PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (22)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Blank

51- Ngày Thứ 51 (Bài thứ 22)

– Tối ngày 7/8/ÂL

Hạ thủ công phu

Để trở về với như thực

Huyen Khong Son Thuong 105

Chánh điện chùa Huyền Không Sơn Thượng (Ảnh: Chơn Quán)

Hôm nay chúng ta lắng nghe để hạ thủ công phu nghe. Tri rồi hành, Khổng mà cũng nói được như vậy huống hồ gì Phật chúng ta. Nhưng Khổng nói tri riêng, hành riêng, có tri rồi mơi có hành. Cái đó thua Phật một bậc. Phật thì tri và hành như vậy cũng có, nhưng còn tri và hành ngay tức khắc nữa. Nó là một, à, một cũng không đúng. Nó nhất như. Và cái nhất như ấy lại đang trôi chảy, đang hiện tiền. Lắng nghe cái hiện tiền trôi chảy là minh sát đó.

Như chúng ta đã hiểu và thấy, có cái sắc, thọ, tưởng, hành, thức bình thường và có cái sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Người tu tập minh sát là nhìn ngắm các đối tượng đều là paramattha, như chơn như thực, thế là chúng không có uẩn. Vậy chúng ta có thể tu tập minh sát để đoạn tận các uẩn.

Đoạn tận uẩn nơi sắc:

Sắc uẩn ấy nó không có trong thế giới tự nhiên, mà chỉ có trong tình cảm và lý trí chủ quan của người mê, khởi sanh bởi bản ngã chấp trước mà thôi.

Ví dụ. Hôm qua tôi cãi nhau với một người nên đưa đến giận tức nhau. Sáng nay, người ấy muốn đến gặp tôi để xin lỗi. Nhưng vừa nhìn thấy người ấy thì hình ảnh, khuôn mặt của người ấy từ ngày hôm qua hiện ra nên tôi đùng đùng nổi giận. Ồ, hóa ra, là mình đã lấy cái khuôn mặt (sắc) của anh ta từ ngày hôm qua để chồng lên khuôn mặt của anh ta sáng hôm nay (sắc uẩn) nên đâm ra giận ghét. Vậy thì rõ ràng mình giận ghét cái không thật có – cái thật sự không hề có – vì hôm qua đã qua rồi, còn hôm nay, con người anh ta, khuôn mặt (sắc) anh ta đang mới mẻ hiện tiền thì mình không thấy! Như vậy, nếu hiện quán, minh sát, trở lại với “thực tại đang là” thì uẩn kia liền chấm dứt, chấm dứt luôn cả giận tức. Rộng xa hơn một chút, khi ta đang ngồi thở đây, đang cố gắng an trú hơi thở thì bóng sắc của ai đó, ta hoặc người khác, kể cả âm thanh, mùi vị… thuộc quá khứ, hiện tại hay tương lai, xen vào tâm trí của ta (chỗ này đức Phật nói đến sắc thô, sắc tế, sắc quá khứ, sắc hiện tại, sắc vị lại, sắc gần, sắc xa… ) ta chỉ cần đừng mải mê theo chúng, trở lại an trú hơi thở thì toàn bộ sắc uẩn chấm dứt, đoạn tận.

Nghe thì thấy dường như quá dễ phải không các con! Tuy nhiên, dễ đối với căn cơ thượng trí, còn rất khó, quá khó đối với phàm nhân, thường nhân quen sống trong thế giới mê vọng.

Đoạn tận uẩn nơi thọ:

Quan sát tất cả các thọ khổ, lạc, xả, hỷ, ưu ở nới thân và ở nơi tâm, ta thấy chúng đều có những cảm thọ bình thường, thuần túy nhưng khi có sự tham dự của bãn ngã, ví như tôi đau, tôi nhức, tôi vui, tôi giận… thì tất thảy chúng đều biến thành thọ uẩn. Lấy tuệ minh sát nhìn ngắm thì chúng vốn là Không, “cái tôi không thực có và cái tôi đau cũng không thực có”, chỉ do ta tự chế biến đẻ ra mà thôi. Để ý chỗ này, tất thảy chúng vốn Không, mà ta lại biến thành Có!!!

Khi ta thương một người thì vẻ mặt hay tiếng nói, cười cả sự đi, đứng gì của người ấy cũng mến yêu cả. Trái lại, đấy là người mà ta ghét thì vẻ mặt hay tiếng nói, cười, đi, đứng gì của người ấy cũng khiến ta khó chịu, bực bội cả. Như vậy, chính tình cảm chủ quan của ta, đã biến cảm thọ như thực thành dịu dàng, thân thương (lạc) hay khó chịu, bực bội (khổ).

Vậy, cái mà ta tự chồng lên cảm thọ thực ấy để biến chúng thành lạc hay khổ chính là uẩn, là thọ uẩn. Có câu ngạn ngữ: “Khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét trái bồ hòn cũng méo”; hoặc của cụ Tiên Điền: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” giúp ta thấy rõ cái uẩn ấy, nó phủ chụp lên thực tại khách quan như thế nào!

Ví dụ: Mình ngồi như thế này, có người vỗ nhẹ sau vai, thân cảm thọ chừng 10 gam. Nhìn lui thì đấy là người tình của mình, thì 10 gam kia biến mất mà trở thành một cảm thọ êm ái, thân thương. Ngược lại, đấy là người mình ghét thì thân có thể cảm thọ 10 ký, nặng nề, khó chịu, bực bội. Minh sát: 10 gam là cảm thọ bình thường, thuần tuý, như thực. Nhưng cảm thọ nhẹ nhàng, êm ái, không có gam nào, sinh tham, và cảm thọ 10 ký nặng nề, sinh sân – thì chúng đều là uẩn do ta tự chế biển, đẻ ra.

Do vậy, người hành minh sát, bất cứ thọ nào tác động lên thân, lên tâm đều được ghi nhận như thực. Đau thì ghi nhận đau, niệm đau. Vui thì ghi nhận vui, niệm vui… thì tức khắc không có uẩn chồng lên do uẩn đã đoạn tận khi ta trở lại thọ như thực. Là ta giải thoát ngay tức khắc. Nếu không muốn nói, ngay chánh niệm, tỉnh giác ghi nhận rõ ràng cái vui, cái buồn ấy là ta cũng đã giải thoát rồi. Vì ngang buồn ngang vui là chấm dứt, không có tham sân phiền não khởi tiếp. Rõ hơn chút nữa, vòng duyên khởi mới vận hành ngang thọ là đã bị đứt khoen, ái thủ hữu không phát sanh được.

Đoạn tận uẩn nơi tưởng.

Saññā được hiểu là tri giác, tức là nhận biết tổng quát hình tướng, hình ảnh, âm thanh, mùi vị (ngũ trần – sắc đối tượng) và xác định được nó là cái gì (nhận thức ban đầu).

Đi vào một khu vườn, nhìn thoáng qua là đã biết đây là cây cam, cây mít; đây là lá ổi, lá chanh… đấy là tri giác ban đầu (tưởng).

Thoáng mùi chiên, xào, kho từ nhà bếp bay ra; ta biết đó là tương kho, mùi dầu cháy… đấy là tri giác ban đầu (tưởng) 

Vào khu rừng rất nhiều tiếng chim, ta phân biệt được đó là tiếng chim sâu, kia là tiếng chim cà cưỡng… đấy là tri giác ban đầu (tưởng).

Tuy nhiên, không phải lúc nào tri giác ấy cũng đúng, chúng có thể bị ký ức, hồi tưởng, tưởng tượng của chúng ta xen vào làm cho tri giác ấy bị sai lệch đi. Nếu saññā được lái bởi như lý tác ý (yoniso-manasikāra) thì tri giác ấy là đúng, là hiện tưởng, tức là tưởng đúng (tri giác đúng, nhận thức ban đầu đúng) đối tượng như-nó-đang-là, đang xảy ra, đang vận hành, đang diễn tiến. Ví dụ: Khi nghe tiếng chim, ta lắng nghe trọn vẹn tiếng chim ấy đừng để cho bất cứ tưởng gì xen vào cả. Đấy được gọi là hiện tưởng được dẫn dắt bởi như lý tác ý.

Nếu saññā được lái bởi phi như lý tác ý (ayoniso-manasikāra) thì tri giác này bị biến đổi và trở nên sai lầm.

Bị ký ức, hồi tưởng xen vào, để cho hình ảnh, âm thanh, mùi vị… quá khứ chồng lên hình ảnh, âm thanh, mùi vị hiện tại làm cho “tri giác đang là” bị biến đổi.

Bị tưởng tượng xen vào làm sai lạc đối tượng, biến đối tượng như thực thành đối tượng khác. Ví dụ:

Thấy sợi dây tưởng là con rắn rồi sợ hãi con rắn do mình tưởng tượng ra. Thế là tưởng, hành, thức uẩn đồng phát sanh

Thấy bóng cây lay động tưởng là con ma, sợ hãi bỏ chạy. Thế là tưởng, hành, thức uẩn đồng phát sanh.

Nghe tiếng súng nổ tưởng là tiếng pháo rồi nghĩ đến một đám cưới đông vui. Thế là tưởng, hành, thức uẩn đồng phát sanh.

Như vậy chỉ có hiện tưởng là đúng, là thực khi được lái bởi như lý tác ý. Còn các tưởng (saññā) khác đều sai lạc, đều do ta chế biến, đẻ ra; các tưởng chồng chất ấy mới gọi là tưởng uẩn.

Quan sát những chồng chất (uẩn), che đậy (ấm) ở trên, ta thấy con rắn, bóng ma, tiếng pháo nổ, chúng đều không thực có trong thế giới tự-nhiên-đang-là. Chúng vốn là không, không có, nhưng chính uẩn đã biến chúng thành có để sinh ra vui, buồn, khổ, lạc! Ôi! Thật là vô duyên với cái hỷ, nộ, ái, ố của người đời!

Vậy muốn đoạn tận tưởng uẩn, ta chỉ cần trở lại với hiện tưởng, tức là tưởng như thực.

Đoạn tận uẩn nơi hành.

Hành (saṅkhāra) có ba nghĩa chính:

Saṅkhāra (hành) được hiểu là tạo tác các nghiệp thiện, nghiệp bất thiện và nghiệp bất động làm nên thức tái sanh vào tứ ác đạo, người bất hạnh, người hữu phúc, trời Dục giới, trời Sắc giới và trời Vô sắc giới. Saṅkhāra này được dùng trong thập nhị duyên khởi: Vô minh, hành, thức…

Saṅkhāra được dịch là hữu vi, hàm chỉ các pháp được kết hợp, được cấu tạo, được làm nên. Saṅkhāra này cũng có nhiều dạng: Một, thế giới vật chất từ hạt cát đến sơn hà nhật nguyệt, sum la vạn tượng được kết hợp bởi các yếu tố, đơn vị vật chất đều được gọi là hữu vi. Hai, thế giới tinh thần được kết hợp bởi các yếu tố tâm lý, các trạng thái tâm lý cũng được gọi là hữu vi.

Cả hai loại hữu vi trên đều bị chi phối bởi những định luật tự nhiên của vũ trụ nên những hữu vi ấy đều vô thường, vô ngã nhưng không có khổ.

Có một loại hữu vi thứ ba nữa, là loại hữu vi do mình chế biến, đẻ ra; loại hữu vi do tâm lý, tình cảm, sở thích, quan niệm chủ quan của mình tự tạo, hữu vi ấy mới đưa đến khổ (dukkha). Hữu vi này thường được dịch là hành, hành uẩn; và chính saṅkhāra này mới vô thường, mới khổ. Nó biến đổi từ thương ra ghét, từ ghét ra hận rồi tạo ra các nghiệp.

Nếu sắc, thọ, tưởng đều nguyên sơ, trong sáng thì saṅkhāra chỉ là định luật hữu vi cấu tạo, kết hợp tự nhiên dù vật chất hay tinh thần; nhưng khi chúng bị biến thành sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn thì hành uẩn đồng thời khởi sanh do tư tâm sở chi phối, điều động.

Nói cách khác, do tư tâm sở chủ động điều hành, tập hợp các tâm sở tương ưng để tạo tác nên được gọi là “tập hợp tạo tác” (saṅkhāra), thiện hay ác, ba cõi sáu đường đều do nó cả.

Vậy, người tu tập minh sát, khi thấy hành uẩn biểu hiện ra ngoài qua thân, khẩu thì ta dùng ngữ, nghiệp, mạng để đối trị. Khi hành uẩn khởi động trong tâm thì đối trị bằng tấn, niệm, định. Khi hành uẩn đã lắng dịu, hoạt động vi tế hơn qua thân tâm, lúc đó cần phải có trí tuệ (paññā) chánh kiến (sammā diṭṭhi), chánh tư duy (sammā saṅkappa) mới hóa giải và đoạn tận được sự tạo tác của hành uẩn.

Đoạn tận hành uẩn ta phải sử dụng toàn bộ Bát Chánh Đạo.

Đoạn tận uẩn nơi thức.

Thức (viññāṇa) là nhận thức, nhận biết đối tượng. Thức (viññāṇa) là tên gọi khác của tâm (citta) hay ý (mana).

Lúc sự nhận biết ấy còn trong sáng, chưa bị kinh nghiệm, thành kiến, bản ngã xen vào thì thức ấy là thức như thực. Nó nắm bắt đối tượng nguyên trạng do mắt, tai, mũi, lưỡi, thân trao qua mà chưa hề xử lý.

Thức bao hàm tất cả tâm sở, nó đóng vai trò quán xuyến tất cả tâm sở, chi phối sắc, thọ, tưởng, hành.

Ngũ căn tiêp nhận 5 đối tượng ngũ trần là một biểu hiện đơn giản nhất của thức.

Thức còn thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng đó là sao chép kinh nghiệm để lưu trữ ở kho tiềm thức (Abhidhamma gọi là Đồng sở duyên còn Duy Thức gọi là Mạt-na).

Nếu thức bị sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn chi phối thì thức ấy sẽ biến thành thức uẩn.

Thức uẩn có thể đoạn tận, nói thì dễ nhưng thực hành rất khó. Ấy là chỉ cần trả thức lại cho thức là đoạn trừ được thức uẩn, nói đúng hơn là đoạn tận uẩn của thức (rối ren, chất chồng của thức) chứ không phải đoạn tận thức.

Còn nếu thức không bị các uẩn chi phối nghĩa là do như lý tác ý dẫn dắt thì thức ấy biến thành kiến, văn, giác, tri như thực; là thành chánh tri kiến, là như thực tri kiến (yathābhūta ñāṇadassana). Trường hợp này, thức tri đã biến thành tuệ tri, tư tâm sở đã biến thành tuệ tâm sở, cũng là tên gọi khác của chánh tri kiến hay như thực tri kiến, là vũ khí thường xuyên, miên mật của hành giả tu tập minh sát.

Hôm nay thầy nói ngang đó là vừa rồi. Mọi người có thể quên tất cả không cần nhớ, chỉ để ý cho thầy hai chữ “như thực” thôi. Nhìn ngắm mọi sự mọi vật với đôi mắt và với cái tâm trong sáng, nguyên sơ và giữ gìn cái thấy ấy là cái thấy như thực đó.

Chúc các con như thực ngồi, như thực thở, và cả như thực đau nhức, tê ngứa… như thực đó!

MỤC LỤC

Tin bài có liên quan

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Chánh Niệm

Về Chánh Niệm

Vấn Đáp Về Thiền Vipassanā

Vấn Đáp về Thiền Vipassanā

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 2

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 2

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 1

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 1

Tuyển Tập Các Câu Hỏi – Đáp Cùng Thiền Sư U. Ottamasara Sayadaw

Tuyển tập các câu hỏi – đáp cùng thiền sư U. Ottamasara Sayadaw

Load More

Discussion about this post

Viện Dinh Dưỡng Và Dinh Dưỡng Học Hoa Kỳ Công Bố Kết Quả Về Chế Độ Ăn Chay

Viện Dinh Dưỡng Và Dinh Dưỡng Học Hoa Kỳ Công Bố Kết Quả Về Chế Độ Ăn Chay

TỪ 117 BÁO CÁO KHOA HỌC, VÀO THÁNG 12/2016, VIỆN DINH DƯỠNG VÀ DINH DƯỠNG HỌC HOA KỲ CÔNG BỐ...

Bát Nhã Tâm Kinh Là Kinh Giả Do Người Hoa Sáng Tác?

Bát Nhã Tâm Kinh là kinh giả do người Hoa sáng tác?

Bà Jan Nattier, giáo sư thỉnh giảng trường Mahidol University, Thái Lan vàUniversity of California, Berkely USA Năm 1992 Giáo...

Ăn Chay Và Lợi Ích

Ăn chay và lợi ích

Từ “chay” của ta bắt nguồn từ chữ “trai” trong tiếng Hán, có nghĩa là giữ cho lòng dạ thanh...

Nghĩa Kinh Ứa Lệ

Nghĩa kinh ứa lệ

NGHĨA KINH ỨA LỆ Hồ Dụy   Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn...

Khái Niệm Về « Thể Dạng Trung Gian» Giữa Cái Chết Và Sự Sinh Trong Phật Giáo – Hoang Phong

KHÁI NIỆM VỀ « THỂ DẠNG TRUNG GIAN»GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH TRONG PHẬT GIÁO Hoang Phong Tất cả mọi...

Ác Giả Ác Báo Theo Quan Điểm Của Nhà Phật

Ác giả ác báo theo quan điểm của nhà Phật

Đức Phật khai thị một dạng thức chung nhất: Ác giả, ác báo. Nó không thiên vị một ai, không...

Ăn Thịt Có Phải Là Ác Nghiệp?

Ăn thịt có phải là ác nghiệp?

Việc chúng ta không ăn thịt xuất phát từ lòng bi mẫn với muôn loài thì đó thực sự là...

Từ Nguồn Diệu Pháp

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ai Là Người Sung Sướng Nhất?

Ai là người sung sướng nhất?

AI LÀ NGƯỜI SUNG SƯỚNG NHẤT? Quảng Tánh Thường thì khi chưa thành tựu về một điều gì chúng ta...

Phải Chăng Trung Quốc Cũng Muốn Bình Thường Hóa Mối Bang Giao Với Phật Giáo Tây Tạng?

Phải chăng Trung Quốc cũng muốn bình thường hóa mối bang giao với Phật Giáo Tây Tạng?

Vài lời giới thiệu của người dịch             Dưới đây là một bài báo phân tích tình hình chính trị...

Giáo Khoa Phật Học Cấp Một

Giáo Khoa Phật Học Cấp Một

GIÁO KHOA PHẬT HỌC CẤP MỘTNguyên tác Hán ngữ của PHƯƠNG LUÂN cư sĩ Cư sĩ HẠNH CƠ dịch và...

Ba Độc Tâm

Ba độc tâm

BA ĐỘC TÂM Lama Zopa Rinpoche Chân Như Việt dịch Tâm người bị ba thứ độc tố trói buộc, chính...

Hơn 120 Cuốn Sách Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Hơn 120 cuốn sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Tinh thần, tâm huyết của thiền sư Thích Nhất Hạnh được đúc kết, trao truyền qua hơn 120 sách. Nhiều...

Lời Khuyên Của Đức Phật Vào Đề Văn Chuyên Lớp 10

Lời Khuyên Của Đức Phật Vào Đề Văn Chuyên Lớp 10

Đề yêu cầu thí sinh liên hệ với hành trình lĩnh hội tri thức từ những lời khuyên "chớ vội...

Sáu Loại Rau Có Thể Cứu Sống Bạn

Sáu Loại Rau Có Thể Cứu Sống Bạn

SÁU LOẠI RAU CÓ THỂ CỨU SỐNG BẠN Tâm Linh biên soạn(Bài viết dành tặng các chị em phụ nữ...

Viện Dinh Dưỡng Và Dinh Dưỡng Học Hoa Kỳ Công Bố Kết Quả Về Chế Độ Ăn Chay

Bát Nhã Tâm Kinh là kinh giả do người Hoa sáng tác?

Ăn chay và lợi ích

Nghĩa kinh ứa lệ

Khái Niệm Về « Thể Dạng Trung Gian» Giữa Cái Chết Và Sự Sinh Trong Phật Giáo – Hoang Phong

Ác giả ác báo theo quan điểm của nhà Phật

Ăn thịt có phải là ác nghiệp?

Từ Nguồn Diệu Pháp

Ai là người sung sướng nhất?

Phải chăng Trung Quốc cũng muốn bình thường hóa mối bang giao với Phật Giáo Tây Tạng?

Giáo Khoa Phật Học Cấp Một

Ba độc tâm

Hơn 120 cuốn sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Lời Khuyên Của Đức Phật Vào Đề Văn Chuyên Lớp 10

Sáu Loại Rau Có Thể Cứu Sống Bạn

Tin mới nhận

Đức Phật của chúng ta là một người như thế…

Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn ‘Thành đạo’

Người con đức Phật

Lời tán thán Đức Phật

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Cần trả lại sự tôn nghiêm cho hình tượng Đức Phật

Phật dạy: Không làm ác thì việc gì phải sợ

Lời Phật dạy về pháp thiểu dục tri túc

Tôi tìm đường giác ngộ

Chỉ mất vài phút mỗi ngày, đổi lại một lối sống lành mạnh

Kinh Kiến Chánh

Phật dạy người cư sĩ Phật tử

Bốn nỗi khổ tinh thần theo lời Phật dạy

Phật dạy: Cách nhìn người để biết họ tà hay chánh

Mọi giới đều niệm Phật

Hòa bình và hữu nghị với các tôn giáo trên thế giới

Xin lỗi Phật, con từng nghĩ sẽ quay lưng với chùa

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Phú Khánh Tự – Điểm Hẹn Của Những Tấm Lòng

Tin mới nhận

Thiền – năng lượng chữa lành sáng tạo và hạnh phúc

Mài gươm trí tuệ

Bản Chất Tế Tự Trong Brahmanas

Kinh Bách Dụ: Lượm tiền vàng

Kinh Từ bi thủy sám – thầy Chơn Thức tụng

Tình Người – Thích Nhất Hạnh

Mẹ Hiền – Thanh Thúy Hải Ngoại

Cảnh Giác Với Những Người Núp Bóng Chánh Pháp Để Truyền Bá Tà Pháp

Những Thập Niên Của Thay Đổi

Chùm Lục Bát về “CÁI ÔM”

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 1)

Thực Hành Duy Thức

Đạo Phật Là Đạo Giác Ngộ

Chỉ số về hạnh phúc

Khái luận về tu tập

Giữa các ngã rẽ phân hóa

Ngừa hoạnh tử, tăng thọ, niệm tử

Vì sao người tốt hay gặp khó khăn, kẻ xấu vẫn thành công?

Hãy Sống Với Những Gì Mình Thật Có

8. Neither one nor different

Tin mới nhận

Kinh Kim Cang Chư Gia – Thành Hội Phật Giáo Việt Nam Ấn Hành

Kinh Viên Giác Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 82)

Giới Thiệu Kinh Phật Thuyết Như Vầy

Lời Đức Phật..

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 33)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch – Chú Kinh Pháp Hoa (saddharmapundarīkasūtra)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 35)

Tam giới trong kinh Phật là gì?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 219)

Kinh Kim Cang Lược Giải : cuộc đàm luận giữa Phật và tôn giả Tu-bồ-đề

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 229)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 30)

So Sánh Kinh Bệnh (s.v,81) Trong Tương Ưng Và Bản Kinh Tương Đương Trong Hán Tạng.

Sn 4.1 — Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 — Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 61)

Kinh Tiểu Bộ Tập Viii (Khuddhaka Nikàya)

Thiện pháp chân chánh ( P.2 )

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 193)

Tin mới nhận

Hằng Chuyên Tâm Niệm

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 26)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 247)

Phương Pháp Niệm Phật – Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam

Tịnh Độ Hiện Tiền

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 65)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 54)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 23)

10 Điều Trọng Yếu Của Sự Tu Hành

Lược Khảo Về Năm Dị Bản Kinh Vô Lượng Thọ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 20)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 273)

Niệm Phật Sinh Tịnh Độ

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 160)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 43)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 272)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 27)

Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở Về Sự Im Lặng

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 9)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese