PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (5)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Blank

 

6- Ngày thứ 6 (Bài thứ 5)

– Chiều ngày 21/6 ÂL

BlankChiều nay chỉ có chư sư và chư ni. Có năm sáu người từng tu tập ở các trường thiền Thái Lan hay Myanmar nên đã có trình độ. Tiện đây, có một sư đã từng theo những khoá thiền như vậy, trình pháp cho thầy, thầy đem ra đây đọc để chúng ta cùng khảo sát:

“ Trong một thời toạ thiền, sau khoản 23h, chỉ một thời gian ngắn, tâm con trú vào một điểm ngay trước mặt, nó co rút chỉ nhỏ như một đầu kim. Trạng thái lúc này càng lúc càng nặng nề. Chỉ với một điểm nhỏ có lẽ là ở thể rắn như vậy mà nó cứ kéo, vít cái thân con xuống! Nhưng con nghĩ rằng, à, thì ra đây là “nội xứ”! À, thì ra đây là “danh” và “sắc” phân chia? Con xả thiền với niềm vui nho nhỏ, với suy nghĩ (tâm địa), theo nghĩa đen; và nghĩa bóng là như “nó” vừa trình bày cho con thấy!

Vào một ngày khác, cũng với thời gian như vậy; trong khi toạ thiền, con lại thấy (tâm) con (nó) biến mãn tròn đầy trên đầu con. Con không biết rõ đường kính và chu vi của nó, con cứ nhìn ngắm nó một cách khách quan. Rồi sau một hồi, lúc con suy nghĩ rằng, à thì ra đây là tâm hướng thượng, “nó” thuộc thể khí; đồng thời nó cũng cho con thấy “ngoại xứ”, “vô sắc xứ” là thế nào!

Sự hiểu biết về lý vô thường, vô ngã lại tiến thêm trong tâm con. Con thấy nó không trú ở đâu cả, nó không có tướng, và không cả tánh.

Nhưng con còn hơi thắc mắc: Tại sao khi tâm ở thể rắn, nó trụ một khoảng thời gian, trong khi đó các tâm sở khác, lại diệt?

Con xin thầy chỉ bày cho con.

Thỉnh thoảng tâm con nó tự hỏi và hướng tới trạng thái diệt các tâm hành. Con lại tự nhắc mình – cái gì đến nó sẽ phải đến, nên cứ tiếp tục chánh niệm, tỉnh giác vậy thôi!”

Đây là trường hợp đã có hành, đã có theo sự chỉ dạy của vị thiền sư về minh sát tuệ. Hiện tại, thầy nghĩ là chưa nên phân tích nội dung ấy đúng hay sai. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là, ta phải hiểu cho chính xác những thuật ngữ, ngữ nghĩa của nó ra sao để khỏi lầm lẫn. Đây là những từ ai đã học Abhidhamma mới hiểu: Nội xứ, ngoại xứ, danh, sắc, vô sắc xứ, tâm hành, tâm và tâm sở…

– Nội xứ:  Nghĩa đen là cõi, là nơi, là chỗ hoạt dụng bên trong. Rõ nghĩa hơn là chỗ hoạt trường của nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn và ý căn – được gọi là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ và ý xứ.

– Ngoại xứ: Nghĩa đen là cõi, là nơi, là chỗ hoạt dụng bên ngoài. Rõ nghĩa hơn, là chỗ hoạt trường của sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần, xúc trần và pháp – được gọi là sắc xứ, thanh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ và pháp xứ.

Gồm chung cả nội ngoại xứ có 12 xứ. Rồi còn 18 giới nữa, như nhãn giới, nhĩ giới… khá phức tạp thầy chưa giảng nói ở đây.

– Danh là cách gọi khác của tâm và tâm sở, đầy đủ là thọ, tưởng, hành và thức. Trong hành có 50 tâm sở và nơi thức có 89 tâm. Tuy nhiên, khi hành minh sát, cái gì thuộc về ý nghĩ, tư tưởng, phần tinh thần, cái biết, các cảm giác ở nơi thân và nơi tâm, hồi tưởng, ký ức, tưởng tượng, các trạng thái tâm như tham, sân…tất nhiên là thuộc tâm và tâm sở thì đều gọi là danh cả (thọ, tưởng, hành, thức).

– Sắc, phần vật chất, cả thô và tế. Gồm sắc bốn đại đất nước, lửa, gió, sắc do bốn đại tạo thành thì có 12 thô sắc và 16 tế sắc. 12 thô sắc gồm 5 tịnh sắc căn và 7 sắc đối tượng. 5 tịnh sắc căn (phần thần kinh) của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. 7 sắc đối tượng là sắc, thanh, hương, vị, địa, hoả, phong (xúc) – thanh, hương, vị, địa, hoả, phong đều là vật chất, đều là sắc.

– Vô sắc xứ: Cõi, chỗ hoạt dụng của những ý nghĩ, tư tưởng, quan điểm, quan niệm… trừu tượng. Ví dụ, khởi lên ý nghĩ “không là vô biên” thì nó hoàn toàn trừu tượng, không y cứ trên cái thực, chúng chỉ do tưởng mà có.

– Tâm hành: Đây là khi tâm ta bắt đầu tạo tác, có tư tác, có quyết định, có cố ý, có cố tình làm một việc gì đó dù tốt hay xấu, thiện hay ác – khi ấy là hành (saṇkhāra) hoạt động. Chấm dứt tâm hành là chấm dứt hành (saṇkhāra), không còn lăng xăng tạo nghiệp nữa, khi ấy chỉ còn là duy tác, chỉ có hành động không có quả của hành động. Đây là trạng thái tâm duy tác của các bậc A-la-hán.

Đi vào hành minh sát là khi thân đã yên, tâm đã yên – đến chỗ tâm cận hành là tốt nhất vì khi ấy 5 triền cái đã lặng rồi, 5 thiền chi đã phát sanh rồi. Khi ấy ta sẽ nhẹ nhàng lắng nghe sự vận hành của ngũ uẩn (sắc thọ tưởng hành thức). Nếu có một cảm giác khởi sanh thì ghi nhận nó sanh; cảm giác ấy diệt thì ghi nhận nó diệt; cảm giác ấy là danh; và hành giả đã thấy rõ, ghi nhận danh sanh, danh diệt. Một tưởng, một trạng thái tâm, một ý nghĩ, một tư tưởng… chúng đều được nhìn ngắm như thực như vậy: Danh sanh, danh diệt. Ở đấy, chúng đang vô ngã, chúng đang vô thường…

Thấy chưa, khá phức tạp, khá tế vi. Vậy mọi người khi chưa nắm rõ thì chưa nên hành minh sát.

Thầy nói sơ như vậy để các sư, các ni cẩn thận, cẩn trọng khi trình pháp. Mình chưa nắm vững thì nội dung trình pháp dễ sai lầm lắm, nó đi vào một mớ bòng bong chữ nghĩa không đâu vào đâu cả. Nếu học hiểu những điều thầy trình bày ở trên thì có lẽ không ai dám trình pháp lung tung lang tang như vậy. Khoan đã, minh sát thì khoan đã. Thầy chỉ muốn mọi người trú được tâm. Ai trú được tâm, dù số đếm hay theo dõi hơi thở thì nó đối trị cụ thể với đau nhức, tê ngứa, hôn trầm, thuỵ miên, phóng tâm… Phải làm xong việc này trước. Lo gì, định hay minh sát chúng ta sẽ đi qua cả, mà không cần bất cứ một trường thiền nào. Mỗi người hãy tự thực nghiệm, chứng nghiệm từng bước một, từ từ thôi. Để tâm rỗng rang, trong sáng mà ngồi, rồi nghe nó nói gì, phản ứng gì. Khách quan mà nhìn ngắm, mà lắng nghe. Quan trọng nhất là phải thuần thục tuỳ tức (theo dõi hơi thở) để từ đó, mình cảm thấy dễ chịu, thích thú chứ không còn bị nó hành nữa. Hành thiền chứ không phải bị “thiền nó hành!”

(Tiếng cười)

Thôi đừng cười nữa, hành đi!

– Tối ngày 21/6 ÂL

Ngoi Thien Hkst 08

Chư sư và chư ni đang ngồi thiền trong khoá an cư kiết hạ 2015 tại
Huyền Không Sơn Thượng (ảnh: Huyền Không Sơn Thương)

Hôm nay đại chúng đầy đủ, 38 người, không có trường hợp sư này bị cảm, chú kia nhức đầu nữa… Vậy là tốt. 

Phải bước qua giai đoạn khó nhăn nhất các con ạ! Khi ấy thầy không bắt ngồi, các vị tỳ-khưu trong Ban Tri Sự, Quản Chúng… không còn đi kiếm tra, đốc thúc nữa, mà ai cũng thích ngồi, tự nguyện chấp hành các thời thiền đâu ra đó.

Bây giờ nói thêm về tuỳ tức, theo dõi hơi thở. Thầy đã trình bày nhiều cách, cột hơi thở một chỗ (chót mũi); theo dõi lên xuống, vào ra, xem như 2 chỗ; chú tâm, theo dõi từ chót mũi, ngực, đan điền – vậy là 3 chỗ. Phồng, xẹp, 2 chỗ. Ngồi, đụng, phồng, xẹp là 4 chỗ.

Tuỳ tức rồi đi đến chỉ, tức định. Tuỳ tức thuần thục thì thiền chi hỷ phát sanh, rồi lạc, rồi định. Nếu tuỳ tức chưa thuần thục thì các triền cái cứ quấy rầy ta mãi. Vậy, hôm nay, tất cả chúng ta phải nhẹ nhàng rình bắt cho được hơi thở một cách liên tục thì tâm sẽ an trú.

Tối nay thầy nói ít, chúng ta dùng thời gian để theo dõi hơi thở thôi. Nên nhớ là đừng rơi vào quán nội xứ, ngoại xứ, danh và sắc. Khoan đã!

MỤC LỤC

 

Tin bài có liên quan

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Chánh Niệm

Về Chánh Niệm

Vấn Đáp Về Thiền Vipassanā

Vấn Đáp về Thiền Vipassanā

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 2

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 2

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 1

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 1

Tuyển Tập Các Câu Hỏi – Đáp Cùng Thiền Sư U. Ottamasara Sayadaw

Tuyển tập các câu hỏi – đáp cùng thiền sư U. Ottamasara Sayadaw

Load More

Discussion about this post

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 368)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng ThọTrang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác KinhTập 368 Chúng ta tiếp tục xem phần...

Thiền Và Quân Nhân

Thiền Và Quân Nhân

THIỀN VÀ QUÂN NHÂN(Meditation and Soldiers) Hồng Quang Nhân viên quân đội châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh...

Tuệ Sỹ Trên Ngõ Về Im Lặng

Tuệ Sỹ Trên Ngõ Về Im Lặng

TUỆ SỸ TRÊN NGÕ VỀ IM LẶNG Giữa thiên đường rong chơi lêu lổng Cõi vĩnh hằng mờ nhạt rong...

Ơn Thí Chủ

Ơn Thí Chủ

Mùa mưa đến, chư Tăng Ni đều y theo lời Phật thực hành an cư. Đạo tràng an cư tu...

Một Cách “Ý Trì” Dễ Đến Kết Quả “Nhất Niệm Bất Loạn” Để Đi Đến “Nhất Tâm Bất Loạn”

MỘT CÁCH "Ý TRÌ" DỄ ĐẾN KẾT QUẢ“nhất niệm bất loạn” để đi đến “nhất tâm bất loạn”Người viết: Trần...

Thiểu Dục Tri Túc – Cách Sống Hạnh Phúc Giữa Đời Thường

Thiểu dục tri túc – Cách sống hạnh phúc giữa đời thường

Thiểu dục Tri túc trước hết không phải là một chủ trương mang tính khổ hạnh, ép xác như một...

Thư Ngỏ Xây Dựng Chùa Hương Sen

HUONG SEN BUDDHIST TEMPLECHÙA HƯƠNG SEN24615 Fir Avenue, Moreno Valley, CA 92553Tel: (951) 601-9659 Cell: (951) 616-8620Email: thichnugioihuong@yahoo.com, Web: www.chuahuongsen.com THƯ NGỎ...

Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ

Nhật ký giáo dưỡng tuổi trẻ

NHẬT KÝ GIÁO DƯỠNG TUỔI TRẺ Đi nghe diễn giải của Tiến sỹ Nguyễn Tường Bách Tâm Thường Định  ...

Trung Luận (Madhyamakakakàrikà) Bồ Tát Long Thọ (Nàgàrjuna)

TRUNG LUẬN (MADHYAMAKAKÀRIKÀ )Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna)Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La ThậpViệt dịch:...

Tại Sao Gọi Bóng Thời Gian

Tại Sao Gọi Bóng Thời Gian

TẠI SAO GỌI BÓNG THỜI GIANNhuận Hùng Tiêu đề này tuy thật tối nghĩa, hàm ý tác giả muốn nói...

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

TINH HOA TRÍ TUỆ ỨNG DỤNG TÂM KINH TRONG CUỘC SỐNG Thích Nhật Từ Nhà xuất bản Hồng Đức 2010...

Thư Mời Viết Bài Hội Thảo Khoa Học “Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh, Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển”

Thư Mời Viết Bài Hội Thảo Khoa Học “Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh, Lịch Sử Hình Thành và Phát Triển”

. LỜI GIỚI THIỆU Có thể nói Phật giáo Việt Nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại...

Thiền Trong Kinh Văn Nguyên Thủy Của Phật Giáo

THIỀN TRONG KINH VĂN NGUYÊN THỦY CỦA PHẬT GIÁO Hoàng Thị Thơ (*) Trong bài viết, tác giả trình bày nội...

Phật Giáo Có Phải Là Duy Vật Không?

Tôi đọc sách Bát Nhã Ba La Mật kinh trực chỉ đề cương của Hoà thượng Thích Từ Thông, ở...

Thư Chúc Tết Xuân Nhâm Dần Của Đức Trưởng Lão Quyền Pháp Chủ Ghpgvn

Thư Chúc Tết Xuân Nhâm Dần của Đức Trưởng Lão Quyền Pháp Chủ GHPGVN

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 368)

Thiền Và Quân Nhân

Tuệ Sỹ Trên Ngõ Về Im Lặng

Ơn Thí Chủ

Một Cách “Ý Trì” Dễ Đến Kết Quả “Nhất Niệm Bất Loạn” Để Đi Đến “Nhất Tâm Bất Loạn”

Thiểu dục tri túc – Cách sống hạnh phúc giữa đời thường

Thư Ngỏ Xây Dựng Chùa Hương Sen

Nhật ký giáo dưỡng tuổi trẻ

Trung Luận (Madhyamakakakàrikà) Bồ Tát Long Thọ (Nàgàrjuna)

Tại Sao Gọi Bóng Thời Gian

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Thư Mời Viết Bài Hội Thảo Khoa Học “Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh, Lịch Sử Hình Thành và Phát Triển”

Thiền Trong Kinh Văn Nguyên Thủy Của Phật Giáo

Phật Giáo Có Phải Là Duy Vật Không?

Thư Chúc Tết Xuân Nhâm Dần của Đức Trưởng Lão Quyền Pháp Chủ GHPGVN

Tin mới nhận

Thư Kêu Gọi của Thầy chủ trì chùa Moitri Buddhist Vihara, Goussainville (France)

Phật dạy thế nào là một người con con gái đẹp

Tứ Thánh đế, thông điệp đầu tiên và căn bản của Đức Phật

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Từ Minh – DakLak

Sáu nghề ác không nên làm là gì?

Ước nguyện quá khứ

Phật dạy: “Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”

Lời Phật dạy về ‘Thiểu dục tri túc’ và câu chuyện về cụ bà 83 tuổi ‘xin thoát nghèo’

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phu Phụ

Lạy ông Phật nào?

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Suy nghĩ về kiếp người

Lời Phật dạy về ruộng phước

Vì sao ta bệnh mà chẳng ai ngó ngàng?

Chùa Bình A – Thôn Bình A, Xã Nghĩa Thịnh, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

Dìu con qua mỗi bước đi

Tình yêu lứa đôi dưới góc nhìn Phật giáo

Ngàn năm cảnh Phật 

Lời Phật dạy cách sống chung với người khó chịu

Tin mới nhận

Tự Tình Giêng – Hai

Món Quà Vu Lan

Bụt Hay Phật (Phần 1)

Công chiếu “Đám mây không bao giờ chết” – Cuộc đời và hành trạng của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh

Kỹ Năng Và Phương Pháp Thuyết Giảng

Xuân Trên Đát Phật – Minh Mẫn

Thần Thông, Biến Hóa Trong Đạo Phật

Tháng Lịch Sử Người Da Đen, Đọc “Dreaming Me”

Nhớ về một vì sao đã tắt

Một Chỉ Dẫn Ngắn Gọn Về Thệ Nguyện Samaya

Người khuyết tật tặng quà cho người nghèo đón tết yêu thương

Tết Thiền 2020

Tánh Không: Từ Ngữ Phật Giáo, Thường Bị Hiểu Lầm Nhất (song ngữ)

Lược sử các tôn giáo ở làng Phương Lang xã Hải Ba

Thiền Học

Phát Bồ-đề Tâm, Suối Nguồn Của Báo Hiếu – Huệ Giáo

Tưng Bừng Tết Ất Mùi 2015 tại các chùa Việt

Bọt nước giữa trùng dương

Hiếu thuận được phước làm vua cõi trời

Xuân thay áo cả đất trời

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 257)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 319)

Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Phổ Môn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 370)

Kinh Hạnh Phúc – Lộ Trình Tu Tập

Giới thiệu tổng quát chương 6: tầm nhìn thâm sâu về thế giới

Video Thuyết Giảng Của HT. Thích Thông Phương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 177)

Kim Cang Quyết Nghi

Kinh A Nậu La Độ

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 38)

Giảng kinh Chiếc Lưới Ái Ân

Giới Thiệu Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta)

Giới Thiệu Phẩm Phương Tiện Trong Kinh Pháp Hoa Phạn – Tạng

Bài kinh Di Giáo – Lời di huấn cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn

Lời Đức Phật..

Tin mới nhận

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Giảng Thích

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Công Đức Phóng Sanh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 203)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 176)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 48)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 67)

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 323)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 35)

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Phật Giáo Nguyên Thủy

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm. (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 304)

Tu Tịnh Độ Không Phải Chỉ Tụng Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 373)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 33)

Chương 1 bài 2 mục 5 Khuyến khích người tu hành nỗ lực (08/05/2022)

Đệ Tử Chân Thật Của Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 24)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese