PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (21)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Blank

50- Ngày Thứ 50 (Bài thứ 21)

– Tối ngày 6/8/ÂL

Đã hai hôm rồi chúng ta đã quan sát “sắc, không” qua Bát-nhã và qua Abhidhamma, cái gốc của nó là ngũ uẩn, chúng đều là Không. Bây giờ, cũng là sắc, không ấy, cũng ngũ uẩn ấy, nhưng ta sẽ thấy cái Không ấy ra sao và tu tập qua tuệ minh sát như thế nào?

Chúng ta đã đi qua phần 3, bây giờ là phần 4.

4- “Sắc, không”, ngũ uẩn qua tu tập tuệ minh sát

Như các con đã biết đó, từ đầu, chúng ta phải để tâm rỗng rang, không dính mắc gì cả để sổ tức, tuỳ tức. Phái an trú hơi thở trước đã để thân nó an, tâm nó an. Thân tâm an trú được rồi mới nói đến định, mới nói đến tuệ.
Thầy nhắc lại, thiền định thì phải làm lắng dịu 5 triền cái. 5 triền cái lắng dịu rồi, không cần đi sâu vào định, mà chỉ cần cận hành để quay sang minh sát.
Minh sát thì nhẹ nhàng thôi. Như hít thở tự nhiên, như mặc áo ăn cơm tự nhiên vậy. Để ý chữ “tự nhiên!” Chẳng có gì phải chú tâm thái quá và căng thẳng thái quá. Những chướng ngại đó đa phần mọi người đã qua rồi, bây giờ ta đang yên ổn ngồi đây, hơi thở cũng đang ở đây và tâm cũng đang ở đây, có phải thế chăng? Cái đó quan trọng nhất. Tại sao? Quá khứ qua rồi, ta không sống với quá khứ được. Tương lai chưa đến, ta không sống với tương lai được. Chỉ có hiện tại là ta đang sống, mà sống thì đâu có sống với cái “hiện tại đứng yên”, vì hiện tại thì đang chảy trôi. Xung quanh chúng ta, 6 căn, 6 trần, 6 thức cũng đang chảy trôi. Hơi thở cũng đang chảy trôi, may ra ta ý thức được từng hơi thở, từng hơi thở là ta đang sống! Dễ sợ chưa? Vậy ta chỉ thật sự sống với từng hơi thở! Cứ ngồi thư thái, rỗng rang như thế này mà thở thôi. Và rồi từ hơi thở đã được an trú ấy, ta lắng nghe toàn bộ thân tâm. Cái gì tác động lên mắt, tai, mũi, lưỡi, thân chúng ta phải ghi nhận như thực. Tiếng động qua tai, chỉ là tiếng động. Một mùi hương qua mũi, ghi nhận nó chỉ là mùi hương. Một ý nghĩ phát sanh thì chỉ ghi nhận “ý nghĩ à, ý nghĩa à!”. Mình đang suy nghĩ cái gì đó, đừng cho nó chạy đi xa, mình ghi nhận ngay “đang suy nghĩ à!” Và chỉ có vậy thôi, gọi là minh sát. Và ngày cả phóng tâm thì mình cũng ghi nhận “phóng tâm à, phóng tâm à” thì tức khắc nó trở về với tỉnh niệm, giác niệm! Ngay cả khi nóng nảy, bực bội cái gì đó, mình cũng chỉ ghi nhận “nóng nảy à”, “bực bội à!” Tham sân, thiện ác, tốt xấu gì cũng được ghi nhận như chơn, như thực, đừng chế biến thêm, đừng đẻ ra thêm vấn đề gì nữa cả. Chế biến thêm, đẻ ra là uẩn đó! Cuộc đời này con người si mê, vô minh đã đẻ ra không biết bao nhiêu là chuyện rồi, đã tự giết nhau, đã tự làm khổ nhau vô lượng cách, vô lượng kiếu nhiều như cát sông Hằng! Đừng đẻ ra, đừng chế biến thêm chính là tinh yếu của tuệ minh sát đó.
Trở lại với chủ đề. 
Như ta biết, Bát-nhã chỉ nói “ngũ uẩn” mà không nói thế nào là uẩn, và uẩn đó nó phát sanh ra sao. “Uẩn”, khandha, chính là cái mà mình chế biến, mình đẻ ra thêm như nói ở trên. Ví dụ khi nói sắc, nếu là sắc như thực, sắc của paramattha thì sắc ấy chưa có uẩn. Và nếu ta chồng chất sắc ấy qua tình cảm và nhận thức chủ quan của ta, thì ta đã biến “sắc như thực” ấy thành “sắc uẩn”. Cái uẩn này mới sinh khổ, mới là vấn đề để chúng ta hiện quán minh sát. Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn đều như vậy.

Khandha được ngài Huyền Tráng dịch là “uẩn” có nghĩa là tụ tập, tích tập theo từng loại, từng nhóm cùng một tính chất giống nhau. Ví dụ: Sắc, có nhiều sắc tích tụ lại, kết hợp lại. Thọ, có nhiều loại thọ tích tụ lại, kết hợp lại… Do uẩn với nghĩa này, nên đôi chỗ trong kinh, đức Phật hoặc các vị kết tập sư còn gọi giới, định, tuệ là giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn.

Khandha được ngài Cưu Ma La Thập dịch là “ấm”, có nghĩa là ngăn che, ngăn lại, che đậy cái thực, cái sự thực. Dịch như thế có nghĩa là năm cái “ấm” ấy ngăn che, che đậy làm cho chúng sanh không thấy rõ thực tánh của pháp.

Với nghĩa nào cũng đúng. Tuy nhiên, theo Nikāya, đức Phật dạy rất là rõ ràng: “Sắc tập khởi là sắc uẩn, thọ tập khởi là thọ uẩn, tưởng tập khởi là tưởng uẩn, hành tập khởi là hành uẩn, thức tập khởi là thức uẩn”. Rồi đức Phật còn dạy như sau: “Hãy như thật liễu tri (3) sắc tập khởi và sắc đoạn diệt. Hãy như thật liễu tri thọ tập khởi và thọ đoạn diệt… thức tập khởi và thức đoạn diệt”.

Đã nắm bắt được chưa? Thầy xin lặp lại. Có một loại sắc chưa được gọi là uẩn, có một loại sắc khi tập khởi được gọi là sắc uẩn. Có một loại thọ chưa được gọi là uẩn, có một loại thọ khi tập khởi được gọi là thọ uẩn… Nói cách khác, nếu sắc được như thật liễu tri thì sắc ấy là sắc như thật, sắc của thế giới chân đế, như chơn như thực (paramattha). Đây chính là sắc khi chưa tập khởi, là thọ khi chưa tập khởi, là tưởng khi chưa tập khởi, là hành khi chưa tập khởi, là thức khi chưa tập khởi vì “có tập khởi mới có uẩn”. Sắc tập khởi là sắc được nhìn bởi thế giới khái niệm (paññatti), tức là đã được chế biến qua tư tưởng, tình cảm chủ quan của người nhìn ngắm (Duy Thức gọi là biến kế sở chấp) thì chính sắc này chồng chất lên sắc kia mà tạo nên uẩn: Cái tập khởi, cái ngăn che, cái rối ren, cái rối loạn, cái phức tạp đó. Rồi, càng tập khởi, càng chồng chất chừng nào thì bản ngã càng được củng cố, càng dày sâu thêm chừng ấy; và theo đó, sai lầm chồng chất sai lầm, che mờ thực tại, phủ lấp cái như chơn như thực.

Như vậy sắc tập khởi chính là sắc sanh, sắc đoạn diệt chính là sắc diệt; thọ tập khởi là thọ sanh, thọ đoạn diệt chính là thọ diệt… Cái sắc bình thường của xác thân ta nó sinh diệt theo định luật tự nhiên của thế giới sinh vật lý; cái thọ bình thường của cảm giác chúng ta nó sinh diệt theo định luật tự nhiên của tâm sinh lý… Sắc và thọ bình thường ấy vốn vô thường, không có tự tính, là vô ngã theo định luật tự nhiên của trời đất nên không phải là vấn đề, vì không đưa đến khổ. Chính cái sắc tập khởi do ta tự chồng chất lên, tự chế biến, tự đẻ ra, sắc ấy mới bị hành (saṅkhāra) chi phối, mới tạo ra bản ngã, cái ấy mới đưa đến khổ. Do thế, người tu tuệ quán phải thấy rõ cái uẩn ấy, uẩn ấy có sanh thì uẩn ấy có diệt. Chính ta tạo ra uẩn ấy, và chúng tạo ra như thế nào? Hãy xem:

Khi mắt ta nhìn một bông hoa, ta không bao giờ nhìn bông hoa như là bông hoa (sắc như thực), mà luôn chất chồng vào cái hoa ấy không biết bao nhiêu là khái niệm: Hoa đỏ, hoa vàng, hoa này đẹp, hoa kia xấu, hoa này có giá trị, hoa kia không có giá trị. Chính những khái niệm đỏ, vàng, đẹp, xấu, có giá trị, không có giá trị đã phủ chụp, đã chồng chất lên cái hoa thực nên gọi là sắc tập khởi. Cái phủ chụp, chồng chất ấy chính là uẩn, tạo thành sắc uẩn.

Khi tai nghe âm thanh, ta không bao giờ nghe âm thanh như chỉ là âm thanh (sắc như thực – âm thanh là vật chất, là sắc) mà luôn chất chồng lên cái âm thanh ấy, nào cao, nào thấp, nào trầm, nào bổng, nào réo rắc, nào thê lương… Chính những khái niệm chủ quan, do tình cảm hay lý trí này chế biến, đẻ ra nó đã phủ chụp, chồng chất lên cái âm thanh thực nên được gọi là sắc tập khởi. Cái phủ chụp, chồng chất ấy chính là uẩn, tạo thành sắc (thanh) uẩn.

Mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm đều tương tự như trên; nghĩa là nếu ta không được thấy rõ như thực mà để cho tình cảm, lý trí của mình xen vào thì đều bị biến thành sắc uẩn, nói theo thuật ngữ Duy Thức là do “biến kế sở chấp” mà thành uẩn.

Uẩn, theo nghĩa này, chúng ta phải thấy rõ, hiện quán và thực chứng mới mong giải thoát sinh tử khổ đau. Ta chỉ có việc phá các uẩn ấy. Phá mà không phá gì cả. Chỉ cần “thấy rõ” là uẩn không thể chất chồng. Đơn giản quá mà. Tu tập minh sát tuệ là trả sắc lại cho sắc, trả thọ lại cho thọ… hành, thức đều như vậy. Tất thảy đều được trả về nguyên trạng.

Bát-nhã nói ngũ uẩn giai không, nhưng minh sát tuệ thì cái “ngũ” ấy để yên, để nguyên, chỉ “gỡ cái uẩn” thôi. Nó khác nhau quan trọng là ở chỗ đó!

Thôi, hôm nay nói vậy là quá nhiều rồi. Mọi người ghi nhớ chữ uẩn nghe. Uẩn là quan trọng nhất đó. Tánh Không có thể quên nhưng uẩn thì phải nhớ. Mỗi ngày nhìn mọi sự mọi vật, chúng ta không bao giờ nhìn chúng như chúng đang là, mà chúng ta chồng chất lên mọi vật không biết bao nhiêu kinh nghiệm, tư kiến, quan điểm của ta. Uẩn là đó, uẩn là kinh nghiệm, tư kiến, quan điểm đó. Nó là bản ngã. Cái bản ngã nó hắt bóng lên thực tại, nó “hiếp” thực tại. Khủng chưa?

Buổi pháp thoại sau thầy nói thêm về uẩn ấy cùng cách tu tập để diệt “vi khuẩn” uẩn này!

MỤC LỤC

Tin bài có liên quan

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Chánh Niệm

Về Chánh Niệm

Vấn Đáp Về Thiền Vipassanā

Vấn Đáp về Thiền Vipassanā

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 2

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 2

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 1

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 1

Tuyển Tập Các Câu Hỏi – Đáp Cùng Thiền Sư U. Ottamasara Sayadaw

Tuyển tập các câu hỏi – đáp cùng thiền sư U. Ottamasara Sayadaw

Load More

Discussion about this post

Lễ Nhập Kim Quan Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Lễ Nhập Kim Quan Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Sơ Lược Kinh-Luật-Luận Phật Giáo (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sơ Lược Kinh-luật-luận Phật Giáo (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚCSƠ LƯỢCKINH-LUẬT-LUẬN PHẬT GIÁOA SUMMARY OF SUTRAS-VINAYAS-SASTRASIN BUDDHISM   Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved. No...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (12)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (12)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (12)Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt MaChuyển ngữ: Tuệ Uyển   HỎI: Thưa Đức...

Dạy Con Trong Tỉnh Thức

Dạy Con Trong Tỉnh Thức

LỜI KẾTLỜI NÓI ĐẦU Quý phụ huynh thân mến! Chúng ta thường nói cha mẹ phải có trách nhiệm dạy...

Buổi Pháp Đàm Giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma Và Cha Laurence Freeman Về Chủ Đề Bậc Thầy Và Đệ Tử Tại Sarnath, Varanasi

Buổi pháp đàm giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và Cha Laurence Freeman về chủ đề Bậc thầy và Đệ...

Cứ Ngỡ Khi Tuổi Già…

Cứ ngỡ khi tuổi già…

CỨ NGỠ KHI TUỔI GIA... Hoang Phong chuyển ngữ | Hồng Vân diễn ngâm Hoàng Đức Tâm - Hồng Vân...

Tùy Duyên Mà Lời Cầu Nguyện Ứng Nghiệm Khác Nhau

Tùy duyên mà lời cầu nguyện ứng nghiệm khác nhau

Thực tế là việc cầu nguyện thấy lúc được, lúc không. Có việc cũng thành tựu mà chậm. Có việc...

Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa

Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa

PHÁP HOA KINH AN LẠC HẠNH NGHĨATác giả: Nam Nhạc Tuệ Tư Đại Thiền SưPhiên âm: Phạm DoanhThi hóa: Từ...

Ý Nghĩa Tổng Quát Về Giới Trong Thanh Tịnh Đạo

Ý nghĩa tổng quát về giới trong Thanh Tịnh Đạo

Ý NGHĨA TỔNG QUÁT VỀ GIỚI TRONG THANH TỊNH ĐẠOThích Minh Hải Giới là một trong ba môn học vô...

Nhà Phật Với Giáo Dục – Lịch Sử Và Vấn Đề – Nguyễn Khắc Thuần

NHÀ PHẬT VỚI GIÁO DỤC - LỊCH SỬ VÀ VẤN ĐỀ Nguyễn Khắc Thuần Có lẽ chúng ta nên cùng...

Từ Bi Và Trí Tuệ

TỪ BI VÀ TRÍ TUỆThích Nguyên Hiệp dịch Là con người, chúng ta mong tạo nên một cõi đời được...

Lợi Ích Của Sự Thiền Định Và Hy Sinh

Lợi Ích Của Sự Thiền Định Và Hy Sinh

LỢI ÍCH CỦA THIỀN ĐỊNH VÀ SỰ HY SINHAung San Suu Kyi(Hoang Phong chuyển ngữ) Lời giới thiệu của người...

Hương Xuân – Hạnh Đoan

Hương Xuân – Hạnh Đoan

HƯƠNG XUÂN Hạnh Đoan Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không...

Vu Lan & Triết Lý Nhân Quả

Vu lan & triết lý nhân quả

- Ông cứ hỏi đi.- Bất muội nhân quả (không lầm nhân quả).- Con đã thoát thân chồn, hiện con...

Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của ngài ca hát và nghe ca hát?

VÌ SAO TRONG GIỚI LUẬT, PHẬT KHÔNG CHO ĐỆ TỬ CỦA NGÀI CA HÁT VÀ NGHE CA HÁT?Đại Tạng Kinh...

Lễ Nhập Kim Quan Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Sơ Lược Kinh-luật-luận Phật Giáo (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (12)

Dạy Con Trong Tỉnh Thức

Buổi Pháp Đàm Giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma Và Cha Laurence Freeman Về Chủ Đề Bậc Thầy Và Đệ Tử Tại Sarnath, Varanasi

Cứ ngỡ khi tuổi già…

Tùy duyên mà lời cầu nguyện ứng nghiệm khác nhau

Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa

Ý nghĩa tổng quát về giới trong Thanh Tịnh Đạo

Nhà Phật Với Giáo Dục – Lịch Sử Và Vấn Đề – Nguyễn Khắc Thuần

Từ Bi Và Trí Tuệ

Lợi Ích Của Sự Thiền Định Và Hy Sinh

Hương Xuân – Hạnh Đoan

Vu lan & triết lý nhân quả

Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của ngài ca hát và nghe ca hát?

Tin mới nhận

Con ơi, tu đi…

Tuệ giác của Đức Phật

Góc Nhìn Người Phật Tử

Chùa Hang Mai – Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Thiên ma dâng ngọc nữ

Trải nghiệm tuổi trẻ của Đức Phật

Làm thế nào để gặp được Phật và vị thầy của mỗi chúng ta? 

Học làm Phật

Góp nhặt những lời dạy tinh hoa trong nhà Phật

Phật dạy về nghiệp báo sai biệt của mỗi người

Lòng ngưỡng mộ Phật của vua A Dục

Năm phận sự của Đức Phật

Những câu chuyện ám hại Đức Phật

Đức Phật và lời nguyện độ vị đệ tử cuối cùng trong nhiều kiếp

Tranh Chấp Chùa Bảo Quang Ở Santa Ana Có Hồi Kết, Bên Thua Phải Trả $18,000 Án Phí

Trút bỏ phiền ưu theo lời Phật dạy

Ngàn năm cảnh Phật 

Đức Phật có thể dùng phép lạ để cứu người chết sống lại không?

Bốn pháp giải thoát

Ai thấy Phật là người ấy thấy pháp, ai thấy pháp là người ấy thấy Phật

Tin mới nhận

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Vấn Đề Xem Tử Vi Bói Toán

Trung Quán Tông Và Ánh Sáng Tâm Linh

Dân Chủ, Hòa Bình Là Con Đừơng Của Phật Giáo

Triết Học Sinh Thái Phật Giáo Và Ý Thức Sinh Thái Hiện Đại – Phương Lập Thiên – Thích Nhuận Đạt Dịch

Bình tĩnh, sáng suốt và từ bi

Tự do khỏi tự ngã

Tâm An Lạc Là Chìa Khóa Của Hạnh Phúc

Nhớ Ngày Phật Đản Sanh

Đường Đến Bình An Thật Sự (1)

Vận dụng thiền quán vào xã hội hiện đại để góp phần xây dựng thế giới hòa bình an lạc

Đạo nghiệp sẽ bị nhấn chìm vì lợi dưỡng quá nặng

Kinh Tham Luyến

Bụt là hình hài Bụt là tâm thức

Rộng Mở Từ Ái

Ý niệm sai lầm

Muốn tự học Phật nên bắt đầu từ đâu?

Huyền Thoại Rắn Huỳnh Kim Quang

Khó Thay Được Làm Người

Chuyện Bảy Bước Chân Phật Trong Dòng Chảy Nhân Gian

Phá Thai Và Phật Giáo Ở Đại Hàn

Tin mới nhận

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 35)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 166)

Pháp hoa thất dụ – Dụ thứ hai: Đứa con bỏ nhà đi ăn xin

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 237)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 60)

Đạo Phật Ngày Nay – Một Diễn Dịch Mới Về Ba Bộ Kinh Pháp Hoa

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (3)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 13)

Kinh Bách Dụ: Bắt chước tổ tiên ăn nhanh

Lược Giải Kinh Pháp Hoa

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 23)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 145)

Kinh Viên Giác Luận Giảng

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama (song ngữ Anh-Việt)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 276)

A-HÀM TUYỂN CHÚ

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 30)

Pháp Ấn

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 82)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 29)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 4)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 6)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 16)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 175)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 31)

Kinh Di Đà Lược Giải Viên Trung Sao – Thích Phổ Tuệ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 95)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

48 Lời Nguyện Của Phật A Di Đà Song Ngữ

Obituary His Holiness Thích Tri Tinh Died At 97

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 276)

Đức Phật A Di Đà Mầu Gì

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 2)

Sự Mầu Nhiệm Và Nét Đẹp Của Niệm Phật

Lợi Lạc Hữu Tình

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 278)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 244)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese