PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (7)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Blank

 

8- Ngày thứ 8 (Bài thứ 7)

– Chiều ngày 23/6 ÂL.

Ngoi Thien Hkst 04

Chư sư và chư ni đang ngồi thiền trong khoá an cư kiết hạ 2015 tại 
Huyền Không Sơn Thượng (ảnh: Huyền Không Sơn Thương)

Hôm qua, thầy nói chuyện với chư sư, chư ni, về 5 quyền, 5 lực mà nói chưa hết. 5 quyền, 5 lực trong khi ngồi tập định, minh sát nó khác với sinh hoạt thường nhật.

5 quyền có thể tu tập riêng lẻ.

Có ba loại bồ-tát: Bồ-tát đức tin, Bồ-tát tinh tấn và Bồ-tát trí tuệ. Bồ-tát trí tuệ thành tựu quả vị Phật sớm nhất, sau đó là Bồ-tát đức tin, sau rốt nữa là Bồ-tát tinh tấn. Bồ-tát tinh tấn, tức là hạnh nguyện phục vụ chúng sanh với thời gian lâu xa nhất mới thành Phật, như Bồ-tát Mettaya (Di Lặc).

Về Tín: Có người đức tin có sẵn từ truyền thống gia đình. Có người có đức tin sau khi đọc kinh sách, nghiên cứu giáo pháp. Có người sau khi đi Ấn Độ thăm bốn chỗ động tâm, đọc bia ký vua A Dục, thăm các nước đất Phật như Thái, Miến, Tích Lan… thì đức tin mới vững chắc. Có người thờ xá-lợi Phật, thấy xá-lợi sanh thêm một ngôi, hai ngôi thì đức tin mới được củng cố… Có người chứng kiến việc nhân quả trả vay ở đời, thấy chuyện luân hồi tái sanh là có thật… nên phát sanh thâm tín Tam Bảo.

Ngược lại, tuy có người có đức tin từ truyền thống gia đình nhưng lớn lên chạy theo danh lợi, địa vị, quyền lực, mù quáng theo con đường bất chánh nên tối ám lương tri – thì đức tin bị diệt mất. Có người do ỷ y mình thông minh, tài giỏi chỉ tin vào kiến thức, lý trí khôn ngoan của mình thôi; loại người này đức tin rất yếu. Có người học khoa học tự nhiên, giỏi về toán, lý, hoá nên chỉ tin vào cái gì chứng minh được, giải thích được; loại người này dễ không có đức tin.  Nhưng đạo Phật không chỉ dừng lại ở lý trí khoa học; nó còn có những lãnh vực mà không bao giờ tu duy lý tính với tới được.

Nói tóm lại, về đức tin, có người ít, người nhiều, có người bị sụt giảm rồi mất, có người được trưởng dưỡng thêm.

Về Tấn: Bồ-tát tinh tấn, tức là có hạnh nguyện chuyên làm lành lánh dữ, làm các thiện sự, các công ích phục vụ chúng sanh, xã hội. Ai chuyên bỏ ác làm lành, làm các công đức, phục vụ Tam Bảo, phục vụ chúng sanh, xã hội không mệt mỏi thì Tấn này (hạnh phục vụ) sẽ lớn mạnh, tăng trưởng.

Về Niệm: Trong công việc, làm việc gì ghi nhớ việc ấy; làm việc gì, chú tâm vào việc ấy không xao lãng. Người có niệm đi không bước vấp, đi không hấp tấp, vội vã, không dễ gì té ngã do bất cẩn được. Sâu hơn chút nữa, ý nghĩ khởi gì là biết cái ấy. Cái gì phát sanh nơi thân, nơi cảm giác, nơi trạng thái tâm, nơi ý thức, tư tưởng, nhận thức – người có niệm, nói rõ hơn là có tu tập Tứ Niệm Xứ – đều ghi nhận rõ ràng. Ở đây sẽ có ba giai đoạn ghi nhận: Một, nó khỏi sanh một hồi mới ghi nhận; hai, nó đang khởi sanh liền ghi nhận; ba, vừa mới khởi sanh là ghi nhận liền.

Những khi suy nghĩ vẩn vơ, nhiều chuyện buồn đau chi phối, hay nghĩ đến quá khứ, vị lai, nhiều vọng tưởng hoặc nhiều phóng tâm… thường bị thất niệm. Vậy, có người niệm được củng cố, tăng trưởng; có người bị sụt giảm, mất niệm.

Ở đây cần một một lưu ý: Cái gì đi qua tai, mắt mũi lưỡi thân ý – ghi nhận được nó là chức năng của Chánh Niệm, thấy rõ nó là chức năng của Chánh Kiến; biết rõ nó là thiện ác, tốt xấu, đàn ông, đàn bà là chức năng của Chánh Tư Duy.

Về Định: Bất cứ đối tượng nào, nếu ta chú tâm lâu thì phát sanh định. Khi nào ta giữ tâm ổn định, quân bình, bình tĩnh thì khi ấy ta có định – đây là định trong đời sống thường nhật. Trên đời, làm bất cứ công việc gì, dù thiện, dù ác, đều có định nầy, do vậy có tà định, có chánh định. Tà định hướng tới điều ác, việc ác. Chánh định hướng tới điều lành, việc lành. Tà định khởi tâm dục mà tâp thiền. Chánh định ly dục mà tập thiền.

Muốn định trong đời sống thường nhật được tăng trưởng thì phải thường xuyên có chú tâm, có niệm, vì niệm sanh định. Tốt hơn và hiệu quả hơn thì phải tu tập thiền định.

Về Tuệ: Tuệ có 2 loại là tuệ tục đế và tuệ chân đế. Tuệ tục đế là tuệ thấy rõ nhân quả, tội phước, đúng sai, phải trái, thiện ác, chuyện đáng làm và chuyện không nên làm. Tuệ chân đế là tuệ thấy rõ cái thực, cái như chân như thực, thấy rõ bản chất như thật của tâm và pháp. Ví dụ thấy rõ tâm vô thường, vô ngã; pháp vô thường, vô ngã. Chẳng có gì nắm bắt được, lưu giữ được, nó luôn trôi chảy, dịch chuyển, cả tâm và pháp, 2 sát-na không giống nhau, 2 giọt nước không giống nhau, một tư, một tưởng, một tế bào sắc chất cũng thế. Chẳng có cái ngã tính nào, thực tính nào trong sự dịch chuyển muôn đời ấy. Đó là cái thực, là sự thực. Thấy được cái ấy là ta có tuệ giác, từ cạn vào sâu. Giác ngộ điều ấy thì tâm ta vô ưu, vô não, giải thoát thênh thang, tự do thênh thang trước sự dịch chuyển vô thường vô ngã của tâm và pháp. Ta buông xả hết, tự nhiên buông xả hết tham sân phiền não chứ chẳng có ý buông xả tham sân, phiền não trước những được thua, thành bại, đúng sai, phải trái, bờ này, bờ kia… nữa. Niết-bàn là vậy, chứ không phải thế gian pháp là vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh rồi nói Niết-bàn là thường, lạc, ngã, tịnh như đâu đó hiểu lầm. Cái ấy là nhị nguyên, là hai bờ của thế gian pháp. Bỏ bên này chụp bên kia. Bỏ cái này, được cái nọ. Phải siêu xuất cả hai bờ như câu kinh Pháp cú sau đây:

“- Bên này sông, bên kia sông

Cả hai không có, cũng không bờ nào

Thoát ly phiền não buộc rào

Là sa-môn gọi, đúng sao danh người!”

Không được cái gì cả mới tự do, mới giải thoát. Được cái gì đó là sở đắc, là bản ngã. Coi chừng đó!

Trở lại với sự tu tập cụ thể, như minh sát nói, thấy đau biết đau, thấy tham biết tham… là tập ghi nhận như thực đó. Đếm số hơi thở thì thấy rõ đếm số hơi thở, như thực đó. Theo dõi hơi thở thấy rõ đang theo dõi hơi thở, như thực đó. Nếu đếm số và theo dõi hơi thở mà nhất tâm thì đi vào định, nó cũng là như thực, vì đấy là sự vận hành tự nhiên của tâm và pháp. Từ định sang tuệ mà nhìn ngắm thân, thọ, tâm và pháp cũng tương tự vậy, đều là thấy tự nhiên như nhiên như chúng đang là cả.

Tóm lại, sự tu tập của chúng ta dù định hay tuệ cũng phải từ cái như thực đang là mà đi, không bao giờ sai lầm cả, không bao giờ sợ lạc vào tà ma ngoại đạo cả. Hãy cố lên. Phải đầy đủ Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ mà lên đường, mà tập thiền nhé!

– Tối ngày 23/6 ÂL

Ngoi Thien Hkst 03

Ảnh: Huyền Không Sơn Thượng

Sự tập thiền của chúng ta, quan trọng là ngồi yên; ngồi yên mà thấy dễ chịu, thoải mái chỉ khi nào ta điều thân được; còn nếu chưa điều thân được thì ngồi là một cực hình.

Khi ngồi đã tạm yên rồi, coi chừng, ta vẫn còn bị những hình ảnh, những màu sắc chi phối như đã nói tối hôm qua. Còn nữa, có người trình pháp là: “Con thấy rõ ràng hình ảnh một người. Và lạ lùng, là con thấy rõ luôn tâm tánh của người ấy! Con tự tin là nhận xét của con rất đúng!”

Ở đây, thầy lưu ý mọi người rằng, ta đang tập ngồi yên, và khách quan lắng nghe cái gì đang xẩy ra, nhất là những chướng ngại, những triền cái rồi tìm cách đối trị. Giả dụ những cảm giác, những ý nghĩ, những tư tưởng có khởi sanh thì cũng chỉ lắng nghe như thực. Các sư, ni ở đây đã từng tu tập minh sát tại các trường thiền, khi suy nghĩ, thì vị ấy chỉ ghi nhận “suy nghĩ à, suy nghĩ à” rồi thôi. Đối tượng được ghi nhận như thực vậy là paramattha (chân đế). Đối tượng của minh sát luôn là paramattha. Còn khi mình phân tích, nhận xét đối tượng, dù tốt hay xấu thì đã rơi vào khái niệm (paññatti) của tư duy lý tính, của bản ngã, của chủ quan – luôn đánh mất cái thực, cái chân đế!

Hãy lưu tâm cái thực, cái như thực, cái đang diễn ra như chúng là. Đau, nhức, tê, buồn ngủ, dã dượi, chảy nước miếng… đều được ghi nhận như chúng là. Ta không làm gì cả. Tại sao vậy? Trong trường hợp này, các đối tượng đều là paramattha nên ta cũng chỉ ghi nhận: “Đau à, nhức à, tê à, buồn ngủ à, dã dượi à, chảy nước miếng à!” Chỉ cần đặt để ý thức vào đấy, nói cho văn hoa một chút, là thắp sáng ngọn đèn chánh niệm vào đấy – thì chúng tự rã tan. Không tin à, cứ thử đi! Buông lung, phóng dật cũng vậy. Đừng sợ! Mà cũng đừng nỗ lực thái quá – tinh tấn thái quá để mong hết buông lung, phóng dật. Coi chừng bản ngã đấy! Chỉ cần ghi nhận cái thực: “Buông lung à, phóng dật à!” Rồi để thường trực ý thức vào đấy thì một hồi, buông lung, phóng dật cũng tự ra đi. Tại sao vậy? Vì khi ấy, diễn tiến từng sát-na soi chiếu qua dòng tâm của ta là tuệ tâm sở. Và khi mà tuệ tâm sở được duy trì liên tục thì tuệ ấy có một sức mạnh – được gọi là tuệ lực (5 quyền, 5 lực) – làm cho những tâm sở câu hữu đều được thắp sáng lên, tốt lên, tích cực lên.

Tất cả đấy là cách đối trị của minh sát, của tuệ tri, hoàn toàn vắng lặng và vô ngã. Nó rất cao siêu đấy, tuy nhiên không phải chúng ta làm không được! Cố gắng với cái như thực nhé! 

MỤC LỤC

 

Tin bài có liên quan

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Chánh Niệm

Về Chánh Niệm

Vấn Đáp Về Thiền Vipassanā

Vấn Đáp về Thiền Vipassanā

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 2

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 2

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 1

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 1

Tuyển Tập Các Câu Hỏi – Đáp Cùng Thiền Sư U. Ottamasara Sayadaw

Tuyển tập các câu hỏi – đáp cùng thiền sư U. Ottamasara Sayadaw

Load More

Discussion about this post

Niết Bàn – Bản Chất Và Mục Tiêu Giác Ngộ

Niết Bàn – Bản Chất Và Mục Tiêu Giác Ngộ

NIẾT-BÀN: BẢN CHẤT VÀ MỤC TIÊU GIÁC NGỘ Thích Nhật Từ Hiểu niết-bàn bằng các ý niệm của các truyền...

Vô Ngã Là Niết Bàn

VÔ NGÃ LÀ NIẾT BÀN Hòa Thượng Thích Thiện Siêu ---o0o--- Mặc dù biết Phật pháp mênh mông, cũng không...

Vu Lan Chợt Nghiệm Tỳ Kheo Nguyên Các

Vu Lan Chợt Nghiệm Tỳ Kheo Nguyên Các

VU LAN CHỢT NGHIỆM Tỳ kheo Nguyên Các Chiều. Đi giữa cái mưa như đùa như giận của đất Sài...

Tại Sao Phải Học Thiền

Tại sao phải học thiền

TẠI SAO PHẢI HỌC THIỀN Ni sư Ayya Khema | Diệu Liên Lý Thu Linh dịch Việt Tại sao phải hành...

Có Hay Không “Kiếp Luân Hồi”?

TRẢ LỜI: Luân hồi là một thể tài rất sinh động và rất quan tâm đối với con người. Chết...

Hành Trì Theo Lời Phật Dạy

Hành trì theo lời Phật dạy

Giới luật là nền tảng của việc giải thoát thanh tịnh. Là một hành giả tu tập trên bước đường...

Nhánh Tay Thiên Thủ Trên Non Linh Thứu (Trần Thị Hoa Trắng)

Nhánh Tay Thiên Thủ Trên Non Linh Thứu (Trần Thị Hoa Trắng)

NHÁNH TAY THIÊN THỦ TRÊN NON LINH THỨU(Trần thị Hoa Trắng)  Bài viết nầy không với mục đích ghi lại...

Đạo Học Đại Cương – Nguyễn Ước

ĐẠO HỌC ĐẠI CƯƠNG  Nguyễn Ước I. Bối cảnh đa truyền thống  Để làm nổi bật vị trí cốt lõi...

Đầu Tư Tương Lai Cho Chính Mình – Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Bao Giờ Thôi Hết Dại Khờ

Bao Giờ Thôi Hết Dại Khờ

BAO GIỜ THÔI HẾT DẠI KHỜ Quảng Tánh Dại khờ thì chẳng ai muốn, sanh ra đã trót dại rồi...

Đây Là Những Loại Sữa Từ Nguồn Thực Vật Có Lợi Cho Sức Khỏe Nhất, Theo Một Chuyên Gia Dinh Dưỡng

Đây là những loại sữa từ nguồn thực vật có lợi cho sức khỏe nhất, theo một chuyên gia dinh dưỡng

HỎI: Tôi là  người ăn chay, không uống sữa bò, muốn uống sữa làm từ các loại đậu hạt có...

Ý Nghĩa “Duy Ngã Độc Tôn”

Ý Nghĩa “Duy Ngã Độc Tôn”

Ý NGHĨA “DUY NGÃ ĐỘC TÔN” Ngày Lễ Phật đản, chúng ta thường được nghe nhắc đến hình ảnh Đức...

Nói Gì Với Giới Trẻ Về Phật Giáo?

Nói Gì Với Giới Trẻ Về Phật Giáo?

NÓI GÌ VỚI GIỚI TRẺ VỀ PHẬT GIÁO? Nguyên Giác   (Bài nói chuyện soạn cho ngày hội luận 13/11/2016...

Giới Thiệu Kinh Trung A Hàm

GIỚI THIỆU KINH TRUNG A HÀMĐiền Quang Liệt - Định Huệ dịch Kinh Trung A-hàm, 60 quyển, do Sa-môn người...

Quan Điểm Phật Giáo Về Sát Sanh Và Chiến Tranh

QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ SÁT SANH VÀ CHIẾN TRANHThích Giác Hoàng Chiến tranh đi liền với sát sanh. Chiến...

Niết Bàn – Bản Chất Và Mục Tiêu Giác Ngộ

Vô Ngã Là Niết Bàn

Vu Lan Chợt Nghiệm Tỳ Kheo Nguyên Các

Tại sao phải học thiền

Có Hay Không “Kiếp Luân Hồi”?

Hành trì theo lời Phật dạy

Nhánh Tay Thiên Thủ Trên Non Linh Thứu (Trần Thị Hoa Trắng)

Đạo Học Đại Cương – Nguyễn Ước

Đầu Tư Tương Lai Cho Chính Mình – Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Bao Giờ Thôi Hết Dại Khờ

Đây là những loại sữa từ nguồn thực vật có lợi cho sức khỏe nhất, theo một chuyên gia dinh dưỡng

Ý Nghĩa “Duy Ngã Độc Tôn”

Nói Gì Với Giới Trẻ Về Phật Giáo?

Giới Thiệu Kinh Trung A Hàm

Quan Điểm Phật Giáo Về Sát Sanh Và Chiến Tranh

Tin mới nhận

Phật dạy về ngày tốt

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người, hướng con về nẻo thiện lành

Kính Ngưỡng Bồ Tát Thích Quảng Đức

Đức Phật với những người trẻ tuổi trong kinh A Hàm

Thực hành giáo Pháp là cách cúng dường Chư Phật cao thượng nhất

Lời Phật dạy về đạo vợ chồng

Nhờ thờ Phật mà thoát khổ

Bức thông điệp từ con người của Đức Phật

Chớ xúc phạm bậc Thánh

Tuệ giác của Thế tôn

Tiếng chuông cảnh tỉnh những Phật tử trí thức

Biết nhớ ơn và báo ơn để tăng thêm phước đức

Toàn Văn Khai Thị Của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ

Vậy mà chẳng phải vậy

Đức Phật đã xử sự như thế nào khi chứng kiến cả dòng họ bị giết hại?

Đau không có nghĩa là khổ

Sự kỳ diệu đích thực của Đức Phật và Giáo pháp

Sướng khổ và niết bàn theo quan điểm của Phật giáo

Suy nghiệm lời Phật: Sinh nhà tôn quý

Tranh Chấp Chùa Bảo Quang Ở Santa Ana Có Hồi Kết, Bên Thua Phải Trả $18,000 Án Phí

Tin mới nhận

Khúc Ngợi Ca Lòng Từ Bi Của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Bản chất thời gian với ý nghĩa giải thoát của đạo Phật

Vai trò của tánh không trong phương thức trị liệu hý luận

Đức Phật có để tóc hay không, tướng nhục kế là gì?

Định Nghiệp Trong Phật Giáo

Cách hóa giải hận thù trong nhiều kiếp dưới góc nhìn Phật giáo

Khám Phá Kho Báu Bị Bỏ Quên Của Danh Sơn Yên Tử: Kỳ Vĩ, Bí Ẩn ở Sườn Tây

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 43)

Biển và Sóng

Bóng tùng rừng hạc

Đi Từ Viễn Ly Đến Từ Bi

Sự Lạc Quan Và Tích Cực Của Phật Giáo

Pumkin Thái Tart Chay

Kinh Duy-ma-cật

Bánh Giò Chay

Bến Duyên Lành Con Đường Tìm Về Hạnh Phúc Nhân Sinh

Giáo dục Phật giáo trong thời kỳ hội nhập và phát triển phật hóa gia đình

Nghiên cứu tế bào gốc, đạo đức sinh học và Phật học

Giới Thiệu Đạo Phật

Khảo Cứu Tịnh Độ Luận Của Thế Thân

Tin mới nhận

Kinh Lăng Già Tâm Ấn

Kinh Hạnh Phúc – Lộ Trình Tu Tập

Phổ Môn Chú Giảng

Kinh Người Đất Phương Tây (hay Người Đã Chết)

Giới Thiệu Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta)

Sn 4.1 — Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 — Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động

Kinh Kim Cang Chư Gia – Thành Hội Phật Giáo Việt Nam Ấn Hành

Pháp Môn Tu Chứng Lăng Nghiêm Đại Định

Tổng Luận Đề Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Phạn – Tạng

Hướng Dẫn Đọc Kinh Trường Bộ

Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Kinh Đầu Tiên Của Đức Phật

Kim Cang Tứ Tướng Hay Nơi Tâm Không Mở Bày Cõi Diệu Hữu

Câu chuyện nhân quả: Niệm Phật cứu người thoát khỏi địa ngục

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 142)

Con Sư Tử Vàng Của Thầy Pháp Tạng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 371)

Kinh Dhammika

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 367)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 232)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 02)

Tin mới nhận

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 351)

L Iên Trì Cảnh Sách

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT (tập 1)

Đức Phật A Di Đà Trong Kinh Bản Duyên và Các Kinh Điển Khác

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 54)

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Học Phât vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 15)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 35)

Ẩn Tu Ngẩu Vịnh

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 8)

Lá Thư Tinh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 374)

Siêng năng làm việc nhân từ thế gian được chơn lạc, sinh thiên hoặc vãng sinh về tịnh độ

Tây Phương Quyết Yếu Thích Nghi Thông Quy

Niệm Phật Thập Yếu

PHƯƠNG PHÁP DẠY CON KHI MANG THAI

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 30)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese