PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (19)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Blank

 

48- Ngày Thứ 48 (Bài thứ 19)

– Tối ngày 4/8/ÂL

Minh Duc Trieu Tam AnhCó người hỏi thầy về “sắc và không” trong câu thơ: “Cuộc đời sắc sắc không không. Thôi thì ta hãy hết lòng với nhau!” rồi tiếp rằng, sắc và không ấy có phải là “sắc, không” trong Bát-nhã tâm kinh chăng?

Đầu tiên thầy xác định rõ, là sắc không ấy không phải là sắc không trong Bát-nhã Tâm kinh. Cái nghĩa “sắc sắc không không” đối với cái hiểu của người đời là “có có, không không”, nay còn mai mất không chắc thật. Cũng có thể từ sắc, không của Bát-nhã tâm kinh mà người đời hiểu “trại” ra, hiểu ra thường nghĩa, theo trình độ của đại chúng như vậy.

Vậy thì hôm nay, thầy sẽ đề cập đến ngữ nghĩa của sắc không này qua nhiều cách hiểu, qua nhiều cấp độ, tầng bậc khác nhau, qua nhiều chiều sâu, cạn khác nhau.

Và thầy nghĩ rằng, nó không đơn giản đâu. Cái sắc, không này nhức đầu, nhức óc lắm đó! Vậy thì chịu khó lắng nghe. Không thấy rõ toàn bộ cái sắc, không này thì đừng nói đến giác ngộ, giải thoát!

1- Sắc, không theo quan niệm của người đời.

Đầu tiên là cách hiểu của người đã từng trải giữa cuộc đời, từng trải qua tuổi tác, kinh nghiệm; hoặc do họ là người trong cuộc đã từng nếm trải đắng cay, chua chát, thất bại, tuyệt vọng giữa dòng đời bất trắc, trái ngang.

Có người đang sống dư dả vật chất, tài sản, của cải… bỗng chốc tán gia bại sản, tay trắng không còn gì. Không những của cải, tài sản mà là địa vị, sự nghiệp, danh vọng, quyền lực… đều bấp bênh, không chắc thật, sớm còn, tối mất. Có người mái tóc còn xanh, tương lai đang màu hồng, chợt bị xe tông chết tức tưởi, mọi hy vọng của cha mẹ, dòng họ thế là đổ sông, đổ biển! Có người đang hạnh phúc bên vợ con, đùng một cái, do chồng uống rượu say mà lỡ tay, lỡ lời xúc phạm vợ, do người vợ ngoại tình… thế là gia đình đổ vỡ, tan nát, con cái ly tán không có mái ấm tựa nương. Hằng trăm, hàng ngàn câu chuyện trước mắt như thế nói lên cái “có có không không”, không chắc thật giữa thế gian khổ đế. Những câu cảm thán chúng ta thường được nghe: Ôi! Cuộc đời nay có mai không! Cuộc đời như mây nổi! Cuộc đời như giấc mộng đầu hôm! Cuộc đời như giấc chiêm bao!… Những cái mà chúng ta thường nghĩ là nó sẽ ở mãi với mình, là chỗ nương tựa vững chắc cho mình, sớm hôm kia bị lìa tan, đỗ vỡ!

Giữa những trận đồ “có có không không” thiên la địa võng ấy, có người “thức tỉnh” được, thấy ra sự thật, bèn cạo tóc xuất gia, nương náu lời kinh, tiếng mõ. Có người tự tử. Có người gục ngã không bao giờ gượng lại được, thất chí suốt đời, tuyệt vọng suốt đời, hay sống dở dở ương ương, thân tàn ma dại! Có kẻ đứng dậy được, lập lại gia đình, vợ con, sự nghiệp từ đống tro tàn… vân vân…

Đấy có lẽ do bài Bát-nhã tâm kinh “lưu lạc” giữa thế gian mà người ta hiểu “sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc bất dị không, không bất dị sắc”… như vậy đó, và điều ấy cũng tốt vậy, cũng thức tỉnh biết bao người đời tìm về với cửa Phật.

2- Sắc, không trong Bát-nhã tâm kinh.

Bây giờ qua cấp độ khác của sắc không. Cái này thì phức tạp lắm: Là “quán chiếu ngũ uẩn giai không”, tức là “sắc, thọ, tưởng, hành, thức” để “độ nhất thiết khổ ách”.

Sắc này rất khó hiểu, cần có sự chăm chú cao độ. Sắc này không hề mang nghĩa “có có không không” như trên kia nữa, phải do quán chiếu mới thấy được.

Trước khi đề cập đến sắc này, không những sắc mà thọ tưởng hành thức nữa, vì Bát-nhã nói: “thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị”, nghĩa là thọ, tưởng, hành, thức cũng là như sắc vậy.

Ở lãnh vực này chúng ta sẽ nói đến vô thường, vô ngã của tâm và pháp, hay là tất cả pháp hữu vi, pháp được cấu tạo, kết hợp.

Hãy nghe đây! Sắc trên phương diện vĩ mô là sắc thân vật lý mặc áo ăn cơn này; nhưng trên phương diện vi mô nó chỉ là tế bào, là nguyên tử, là phân tử, là sóng và hạt sinh diệt trùng trùng. Nó chuyển đổi liên tục, biến diệt liên tục nên vô thường. Vì vô thường qua thời gian nên chẳng có một thực tính, một ngã tính nào tồn tại qua không gian. Vì vô thường, vô ngã nên Không.

Thọ, cũng vậy. Thọ là cảm giác của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân. Cứ hễ xúc là có thọ (trong thập nhị duyên khởi). Nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc là liền có nhãn thọ, nhĩ thọ, tỷ thọ, thiệt thọ, thân thọ. Thế ra là cả hằng tỷ, hằng tỷ cái thọ đi qua mắt, tai, mũi lưỡi thân của chúng ta khi tiếp xúc với các đối tượng ngoại giới sắc, thanh, hương, vị, xúc mà ta đâu biết, đâu hay. Chúng ta chỉ cảm nhận được cái thọ thô tháo, còn những cái thọ vi tế chúng ta không cảm nhận được. Chúng ta chỉ cảm nhận được những cái đau nhức, tê, ngứa mà sinh ra khó chịu, bực bội. Chúng ta chỉ cảm nhận được những cái dễ chịu, êm ái nên sinh ra ưa thích, tham thích. Cái thứ nhất thuộc khổ. Cái thứ hai thuộc lạc. Còn những khi không có khổ, lạc thì tạm gọi là xả. Vậy thân có 3 thọ khổ, lạc, xả. Còn ý và pháp. Nó cũng tương tự. Pháp là tên gọi khái quát cái gì thuộc sắc thanh hương vị xúc đọng lại trong tâm mà Duy Thức định nghĩa về pháp rất hay, rất cô đọng: “tiền trần lạc tạ ảnh tử” nghĩa là cái bóng chết của tiền trần (ngũ trần) rơi đọng lại. Ví dụ tưởng nghĩ đến hình bóng của một cô gái ngày hôm qua. Cô gái ngày hôm qua là quá khứ, đã chết rồi. Vậy mà tâm ta lại lôi cái bóng chết đó về mà tưởng, mà tư. Vô duyên và ngu ngơ vậy đó. Cô gái bóng chết ấy không còn gọi là sắc nữa, mà gọi là pháp. Nhớ một món ăn ngày hôm qua nên thèm chảy nước miếng. Món ăn ấy được gọi là pháp. Vậy thì khi ý nghĩ tưởng đến pháp thì cũng có 3 cảm thọ. Nghĩ đến cái gì đó mà cảm thấy vui, thích thú thì gọi là hỷ. Nghĩ đến cái gì khó chịu, bực mình thì gọi là ưu. Khi không có hỷ, có ưu thì gọi là xả. Vậy ý cũng có 3 thọ: Hỷ, ưu, xả.

Thế là qua thân tâm ta có 6 thọ thô tháo nó thay đổi, chuyển đổi, biến dịch trùng trùng. Do nó cũng vô thường vô ngã nên Không, y như sắc trên kia vậy!

Bây giờ qua tưởng. Tưởng (sañña), là tưởng tri (sañjānāti), là nhận thức ban đầu, ở cấp độ 1. Khi nhìn một vật, cái mà ta nhận biết khái quát ban đầu là xanh hay vàng – thì đấy là tưởng tri. Sau đó, ta phân biệt được xanh ấy là xanh lá cây, vàng ấy là vàng chanh thì đã qua cấp độ 2, qua thức (viññāṇa) cái nhận biết của thức là thức tri (vijānāti). Một vài phút giây không biết là bao nhiêu cái tưởng này, không những qua mắt mà còn qua tai, mũi, lưỡi và thân? Nó cũng sinh diệt, biến đổi trùng trùng, vô thường, vô ngã như sắc và thọ vậy.

Qua hành (saṅkhāra), thì nó cũng vậy. Qua mắt tai mũi lưỡi thân vô lượng sắc, vô lượng thọ, vô lượng tưởng và bây giờ cũng vô lượng hành tư tác cái này, tư tác cái kia mà tạo nên thiện ác, tốt xấu. Trong hành này, theo Abhidhamma, cụ thể là có 52 tâm sở (14 bất thiện, 25 thiện, 13 đồng, bất đồng) – trừ thọ, và tưởng đã nói rồi, còn lại là 50 – chúng luôn duyên sanh, theo tham, theo sân, hoặc theo không tham, không sân mà hiện khởi. Chúng sinh diệt trùng trùng, thay đổi, biến diệt trùng trùng, vô thường và không có ngã tính. Nên Không, Không tánh – y như sắc, thọ, tưởng vậy.

Cuối cùng là thức (viññāṇa). Thức này cũng biến hoá ảo diệu, nó vẽ nên cái này, cái kia cũng trùng trùng như thế. Bên Duy Thức có câu rất hay, thầy nhớ mãi: “Tâm (là thức) như công hoạ sư. Hoạ chủng chủng ngũ ấm. Nhất thiết thế giới trung. Vô vật nhi bất tạo”. Có nghĩa là, cái tâm, cái thức của chúng sanh ấy, nó là ông thầy vẽ đại tài.  Ngẫm lại, tất cả trong thế gian này, không có gì mà nó không vẽ được, không tạo ra được!

Bát-nhã dạy rằng, nếu thấy 5 uẩn đều là không thì chấm dứt tất cả khổ ách! Vậy, các con đã thấy 5 uẩn ấy là không chưa? Có lẽ các con mới chỉ hiểu điều thầy vừa giảng qua thức tri (vijānāti) chưa qua tuệ (paññā), tuệ tri (pajānāti) phải chăng? Thấy bằng tuệ tri mới là khởi đầu của Bát-nhã, đến cấp độ khác, là liễu tri (ājānāti) mới đi vào lộ trình thiền tuệ để chấm dứt tất thảy khổ ách. Liễu tri mới thật là rốt ráo, mới chấm dứt tất cả khổ.

Nói tóm lại, sắc thọ tưởng hành thức ấy vô thường, vô ngã, vì vô thường vô ngã nên Không. Không này là nền tảng của mọi hiện hữu. Không có Không Tánh này thì không có gì lập định được. Kinh điển Phật nguyên thuỷ chỉ nói ngang đó để diệt khổ, những Bát-nhã tâm kinh nói triệt để hơn, rốt ráo hơn, tuy rơi vào nhận thức luận, phủ định triệt để nhưng không hề đi lạc đề, chỉ triển khai rộng hơn thôi. Và dĩ nhiên, trong Không Tánh làm gì có sanh diệt, cấu tịnh, tăng giảm. Luôn đến 18 giới (6 căn, 6 trần, 6 thức) cũng đều là Không. Ở ngôn ngữ tục đế, thế tình, ước lệ mới nói đến vô minh và diệt vô minh nhưng trong Không Tánh thì chúng đều là Không. Lão tử và diệt lão tử cũng vậy. Tứ đế cũng thế, chỉ nói cho người đang tu, phải cần lập ngôn như thế nhưng trong chân đế, chân không, Tánh Không nó ở ngoài danh ngôn khái niệm….

Vậy là trong cái Không (không trung) chẳng có gì xác lập được, nói được; nó ở ngoài phạm trù tứ cú (có, không, vừa có vừa không, không có không không) và cả trăm cái phi (bách phi). Ngũ uẩn hiện tại, quá khứ, tương lai, gần xa, thô tế đều y như vậy.

Vì duyên khởi nên Không. Đây là cái Không, Không Tánh xuyên suốt kinh Kim cương Bát-nhã, Bát-nhã tâm kinh và cả cơ sở tiền đề, căn bản để Long Thọ lập Bát bất trung đạo – mà sau này chúng ta mới biết đến “Luận về Tánh Không”, “Triết học Tánh Không”.

Lưu ý rằng, Tánh Không là nền tảng của mọi hiện hữu, là cái như thực nhưng sau này biến thành “luận”, thành “triết” cũng dễ hiểu vì các tông phái phát triển mở rộng vẫn đề ra, nói cho triệt để, tận cùng cái Không Tánh ấy!

Hôm nay nghe mệt quá phải không? Vậy thì tạm nghỉ, ngày mai thầy sẽ nói tiếp, nói tiếp về “sắc, không” qua nhiều cấp độ nữa:

– Sắc, không qua cái thấy như thực của Abhidhamma.

– Tu tập minh sát tuệ để thấy cái sắc, không đó như thế nào?

– Và cuối cùng, nói bên kia bờ nhưng bờ kia cũng chính là bờ này. Đây là sắc như thực, thọ như thực… rốt ráo của chư thánh giả sống giữa cuộc đời sau khi đã giác ngộ, giải thoát.

Vậy thì từ từ đã nhé! Những điều đề cập đều là cái tinh yếu nhất, rốt ráo nhất của Phật học đó!  

MỤC LỤC

Tin bài có liên quan

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Chánh Niệm

Về Chánh Niệm

Vấn Đáp Về Thiền Vipassanā

Vấn Đáp về Thiền Vipassanā

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 2

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 2

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 1

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 1

Tuyển Tập Các Câu Hỏi – Đáp Cùng Thiền Sư U. Ottamasara Sayadaw

Tuyển tập các câu hỏi – đáp cùng thiền sư U. Ottamasara Sayadaw

Load More

Discussion about this post

Thư Tòa Soạn Viên Giác 241 Tháng 2 Năm 2021

Thư tòa soạn Viên Giác 241 tháng 2 năm 2021

THƯ TÒA SOẠNTẠP CHÍ VIÊN GIÁC SỐ 241 THÁNG 2 NĂM 2021 Ngài Long Thọ, Tổ Sư của Trung Quán...

Từ, Bi, Hỷ, Xả Trong Kinh Pháp Cú

Từ, Bi, Hỷ, Xả Trong Kinh Pháp Cú

TỪ, BI, HỶ, XẢ trong KINH PHÁP CÚTâm Minh Ngô Tắng Giao        Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) Đức...

Di Chúc Của Thầy

Di Chúc Của Thầy

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ráng Hồng Trời Tây

Ráng Hồng Trời Tây

RÁNG HỒNG TRỜI TÂYThích Minh ThếNhà Xuất Bản Hồng Đức 2022 Ráng Hồng Trời Tây, Thích Minh ThếLỜI TRI NIỆM...

Áp Dụng Lời Phật Dạy Trong Thời Kinh Tế Khủng Hoảng – Thích Huệ Pháp

ÁP DỤNG LỜI PHẬT DẠYTRONG THỜI KINH TẾ KHỦNG HOẢNGThích Huệ Pháp Bắt đầu từ sự khủng hoảng của nền...

Để Trở Thành Phật Tử Chân Chính – Tập 2

Để trở thành Phật tử chân chính – tập 2

ĐỂ TRỞ THÀNH PHẬT TỬ CHÂN CHÍNH - TẬP 2 Thích Đạt Ma Phổ Giác LỜI ĐẦU SÁCH Đôi lời...

Sống Theo Lời Phật: Cách Chế Ngự Tâm

Sống theo lời Phật: Cách chế ngự tâm

Học hạnh buông xả để dễ gần gũi với mọi người, để tiếp nhận những cái hay tốt khác. Nếu...

Tâm Thức Chúng Sanh Tác Dụng Đến Cảnh Giới

Tâm Thức Chúng Sanh Tác Dụng Đến Cảnh Giới

TÂM THỨC CHÚNG SANH TÁC DỤNG ĐẾN CẢNH GIỚI Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật   Trong suốt những năm tháng hoằng...

Giải Thoát Qua Cái Thấy

Giải thoát qua cái thấy

GIẢI THOÁT QUA CÁI THẤY Nguyễn Thế Đăng Có phải khi thấy tánh Không thì không thấy gì hết? Có...

Hạnh Phúc Và Hạnh Phúc Thực Sự Theo Quan Điểm Phật Giáo

Hạnh Phúc Và Hạnh Phúc Thực Sự Theo Quan Điểm Phật Giáo

Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm...

Như Đã Có Nhau

Như Đã Có Nhau

  NHƯ ĐÃ CÓ NHAU Trần Việt Long   Được Nhạc sĩ Minh Huy gửi tặng bản nhạc Tạ Tình...

Từ nô bộc thành quốc sư

TỪ NÔ BỘC THÀNH QUỐC SƯ Tiểu Lục Thần Phong    Đã ba năm bỏ triều cống laị còn cho...

Phước Đức & Công Đức Theo Quan Điểm Phật Giáo

Phước Đức & Công Đức Theo Quan Điểm Phật Giáo

PHƯỚC ĐỨC & CÔNG ĐỨCTHEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁOThiện PhúcPHƯỚC ĐỨC-CÔNG ĐỨC THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO   Theo giáo...

Đùa Chơi Với Khổ

Đùa chơi với khổ

Đức Phật nói: “Đây là khổ”, nghĩa là Ngài muốn ta mở to đôi mắt để nhìn và trực diện...

Các Khái Niệm Chủ Yếu Trong Phật Giáo

Các Khái Niệm Chủ Yếu Trong Phật Giáo

CÁC KHÁI NIỆM CHỦ YẾUTRONG PHẬT GIÁO Fabrice Midal(Hoang Phong chuyển ngữ) Lời giới thiệu của người dịch : Trong...

Thư tòa soạn Viên Giác 241 tháng 2 năm 2021

Từ, Bi, Hỷ, Xả Trong Kinh Pháp Cú

Di Chúc Của Thầy

Ráng Hồng Trời Tây

Áp Dụng Lời Phật Dạy Trong Thời Kinh Tế Khủng Hoảng – Thích Huệ Pháp

Để trở thành Phật tử chân chính – tập 2

Sống theo lời Phật: Cách chế ngự tâm

Tâm Thức Chúng Sanh Tác Dụng Đến Cảnh Giới

Giải thoát qua cái thấy

Hạnh Phúc Và Hạnh Phúc Thực Sự Theo Quan Điểm Phật Giáo

Như Đã Có Nhau

Từ nô bộc thành quốc sư

Phước Đức & Công Đức Theo Quan Điểm Phật Giáo

Đùa chơi với khổ

Các Khái Niệm Chủ Yếu Trong Phật Giáo

Tin mới nhận

Những tật xấu cần bỏ ngay để có cuộc sống an vui

Cần trả lại sự tôn nghiêm cho hình tượng Đức Phật

Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được Đức Phật tán thán

Nhân quả không cố định

Ai bố thí qua bờ bên kia?

Gặp Gỡ Giáo Sư Người Mỹ Gốc Việt Nghiên Cứu Về Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Sùng Hưng

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người

Trải nghiệm hạnh phúc theo lời Phật dạy

Trọn lòng theo Phật

Con ơi, tu đi…

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Phật phá trừ lòng dục của nam giới

8 tướng thành đạo của Đức Phật Thích Ca

Chỉ mất vài phút mỗi ngày, đổi lại một lối sống lành mạnh

Sư ông Trúc Lâm giảng về “Tuệ giác của Đức Phật”

HT. Thích Bảo Nghiêm: Nương tựa vào danh hiệu Phật để nhớ hạnh Phật, lời Phật dạy

Phật là bậc giải thoát

Đức Phật hàng ma

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người, hướng con về nẻo thiện lành

Tin mới nhận

Phật Giáo Thịnh Suy – Tác Giả: Ven.sayadaw U. Sumana – Dịch Và Tóm Tắt: Diệu Mỹ

Bông Hồng

Thông Bạch Xuân Mậu Tuất – 2018

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 1

Cuộc sống mỗi ngày của Đức Phật, như thế nào? (song ngữ)

Tạo Điều Kiện Để Thực Hành Pháp

Vườn Thánh Địa Lâm Tỳ Ni (Lumbini) – Nê Pan

Hộ Niệm Và Khai Thị Cho Người Lâm Chung

Nếu có kiếp sau thì kiếp này phải sống thế nào?

Ý thức hệ hình thành nhân cách một con người

Vết Son ơi, Quên Nhau Là Chuyện Khó

Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc – Biên Dịch: Nguyễn Nam Trân

Pháp Luyện Tâm (Song Ngữ)

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

Lời Phật dạy về việc ‘kinh doanh thành công’

Bình Bát Cung Dưỡng

Tỉnh thức mang lại lợi ích gì?

Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức

Thành công và hạnh phúc

Những Hiểu Lầm Về Đạo Phật

Tin mới nhận

Trao 100 suất học bổng cho sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên

Chú Giải Kinh Nhân Quả Ba Đời

Suy Ngẫm Nhỏ Từ Một Bài Tựa Kinh Lăng Già

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 186)

Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh Lược Giải

Kinh Châu Báu song ngữ Việt-Anh

Kinh Chanda (Chiên Đà)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 298)

Kinh Bách Dụ: Bà lão bắt gấu

Phật thuyết A Di Đà Kinh

Kinh Kalama

Bát-nhã tâm kinh diễn giải

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 07)

Mối liên hệ giữa tư tưởng Kinh Lăng Già và Duy Thức tông

Lược Giảng Kinh Pháp Bảo Đàn

Ý nghĩa đọc kinh sám hối là gì?

Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 156)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

Pháp Môn Niệm Phật Trong Kinh Tạng Nguyên Thủy

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 3)

Kinh Di Đà Lược Giải Viên Trung Sao – Thích Phổ Tuệ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT (tập 2)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 13)

An Sĩ toàn thư – Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 80)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 85)

Tịnh Độ Là Lòng Trong Sạch, Di Đà Là Tính Sáng Soi

Tổ Huệ Viễn Với Pháp Môn Tịnh Độ

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 41)

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần 1)

Chứng Ngộ Và Vãng Sanh Cực Lạc

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 63)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

Niệm Phật Chính Là Thâm Diệu Thiền

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese