PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (6)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Blank

 

7- Ngày thứ 7 (Bài thứ sáu)

– Chiều ngày 22/6/ÂL

Ngoi Thien Hkst 02

Chư sư và chư ni đang ngồi thiền trong khoá an cư kiết hạ 2015
tại Huyền Không Sơn Thượng (ảnh: Huyền Không Sơn Thương)

Để thêm đức tin và thêm trí tuệ cho chúng ta khi đang theo dõi hơi thở, bám sát hơi thở, hôm nay thầy sẽ nói đến 5 quyền (căn) và 5 lực: Tín, tấn, niệm, định, tuệ. Từ quyền (xưa nay ai cũng dịch là căn) là dịch chữ Pāḷi Indriya. Indriya là khả năng kiểm soát, là khả năng dẫn đạo, nó có quyền lực chi phối các tâm sở khác… Ví dụ như tín, tín tâm sở. Khi tín tâm sở được củng cố, huân trưởng… khởi lên, thì nó có một quyền lực, một sức mạnh dẫn dắt, điều động các tâm sở khác bắt chúng phải tuân phục, đi theo. Tín có chánh tín và tà tín. Chánh tín của người Phật tử khi đã có rồi, vững chắc rồi, thì sẽ vượt qua tất thảy mọi khó khăn. Họ có thể thiếu cơm, rách áo mà không chau mày khi theo Phật. Họ có thể nhảy vào lửa, có thể vượt qua vực thẳm chông gai. Hình ảnh những người Tây Tạng quỳ lạy bằng cách nằm sấp trên đường để đến chỗ hành hương cả ngàn dặm sẽ minh chứng cho sức mạnh của đức tin ấy. Còn một số ngoại đạo, tà giáo cuồng tín thì sẵn sàng ôm bom tự sát, khủng bố… vì họ tin sẽ tới được với thánh Allah.

Gần vấn đề tu tập hơn. Khi ngồi thiền, mình tin vào bản thân mình, tin vào pháp, tin vào đề mục mà mình đã lựa chọn, tin vào vị thầy đang dẫn dắt mình. Chính những đức tin ấy tạo cho mình một sức mạnh, để kiên quyết không lơ là, không giải đãi, không buồn ngủ, không phóng dật… để cho tâm nhẹ nhàng an trú. Tín tâm sở, một tâm sở thiện, có sức mạnh (quyền lực, indriya) thì nó sẽ kéo theo, điều động các tâm sở thiện khác.

Vậy thì do tín của ta chưa có hay chưa đủ? Chính chưa có hoặc chưa đủ nên các triền cái mới nẩy móng, sanh vuốt phá hoại sự an lành, an toàn của các thiện tâm sở.

Trường hợp khác, khi tín đã có rồi nhưng còn yếu thì ta sử dụng thêm năng lực thứ 2 đó là tấn tâm sở (trong tín, tấn, niệm, định, tuệ).

 Tấn ở trong thiền, trong ngũ quyền khác với tấn trong Tứ Chánh Cần. Tấn trong Tứ Chánh Cần có 2 vế, thiện và ác. Vế thiện thì, khi thấy thiện chưa sanh thì làm cho thiện được sanh khởi; khi thiện đã sanh rồi thì làm cho nó tăng trưởng. Vế ác, khi ác chưa sanh thì làm cho nó đừng sanh, khi ác đã sanh rồi thì làm cho nó diệt mất. Tứ Chánh Cần là một năng lực hữu vi, một nỗ lực, một sự cố gắng để làm lành lánh ác. Trong đời sống, trong sinh hoạt tu tập thường nhật là Tứ Chánh Cần này. Khi tu tập riêng lẻ cũng Tứ Chánh Cần nầy.

Còn tấn khi hành thiền thì nó “nhẹ nhàng” hơn nhiều. Có một cái rất tinh tế, vi tế ở đây, là nếu khởi nỗ lực hữu vi thì bên trong tiềm tàng bản ngã và sở đắc, bên trong ẩn giấu động lực của tham tâm sở. Thấy chưa? Nguy hiểm chưa? Vậy nên thầy dùng từ “nhẹ nhàng” ở trên, và khi ngồi thầy có dặn là để tâm rỗng không, “ngồi như chơi” đó sao! Tấn, trong không gian sinh hoạt này là buông thư, thanh thản để tâm nhẹ nhàng vào ra, xuống lên với hơi thở. Chỉ cần dính khít liên tục là đã toát lên công năng của tấn tấm sở rồi. Và khi tấn tâm sở được duy trì liên tục, ngoài việc hỗ trợ cho tín tâm sở, nó còn làm cho đau nhức lắng dịu, mà hôn trầm, thuỵ miên cũng phải tỉnh thức dậy.

Tấn tạo đủ năng lượng sẽ đưa đến niệm. Niệm đây cũng là Chánh Niệm trong Bát Chánh đạo; cũng là niệm trong Tứ Niệm Xứ. Tuy nhiên, niệm trong khi theo dõi hơi thở chỉ có nghĩa là ghi nhận, nắm bắt hơi thở liên tục, không gián đoạn. Và nhờ công năng của niệm mà định xuất hiện, sau đó là tuệ (có nhiều loại tuệ, cấp độ của tuệ chưa bàn ở đây).

Và khi mà 5 quyền đủ thuần thục, đúng độ thì phát sanh 5 lực. Ở đây, trong 37 trợ đạo phẩm gọi là 5 quyền, 5 lực. Có lực (bala) chúng mới mang sức mạnh thật sự. 5 quyền, 5 lực này giúp ta thành tựu các bậc thiền từ thấp lên cao cùng mở ra cánh cửa Tứ thánh đạo quả.

– Tối ngày 22/6/ÂL

Hôm nay có 2 người trình pháp. Thầy không cần thiết phải nói tên hành giả ra đây – mà thấy đây là 2 trường hợp mà mọi người ai cũng có thể vấp phải. Hôm nay chỉ nói một.

Người thứ nhất nói rằng: “Khi con theo dõi hơi thở một thời gian thì con thấy trong ‘không gian võng mạc’ xuất hiện một bầu trời, hơi sáng, màu sắc loãng, nhạt; sau đó nó sáng dần lên, trông như một góc trời mà mây được vén ra. Một khoảng nhỏ thôi không có hình dạng rõ ràng… Đôi khi con lại thấy nhiều màu sắc, nhiều hình ảnh… không biết tại sao? Có nên trú vào cái ánh sáng ấy chăng? Có nên ngắm xem những hình ảnh ấy chăng?”

Về việc ánh sáng, màu sắc và hình ảnh, thầy sẽ nói rộng ra cho mọi người cùng nắm bắt.

Trong 10 đề mục biến xứ (kasiṇa) làm đối tượng cho thiền định (đất, nước, lửa, gió, xanh, đỏ, trắng, vàng, hư không, ánh sáng) có đề mục ánh sáng. Ánh sáng có nhiều cách tạo ra:

– Ngồi trong nhà, khoét một lỗ tròn nơi vách, tường, đường kính cỡ chừng 25-30 cm. Ánh sáng tròn ấy chính là đối tượng để cho hành giả nhìn ngắm, chú tâm, nhiếp tâm vào đấy.

– Có thể dùng ánh sáng đèn chiếu qua một vòng tròn trên tấm gỗ, ván… hay carton cũng được.

– Có người vận dụng ngồi nhìn ngọn đèn sáng trước mặt, cũng được (Có người vận dụng, biến kasiṇa thành cục thuỷ tinh tròn. Chùa Dhammakaya ở Thái Lan vận dụng cục thuỷ tinh này đi qua các luân xa nên rất nhiều người đắc định. Chỉ lạ một điều, trong Tam Tạng và cả chú giải, giáo pháp Nguyên thuỷ không hề nói đến các luân xa và chuyện mở luân xa!)

Vấn đề là cần có ánh sáng trong khoản giới hạn nào đó, mà khi nhìn, mình dễ nắm bắt toàn bộ ánh sáng ấy. Nhìn chăm chú, liên tục… khi mình nhắm mắt lại, lần thứ nhất, ánh sáng có trong tâm nhưng mờ nhạt rồi mất hẳn. Nhìn lại, chăm chú thêm nữa; nhắm mắt lại lần hai, cái tròn ánh sáng ấy hiện ra rõ hơn nhưng rồi mờ nhạt, lại mất. Lần 3,4, 5, 6, 7…10… cho đến khi nhắm mắt lại, ánh sáng tròn, tuy không sáng lắm nhưng nó hiện rõ trong tâm.

Ánh sáng, đối tượng bên ngoài (cái có thực) Abhidhamma gọi là sơ tướng (tướng ban đầu); ánh sáng hiện rõ trong tâm (do tưởng tập trung mà có) được gọi là thô tướng (còn thô tháo, chưa rõ). Giai đoạn 3 là chú tâm như nhất vào cái tướng sáng trong tâm ấy cho đến khi nó sáng viên mãn như viên bạch ngọc (như mảnh trăng rằm giữa trời) thì lúc ấy quang tướng đã tựu thành. Lúc này, ý môn của hành giả nắm bắt quang tướng để đi vào cận hành định, an chỉ định. Vậy, có quang tướng mới có định, không có quang tướng không có định.

Khi ngồi thiền sổ tức hay tuỳ tức, do nhắm mắt lại nên “không gian võng mạc” thường tối đen. Tuy nhiên, do mắt nhắm không khít nên ánh sáng bên ngoài xen vào qua kẽ hở rất nhỏ mà ta thấy mờ mờ hoặc hiện ra màu sắc này, màu sắc nọ không có gì lạ cả. Cũng có thể, mắt nhắm rất khít nhưng lần hồi màu này, màu kia hiện ra… hoặc chúng đổi màu không rõ ràng là do “tâm thức nghiệp cảm” từ quá khứ của vị ấy. Thầy nhớ trong Thanh Tịnh Đạo có kể một vị tỳ-khưu già, xuất gia chưa được bao lâu (chưa hề hành thiền trong hiện kiếp), bước vào ngôi chùa kia trông thấy một bình hoa vàng. Vị ấy chợt nhìn bình hoa, một hồi, vị ấy đứng đắc định tại chỗ luôn. Không có gì lạ cả, vì nhiều kiếp trước, vị ấy đã từng lấy đề mục “màu vàng” làm đối tượng thiền định. Bình hoa vàng ngoại cảnh, tác động, duyên khởi chủng tử trong vô thức – đề mục màu vàng – nên vị ấy trú tâm, nhiếp tâm “quang tướng” ấy nên đi vào định!

Hình ảnh, cũng vậy! Khi những chướng ngại như đau nhức, hôn trầm, thuỵ miên không còn nữa – tâm tạm thời lắng dịu thì trong vô thức nó trào vọt ra đủ thứ chuyện lạ! Thuở còn thanh niên, thầy đã ngồi thiền rồi, hễ cứ ngồi yên một chút thì thầy thấy những hình ảnh hiện ra. Ảnh này ảnh kia kế tục xuất hiện, tấm hình này, tấm hình nọ hiện ra rõ mồn một như xem một tập hình. Nhưng lạ lùng, có những cảnh quen quen… tảng đá mình từng ngồi, cái góc cảnh có con suối này cũng vậy, góc rừng kia cũng thế, quen lắm… Rõ ràng đều là những hình, những ảnh không có trong kiếp hiện tại! Từ vô thức nó trào vọt ra đấy! Có dịp thầy sẽ kể thêm, nhiều lắm, lạ lắm!

Thuở ấy, thầy mải mê xem, thích lắm. Nhưng sau này, khi chúng hiện ra, cứ nhìn ngắm tự nhiên, điều chỉnh lại hơi thở, không thủ, không xả, chúng tự mất.

Trường hợp người trình pháp hôm nay, thầy thấy vị ấy chưa có một đối tượng rõ ràng, tâm đang còn nhìn ngắm lan man. Qua câu chuyện kể của thầy vừa rồi, thầy muốn vị ấy tự chiêm nghiệm để rút ra bài học tu tập cho mình. Có màu sắc thì nên ghi nhận như vậy để cho nó tự đi. Có hình ảnh, hãy ghi nhận hình ảnh như vậy rồi để cho nó tự đi. Tuy nhiên, nếu muốn màu sắc xanh, đỏ, trắng hay vàng… thì phải tự tạo kasiṇa. Còn ánh sáng, cũng vậy, nên ngồi nhìn biến xứ kasina ánh sáng để đi lại từ đầu qua ba giai đoạn sơ tướng, thô tướng và quang tướng như đã nói ở trên.

Còn những người khác, nếu có cái gì lạ nữa xuất hiện thì trình pháp tiếp, rồi thầy sẽ kể chuyện tiếp.

MỤC LỤC

Tin bài có liên quan

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Chánh Niệm

Về Chánh Niệm

Vấn Đáp Về Thiền Vipassanā

Vấn Đáp về Thiền Vipassanā

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 2

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 2

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 1

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 1

Tuyển Tập Các Câu Hỏi – Đáp Cùng Thiền Sư U. Ottamasara Sayadaw

Tuyển tập các câu hỏi – đáp cùng thiền sư U. Ottamasara Sayadaw

Load More

Discussion about this post

Lý Duyên Khởi

Lý Duyên Khởi

  LÝ DUYÊN KHỞI(DEPENDENT ORIGINATION)By Ajahn BrahmViệt dịch: Nguyên Nhật Trần Như Mai   Lời giới thiệu của Ajahn Brahmali :...

Tâm Thư Thái (Sách)

Tâm Thư Thái (sách)

TÂM THƯ THÁI 7 BƯỚC ĐI SÂU VÀO THIỀN ĐỊNH Dza Kilung Rinpoche Huỳnh Văn Thanh dịchNhà xuất bản Hồng Đức...

Ngạ Quỷ Nghe Kinh

Ngạ quỷ nghe kinh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nói Xấu Người Khác

Nói xấu người khác

NÓI XẤU NGƯỜI KHÁC Thích Đạt Ma Phổ Giác Con người là một loài vật cao cấp hơn hẳn các...

Bảy Đóa Sen Vàng Nâng Gót Ngọc

Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc

Theo kinh Ưu Bà Di Pháp Môn Tịnh Hạnh-phẩm Thụy Ứng, Bồ Tát đản sanh, bước thứ nhất nhìn về...

Làm Website Phật Giáo Dễ Hay Khó – Ngọc Hằng

Làm Website Phật Giáo Dễ Hay Khó – Ngọc Hằng

LÀM WEBSITE PHẬT GIÁO DỄ HAY KHÓNgọc Hằng  Hôm nay bạn nhắn tin bảo cho tôi biết bạn muốn xây...

Đạo Đức, Nghiệp Và Sự Phát Triển Bền Vững

Đạo Đức, Nghiệp và Sự Phát Triển Bền Vững

PHẦN GIỚI THIỆU Trong nội dung của tham luận này, tôi xin điểm qua triết lý cơ bản mà mục...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 14)

 Trong Cảm Ứng Thiên Hội Biên, khi giảng đến “tích lũy công đức”, đã trích dẫn một đoạn “tích thiện”...

So Sánh Kinh Bệnh (s.v,81) Trong Tương Ưng Và Bản Kinh Tương Đương Trong Hán Tạng.

SO SÁNH KINH BỆNH (S.v,81) TRONG TƯƠNG ƯNGVÀ BẢN KINH TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG HÁN TẠNG.Chúc Phú Lời dạy của Đức...

Luận Giải Về Bồ Đề Tâm (Video Tiếng Việt)

Luận giải về Bồ Đề Tâm (Video tiếng Việt)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Lá Thư Gửi Chúc Mừng Sinh Nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 (Song Ngữ)

Lá Thư Gửi Chúc Mừng Sinh Nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 (song ngữ)

Lá Thư Gửi Chúc Mừng Sinh Nhật Thứ Tám Mươi Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 Của Tây...

Bồ Đề Tâm Và Chấp Thủ

Bồ Đề Tâm Và Chấp Thủ

BỒ ĐỀ TÂM VÀ CHẤP THỦĐức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII khai thị Có rất nhiều loại cảm...

Bản Tánh Hiểu Biết Của Tâm

Bản Tánh Hiểu Biết Của Tâm

BẢN TÍNH SÁNG NGỜI VÀ HIỂU BIẾT CỦA TÂM Đức Đạt-Lai Lạt-Ma Thứ 14 thuyết pháp tại Claremont CollegeBạch Nga...

Thiền Quang Tâm Minh

Thiền Quang Tâm Minh

Trong sự nghiệp chấn hưng Phật giáo nước nhà, tại miền Trung, vào những năm của thập kỷ 1930, bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám...

Quan Điểm Của Đạo Phật Về Những Tôn Giáo Khác – Berzin, Alexander And Chodron, Thubten.

Hỏi: Đạo Phật nghĩ sao về sự tồn tại của các tôn giáo khác? Đáp: Vì chúng sanh không có...

Lý Duyên Khởi

Tâm Thư Thái (sách)

Ngạ quỷ nghe kinh

Nói xấu người khác

Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc

Làm Website Phật Giáo Dễ Hay Khó – Ngọc Hằng

Đạo Đức, Nghiệp và Sự Phát Triển Bền Vững

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 14)

So Sánh Kinh Bệnh (s.v,81) Trong Tương Ưng Và Bản Kinh Tương Đương Trong Hán Tạng.

Luận giải về Bồ Đề Tâm (Video tiếng Việt)

Lá Thư Gửi Chúc Mừng Sinh Nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 (song ngữ)

Bồ Đề Tâm Và Chấp Thủ

Bản Tánh Hiểu Biết Của Tâm

Thiền Quang Tâm Minh

Quan Điểm Của Đạo Phật Về Những Tôn Giáo Khác – Berzin, Alexander And Chodron, Thubten.

Tin mới nhận

Ứng xử của Đức Phật trong quan hệ thân tộc, anh em

Đức Phật của chúng ta

Làm người ai nhớ 3 lời dạy này của Đức Phật ắt sẽ có phúc cả đời

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Phật dạy sắc đẹp làm con người mê muội

Tản mạn về ngộ đạo (II)

Điều đặc biệt nhất của Đức Như Lai

Lời răn dạy cuối cùng của đức Phật trước khi đi vào cõi Niết bàn

Lời Đức Phật dạy cho thế giới hiện đại

Việc cần làm trước thường để sau nên tu lâu mà không tiến

Suy niệm lời Phật: Giữ tâm như chăn trâu

5 nguy hại dành cho người nói đặt điều, 5 lợi ích dành cho người nói đúng!

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Nữ hoạ sĩ ‘châm biếm’ Phật giáo trên báo Tuổi trẻ là ai?

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

Điên đảo mộng tưởng là gì?

Nhân quả hiện tại

Dòng sông tâm thức (I)

Hồi Ký Đặc Biệt : Vụ Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức, Thích Đức Nghiệp

Vị Phật quá khứ hay Nhiên Đăng Cổ Phật là ai?

Tin mới nhận

Trao đổi với tác giả bài thuyết trình: Chỗ đứng của đạo Phật trong triết học ở Hoa Kỳ hiện nay

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (20)

Cao sơn tuyết (snow on a high mountain)

Giúp Vợ Thoát Khỏi Mê Tín Dị Đoan – Tt. Thích Nhật Từ

những tấm gương thầm lặng Việt Nam

Lời Thật Mất Lòng – Thượng Tọa Thích Chân Tính

Đức Phật đản sinh vào năm nào?

Cá mập uất hận

Vô ngã (Phần 5)

Đáp Ứng Của Phật Giáo Trước Đại Dịch Covid -19 Từ Góc Độ Lịch Sử

Kinh Pháp Cú Bắc Truyền

Giữ tâm trí an tịnh theo lời Phật dạy

Phật là cơm

Tự Mình Thắp Đuốc Mà Đi

Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhist Doctrines) Việt – Anh Volume Ii

Pháp Ngữ

Quan Điểm Của Đạo Phật Đối Với Súc Quyền – Ronald Epstein Thích Nữ Tịnh Quang Dịch

Lại thêm một trí thức ngày nay trong xã hội Việt Nam

Hermann Hesse Câu Chuyện Dòng Sông

Xuất Gia – Hoàn Gia – Tại Gia

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 07)

Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải

Giới thiệu tổng quát chương 6: tầm nhìn thâm sâu về thế giới

Pháp Hoa Huyền Nghĩa – Phật Học Thiên Thai Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 72)

Giới Thiệu Bộ Phân Tích Đạo (Patisambhidamagga) Của Ngài Xá Lợi Phất

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 57)

Phật dạy: tài sản sẽ mất, tạo phước thì còn

Nguồn gốc và ý nghĩa tính biểu tượng trong kinh A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 143)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 28)

Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 42)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 245)

Kinh Tập Pali-Việt – Tỳ khưu Indacanda dịch Việt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

8 bộ kinh Phật thường tụng và ý nghĩa cơ bản của từng bộ

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Huyền Tán

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Kinh Tạng Pali (.Prc)

Tin mới nhận

Học Phật cần phải chuyên nhất

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 89)

Vì Sao Niệm Phật Không Vãng Sanh

Đức Phật A Di Đà Mầu Gì

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 145)

Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần Cuối)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 79)

Chư Tổ Tịnh Độ Tông

Obituary His Holiness Thích Tri Tinh Died At 97

Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 12)

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật – Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát

Tịnh Độ Thập Nghi Luận

Thiền sư của năm tông phái Phật giáo khai thị niệm Phật

Hiểu Về Hai Chữ “Vãng Sanh”

Niệm Phật, Ăn Chay Và Phóng Sanh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 322)

Sự Dung Hợp Thiền Và Tịnh Độ ở Trung Quốc

Sám Hối Nghiệp Chướng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese