vịnh

NHẪN NHỤC BA LA MẬT

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 26)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 25)

Vài Vấn Đề Về Văn Bản Kinh A-Di-Đà

Văn Phát Nguyện Sám Hối

Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở Về Sự Im Lặng

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 136)

Tịnh Độ Tông Và Pháp Môn Niệm Phật trong Giáo Pháp Của Phật Tổ

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 30)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese