PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (23)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Blank
2- Ngày Thứ 52 (Bài thứ 23)

– Tối ngày 7/8/ÂL

Núi là núi, sông là sông.

Huyen Khong Son Thuong 101

Ảnh Chơn Quán

Thật ra, loạt pháp thoại về sắc, không hay ngũ uẩn vậy là xong rồi, chấm dứt rồi, nhưng tự dưng thầy có cảm hứng nói thêm cái kết nữa. Cái kết rất dễ thương, rất chi là “quê nhà” sau khi chúng ta đã nghìn trùng lưu lạc tử sinh, đó là mình đã trở về được bản quán, quê hương, không còn cảm thán như vua Trần Thái Tông nữa: “Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách, nhật viễn gia hương vạn lý trình!”

Trở về với như thực là trở về với quê nhà, thấy núi nói núi, thấy sông nói sông – như câu mà vị thiền sư nào đó tự xưng là sãi đã nói: “Sãi ta khi chưa tu tập thì thấy núi là núi, sông là sông. Khi sãi ta tu tập thì thấy núi không phải núi, sông không phải sông. Sãi ta qua 30 năm tu tập rồi thì thấy núi vẫn là núi, thấy sông vẫn là sông!”

Quả đúng là như thế!

Khi chưa tu tập thì có là có, không là không, sắc thân là sắc thân, cảm giác là cảm giác, tưởng tri, tâm hành và nhận thức đều y như vậy.

Khi chưa tu tập thì tôi thấy, tôi nghe, tôi vui, tôi buồn, tôi suy nghĩ, tôi nhận thức… bao giờ cũng có chủ thể, có đối tượng, có cái ta và có cái của ta.
Đấy chính là núi là núi, sông là sông đó. Là giai đoạn 1, phần 1 mà chúng ta đã bàn “có, có, không, không” của thường nhân, của người đời.

 

Nhưng khi tu tập, đang tu tập, nhất là lộ trình quán chiếu Bát-nhã hay quán chiếu minh sát thì sao nào?

(Viết lại)

Hành giả đưa đôi mắt bát-nhã nhìn ngắm thì làm gì có cái gọi là có, cái gì gọi là không, có không ấy đâu có rõ ràng trần trụi dễ thấy dễ biết như thế – nên bát-nhã nói: Sắc tức là không, không tức là sắc, sắc không khác không, không không khác sắc!


Hành giả đưa đôi mắt Tánh Không nhìn ngắm – thì trong cái không (không trung), nó vô sắc, vô thọ, vô tưởng, vô hành, vô thức…, không có tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý; và cũng chẳng có sắc, có thanh, có hương, có vị, có xúc, có pháp, cho chí đến không có già chết và cả không có chuyện chấm dứt già chết… nói tóm lại là cái gì cũng không hết, không rốt ráo, không tận cùng luôn.


Hành giả đưa đôi mắt minh sát nhìn ngắm thì có gì gọi là sắc thân được đâu: Sắc nội, sắc ngoại, sắc gần, sắc xa, sắc thô, sắc tế… chúng sinh diệt trùng trùng, một tế sắc như đầu mảy lông cũng không trụ được, không thực tính, thực hữu được, chúng sinh diệt, diệt sinh liên tục, miên tục không dừng nghỉ.


Hành giả tu tập minh sát thấy rõ làm gì có cái gọi là tôi vui, tôi buồn…? Chỉ có vui, buồn, khổ lạc duyên sinh, duyên sinh liên tục. Mà cũng chẳng có cái gọi là tôi nghe, tôi thấy, tôi suy nghĩ, tôi nhận thức. Chúng là vận hành vô ngã. Chúng chỉ là cái thấy, cái nghe, cái nhận thức, cái suy nghĩ từ những lộ trình tâm, chúng chỉ là sự tương tác, tương duyên sinh khởi qua sự động cựa, tương duyên của căn, trần và thức mà thôi. Rứa thôi. Không những sắc, thọ, tưởng… vô ngã mà cái kết hợp được gọi ngũ uẩn giả danh ấy cũng vô ngã. Vậy thì chủ thể ở đâu, đối tượng ở đâu, năng và sở ở đâu, cái ta và cái của ta nằm ở đâu?  


Rõ ràng, đây là núi không phải núi, sông không phải sông – phải không chư vị? Là giai đoạn 2, 3, phần 2,3 mà chúng ta đã đề cập qua Bát-nhã, qua minh sát Vipasanā.


Còn người đã tu tập, như “sãi ta sau 30 năm tu tập” thì sao nào?


Quán chiếu ngũ uẩn giai không của Bát-nhã là từ cái nhìn của Không Tánh để hiển lộ thế giới chân đế ở ngoài tất thảy ngữ ngôn khái niệm. Tánh Không là nền tảng của mọi hiện hữu. Và nếu ngũ uẩn là không thì sầu bi ưu não cũng không luôn, chấm dứt tất cả khổ.

Minh sát cũng thấy Không như vậy, ngũ uẩn vì vô thường, vô ngã, vì duyên khởi nên Không. Nhưng minh sát thấy rõ là không phải phá cái “ngũ”, mà chính là phá cái “uẩn”, do uẩn mà bị chất chồng, rối ren sinh ra vô lượng khổ.

Cái “ngũ” để yên! Chính là sắc, thọ, tưởng, hành, thức để yên, như thực, là thế giới đang còn trong sáng, Abhidhamma gọi là pháp thực tánh (paramatha-dhamma), Duy Thức gọi là Viên thành thực. Và có sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn là do bị tham sân si chi phối, lý trí, tình cảm chủ quan chen vào nên bóp méo cái thực ở trên để biến chúng thành uẩn; Abhidhamma gọi chúng là pháp khái niệm (paññatti-dhamma), khái niệm chồng lên khái niệm là uẩn, còn Duy Thức gọi là biến kể sở chấp.

Thời Phật, người nào thấy cái thực nguyên sơ, trong sáng ban đầu ấy, chưa bị vấy nhiễm bởi biến kế sở chấp thì người ấy, ngay tại chỗ ấy liền được giải thóat, đắc quả A-la-hán. Tiêu biểu nhất là bài kinh trong Tiểu bộ kinh – Bāhiya sutta – mà chúng ta đã nhiều lần biết qua, tóm tắt như sau:

Lúc ấy, đức Phật rời khỏi tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana) đi trì bình khất thực tại Xá Vệ (Sāvatthi) thì có một vị bà-la-môn đã già, tên là Bāhiya Dāraciriva, đi tìm kiếm ngài để hỏi pháp. Khi ấy, đức Phật đang ôm bát đi vào giữa các xóm nhà thì Bāhiya Dāraciriva đến gần bên, cúi đầu xuống chân ngài:

– Bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con, Thiện Thệ hãy thuyết pháp cho con, nhờ vậy con có thể được hạnh phúc an lạc lâu dài.

Đức Phật đã từ chối lần hai, lần ba, sau đó, ngài đã thuyết ngắn gọn tinh yếu của giáo lý thoát khổ như sau:

“- Vậy này Bāhiya! Ông cần phải học tập như sau: Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Như vậy, này Bāhiya! Nếu trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri thì không có ông ở trong ấy, ông không là chỗ ấy. Do vậy, này Bāhiya! Ông không là đời này, ông không là đời sau, ông không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau”.

Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của đức Phật, tâm của Bāhiya Dāruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Đọc đoạn kinh văn trên, chúng ta thấy rằng: Trong cái thấy, chỉ là cái thấy. Đây là cái thấy nguyên sơ, trong sáng (sắc như thực, paramattha), không có uẩn. Là thấy như thực thấy (diṭṭhe diṭṭhamattaṃ bhavissati). Trong cái nghe, chỉ là cái nghe. Đây là cái nghe nguyên sơ, trong sáng, không có uẩn. Là nghe như thực nghe (sute sutamattaṃ bhavissati).

Và các cảm quan kia cũng đều như vậy, chúng là tên gọi khác của chánh kiến. Đây là chánh kiến vô lậu, không có sanh y, tên gọi khác của chánh trí, giải thoát, giác ngộ, Niết-bàn. Còn một chánh kiến khác nữa, chánh kiến hữu lậu, còn sanh y – giúp ta thấy được chánh tà, chân nguỵ, giúp ta lìa xa bùa chú ngãi nghệ, lìa xa bạn bè, hội chúng xấu ác, lìa xa những hứa hẹn mê tín cõi này, cõi kia, thuật này thuật nọ. Chánh kiến này tuy hữu lậu nhưng giúp ta tự đi một mình, không van vái cầu xin tha lực, cầu xin những uy lực huyền bí nào, không cần nương tựa phép mầu của nhân danh bất kỳ vị Phật và Bồ-tát nào! Người có chánh kiến hữu lậu này mới thật là phép mầu, đã tự đi bằng chân đất của mình, tự mình bảo vệ mình, nương tựa mình, tự điều phục mình như câu Kinh Lời Vàng số 380: “Chỉ ta mới bảo vệ ta. Chỉ ta nương tựa, chẳng là khác ai! Tự mình điều phục miệt mài. Như khách buôn ngựa, khéo tài kềm cương!” (Attā hi attano nātho, attā hi attano gati; tasmā saññamayattānaṃ, assaṃ bhadraṃ’va vāṇijo).

Thuở trước, cách đây đã trên 30 năm, thầy có làm một câu thơ khi thấy đức tin với Phật rất vững chắc: “Xin đại nguyện giữa vô cùng sa mạc. Lấy muôn thân đảnh lễ Phật ven đường!” Nay thì thầy thấy trong lời nguyện ấy có cái bản ngã to “tổ bố”; và bao nhiêu Phật bên đường, nay thầy thấy đều là Phật giả. Phật đâu mà nhiều vậy. Phật đâu mà hiện ra phóng hào quang độ người này, độ người kia? Chẳng lẽ nào có ông Phật xuất hiện đưa thần thức người mất đến nơi giải thoát? Bậc trí có thể tin như vậy chăng? Vậy thì tu chi cho mệt? Và Tam Tạng kinh điển đầy trí tuệ phải quăng vất vào sọt rác? Ma hoá hiện Phật cũng dễ dàng lắm! Một vị thiền sư Thiền tông còn nói mạnh miệng hơn: “Phùng Phật sát Phật” là sát cái Phật giả đó, Phật Ma đó. Và có lẽ vị thiền sư ấy chắc đã thâm ngộ câu của Bắc truyền lẫn Nam truyền: “Ai thấy duyên khởi tức thấy Pháp, ai thấy Pháp tức thấy Như Lai!” Và Kinh Kim Cang cũng nói: “Nhược dĩ sắc kiến ngã. Dĩ âm thanh cầu ngã. Thị nhân hành tà đạo. Bất năng kiến Như Lai”. Đây mới là Phật thứ thiệt! Như Lai là Pháp, Pháp là Như Lai. Giác ngộ Pháp là Phật. Phật là đấng Giác Ngộ, và chúng ta đang nắm chữ Giác mà lên đường, không lạc lối đâu!

Trở về với như thực – đấy là tiếng gọi kêu thống thiết muôn đời của Pháp! Ở đây, trở về như thực là như thực núi, như thực sông, núi là núi, sông là sông. Thấy lá gọi lá, thấy hoa gọi hoa một cách như thường, tự nhiên. Và chư vị thánh nhân A-la-hán ôm bát ta-bà xin ăn, các ngài luôn sống với tâm như thực với pháp như thực tuỳ duyên giáo hoá chúng sanh. Tuy nhiên, không phải lúc nào các ngài cũng thuyết pháp như thực.  Khi thì các ngài sử dụng chân lý đệ nhất nghĩa, chân lý như thực, khi thì sử dụng chân lý thế tình một cách tự tại vô ngại: Vì bậc minh triết luôn thông thạo hai loại diễn ngôn tuỳ căn cơ trình độ của chúng sanh.

Do vậy, không phải với ai cũng thao thao bất tuyệt nói về Tánh Không, Bát-nhã, Abhidhamma. Rất nhiều người hiện nay trên thế gian nên thuận thứ giảng nói lìa xa 4 đường ác là tốt rồi, thêm phước báu nhân thiên là tốt rồi, tu tập để được tâm yên lặng, bớt tham sân phiền não là quý báu lắm rồi. Còn pháp như thực này nghe thì dễ như mặc áo ăn cơm nhưng chỉ có bậc thượng trí mới tri và hành rốt ráo được.

Các con phải hiểu và thấy như vậy để thật sự là lợi mình, lợi người. Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi!

Chào buổi tối an lành!

An lành trong hít thở, an lành trong chánh pháp!

MỤC LỤC

Tin bài có liên quan

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Chánh Niệm

Về Chánh Niệm

Vấn Đáp Về Thiền Vipassanā

Vấn Đáp về Thiền Vipassanā

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 2

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 2

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 1

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 1

Tuyển Tập Các Câu Hỏi – Đáp Cùng Thiền Sư U. Ottamasara Sayadaw

Tuyển tập các câu hỏi – đáp cùng thiền sư U. Ottamasara Sayadaw

Load More

Discussion about this post

Phật Giáo Dưới Mắt Nhà Trí Thức

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tư Tưởng Thiền Học Trần Thái Tông

TƯ TƯỞNG THIỀN HỌC TRẦN THÁI TÔNG Như Hùng Ông vua đầu tiên của nhà Trần và cũng là một...

Đạo Phật Và Con Số 108

Đạo Phật Và Con Số 108

ĐẠO PHẬT VÀ CON SỐ 108 Hoàng Phước Đại Cây bồ đề được coi là một trong những biểu tượng...

Phật Dạy Không Nói Dối Hại Người

Phật dạy không nói dối hại người

  PHẬT DẠY KHÔNG NÓI DỐI HẠI NGƯỜI Thích Đạt Ma Phổ Giác   Phật tử Hạnh Nguyện hỏi: Trong...

Mùa Xuân Và Ước Mơ Của Tuổi Trẻ

Mùa xuân và ước mơ của tuổi trẻ

 Còn chăng ước mơ tuổi trẻ? Cứ mỗi mùa xuân đến người ta lại xao xuyến với bao xúc cảm...

Vô Biên Trang Nghiêm Bồ Tát Vời Đời Mạt Pháp

VÔ BIÊN TRANG NGHIÊM BỒ TÁT VỚI ĐỜI MẠT PHÁP Vĩnh Hanh Thái Chí Bình Vấn đề thái độ của người học...

Chương Trình Ca Nhạc Phật Giáo Vesak Thiêng Liêng

Chương trình ca nhạc Phật giáo Vesak Thiêng Liêng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Vì Lợi Ích Của Nhiều Người

Vì lợi ích của nhiều người

VÌ LỢI ÍCH CỦA NHIỀU NGƯỜI  Giải đáp thắc mắc của Thiền sinh Vipassana Mục lục 1. Cách tổ chức...

Hiểu Đúng Về Tạo Nghiệp Sát

Hiểu đúng về tạo nghiệp sát

Ảnh minh họa (Girly.vn) ĐÁP: Bạn Phương Anh thân mến!Theo lời Đức Phật dạy, có năm nghề buôn bán mà hàng...

Audio Book Hiểu Về Trái Tim

Audio Book Hiểu Về Trái Tim

HIỂU VỀ TRÁI TIMMinh NiệmNhà xuất bản Trẻ Nguyên bản PDF Hiểu Về Trái Tim:Hiểu Về Trái Tim“Hiểu về trái...

Nghiên Cứu Về Tiến Trình Ngộ Đạo Của Ngài Huệ Năng

Nghiên cứu về tiến trình ngộ đạo của ngài Huệ Năng

NGHIÊN CỨU VỀ TIẾN TRÌNH NGỘ ĐẠO CỦA NGÀI HUỆ NĂNG Chúc Phú Nhục thân bất hoại của Lục tổ...

Sống Hạnh Phúc – Chết Bình An – Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 – Dịch: Chân Huyền

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

‘Dị Nhân’ Dịch Giả Nguyễn Tiến Văn Dịch Sách Phật Giáo Bên Nhà Trọ Cạnh Cổng Trại Giam Chí Hòa

‘Dị nhân’ dịch giả Nguyễn Tiến Văn dịch sách Phật giáo bên nhà trọ cạnh cổng trại giam Chí Hòa

Tôi gặp lại dịch giả Nguyễn Tiến Văn, Việt kiều Canada, sau nhiều năm ẩn dật, hầu như không tiếp...

Let Be, Let Go And Now What?

Let Be, Let Go and now What?

Trong cuốn Cơ sở Khoa học của Thiền Chánh Niệm tôi đề cập tính chất chủ yếu của Chánh Niệm...

Một Mảnh Không Gian

Một mảnh không gian

MỘT MẢNH KHÔNG GIAN Hoang Phong   Thưa mẹ, mẹ có biết không, thời gian, không gian làm cho con...

Phật Giáo Dưới Mắt Nhà Trí Thức

Tư Tưởng Thiền Học Trần Thái Tông

Đạo Phật Và Con Số 108

Phật dạy không nói dối hại người

Mùa xuân và ước mơ của tuổi trẻ

Vô Biên Trang Nghiêm Bồ Tát Vời Đời Mạt Pháp

Chương trình ca nhạc Phật giáo Vesak Thiêng Liêng

Vì lợi ích của nhiều người

Hiểu đúng về tạo nghiệp sát

Audio Book Hiểu Về Trái Tim

Nghiên cứu về tiến trình ngộ đạo của ngài Huệ Năng

Sống Hạnh Phúc – Chết Bình An – Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 – Dịch: Chân Huyền

‘Dị nhân’ dịch giả Nguyễn Tiến Văn dịch sách Phật giáo bên nhà trọ cạnh cổng trại giam Chí Hòa

Let Be, Let Go and now What?

Một mảnh không gian

Tin mới nhận

Phật là gì?

Lời Phật dạy: Khuyến hóa cha mẹ hướng thiện

Làm người ai nhớ 3 lời dạy này của Đức Phật ắt sẽ có phúc cả đời

Hành trình theo bước chân Phật

Lời Phật dạy sâu sắc về cách làm giàu chân chính

Toàn Văn Khai Thị Của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ

Suy niệm lời Phật: Không biết chán

Lễ Phật Đản ngày nay

Phương pháp sư phạm của Đức Phật

Đức Phật dùng sen độ người

Tâm Thư Vận Động Xây Dựng Chùa Chơn An Đông Hà, Quảng Trị

Bốn nỗi khổ tinh thần theo lời Phật dạy

Tin Phật, áp dụng lời Phật dạy để hoàn thiện chính mình

Chùa Long Phước, 34 Ấp Long An,thị Trấn Cái Tắc, Huyện Châu Thành A,tỉnh Hậu Giang

Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật

Gieo mầm thiện, trồng căn lành trong Phật pháp

Lời Phật dạy về pháp thiểu dục tri túc

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân xúc phạm Đức Phật hay không?

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Chùa Bảo Đức Già Lam

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 5)

Tin mới nhận

Kinh Kim Cang Giảng Giải – Đoạn 18 – Nhất Thể Đồng Quán

Dân Mạng Choáng Với Clip “Chém Lợn” Rùng Rợn Quốc Lê

Cô lái đò

Oai Nghi – Con Đường Của Sự Tỉnh Thức

Bốn phương pháp cảm hóa lòng người

Phá chấp – căn bản của sự tu hành

Tình Yêu Chân Thật – Huệ Giáo

Làm Sao Học Phật Để Thành Phật?

Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ Thôn Như Xuân, Xã Vĩnh Phương, Tp Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Đại Thủ Ấn (Mahamudra)

Vipassana Và Kinh Doanh

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 56)

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Thích Yếu

Nguyệt san Chánh Pháp số 36

Bước Ngoặt Của Khoa Học – Đức Đạt Lai Lạt Ma – Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

Huyền Thoại Santa Claus

Một vài hiện trạng Phật Giáo Việt Nam

Làm thế nào để trở thành người vui vẻ và hạnh phúc?

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 2)

Phụng dưỡng đúng pháp mới được phước lớn

Tin mới nhận

Làm Bạn Với Kinh Pali

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông

GIỚI THIỆU KINH TẠP A-HÀM

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 37)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 26)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 369)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 277)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 28)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 316)

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 18)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 45)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 97)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 3)

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) PDF

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 6)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 03)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 174)

Phương pháp giáo dục con người trong kinh A Hàm

Tin mới nhận

Tín Tâm Dao Động Không Thể Vãng Sanh (Phần 1)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 13)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 107)

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 19)

Thiền Tịnh Song Tu

Tịnh Độ Cảnh Ngữ

Chương 1 bài 2 Mục 1 Phương Pháp Tu Trì

Ý Nghĩa Chính Chư Phật An Lập Tịnh Độ

Vì Sao Phải Siêu Độ Vong Nhân

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 351)

Tu Tịnh Độ Không Phải Chỉ Tụng Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 224)

Những Điều Cần Biết Hộ Niệm Vãng Sanh Tây Phương

Phát Bồ Đề Tâm, Một Lòng Chuyên Niệm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 343)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 245)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 257)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 20)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 40)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese